Bài giảng Năng lượng tái tạo - Lê Phương Trường

Tóm tắt Bài giảng Năng lượng tái tạo - Lê Phương Trường: ...ài 65. Anh (Chị) hãy trình bày tại sao cần phải chuyển đổi tốc độ gió theo độ cao? 66. Anh (Chị) hãy trình bày tốc độ gió có xu hướng như thế nào với chiều cao? 67. Anh (Chị) hãy trình bày chiều dài độ nhám của bề mặt là gì? 68. Anh (Chị) hãy trình bày có bao nhiêu phương pháp chuyển đổi tốc...p thụ ánh sáng và chuyển nó thành các cặp điện tử lỗ. Thứ hai là đầu mối bán dẫn, trong đó tách biệt màng hình ảnh được tạo ra (electron và lỗ trống), và thứ ba là các số liên lạc ở mặt trước và mặt sau của tế bào cho phép các dòng chảy để các mạch bên ngoài. Hai loại chính của công nghệ đượ...ng hoạt động hệ thống sẽ như thế nào? 214. Anh(Chị) hãy cho biết nhược điểm của hệ thống lai năng lượng mặt trời/năng lượng gió? 215. Anh(Chị) hãy cho biết ưu điểm của hệ thống năng lượng mặt trời/tế bào nhiên liệu? 216. Anh ( Chị) hãy cho biết tại sao người ta hay sử dụng hệ thống lai năn...

pdf164 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Năng lượng tái tạo - Lê Phương Trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay khí đốt. 
 Đối với các nguồn địa nhiệt nông và nhiệt độ không cao (thấp hơn 1700C) thường 
người ta khai thác nhiệt một cách trự tiếp hoặc sử dụng gián tiếp qua bộ trao đổi nhiệt. Để 
sử dụng năng lượng địa nhiệt có hiệu quả thong thường người ta sử dụng ngay tại chỗ, 
nơi có nguồn địa nhiệt khai thác, vì khi dẫn nhiệt đi xa (ví dụ bằng ống dẫn) hao phí nhiệt 
sẽ lớn. 
 Để phát điện người ta có thể sử dụng một số hệ thống như: hệ thống hơi khô, hệ 
thống hóa hơi đơn, hệ thống hóa hơi kép, hệ thống hai tầng, hệ thống kết hợp. 
a) Hệ thống hơi khô (dry steam system): Người ta lấy hơi nước từ các giếng đá khô 
và sau đó cho trực tiếp qua tuabin để phát điện. 
b) Hệ thống hóa hơi đơn (single flash system): Nước nóng từ nguồn địa nhiệt được 
làm bốc hơi theo kiểu xung (nổ) và sau đó dẫn qua tuabin phát điện. Nước thải còn 
lại được đưa trở lại nguồn (mỏ) địa nhiệt. 
c) Hệ thống hóa hơi kép (dual flash system): Trong hệ thống này hơi nước được tạo 
ra trong 2 giai đoạn để tận dụng được nhiều hơn năng lượng địa nhiệt. Trong giai 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
146 
đoạn 1 hơi nước được tách ra khỏi hỗn hợp nước nóng và hơi khi lấy dưới mỏ lên 
và cho qua tuabin phát điện. Nước nóng được tách ra lại được hóa hơi theo kiểu 
xung và lại được cho qua tuabin phát điện. Cuối cùng nước nóng thải còn lại được 
bơm trở lại nguồn địa nhiệt. 
d) Hệ thống 2 tầng: Để tránh được hiện tượng ăn mòn và đóng cặn sinh ra khi chất 
lỏng địa nhiệt đi trực tiếp qua hệ thống phát điện người ta dùng hệ thống 2 tầng 
nhờ bộ trao đổi nhiệt. Ở tầng thứ nhất chất lỏng địa nhiệt đượcc bơm từ giếng lên, 
đi qua bộ trao đổi nhiệt để truyền nhiệt cho chất lỏng làm việc. Sau đó nó được 
làm ngưng tụ và cho trở về nguồn địa nhiệt. Ở tầng thứ 2, một chất lỏng khác hoạt 
động theo chu trình kín, nhận nhiệt ở bộ trao đổi nhiệt, tới tuabin phát điện, qua bộ 
ngưng tụ, trở về bộ trao đổi nhiệt. Các nhà máy điện địa nhiệt hoạt động theo hệ 
thống 2 tầng này có thể được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau để tận dụng tối đa 
nguồn năng lượng địa nhiệt. Ví dụ như chất lỏng làm việc (trong chu trình thứ 2) 
có thể được cho hóa hơi trong các giai đoạn có áp suất và nhiệt độ khác nhau. 
