Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt - Phạm Thị Thanh Thúy
Tóm tắt Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt - Phạm Thị Thanh Thúy: ... tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra, bỗng thấy tâm tình của chính mình. (Lưu Quý Kì) - Đối phủ định Ví dụ: Cứ quan sát kĩ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tôi tin vào ông cụ. (Nam Cao) - Đối miêu tả Ví dụ: Con chó của anh chưa phải nhịn bữa nào. Nhưng xác ...ng có kết đoạn) - Loại 3: đoạn văn có 2 bộ phận (không mở đoạn, có thân đoạn, kết đoạn) - Loại 4: đoạn văn chỉ có một bộ phận (không mở đoạn, có thân đoạn, không kết đoạn) Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 24 Bài tập: Đoạn văn sau đây thuộc loại ...n bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối quan, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với toàn văn bản nói chung. Sự liên kết là mạng lưới của những hệ và liên hệ ấy”. (Trần Ngọc Thêm, 1985) 8. “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết được ở mặt hình thức bên ngoài ngữ cả...
1985) 8. “Văn bản là một chuỗi ngôn ngữ giải thuyết được ở mặt hình thức bên ngoài ngữ cảnh”. (Cook, 1989) 9. “Văn bản là một sản phẩm diễn ngôn xuất hiện một cách tự nhiên dưới dạng nói, viết hoặc biểu hiện bằng cử chỉ, được nhận dạng vì những mục đích phân tích. Nó thường là một chỉnh thể ngôn ngữ với một chức năng giao tiếp có thể xác định được, ví dụ một cuộc thoại, một tờ áp phích”. (D. Crystal, 1972) 10. “Diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích”. (Cook, 1989) 11. “Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể”. (Crystal, 1992) 12. “Diễn ngôn là chuỗi liene tục những phát ngôn S1,..Sn, trong đó việc giải thuyết nghĩa của mỗi phát ngôn Si (với 2<= i<=n) lệ thuộc vào sự giải thuyết những phát ngôn trong chuỗi S1,..Si-1. Nói cách khác, sự giải thuyết thỏa đáng một Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 34 phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước”. (I. Bellert , 1971) 13. “Chúng ta sẽ sử dụng văn bản như một thuật ngữ chuyên môn, để nói đến việc ghi lại bằng ngôn từ của một hành động giao tiếp”. (G. Brown và G. Yule, 1983) 14. “[] Tôi sẽ sử dụng thuật ngữ văn bản để chỉ bất kỳ cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp. “(D. Nunan, 1993) Sau đây là cách định nghĩa có tính đến những bộ môn nghiên cứu khác nhau: 15. “Văn bản: (1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc, đề tài – chủ đề v.v của nó, hình thành nên một đơn vị, loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường v.v(2) Văn học: trước hết được coi như một tài liệu viết, thường đồng nghĩa với sách, [] trong phân tích diễn ngôn, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao gồm cả văn bản. (Bách khoa toàn thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, Sđd, tập 10, Phần chú giải thuật ngữ tr.580) Theo Bách Khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, Văn bản: (1) Một quãng viết hay phát ngôn, lớn hoặc nhỏ, mà do cấu trúc đề tài – chủ đề vv của nó, hình thành nên một loại đơn vị, loại như truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường vv (2) Văn học; trước hết được coi như một tài liệu viết thường đồng nghĩa với sách. (3) trong PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN, đôi khi được đánh đồng với ngôn ngữ viết, còn diễn ngôn thì được dành cho ngôn ngữ nói, hoặc diễn ngôn được dùng bao hàm cả văn bản. Văn bản là một tập hợp câu (phải từ hai câu trở lên) tạo thành một chỉnh thể thống nhất vừa hoàn chỉnh về hình thức vừa trọn vẹn về nội dung, vừa thống nhất về cấu trúc, vừa độc lập về giao tiếp. - Vì nhằm đưa ra khỏi đối tượng nghiên cứu những trường hợp gọi là văn bản đặc biệt. