Bài giảng Môi trường và phát triển - Nguyễn Mộng (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Môi trường và phát triển - Nguyễn Mộng (Phần 2): ...y điện. Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất 108 MW; Trị An 400 MW; Hoà Bình 1920 MW; Thác Mơ 150 MW; Sông Hinh 66 MW. Nhà máy thuỷ điện Yali có công suất 690 MW. Tiềm năng thuỷ điện của nước ta rất to lớn. Các nhà máy nhiệt điện quan trọng ở nước ta là Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình và sắp t.... Các cơ sở công nghiệp mới được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp. Tuy nhiên, còn một số nhà máy lớn, như các nhà máy điện, xi măng, vật liệu xây dựng nằm ở vị trí riêng rẽ và chưa xử lý triệt để khí thải độc hại nên vẫn xảy ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Các cơ sở sản xuấ...gia đình. - Muốn đứng vững trong khả năng chịu tải của Trái Đất và điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, cần có những hoạt động nhằm quản lý và bảo vệ các hệ sinh thái bền vững. 6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân. Để thay đổi thái độ và hành vi của con người cần ph...

pdf75 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Môi trường và phát triển - Nguyễn Mộng (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tác hại, bảo vệ có hiệu quả, làm cho 
môi trường trong sạch, bảo đảm cuộc sống của mọi sinh vật trên lãnh thổ nước ta và tạo ra 
điều kiện để phát triển bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Các vấn đề ưu tiên cần 
xem xét và có biện pháp hữu hiệu là: 
- Các vấn đề môi trường liên quan đến sự gia tăng qui mô và tốc độ công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, đô thị hóa. Bao gồm các vấn đề về khai thác tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh 
vật với các dạng ô nhiễm từ chất thải, nhất là các chất thải độc hại, tiếng ồn, bụi, kim loại 
nặng, ô nhiễm nhiệt và các vấn đề về cấp nước sạch, vệ sinh nhà ở, xử lý chất thải, tiêu thoát 
nước... 
- Các vấn đề về môi trường có liên quan đến thâm canh nông nghiệp với việc mở rộng 
diện tích canh tác, sử dụng phân hóa học, thuốc sát trùng, thuốc kích thích sinh trưởng... 
- Các vấn đề môi trường có liên quan đến tăng cường khai thác vùng biển và thềm lục 
địa, nguồn gây ô nhiễm tại chỗ, đặc biệt là tràn dầu và kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn 
dầu, các nguồn ô nhiễm từ đất liền đổ ra biển và từ các dòng hải lưu từ xa mang đến. Các hệ 
sinh thái nhạy cảm dễ bị hủy hoại do ô nhiễm môi trường biển. 
- Các hệ sinh thái có giá trị đặc biệt, các vùng bảo vệ, các khu bảo tồn đa dạng sinh 
học. 
- Các vấn đề môi trường có liên quan đến sức khỏe môi trường, duy trì sự sống của 
con người, các nguồn gây ra bệnh tật. Các uy hiếp đối với sức khỏe thường là thiếu nước sạch 
và vệ sinh nhà ở, không khí bị ô nhiễm, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu kém, các véctơ gây 
bệnh từ sâu bọ, động vật. 
Hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu và có 
nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường ở nước ta hiện chưa đáp ứng yêu 
cầu của phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi trường ở nước ta vẫn 
tiếp tục bị suy thoái, có nơi rất nghiêm trọng. Có thể nói môi trường đang đứng trước các 
nguy cơ và tác động lớn như sau: 
- Tỷ lệ phát triển dân số còn cao cùng với việc di dân tự do, không kiểm soát được. 
111 
- Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hóa ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ chưa 
quán triệt đầy đủ hoặc quán triệt chưa đúng quan điểm phát triển bền vững, tức là chưa tính 
toán đầy đủ hoặc tính đúng các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tê - xã hội của nhiều 
ngành, địa phương. 