Nhiệt năng từ bộ ngưng tụ chất lỏng làm việc lại có thể sử dụng để làm bốc hơi 
một chất lỏng làm việc thứ 2 và do đó công suất phát điện được tăng lên. 
e) Hệ thống kết hợp: là hệ thống sử dụng đồng thời cả hơi nước và áp suất địa nhiệt. 
Trong hệ thống này hơi nước ở áp suất cao được dẫn qua hệ thống ống dẫn với vận 
tốc rất lớn và cho xả vào các tuabin hơi để phát điện. Động năng rất lớn của các 
dòng hơi trong các ống qua tuabin đã được chuyển thành điện năng. 
Câu hỏi hiểu bài: 
270. Anh (chị) hãy cho biết năng lượng địa nhiệt là gì? 
271. Anh (chị) hãy cho biết nước ta có tiềm năng về năng lượng địa nhiệt như thế 
nào? 
272. Anh (chị) hãy cho biết năng lượng địa nhiệt thường có ở đâu? 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
147 
273. Anh (chị) hãy cho biết nước ta hiện nay có sản xuất năng lượng địa nhiệt hay 
không? 
274. Anh (chị) hãy cho biết những khó khăn khi sản xuất năng lượng địa nhiệt? 
275. Anh (chị) hãy cho biết năng lượng địa nhiệt sử dụng tuốc bin gì để sinh ra điện? 
276. Anh (Chị ) hãy trình bày các công nghệ sử dụng trong năng lượng địa nhiệt? 
277. Anh (Chị ) hãy trình bày công nghệ hơi khô là gì? 
278. Anh (Chị ) hãy cho biết tại sao người ta phải sử dụng công nghệ hơi khô? 
279. Anh (Chị ) hãy cho biết cộng nghệ hệ thống hóa hơi đơn là gì? 
280. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của hệ thống hóa hơi đơn? 
281. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của hệ thống hóa hơi đơn? 
282. Anh (Chị ) hãy cho biết khi nào người ta sử dụng hệ thống hóa hơi đơn? 
283. Anh (Chị ) hãy cho biết công nghệ hệ thống hai tầng là gì? 
284. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của hệ thống hai tầng? 
285. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của hệ thống hai tầng? 
286. Anh (Chị ) hãy cho biết người ta áp dụng hệ thống hai tầng vào những trường 
hợp nào? 
287. Anh (Chị ) hãy cho biết công nghệ hệ thống kết hợp là gì? 
288. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của hệ thống kết hợp? 
289. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của hệ thống kết hợp? 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
148 
Chương 3 
NĂNG LƯỢNG ĐẠI DƯƠNG 
 Tiềm năng năng lượng cùa các đại dương chứa trong sóng và thủy triều cũng như 
trong sự chênh lệch độ giữa lớp nước nóng trên bề mặt và các lớp nước lạnh ở dưới đáy 
các đại dương là vô cùng to lớn. 
 Gió thổi mạnh trên một khoảng không gian bao la trên các đại dương tạo ra sóng 
biển dữ dội và liên tục và mang theo một nguồn năng lượng có thể nói là vô tận. Thủy 
triều là kết quả của lực hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Quả Đất và do sự chuyển 
động của Quả Đất xung quanh Mặt Trời và sự quay xung quanh trục nghiêng của Quả 
Đất. Ở một số khu vực trên thế giới, múc nước biển dâng lên và hạ xuống trên 12m hai 
lần trong một ngày. Đại dương còn là một bộ thu năng lượng khổng lồ, hấp thụ năng 
lượng Mặt Trời dưới dạng nhiệt năng làm nóng lớp nước ở bề mặt và tạo ra sự chênh lệch 
nhiệt độ giữa lớp nước nóng ở bề mặt và nước lạnh dưới sâu. Tiềm năng của nguồn năng 
lượng nhiệt này cũng rất lớn. 
 Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một cách chi tiết hơn về nguồn năng lượng của các 
đại dương. 
