Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Học phần 1 - Lê Đức Sơn
Tóm tắt Bài giảng môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - Học phần 1 - Lê Đức Sơn: ...ghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.Phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng ... trệ thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng. Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy để vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a....i nói chung.Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn.2. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển củ...
phương pháp luận.6. Khả năng và hiện thực a. Khái niệm Phạm trù khả năng dùng để chỉ những gì hiện chưa có nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng. Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại nhiều khả năng. Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.Cần dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động.Cần nhận thức toàn diện các khả năng.Tích cực phát huy nhân tố chủ quan để biến khả năng thành hiện thực. c. Một số kết luận về mặt phương pháp luậnKhả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời nhau, thường xuyên chuyển hoá lẫn nhau. Trong đời sống xã hội, để khả năng chuyển hoá thành hiện thực cần có những điều kiện khách quan và những nhân tố chủ quan. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian tạo nên sự chuyển hoá. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của chủ thể con người. b. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thựcVI. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.Phân loại quy luật: Căn cứ vào mức độ tính phổ biến, chia thành: Những quy luật riêng; Những quy luật chung; Những quy luật phổ biến.Căn cứ vào lĩnh vực tác động, chia thành : Những quy luật tự nhiên; Những quy luật xã hội; Những quy luật của tư duy.Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượngQuy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. a. Khái niệm chất và lượngb. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượngKhái niệm độ.Khái niệm điểm nút. Khái niệm bước nhảy.c. Ý nghĩa phương pháp luậnPhải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí khi lượng biến đổi chưa đến độ nhất định đã thực hiện bước nhảy.Khi đã tích luỹ đủ về lượng và có điều kiện chín muồi phải quyết tâm thực hiện và thực hiện kịp thời bước nhảy. Có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng. Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy để vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a. Các khái niệmMặt đối lập. Khái niệm mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt đối. Sự thống nhất của các mặt đối lập bao hàm sự đồng nhất của các mặt đó. Đấu tranh của các mặt đối lập .b. Quá trình vận động của mâu thuẫn Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh là tuyệt đối, còn thống nhất là tương đối.Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hoá giữa chúng.c. Ý nghĩa phương pháp luậnKhông sợ, không che giấu mâu thuẫn mà phát hiện, phân tích và giải quyết mâu thuẫn.Phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn theo nguyên tắc “phân đôi cái thống nhất và nhận thức các mặt đối lập của nó”. Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập chứ không phải bằng con đường điều hoà giữa chúng.Cần phân biệt đúng vị trí, vai trò của từng loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định.3. Quy luật phủ định của phủ định a. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển, diệt vong và được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định. Có những sự phủ định chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề, cho quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng và được gọi là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản là: Tính khách quan:Tính kế thừa:Khái niệm phủ định của phủ định. Qua sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới dường như trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở cao hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ như vậy sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường “xoáy ốc” đi lên. Trong hiện thực, số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể nhiều hơn hai. Song về nguyên tắc vẫn có thể quy về hai lần phủ định thì hoàn thành một chu kỳ phát triển b. Phủ định của phủ địnhc. Ý nghĩa phương pháp luận Là cơ sở để chúng ta hiểu biết một cách đúng đắn về xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó không diễn ra theo một đường thẳng mà quanh co, phức tạp, nhưng tiến lên là khuynh hướng chung, do đó không được phép bi quan trước những thất bại tạm thời. Niềm tin vào sự phát triển là thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng trong mọi hoạt động của chúng ta. Khắc phục tư tưởng bảo thủ, ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của cái cũ, sử dụng chúng như là tiền đề của sự nảy sinh cái mới, tiến bộ hơn.V. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của nó Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử xã hội của con người, nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Hoạt động thực tiễn không bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất. Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Những hoạt động ấy mang tính năng động, sáng tạoCác hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn: _ Hoạt động sản xuất vật chất. _ Hoạt động chính trị, cải tạo xã hội. _ Hoạt động khoa học thực nghiệmTrong đó hoạt động sản xuất vật chất có ý nghĩa quyết định nhất. Quan niệm duy vật biện chứng về bản chất nhận thức dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau:Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.Ba là, nhận thức là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến sâu sắc hơn.Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.b. Nhận thức và các trình độ nhận thức Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. Các trình độ nhận thức Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người.Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát, vừa có tính hệ thống, có căn cứ và chân thực.Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức. Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức.c. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức d. Ý nghĩa phương pháp luận Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, tức là nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành.Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến bệnh giáo điều, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hoá vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa.2. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý a. Quan điểm của Lê-nin về con đuờng biện chứng của sự nhận thức chân lý Giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. b. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn.Chương III: CHỦ NGHIA DUY VẬT LỊCH SỬ I. SẢN XUẤT VẬT CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ 1. Sản xuất vật chất và phương thức sản xuấtSản xuất vật chất là một loại hình hoạt động thực tiễn với mục đích cải biến các đối tượng của giới tự nhiên theo nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và xã hội. Nó có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.Khái niệm phương thức sản xuất dùng để chỉ những cách thức mà con người sử dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.Sản xuất vật chất giữ vai trò là:Nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và xã hội.Hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội của con người.Cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.Phương thức sản xuất giữ vai trò quyết định đối với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và do đó là đối với trình độ phát triển của đời sống xã hội nói chung.Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lịch sử thay thế và phát triển của các phương thức sản xuất từ trình độ thấp đến trình độ ngày càng cao hơn.2. Vai trò của sản xuất vật chất và phương thức sản xuất đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội II. BIỆN CHỨNG CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 1. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất a. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất vật chất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội. Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất. LLSX QHSX Quyết địnhTác độngb. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX)Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, ... cùng với những thiết chế chính trị- xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, ... được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.2.Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng a. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầngb. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầngVai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội (thảo luận) a. Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội Tồn tại xã hội Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội b. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội c. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội d. Ý nghĩa phương pháp luận4. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội (thảo luận) a. Khái niệm, cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội b. Quá trình lịch sử tự nhiên của các hình thái kinh tế-xã hội c. Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hộiIII. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI CÓ ĐỐI KHÁNG GIAI CẤP 1. Giai cấp và vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Giai cấp và nguồn gốc giai cấp Khái niệm giai cấp dùng để chỉ “những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng”. Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng, xã hội phân chia thành giai cấp không phải do bạo lực hay do một nguyên nhân tự nhiên nào đó như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc, ... mà do nguyên nhân kinh tế.Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hoá giai cấp trong xã hội chính là do sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Con đường hình thành, phát triển giai cấp có thể diễn ra với những hình thức và mức độ khác nhau ở các cộng đồng xã hội khác nhau trong lịch sử; tuy nhiên có thể khái quát hai hình thức cơ bản diễn ra chủ yếu với sự tác động của: + Nhân tố bạo lực; + Quy luật kinh tế phân hoá những người sản xuất hàng hoá trong nội bộ cộng đồng xã hội.b. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột. Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội là mâu thuẫn của giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới với giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời.Đấu tranh giai cấp có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: đấu tranh kinh tế; đấu tranh tư tưởng; đấu tranh chính trị; đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hoá; Để khống chế và đàn áp những cuộc đấu tranh giai cấp của những người lao động làm thuê, của nô lệ, nhằm duy trì và thực hiện sự bóc lột của nó, các giai cấp thống trị trong lịch sử tất yếu phải sử dụng đến sức mạnh bạo lực có tổ chức – đó là Nhà nước. Vì vậy, vấn đề chính quyền, quyền lực nhà nước là vấn đề trung tâm và cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội.Sự ra đời và tồn tại của nhà nước không phải để giải quyết mâu thuẫn mà là để duy trì trật tự xã hội trong điều kiện mâu thuẫn không thể giải quyết được.Đấu tranh giai cấp giữ vai trò là phương thức, động lực cơ bản của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong điều kiện xã hội có sự phân hoá thành đối kháng giai cấp.Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế xã hội mới ở trình độ phát triển cao hơn.Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn của giai cấp cách mạng. Cuộc cách mạng xã hội nào cũng trải qua 2 giai đoạn:Giành chính quyền;Xây dựng chính quyền mới, xây dựng xã hội mới.Khái niệm cách mạng xã hội khác với khái niệm cải cách, đảo chính.Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn gay gắt trong bản thân nền sản xuất xã hội, tức là mâu thuẫn giữa nhu cầu khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời mà không một cuộc cải cách kinh tế hay chính trị nào có thể giải quyết được. Mâu thuẫn đó biểu hiện thành cuộc đấu tranh giai cấp và chính sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp này tất yếu dẫn tới CMXH.CMXH giữ vai trò là phương thức, động lực của sự phát triển xã hội. Chỉ có CMXH mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thông qua đó làm cho hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn thay thế hình thái kinh tế xã hội cũ.Cuộc cách mạng vô sản là một kiểu CMXH mới về chất, bởi vì, nếu tất cả các cuộc CMXH trước chỉ là sự thay thế hình thức của chế độ chiếm hữu tư nhân, hình thức bóc lột thì cách mạng vô sản là nhằm xoá bỏ những cái đó.IV. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN1. Con người và bản chất con người (thảo luận) a. Khái niệm con người b. Bản chất con người c. Ý nghĩa phương pháp luận2. Quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân Con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử nhưng không phải theo phương thức hành vi đơn lẻ, cô độc mà theo phương thức liên kết những con người thành sức mạnh cộng đồng xã hội có tổ chức, có lãnh đạo của những cá nhân hay tổ chức chính trị-xã hội nhất định nhằm giải quyết các nhiệm vụ lịch sử trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – cộng đồng đó là quần chúng nhân dân.Những lực lượng cơ bản tạo thành cộng đồng quần chúng nhân dân:Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân.Bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân.Những giai cấp, tầng lớp trực tiếp hay gián tiếp thúc đẩy tiến bộ xã hội.Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử, do đó, lịch sử trước hết và căn bản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Biểu hiện:Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người, của xã hội. Là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần của xã hội.Là động lực cơ bản cho mọi cuộc cách mạng xã hội.Vai trò sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có thể tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân.Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển của xã hội, là một chỉnh thể đơn nhất vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội, của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn nhất định của lịch sử. Mỗi cá nhân, tuỳ theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo mà có thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra lịch sử của quần chúng nhân dân khác nhau. Trong đó, lãnh tụ là người để lại dấu ấn sâu sắc nhất.Những phẩm chất cơ bản của lãnh tụ:Có tri thức khoa học uyên bác, nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, quốc tế và thời đại. Có năng lực tập hợp quần chúng nhân dân , thống nhất ý chí và hành động của họ vào nhiệm vụ của dân tộc, quốc tế và thời đại. Gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân , hy sinh quyên mình vì lợi ích của dân tộc, quốc tế và thời đại.Lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học trong việc:Nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội.Phân tích lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng XHCN.c. Ý nghĩa phương pháp luậnQuan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ:Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân , không có các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội của quần chúng nhân dân thì không thể xuất hiện lãnh tụ. Lãnh tụ là người định hướng, thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng, của lịch sử.HẾT PHẦN 1
File đính kèm:
- bai_giang_mon_nhung_nguyen_ly_co_ban_cua_chu_nghia_mac_lenin.pptx