- Các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon, dâng cao 
mực nước biển, ô nhiễm xuyên biên giới, suy giảm chất lượng nước của các dòng sông lớn và 
thảm rừng chung biên giới, hiện tượng mưa acid, hiện tượng El Nino,..ngày càng ảnh hưởng 
xấu và rõ rệt đối với môi trường nước ta. 
- Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở cả trung ương và địa phương chưa đáp 
ứng với yêu cầu. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương còn chậm trễ và kém hiệu quả trong 
việc tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; các văn bản pháp qui về bảo vệ môi trường 
vừa thiếu vừa chồng chéo, lại không đồng bộ. Đầu tư cho môi trường thấp lại thiếu tập trung 
nên hậu quả hạn chế. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 
chưa đạt yêu cầu, còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy mạnh vai trò của các 
đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các hội quần chúng, các phong trào quần chúng về bảo 
vệ môi trường 
7. Khuôn khổ hành động chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2010 
Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2001 - 2010 xác định các khuôn khổ hành 
động sau: 
7.1. Sử dụng bền vững nguồn nước 
- Xử lý các nguồn nước thải gây ô nhiễm: xử lý triệt để các nguồn nước thải ô nhiễm 
trong hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ở những khu vực trọng điểm. 
Nạo vét các dòng sông, kênh, mương 
- Quản lý nguồn mặt, nước ngầm: xây dựng kế hoạch khai thác tổng thể, hiệu quả và 
tiết kiệm các nguồn nước. Lập quy hoạch cân bằng nước cho các lưu vực sông chính. Hoàn 
thiện hệ thống pháp luật quản lý các nguồn nước. Thiết lập bộ máy quản lý nguồn nước các 
lưu vực sông lớn. Xây dựng kế hoạch khai thác và bảo vệ môi trường nước các hồ lớn. Xây 
dựng tiêu chuẩn, thiết lập mạng quan trắc chất lượng nước tại các dòng sông, lưu vực. 
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp nước và tiêu thoát nước cho cộng 
đồng dân cư: cải tạo và phát triển các hệ thống cung cấp nước tại các khu vực đô thị và dân cư 
tập trung 
7.2. Bảo vệ môi trường không khí 
- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy tầng ozôn trong hoạt động công 
nghiệp, năng lượng, xây dựng và nông nghiệp: điều tra các nguồn khí thải gây ô nhiễm môi 
trường không khí. Thiết lập hệ thống quan trắc và kiểm kê khí nhà kính. Xử lý các nguồn ô 
nhiễm không khí trong các hoạt động công nghiệp, năng lượng, xây dựng. Đầu tư xây dựng 
hệ thống giám sát ô nhiễm không khí trong khu vực hoạt động công nghiệp, năng lượng, xây 
dựng. Đầu tư hệ thống giám sát ô nhiễm không khí trong khu vực hoạt động của các doanh 
nghiệp 
- Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, chất phá hủy ầng ozôn trong hoạt động giao 
thông: loại trừ việc sử dụng xăng pha chì. Các phương tiện giao thông phải có hệ thống lọc 
khí, giảm thiểu khí, khói thải theo tiêu chuẩn. Các phương tiện giao thông phải có trang thiết 
bị ngăn chặn bụi trong vận chuyển. Xây dựng tiêu chuẩn và tăng cường năng lực về kỹ thuật, 
nhân lực trong kiểm soát ô nhiễm giao thông 
- Hợp tác quốc tế: thực hiện các dự án và các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và 
bảo vệ tầng ozôn. Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong việc ứng cứu, xử lý các sự cố 
môi trường 
112 
7.3. Quản lý chất thải rắn 
- Xử lý chất thải rắn đô thị, khu công nghiệp: kiểm kê, phân loại, đánh giá các nguồn 
thải nguy hiểm: xuất xứ điểm, số lượng, chủng loại. Xử lý chất thải nguy hại, chất thải bệnh 
viện. Tái chế chất thải hữu cơ làm phân bón 
- Quản lý chất thải nguy hại: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về quản lý và bảo 
vệ các nguồn thải nguy hiểm trong sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và xử lý. Xây dựng và ban 
hành chính sách cưỡng chế, kết hợp với biện pháp khuyến khích kinh tế để giảm thiểu các 
nguồn thải nguy hiểm, khuyến khích áp dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ thu hồi và tái 
chế. Đầu tư trang thiết bị để thu gom, xử lý chất thải nguy hại. 
- Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: nâng cao nhận thức về chất thải nguy hại 
cho cộng đồng, cho các bộ phận lànm việc trực tiếp với chất thải nguy hại. Thông tin kịp thời 
cho quần chúng các nguồn thải nguy hại để phòng tránh và xử lý. 
- Hợp tác quốc tế: tăng cường năng lực quản lý của bộ phận đầu mối quốc gia thực 
hiện công ước Basel về quản lý các chất thải nguy hại. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong 
quản lý và phòng tránh các chất thải nguy hại. 
7.4. Bảo vệ đa dạng sinh học 
- Bảo vệ rừng và phát triển rừng: bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn. Khôi phục rừng 
đầu nguồn đã bị phá hủy. Phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Bảo vệ rừng nguyên sinh, các khu 
bảo tồn thiên nhiên, các lưu vực sông và hồ chứa. 
- Bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học: bảo tồn và phục hồi các nguồn gen quí hiếm. 
Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên. Xây dựng và quản lý hiệu quả 
các vườn quốc gia. Bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù. Thành lập ngân hàng dữ liệu bảo vệ 
nguồn gen. Xây dựng hệ thống thông tin về đa dạng sinh học. 
- Bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học biển: phục hồi rừng ngập mặn, các hệ sinh thái 
cửa sông, ven biển. Bảo vệ các rạn san hô, các thảm cỏ biển. Bảo vệ và phát huy đa dạng sinh 
học biển, đảo. Bảo vệ các ngư trường, các bãi cá lớn nhằm khai thác lâu bền nguồn lợi hải 
sản. Kết hợp bảo tồn biển với phát triển du lịch sinh thái, du lịch lặn ở một số khu vực trọng 
điểm và có tiềm năng. 
- Quản lý đa dạng sinh học: điều tra, đánh giá đa dạng sinh học toàn quốc, theo vùng, 
theo tỉnh và theo kiểu loại sinh thái. Qui hoạch, xây dựng hệ thồng khu bảo tồn thiên nhiên, 
vườn quốc gia. Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên theo hướng 
liên ngành và tiếp cận cộng đồng. Xây dựng hệ thống pháp luật bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng 
cường khả năng phòng ngừa và ứng cứu đa dạng sinh học kịp thời khi gặp tai biến. Nghiên 
cứu áp dụng công nghệ sinh học, phục hồi và bảo tồn đa dạng các nguồn gen quý hiếm quốc 
gia. 
- Đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức: giáo dục cộng đồng nhận thức giá trị và 
nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học. Đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu quản lý, bảo vệ và 
phát triển quỹ đa dạng sinh học và quỹ gen. 
- Hợp tác quốc tế: thực hiện các cam kết và Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh 
học và nguồn gen quý hiếm. Xây dựng chính sách xuất nhập khẩu các nguồn gen quý hiếm. 
Bảo vệ các quyền lợi kinh tế đối với tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn gen quý hiếm. 
Phối hợp bảo vệ đa dạng sinh học xuyên biên giới với các nước láng giềng. 
7.5. Sử dụng hợp lý tài nguyên biển 
- Điều tra tổng hợp và nghiên cứu khoa học biển và môi trường biển: điều tra cơ bản 
môi trường biển, đánh giá tiềm năng biển đối với các ngành kinh tế, quốc phòng, đánh giá đa 
dạng sinh học và các hệ sinh thái biển. Xây dựng quy hoạch sử dụng và khai thác các nguồn 
113 
lợi sinh vật biển và ven biển. Nghiên cứu và đề xuất các hình thức quản lý tổng hợp tài 
nguyên biển và ven bờ, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế ven biển và hải đảo. 