3.1 Năng lượng thủy triều (xem [1] trang 225) 
 Như đã nói ở trên, thủy triều là hiện tượng nước đại dương dâng lên hạ xuống do 
lực hút của Mặt Trời, Mặt Trăng và sự quay của Quả Đất. Sự chuyển động tương đối của 
các hành tinh này tạo ra các chu kỳ thủy triều khác nhau như chu kỳ nửa ngày (semi – 
diurual cycle), chu kỳ “con nước lớn” (spring – reap cycle), chu kỳ nửa năm (semi – 
annual cycle) và các chu kỳ khác dài hơn. Các chu kỳ này ảnh hường đến độ chênh lệch 
của thủy triều. Để khai thác năng lượng thủy triều, để thiết kế và xây dựng các hệ thống 
năng lượng thủy triều, cần phải hiểu biết đầy đủ các quy luật vận động của thủy triều. 
Biên độ của các chu kỳ thủy triều tăng lên một cách rất đáng kể ở một số vùng biện có 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
149 
địa hình đặc biệt như ở các cửa sông, ở các vịnh dạng hình phễu, ở các khu vực có các 
đảo hay các doi đất chia mặt biển thành từng ngăn tạo ra sự phản xạ và cộng hưởng sóng 
biển. Ở Severn Estury (nước Anh) do có sự kết hợp của một số điều kiện địa lý đặc biệt 
nói trên nên ở đây có thủy triều cao nhất trên thế giới. 
 Nguyên tắc khai thác năng lượng thủy triều nói chung cũng giống như khai thác 
năng lượng các dòng sông, nhưng đối với công nghệ và kỹ thuật phát điện từ năng lượng 
thủy triều có nhiều thuận lợi hơn. Khi thủy triều dâng lên, các cửa kênh dẫn được mở ra 
để nước biển chảy vào các hồ chứa và sau đó khi thủy triều rút các cửa kênh được đóng 
lại để tạo ra một cột nước giữa mặt biển và mặt nước trong hồ. Lượng nước giữ lại trong 
hồ được xả dần qua tuabin để phát điện. Có nhiều hệ thống phức tạp hơn cho phép phát 
điện theo hai chiều của dóng nước thủy triều, khi lên và khi xuống. 
 Để điều khiển mức nước trong hồ người ta thường phải xây dựng các đập. Tuy nhiên 
cũng có một số phương án không sử dụng đập chắn nước. Theo phương án này người ta 
đặt các tuabin rất lớn vào ngay trong dòng thủy triều giống như đặt các tuabin gió trong 
các luồng gió. Ở một số vịnh, các dòng thủy triều chảy vào và chảy ra rất mạnh tạo ra 
một nguồn động năng rất lớn làm quay các tuabin phát điện. Trong trường hợp này người 
ta không cần xây dựng các đập mà đặt nhiều tuabin phân tán trên một khu vực rộng. 
Phương pháp khai thác thủy triều này tuy đơn giản nhưng lại gây ra những ảnh hưởng lớn 
về môi trường. 
 Các hệ thống năng lượng thủy triều có hồ chứa có thể được thiết kế để hoạt động 
theo một trong ba phương thức sau: 
- Phát điện khi triều xuống; 
- Phát điện khi triều lên; 
- Phát điện cả hai chiều (lúc triều lên và xuống). 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
150 
a- Phát điện khi triều xuống 
 Khi thủy triều đang lên người ta mở các cửa kênh dẫn cho nước chảy qua tuabin vào 
hồ chứa. Đến khi mức nước thủy triều đạt giá trị cao nhất người ta đóng các cửa kênh để 
giữ lại nước trong hồ. Mức nước trong hồ được giữ cho đến khi thủy triều đã rút xuống 
tạo ra một cột nước có độ cao xác định nào đó, người ta bắt đầu mở cửa kênh cho nước 
qua tuabin để phát điện. Khi đó cột nước giữa mặt nước trong hồ và mặt nước biển giảm 
dần xuống. người ta cho tuabin phát điện cho đến khi cột nước giảm chỉ còn khoảng một 
nửa so với cột nước ban đầu (thì cho tuabin ngừng phát điện). Hình 1.9 cho thấy chu trình 
phát điện của nhà máy điện thủy triều theo phương pháp này. 
b- Phát điện khi triều lên 
 Phương thức phát điện này ngược lại với phương thức phát điện khi triều xuống. khi 
thủy triều ở mức thấp nhất người ta cho nước trong hồ chảy ra hết theo các kênh dẫn. Sau 
đó đóng các kênh lại. Khi thủy triều lên, mức nước phía ngoài cửa kênh (ngoài biển) và 
mức nước trong kênh (trong hồ) ngày càng chênh lệch, tạo ra cột nước giữa hai mức 
nước. Đến khi thủy triều ở mức cao nhất thì cột nước này cũng có giá trị cực đại. Khi đó 
người ta mở các cửa kênh cho nước xả qua các tuabin vào hồ và tuabin phát điện. Các 
tuabin làm việc cho đến khi cột nước giữa mức nước biển ngoài cửa kênh và trong hồ 
giảm khoảng một nửa thì dừng lại. Thực tế cho thấy rằng phương thức phát điện khi triều 
lên cho công suất điện thấp hơn so với nhà máy điện thủy triều hoạt động theo phương 
thức phát điện khi triều xuống. 