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 35 - Văn bản đặc biệt là những văn bản về hình thức chỉ có một từ, một cụm từ hoặc là một kết cấu C – V (thường không phổ biến). - Văn bản mà chúng ta xem xét, nghiên cứu là những văn bản phải có cấu trúc bên trong (nghĩa là phải có liên kết). - Tập hợp câu phải là một chỉnh thể thống nhất thì mới trở thành văn bản. Giữa các câu phải có liên kết và có câu chủ đề. - Nếu chỉ định nghĩa là một tập hợp cấu tạo thành một chỉnh thể thống nhất (thì chưa đủ, thực chất mới chỉ là đoạn văn) thiếu bốn yếu số sau thì không thể trở thành văn bản. + Đoạn văn cũng là chỉnh thể, văn bản cũng là chỉnh thể cần có các tiêu chí. + Văn bản đó hoàn chỉnh về hình thức phải đầy đủ ba phần phải gắn với phong cách chức năng. Chẳng hạn như phong cách khoa học có đặc trưng phong cách riêng. Ba phần của văn bản tường minh bao gồm: mở bài, thân bài, kết luận của một bài văn. Trọn vẹn về nội dung nghĩa là văn bản đó phải triển khai đầy đủ chủ đề của văn bản. Ví dụ A- (a, b, c) người viết triển khai hai luận điểm a,b thì chưa đầy đủ. Đoạn văn “Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Rồi vườn cây lại đâm chồi nảy lộc. Rồi vườn cây lại ra hoa. Rồi vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy.” của nhà văn Nguyễn Kiên. - Phân tích đoạn văn đó có khả năng thành văn bản hay không? Trước hết phải xác định chủ đề của văn bản là Mùa xuân đến (trời xuân, hạt nắng giọt mưa, vườn xuân, sinh hoạt của con người) - Nội dung trọn vẹn, nói đến mùa xuân thì luận điểm trên đầy đủ. Về hình thức ta có thể đặt được đầu đề “mùa xuân đến” như vậy nó có thể trở thành văn bản. - Thống nhất về cấu trúc nghĩa là mỗi văn bản nói riêng, mỗi phong cách văn bản nói chung luôn luôn định hình những đặc điểm về cấu trúc nhất định. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 36 - Mỗi văn bản luôn luôn định hình về cấu trúc của văn bản. Người viết văn bản phải nắm vững. 4.2. “Văn bản” và “diễn ngôn” + Giai đoạn đầu: “Văn bản” được xem như là sản phẩm ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. + Giai đoạn sau: “Văn bản” là sản phẩm ngôn ngữ viết. “Diễn ngôn” là sản phẩm ngôn ngữ nói. + Hiện nay: “Diễn ngôn” là sản phẩm nói và sản phẩm viết. Như vậy, phân tích “diễn ngôn” còn bao hàm phân tích văn bản viết. Có thể thấy, ở giai đoạn đầu trọng tâm chú ý trong nghiên cứu tập trung ở sự kiện nói bằng chữ viết. Giai đoạn 2 ngôn ngữ nói được quan tâm nhiều hơn. Giai đoạn 3 diễn ngôn đại diện cho tất cả các sự kiện nói. Như vậy tất cả các sự kiện nói là diễn ngôn, trong đó những sự kiện nào được ghi lại bằng chữ viết hoặc các phương tiện kĩ thuật như ghi âm được gọi là văn bản. 4.3. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 4.3.1. Phân biệt cụ thể, trực quan ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Vấn đề phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết được xét trên ba phương diện: - Phương diện chất liệu sử dụng; - Phương diện hoàn cảnh sử dụng; - Phương diện các phương tiện bên trong hệ thống ngôn ngữ. 4.3.2. Phân biệt khái quát ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Bảng 01: Sự phân biệt khái quát giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết NGÔN NGỮ NÓI NGÔN NGỮ VIẾT Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ không quy Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ quy Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 37 thức, được tạo ra trong thời gian ngắn, theo kiểu ứng khẩu, không có cơ hội hiệu chính, cú pháp câu đơn giản. thức, có thời gian suy nghĩ và hiệu chính, giúp người viết tạo ra cú pháp phức tạp hơn và chọn lựa từ ngữ một cách rộng rãi hơn. Lời tự phát dễ bị giới hạn bởi trí nhớ ngắn hạn, chính điều này làm cho việc không được điều chỉnh càng tăng thêm. Ngôn ngữ viết được ghi lại nên dễ ghi nhớ và cơ hội điều chỉnh tăng lên. Nói nhanh hơn viết nên người nghe phải xử lí tức thời một chuỗi lời được tạo ra một cách vội vàng và chóng bị xoá nhoà. Và chính nhờ những hình thức cú pháp đơn giản và những từ ngữ đơn giản mà người nghe dễ xử lí thông tin Đọc nhanh hơn nghe vì người đọc làm việc với văn bản cố định, có thể đọc lướt rồi đọc lại. Nhờ vậy có thể xử lí những hình thức cú pháp phức tạp và những từ ngữ có tính chất cá nhân, đặc biệt là có thể dùng từ điển nếu cần. Có sự mặt đối mặt giữa người phát và người nhận, có kèm theo nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, Cuộc giao tiếp này chỉ hiện diện người nhận (người đọc), người phát vắng mặt. Ngôn ngữ nói có kết hợp nhấn giọng, điệu bộ, mà người phát có thể khai thác triệt để. Người viết dùng các dấu chấm câu để biểu thị cảm xúc. 4.3.3. Tính biến động trong quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, mức độ phân biệt giưũa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết khác nhau. Nhìn đại thể, theo Haliday, sự biến động đó trải qua ba giai đoạn lớn. - Giai đoạn 1: lời viết gần như chỉ ghi lời miệng. - Giai đoạn 2: chữ viết phát triển mạnh đến mức giữa lời miệng và lời viết có khoảng cách khá lớn. - Giai đoạn 3: sự phân biệt giữa lời miệng và lời viết trở nên mờ nhạt. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 38 4.4. Phân tích diễn ngôn và phân tích hội thoại Phân tích diễn ngôn là cách thức phân tích ngôn ngữ đối với những cấu tạo lớn hơn câu, bao gồm những hiện tượng như liên kết, mạch lạc, quy chiếu, chủ định nhằm giải thích diễn ngôn từ nhiều phương diện. Phân tích hội thoại là cách nghiên cứu theo con đường kinh nghiệm và quy nạp đối với các cuộc thoại có thực, trên cơ sở đó xây dựng nguyên tắc hội thoại, khám phá cấu trúc chức năng các lời thoại. Một trong những điểm quan trọng của trong phân tích hội thoại là nhận biết chủ định của người nói và sự phản hồi phù hợp của người nghe. 4.5. Đặc trưng của văn bản 1. Yếu tố chức năng: Văn bản có đích hay chủ định của chủ thể tạo ra văn bản, cụ thể là người tạo văn bản dùng lời nói (miệng hay viết) của mình để thực hiện một hành động nào đó nhằm tác động vào người nghe (như sai khiến, hỏi trình bày, nhận định, phủ định, mời, chào, cảm ơn v.v..) Chính chức năng này của văn bản gắn trực tiếp với chức năng cơ bản của ngôn ngữ: chức năng giao tiếp. 2. Yếu tố nội dung: Văn bản có một hoặc vài ba đề tài – chủ đề xác định – giúp phân biệt văn bản với chuỗi câu nối tiếp lạc đề, hoặc xa hơn nữa, phân biệt với chuỗi câu không mạch lạc, tình cờ đứng cạnh nhau, tạo ra “chuỗi bất thường về nghĩa” hay “phi văn bản”. Những chuỗi câu “phi văn bản” như thế, xét về mặt hình thức từ ngữ vẫn có thể liên kết với nhau. Việc tạo ra đề tài – chủ đề xác định cho văn bản còn được coi là tạo ra tính thống nhất đề tài – chủ đề của văn bản. 3. Mạch lạc và liên kết: Là yếu tố quyết định việc tạo thành văn bản, trong đó nổi rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài – chủ đề là mạch lạc – đây là yếu tố giúp phân biệt văn bản với “phi văn bản” ở mặt tổ chức nội dung. Mạch lạc có thể sử dụng các phương tiện liên kết làm cái diễn cho mình, tuy nhiên mạch lạc có thể không cần đến phương thức mà trái lại có dùng phương tiện liên kết chưa chắc tạo ra được mạch lạc cho văn bản. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 39 4. Yếu tố chỉ lượng: Văn bản được thể hiện bằng sự nối tiếp tuyến tính của nhiều câu – phát ngôn – đây là cơ sở hiện thực cho mạch lạc và liên kết. 5. Yếu tố định biên: văn bản có biên giới phía bên trái (đầu vào) và biên giới phía bên phải (đầu ra) và nhờ đó mà có tính kết thúc tương đối - yếu tố này giúp phân biệt văn bản khác nhau khi nhiều văn bản được tập hợp lại như trong một tập bài nghiên cứu, một tờ báo, một số tập chí, một tuyển tập văn hoặc thơ Tóm lại văn bản có 5 đặc trưng thực tiễn, cụ thể là: - Đích hay chủ định của người nói; - Đề tài – chủ đề xác định; - Mạch lạc và (+,-) liên kết; - Gồm nhiều câu – phát ngôn nối tiếp; - Có biên giới ở bên phải hay trái (hay ở hai đầu) Mỗi một đặc trưng như là một dấu hiệu có tác dụng nhất định góp phần làm cho một quãng lời là một văn bản, trong số đó đặc trưng mạch lạc hiểu rộng được là đặc trưng quyết định tính văn bản (textuality) hay chất văn bản (texture). 