- Xây dựng hệ thống chính sách và thể chế về sử dụng bền vững tài nguyên biển: xây 
dựng hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn các hoạt động khai thác các nguồn lợi biển và 
ven biển như khai thác dầu khí, khai thác nguồn lợi hải sản, du lịch, giao thông trên biển, khai 
thác rừng ngập mặn và các vùng cửa sông ven biển. Ban hành quy định về cấm đánh bắt hủy 
diệt các nguồn lợi sinh vật biển. Tăng cường hiệu lực của Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy 
sản. Lập và thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp biển và vùng ven bờ. Thành lập tổ chức quản 
lý tổng hợp các hoạt động trên biển, ven bờ và an ninh quốc gia trên biển trong đó có vai trò 
của cảnh sát biển. Tổ chức hệ thống ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển và vùng ven bờ. Tăng 
cường và hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường biển. 
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường biển: thực hiện các cam kết quốc 
tế về biển. Tham gia các dự án khu vực về bảo tồn biển, quan trắc thủy triều đỏ, đánh giá ảnh 
hưởng của El-Nino. Hợp tác quản lý biển với các nước láng giềng. 
7.6. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý 
- Kiểm kê tài nguyên đất: kiểm kê, phân loại đất: rừng, đất nông nghiệp, đất lâm 
nghiệp, đất ngập nước, đất công nghiệp...Điều tra đánh giá và xác định nguyên nhân gây ô 
nhiễm, suy thoái, sa mạc hóa, hoang mạc hóa. Điều tra, đánh giá các tác động kinh tế - xã hội 
đến các hệ sinh thái và môi trường đất. 
- Sử dụng hợp lý: lập quy hoạch sử dụng đất hợp lý ở các cấp và các vùng lãnh thổ, 
quản lý nghiêm ngặt việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng và áp dụng rộng rãi các 
mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo vùng sinh thái. Sử dụng các biện pháp tổng hợp trong 
canh tác để cải thiện môi trường đất. 
- Quản lý bảo vệ môi trường đất: tăng cường năng lực quản lý môi trường đất theo các 
vùng sinh thái. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu có ảnh hưởng xấu tới môi 
trường đất và các hệ sinh thái. Lồng ghép chương trình xoá đói giảm nghèo như xây dựng các 
mô hình kinh tế trang trại để vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, 
quy hoạch vùng di dân và tái định cư, quản lý di dân tự do. Áp dụng các biện pháp khôi phục 
và cải tạo đất trống, đồi núi trọc, đất cát ven biển, đất hoang mạc hóa, sa mạc hóa. 
7.7. Bảo vệ môi trường nông nghiệp và phát triển nông thôn 
- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: thực hiện hiệu quả Chương 
trình quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên các vùng núi 
và hải đảo khó khăn về nguồn nước. Áp dụng mô hình kỹ thuật về vệ sinh môi trường phù 
hợp các vùng kinh tế sinh thái. 
- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 
các làng nghề: xử lý ô nhiễm môi trường nước trong các hoạt động sản xuất, chế biến nông 
sản, hải sản. Xử lý rác thải, chất thải rắn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ 
công nghiệp, các làng nghề. 
- Sử dụng hợp lý các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp: quản lý chặt chẽ việc 
nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Nghiên cứu sản xuất thuốc 
trừ sâu từ nguồn gốc thực vật. 
- Phát triển các mô hình kinh tế-sinh thái nông trại: phát triển công nghiệp chế biến 
các sản phẩm từ nông, lâm nghiệp; thủy, hải sản. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ sinh học 
trong nông nghiệp. Xây dựng các mô hình hinh tế-sinh thái nông trại theo các vùng sinh thái. 
Chuyển giao công nghệ phát triển nông nghiệp bền vững. 