c- Phát điện cả hai chiều 
 Phát điện cả hai chiều là sự kết hợp cả hai phương thức phát điện nói trên. Cuối giai 
đoạn phát điện khi thủy triều xuống các cửa kênh được mở ra để làm cho mức nước trong 
hồ hạ thấp xuống. Đến thời điểm mức nước trong hồ đã ở mức thấp nhất, người ta lập tức 
chuẩn bị cho giai đoạn phát điện khi triều lên. Cũng tương tự như vậy, ở cuối giai đoạn 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
151 
phát điện khi triều lên người ta lại mở các kênh ngay lập tức để làm cho hồ đầy nước 
trước lúc chuyển sang giai đoạn phát điện khi triều xuống. Nguyên lý vận hành phát điện 
này đã được áp dụng ở Nhà máy Điện thủy triều ở La Rance (Pháp). 
 Ưu điểm chính của phương pháp phát điện hai chiều là làm tăng thời gian phát 
điện của nhà máy trong ngày. Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm. Đó là điện năng 
do nhà máy phát ra thấp hơn điện năng nếu nhà máy đó hoạt động theo phương thức phát 
điện khi triều xuống. Ngoài ra chi phí xây dựng nhà máy cao hơn khoảng 15 đến 20% so 
với chi phí xây dựng nhà máy cùng công suất hoạt động khi triều xuống. Một vấn đề khác 
nữa là nó còn gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động bình thường của các 
cảng biển và hàng hải khu vực lân cận. 
 Để nâng cao hiệu quả của nhà máy phát điện thủy triều người ta thường kết hợp 
phát điện theo chu trình thủy triều tự nhiên và bơm cưỡng bức theo chiều ngược lại với 
chiều dòng thủy triều để duy trì độ cao cột nước có giá trị cao lâu hơn và do đó điện năng 
phát ra được lớn hơn. Hình 1.10 bày các chu kỳ phát điện và bơm nước ở một nhà máy 
điện thủy triều hoạt động theo phương thức hai chiều. 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
152 
Hình 3.1 Công suất phát điện của một nhà máy điện thủy triều hoạt 
động theo chu trình triều xuống. 
Hình 3.2 Vận hành tuốc bin trong nhà máy điện thủy triều vận 
hành theo công nghệ phát điện hai chiều kết hợp bơm nước 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
153 
3.2 Năng lượng nhiệt đại dương 
 Năng lượng Mặt Trời được các đại dương hấp thụ và tích trữ như là nguồn nhiệt 
trong các lớp nước bề mặt. Mặt khác, ở các độ sâu hơn 1000m nước lạnh chuyển động 
một cách rất chậm từ các địa cực đến xích đạo. Do đó độ chênh lệch nhiệt độ (hay còn 
gọi là gradient nhiệt độ) theo chiều vuông góc với mặt biển đạt được khoảng 250C và khá 
ổn định trong thời gian cả năm ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo các định 
luật cơ bản của nhiệt động học, gradient nhiệt độ có thể khai thác như một nguồn nhiệt. 
Nước nóng ở bề mặt và nước lạnh ở dưới tầng sâu của đại dương, nếu đem lại gần nhau 
có thể sử dụng như là các nguồn nóng và nguồn lạnh trong một máy nhiệt. Một máy nhiệt 
hoạt động với hai nguồn nhiệt như thế cũng giống như các máy nhiệt trong các nhà máy 
nhiệt điện, nhưng đối với các máy nhiệt đại dương thì không cần dùng một nhiên liệu nào 
cả. 
 Gradien nhiệt độ đại dương không biến đổi nhiều từ ban ngày sang ban đêm và vì 
vậy có thể coi là nguồn nhiệt rất ổn định. Tuy nhiên có có thể thay đổi theo mùa và phụ 
thuộc vào khoảng cách đến xích đạo. 