4.6. Bố cục của văn bản (cấu trúc) Một văn bản ở dạng mô hình trừu tượng thì luôn luôn có ba phần. Phần mở đầu, phần khai triển, phần kết luận. Ngôn ngữ là đối tượng trừu tượng. Tương tự, văn bản cũng ở dạng trừu tượng có cấu trúc ba phần nhưng khi được thể hiện trong các biến thể chức năng nghĩa là trong các phong cách văn bản thì ranh giới và trật tự ba phần của văn bản là khác nhau. 4.6.1 Ranh giới - Trong các phong cách văn bản chuẩn mực (phong cách khoa học, phong cách hành chính, và một bộ phận của phong cách báo chí – chính luận) thì ranh giới ba phần của văn bản hết sức rõ ràng, tách bạch. Trái lại trong các phong cách văn bản lệch chuẩn (Phong cách nghệ thuật, và một bộ phận phong cách báo chí-chính luận) nhóm thông tấn, nhóm chính Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 40 luận, nhóm chính luận nghệ thuật. Ranh giới ba phần của văn bản không rõ ràng, nhập nhằng. Thuộc phong cách chuẩn mực Thuộc phong cách lệch chuẩn Trong phỏng vấn Giống với ngôn ngữ văn chương Trang trọng, chính xác Bóng bẩy tu từ Không được đưa những từ ngữ, giàu chất biểu cảm tu từ, bóng bẩy. và giá trị biểu cảm 4.6.2 Trật tự - Đối với các phong cách văn bản chuẩn mực thì trật tự ba phần của văn bản có tính chất bắt buộc trái lại đối với các phong cách văn bản lệch chuẩn thì trật tự ba phần của văn bản nếu có hoặc không bắt buộc. a/Phạm trù hình thức của văn bản: yếu tố và kết cấu * Yếu tố ngôn ngữ (âm thanh, từ ngữ, kiểu câu, phương pháp) Bao gồm các đơn vị âm thanh, từ ngữ, kiểu câu và các phương pháp diễn đạt. Vai trò và chức năng của ngôn ngữ ở trong các phong cách văn bản khác nhau đều khác nhau. Trong các phong cách văn bản chuẩn mực, ngôn ngữ như vật liệu để trình bày nội dung của văn bản để thông tin về nội dung hiện thực. Trái lại trong các phong cách văn bản lệch chuẩn người có vai trò như là chất liệu để xây dựng hình tượng. Khi hình tượng đã được hình thành thì đó mới là đơn vị trực tiếp thông tin về hiện thực. Ví dụ: “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Cha: Trong cuộc sống hàng, khi ta gọi người đàng ông là cha: khi người đó có công sinh thành ra ta -> mỗi con người chỉ có một người cha duy nhất. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 41 Từ cha ở đây mang ý nghĩa khác: nhân dân Việt Nam xem Bác Hồ là cha vì người có công khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (lúc này thế giới mới biết đến Việt Nam). Bác trong cuộc sống hàng ngày, khi người là Bác khi người đó lớn tuổi hơn cha ta. Bác có ý nghĩa tiền bối -> thừa nhận Bác thuộc thế hệ tiền bối, thừa nhận công lao của Người đã dẫn dắt, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Qua câu thơ đó, nhà thơ đã phát thảo đầy đủ bức chân dung Hồ Chủ Tịch đồng thời bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự trân trọng đối với Người. Yếu tố kết cấu: Kết cấu là mối liên hệ giữa các yếu tố nội dung văn bản. Nói cách khác kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố nội dung của văn bản. Trong các phong cách văn bản khác, kết cấu cũng khác nhau: + Trong các phong cách văn bản chuẩn mực, kết cấu theo trật tự logic về thời gian (trật tự phía sau về không gian (thường từ rộng ->hẹp, ngoài, trong, trên xuống dưới). + Trái lại, đối với các phong cách văn bản lệch chuẩn, kết cấu hoàn toàn không mang tính bắt buộc, trật tự logic không theo trật tự logic khách quan mà theo logic chủ quan của tác giả. Ví dụ: Tuyên truyền A. Cán bộ, đảng viên, nhân dân mất cảnh giác. B. Kêu gọi, động viên cán bộ đảng viên và nhân dân đề cao cảnh giác. C. Phân tích tác dụng tuyên truyền. D. Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu chính sách tuyên truyền. Hãy sắp xếp các nội dung văn bản đó theo đúng nội dung của văn bản 1. C 2. D 3. A Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 42 4. B Hai yếu tố thuộc phạm trù hình thức của văn bản không hướng đến hình thức mà hướng đến người tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho người tiếp nhận. Nếu người tạo lập lựa chọn và vận dụng ngôn ngữ phù hợp, sử dụng kết cấu phù hợp thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiếp nhận. => Trái lại, nếu người tạo lập lựa chọn và vận dụng ngôn ngữ không phù hợp, sử dụng kết cấu không phù hợp sẽ gây khó khăn cho người tiếp nhận. Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 43 HƯỚNG DẪN KIỂM TRA VÀ ÔN TẬP KIỂM TRA Viết tiểu luận tập trung 3 vấn đề chính như sau: 1. Xoay quanh vấn đề về liên kết 2. Xoay quanh vấn đề về đoạn văn 3. Xoay quanh vấn đề về văn bản Hướng dẫn Đề tài: 1. Nghiên cứu liên kết hình thức trong các văn bản chính luận của báo? 2. Nghiên cứu liên kết hình thức trong các văn bản chính luận của Hồ Chí Minh? 3. Tìm hiểu hoặc nghiên cứu liên kết logic trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập? ÔN TẬP Sinh viên ôn tập tất cả nội dung của học phần TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2005 (tái bản lần thứ 2) 2. Trần Ngọc Thêm, Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt Nxb Giáo dục, 2002 (tái bản lần thứ 2) 3. Diệp Quang Ban, Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản Nxb Giáo dục, 2009 4.I. R. Galperin, Văn bản với tư cách là đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học, Nxb KHXH, 1987 Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 44 MỤC LỤC Chương 1 ................................................................................................. 1 TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN NGỮ PHÁP VĂN BẢN .......................... 1 1.1. Giới thiệu sơ lược về ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp văn bản ...................................................................................................................... 1 1.1.1 Ngữ pháp truyền thống ............................................................ 1 1.1.2. Các đơn vị chủ yếu của ngôn ngữError! Bookmark not defined. 1.2. Ngữ pháp văn bản ......................................................................... 2 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ môn ngữ pháp văn bản .................................................................................................................. 2 1.2.2. Những ứng dụng ngữ pháp văn bản trong thực tế .................. 4 Chương 2 ................................................................................................. 6 LIÊN KẾT VĂN BẢN TIẾNG VIỆT ..................................................... 6 2.1. Khái niệm liên kết ......................................................................... 6 2.2. Các loại liên kết trong văn bản ..................................................... 7 2.2.1. Liên kết hình thức ................................................................... 8 2.2.2. Liên kết nội dung (mạch lạc) ................................................ 20 Chương 3 ............................................................................................... 23 ĐOẠN VĂN .......................................................................................... 23 3.1 Khái niệm đoạn văn ..................................................................... 23 3.2. Cấu trúc đoạn văn ....................................................................... 24 3.2.1. Vấn đề về câu chủ đề đoạn văn ............................................ 24 3.3. Phân loại đoạn văn ...................................................................... 26 3.3.1. Cơ sở phân loại đoạn văn ..................................................... 26 3.3.2. Đặc điểm của các đoạn văn phân loại theo hình thức .......... 27 3.3.3. Đặc điểm của các đoạn văn phân loại theo nội dung ........... 29 3.3.4.Liên kết trong đoạn văn và giữa các đoạn văn ...................... 31 Bài giảng ngữ pháp văn bản Tiếng Việt Biên soạn: ThS. Phan Thị Thanh Thúy 45 Chương 4 ............................................................................................... 32 VĂN BẢN ............................................................................................. 32 4.1. Văn bản là gì? ............................................................................ 32 4.2. “Văn bản” và “diễn ngôn” .......................................................... 36 4.3. Đặc trưng của văn bản ................................................................ 38 4.4. Bố cục của văn bản (cấu trúc) ..................................................... 39 4.4.1 Ranh giới ............................................................................... 39 4.4.2 Trật tự .................................................................................... 40 MỤC LỤC ............................................................................................. 44
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_phap_van_ban_tieng_viet_pham_thi_thanh_thuy.pdf