7.8. Bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp 
114 
- Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn và bụi trong các hoạt động 
công nghiệp: điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn và bụi công 
nghiệp. Bảo đảm tất cả các cơ sở công nghiệp đều phải lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý 
nước thải, khí thải, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn môi trường. Áp dụng các công nghệ sạch hơn và 
công nghệ tiên tiến. Sử dụng các nguồn nhiên liệu ít hoặc không phát thải khí nhà kính trong 
sản xuất. 
- Xử lý chất thải rắn: lập quy hoạch môi trường. Quản lý và xử lý chất thải rắn ở các 
đô thị và khu công nghiệp lớn, các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đóng cửa các bãi 
chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh. Tái chế chất thải rắn hữu cơ làm phân bón, thu hồi 
khí biogas từ các bãi chôn lấp chất thải. 
- Xử lý ô nhiễm không khí, tiếng ồn trong các hoạt động giao thông: quy hoạch hợp lý 
mạng lưới giao thông đô thị. Các phương tiện giao thông phải lắp đặt hệ thống giảm thiểu khí 
phát thải và lọc bụi theo tiêu chuẩn. Các phương tiện vận tải nguyên vật liệu phải có các thiết 
bị che chắn bụi. 
- Xử lý chất thải bệnh viện: tất cả các bệnh viện ở các thành phố trực thuộc trung 
ương, các tỉnh có hệ thống xử lý nước thải. Ở các tỉnh phải có lò đốt chất thải tập trung, các 
bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương phải có lò đốt chất thải bệnh viện. 
- Xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại công nghiệp: Áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn 
xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại đối với các khu công nghiệp và khu chế 
xuất. Quy hoạch các bãi chứa, khu xử lý và chôn lấp chất thải rắn và chất thải nguy hại công 
nghiệp. 
- Quy hoạch và quản lý đô thị và khu công nghiệp: đưa quy hoạch môi trường vào 
trong các quy hoạch phát triển đô thị và khu công nghiệp. Đánh giá tác động môi trường các 
quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp. Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý và quan trắc 
môi trường các khu công nghiệp. Xây dựng các quy định pháp luật về nhập, chuyển giao công 
nghệ trong các dự án đầu tư. Xây dựng các chính sách huy động các nguồn lực trong việc bảo 
vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp. 
7.9. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức môi trường 
- Đưa nội dung giáo dục môi trường vào các cấp học: xây dựng chương trình giáo dục 
môi trường cho các cấp học. Tổ chức việc đưa chương trình và nội dung môi trường vào các 
cấp học một cách hiệu quả. 
- Đào tạo cán bộ khoa học, công nghệ và quản lý môi trường trong và ngoài nước. Đa 
dạng hóa loại hình đào tạo. 
- Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định 
chính sách, các tổ chức chính trị-xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng. Tăng cường công cụ 
truyền thông môi trường và mở rộng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. 
- Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào 
tạo cán bộ khoa học và quản lý môi trường. Thống nhất chương trình và nội dung đào tạo cán 
bộ khoa học và quản lý môi trường trong khu vực ASEAN. 
7.10. Nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường 
- Lựa chọn các hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường ưu tiên 
- Hoàn thiện hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường các cấp 
- Phát triển công nghệ môi trường: chế tạo các thiết bị xử lý, thiết bị quan trắc, phân 
tích môi trường. Nghiên cứu các công nghệ xử lý chất thải. Nghiên cứu các công nghệ sản 
xuất sạch hơn, công nghệ tái chế, giảm thiểu ô nhiễm. 
115 
- Xây dựng hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ về môi trường: thành lập 
Viện nghiên cứu, Trung tâm, các phòng thí nghiệm về môi trường. Đầu tư và nâng cấp các 
Viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu, các Trung tâm thuộc các ngành, các trường Đại học. 