 Tiềm năng năng lượng đại dương ước tính khoảng 1013W (10 TW). Tất nhiên 
không thể khai thác được hết toàn bộ nguồn năng lượng này. Nguồn năng lượng có thể 
khai thác thực tế nhỏ hơn tiềm năng nói trên. Các chuyên gia năng lượng đã tính toán một 
cách chính xác và đưa ra con số tiềm năng thực tế là 1011W (0,1 TW). 
 Để có thể biến đổi gradient nhiệt độ đại dương thành điện năng người ta có thể dùng 
một số chu trình biến đổi như sau : 
a- Chu trình kín 
 Hệ thống chu trình kín như trình bày trên hình 8.11 vận hành như sau. Nước nóng ở 
lớp nước bề mặt đại dương được dùng để làm nóng một chất lỏng có nhiệt độ bay hơi 
thấp – chất lỏng này được gọi là chất lỏng làm việc – như amoniac, Freon hay propan. 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
154 
Chất lỏng làm việc khi đi qua buồng có áp suất thấp sẽ bị bốc hơi. Hơi này được cho qua 
tuabin làm quay tuabin phát điện, sau đó hơi đi qua buồng ngưng tụ được làm lạnh bằng 
nước biển lạnh lấy từ các tầng nước sâu và được bơm trở về buồng hóa hơi, ..v..v 
b- Chu trình mở 
 Bản thân nước biển cũng có thể sử dụng như một chất lỏng làm việc nhưng không 
chạy theo chu trình kín mà theo chu trình mở (hình 8.12). Hệ thống máy nhiệt hoạt động 
theo chu trình mở này được gọi là hệ thống mở. 
 Nước biển nóng được làm “bay hơi nổ” trong một buồng chân không. Hơi nước được 
dẫn để xả qua một tuabin hơi để phát điện, sau đó đi vào bình ngưng tụ dùng nước biển 
lạnh tự nhiên. Điều hấp dẫn của hệ thống này là hơi nước sau khi ngưng tụ trong buồng 
ngưng tụ là nước sạch đã được chưng cất. Nó có thể dùng như một nguồn nước sạch phục 
vụ sinh hoạt và công nghiệp. 
 Hình 3.3 Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện đại dương chu trình kín. 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
155 
 Độ chênh lệch nhiệt độ giữa lớp nước nóng bề mặt và lớp nước lạnh ở dưới sâu đạt 
được các giá trị lớn nhất ở khác khu vực gần xích đạo. Mặt khác độ dày của lớp nước 
nóng cũng có xu hướng đạt tới một cực tiểu ở các vĩ tuyến gần xích đạo. Điều này sẽ là 
các đặc điểm quan trọng cần phải tính đến khi thiết kế hệ thống thu gom nước nóng của 
hệ thống. Ngoài ra các lớp nước lạnh ở dưới các đại dương cũng gần hơn với lớp nước 
nóng bề mặt ở các khu vực gần xích đạo. Đặc trưng này tạo ra các lợi ích rất lớn trong 
thiết kế và chế tạo các ống lấy nước lạnh cho nhà máy nhiệt điện đại dương (OTEC). 
 Các chu trình máy nhiệt để khai thác năng lượng nhiệt đã được ứng dụng rộng rãi. 
Đối với các nhà máy nhiệt điện đại dương làm việc với độ chênh lệch nhiệt độ khoảng 
200C khoảng 3%. 
 Vì phải lấy nước lạnh ở độ sâu trên 1000m và vì phải cho lưu lượng nước cần thiết 
đối với mỗi MW công suất là 4 đến 8 m/s, nên nhà máy nhiệt điện đại dương thường phải 
có quy mô khá lớn. 
Hình 3.4 Nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện đại dương chu trình mở 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
156 
 Một nhà máy nhiệt điện đại dương có thể xây dựng trên đất liền (bờ biển) hoặc trên 
các tháp nổi cố định và cũng có thể đặt trên hệ thống phao nổi. Trong trường hợp xây trên 
hệ thống phao nổi người ta có thể cố định chúng bằng các neo và khi cần thiết có thể di 
chuyển trên biển từ vùng này sang vùng khác, tạo ra một nhà máy điện :xa bờ” phục vụ 
các ngành công nghiệp có tính mùa vụ. 
 Hệ thống nhà máy nhiệt điện đại dương nổi có ưu điểm là có thể dễ dàng di chuyển 
đến nơi có độ chênh nhiệt độ cao. Nhưng để có hiệu quả kinh tế cao hơn, quy mô nhà 
máy nên ở trong phạm vi 100MW đến 400MW. Đối với nhà máy nổi này thì nguồn năng 
lượng được sản xuất ra nên được sử dụng ngay cho các quá trình chế biến được thực hiện 
ở chính trên phao nổi (như sản xuất amoniac, phân bón, luyện kim, chế biến hải sản, 
..v..v) hoặc chuyển sang dạng năng lượng dự trữ (như nạp ác quy, v..v..). Các ống dẫn 
nước lạnh có thể được thiết kế khác nhau. Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương nơi 
đặt nhà máy nhiệt điệnn đại dương, nó có thể được treo dưới các phao nổi hoặc có thể đặt 
nằm ngay dưới đáy biển. 
 Một điều rất quan trọng đối với các nhà máy nhiệt điện đại dương là cần phải lựa 
chọn sử dụng các vật liệu và thiết bị vừa phải chịu được điều kiện môi trường biển rất 
khắc nghiệt, lại phải vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế. 
 Vì vậy, cho đến nay, 4 loại thiết bị đặc biệt trong một nhà máy nhiệt điện đại dương 
là ống dẫn nước lạnh, có bộ trao đổi nhiệt, các neo và hệ truyền tải điện vào bờ vẫn là các 
đối tượng của các chương trình nghiên cứu phát trei63n đeể tìm ra các vật liệu và công 
nghệ ngày một tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 
3.3 Năng lượng sóng biển 
 Gió thổi trên bề mặt đại dương bao la truyền một phần năng lượng của nó cho đại 
dương tạo ra các sóng biển. Các so1ngg biển cũng là một nguồn năng lượng rất lớn và 
hấp dẫn. Tiềm năng năng lượng sóng biển biến đổi từ nơi này sang nơi khác phụ thuộc 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
157 
vào vị trí địa lý. Thậm chí ngay ở một vị trí đã cho năng lượng sóng biển cũng biến đổi 
theo thời gian từng giờ, từng ngày, từng mùa. 
 Tùy theo nguyên lý hoạt động, các thiết bị khai thác sóng biển được phân loại theo 
“mái dốc” (Ramp), cánh nổi (float flaps), bóng khí (air bell) và bơm sóng (wave pump). 
Một cách phân loại khác là chia các loại thiết bị thành các bộ “một chiều” (Rectifier), bộ 
dao động điện (Tuned Oscillator) hoặc bộ dao động không điện (Untuned Oscillator). 
Trên thế giới đã có nhiều công ty nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các thiết bị khai thác 
năng lượng sóng biển, nhưng nói chung số lượng cũng như công suất thiết bị còn nhỏ. 
Các công trình nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực khai thác năng lượng sóng biển vẫn 
đang được tiếp tục ở một số nước trên thế giới như ở Nhật Bản. 
Câu hỏi hiểu bài 
291. Anh (Chị) hãy cho biết năng lượng đại dương là gì? 
292. Anh (Chị) hãy cho biết năng lượng sóng biển là gì? 
293. Anh (Chị ) hãy cho biết năng lượng thủy triều là gì? 
294. Anh (Chị ) hãy cho biết những công nghệ sản xuất điện thủy triều? 
295. Anh (Chị ) hãy cho biết công nghệ sản xuất điện thủy triều khi triều lên là gì? 
296. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của công nghệ sản xuất điện khi triều lên? 
297. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của công nghệ sản xuất điện khi triều lên? 
298. Anh (Chị ) hãy cho biết công nghệ sản xuất điện khi triều xuống là gì? 
299. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của công nghệ sản xuất điện khi triều xuống? 
300. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của công nghệ sản xuất điện khi triều 
xuống? 
301. Anh (Chị ) hãy cho biết công nghệ sản xuất kết hợp khi triều lên và triều xuống 
là gì? 
302. Anh (Chị ) hãy cho biết ưu điểm của công nghệ sản xuất kết hợp khi triều lên và 
triều xuống? 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
158 
303. Anh (Chị ) hãy cho biết nhược điểm của công nghệ sản xuất kết hợp khi triều lên 
và triều xuống? 
304. Anh (Chị) hãy cho biết trong các dạng năng lượng, năng lượng sinh khối, năng 
lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương và năng lượng sóng biển. Loại năng lượng 
nào phát triển nhất? 
Giáo Trình Năng Lượng Tái Tạo Biên soạn Lê Phương Trường 
159 
Tài liệu tham khảo 
[1] Đặng Đình Thống, Lê Danh Liên, Cơ sở năng lượng mới và tại tạo, Đại học 
bách khoa Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nang_luong_tai_tao_le_phuong_truong.pdf