Câu hỏi ôn tập chương 6 
1. Các nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững 
2. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) của Liên Hiệp Quốc 
3. Thực trạng môi trường Việt Nam 
4. Nguyên nhân ô nhiễm và suy thoái môi trường Việt Nam 
5. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) ở Việt Nam 
6. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển về xã hội và giảm nghèo của Việt Nam 
(VDGs) 
7. Những thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới 
8. Các ưu tiên của chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam đến năm 2010. 
9. Các mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 
116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH. 
1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Ngân hàng thế giới, 2005. Báo cáo diễn biến Môi trường 
Việt Nam 2005. Đa dạng sinh học. Hà nội. 
2. Lê Huy Bá, 2000. Môi trường. NXB Đại học Quốc Gia HCM. 
3. Lê Huy Bá, 2000. Sinh thái Môi Trường ứng dụng. NXB KH&KT. 
4. Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết, 2000. Sinh thái Môi trường học cơ bản. NXB Đại học Quốc 
Gia TP. HCM 
5. Lê Huy Bá, 2002. Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững. NXB KH&KT. 
6. Cục bảo vệ môi trường, 2005. Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005. Phần tổng quan. 
7. Cục bảo vệ môi trường, 2005. Hiện trạng môi trường Quốc gia 2005. Phần Đa dạng sinh 
học. 
8. Lê Trọng Cúc, 2002. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nhà Xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội 
9. Phạm Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí. NXB KH&KT. 
10. Phạm Ngọc Đăng, 2000. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. NXBĐHXD. 
11. La Tổ Đức, 2003. Thế Giới khoa học Môi Trường. NXB Văn hoá thông tin. 
12. Lưu Đức Hải, 2000. Quản lý Môi Trường cho sự phát triển bền vững. NXB ĐHQGHN 
13. Lưu Đức Hải, 2000. Cơ Sở khoa học Môi trường. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 
14. Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2004. Việt Nam Môi trường và Cuộc 
sống. NXB Chính trị Quốc gia 
15. Lê Văn Khoa, 2000. Chiến lược và chính sách môi trường. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 
16. Lê Văn Khoa, 2000. Đất và Môi trường. NXB Giáo Dục. 
17. Lê Văn Khoa, 2001. Khoa học Môi trường. NXB Giáo Dục 
18. Nguyễn Đức Khiển, 2001. Môi trường và phát triển. NXB KH&KT. 
19. Trần Hiếu Nhuệ, 2000. Quản lý chất thải rắn. NXB Xây dựng. 
20. Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Quốc gia 
Hà Nội 
21. Nguyễn Văn Tuyên, 2001. Sinh thái và MT. NXB Giáo Dục. 
22. Nguyễn Thị Thìn, 2001. Ô nhiễm và hậu quả. NXB KH&KT. 
23. Vũ Trung Tạng, 2000. Cơ sở Sinh thái học. NXB Giáo dục. 
24. Mai Đình Yên, 1994. Con người và Môi trường. NXB Giáo dục. 
25. Cục Môi trường, 2000. Kế hoạch hành động giáo dục MT ASEAN 2000-2005. Cục MT 
biên dịch. 
26. Tiêu chuẩn Việt Nam, 2002. Tuyển tập 31 tiêu chuẩn VN về Môi Trường bắt buộc áp 
dụng. Hà Nội. 
1. Giáo trình: Môi trường và Phát triển 
2. Thông tin về tác giả của giáo trình: 
− Họ và tên: Nguyễn Mộng 
− Sinh năm 1954 
− Cơ quan công tác: Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
− Địa chỉ email: mongnguyen54@yahoo.com 
3. Phạm vi và đối tượng sử dụng giáo trình: 
− Giáo trình có thể dùng để tham khảo cho những ngành: các ngành tự nhiên và xã hội 
không chuyên về Khoa học Môi trường 
− Có thể dùng cho các trường: đại học. 
− Các từ khóa: môi trường, phát triển bền vững, hệ sinh thái, gia tăng dân số, các nhu 
cầu của con người, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, 
− Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: không 
− Đã xuất bản hay chưa: chưa. 
4. Thông tin khác: 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_moi_truong_va_phat_trien_nguyen_mong_phan_2.pdf