Bài giảng Nguyên lý kế toán - Hoàng Thuỳ Dương
Tóm tắt Bài giảng Nguyên lý kế toán - Hoàng Thuỳ Dương: ... tiền thuần trong kỳ Tiền và tương đương tiền đầu kỳ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (9) 25 16 25 Công ty Cổ phần TM Minh Tâm BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (PPGT) Địa chỉ:.. Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/N Điện thoại:.. ĐVT: Triệu đồng I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhu...chưa thuế = 110.000/1,1 = 100.000đ 42 b, Đối với hàng tồn kho tự sản xuất ra Hàng tồn kho tự sản xuất, chế biến được gọi là sản phẩm hay thành phẩm Giá nhập kho của sản phẩm, dịch vụ/thành phẩm (giá thành) là tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp •...iảm một khoản nợ này, không làm giảm tài sản khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh doanh thu Ví dụ: Xuất kho sản phẩm giao bán cho khách hàng, trừ vào số tiền khách hàng đã trả trước bằng chuyển khoản 10.000.000đ 59 4.2. Tài khoản kế toán 4.2.1.Khái niệm Tài khoản là 1 phươ...
ể ghi nhận TSCĐ (1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên) 48 Phân loại TSCĐ Theo hình thái của TSCĐ •Tài sản cố định hữu hình •Tài sản cố định vô hình Theo nguồn hình thành • Mua sắm, mua ngoài • Tự xây dựng, chế tạo • Nhận góp vốn liên doanh • Được cấp trên, dự án cấp • Thuê tài chính 49 3.3.2. Xác định nguyên giá TSCĐ a, Trường hợp thuê ngoài: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí trước thực tế khi sử dụng Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi sử dụng. b, Trường hợp tự xây dựng, chế tạo: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng, chế tạo TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế (hoặc giá trị quyết toán công trình) + Chi phí trước khi sử dụng 50 3.3.2. Trích khấu hao TSCĐ Theo Chuẩn mực kế toán số 03(VAS03): Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. • Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ ghi trên các báo cáo tài chính - Giá trị thanh lý ước tính của tài sản. • Thời gian hữu ích của TSCĐ là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh và được tính bằng: (1) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ. (2) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.51 Theo Chuẩn mực kế toán 03 và 04, có 3 phương pháp tính khấu hao sau đây: - Phương pháp khấu hao đều hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản lượng • Mối quan hệ giữa nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ được thể hiện qua công thức sau đây: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế 52 a, Phương pháp khấu hao đường thẳng: Nguyên giá – Giá trị thu hồi TSCĐ ước tính Chi phí khấu = Khấu hao hàng năm Số năm sử dụng TSCĐ Chi phí khấu hao hàng năm Chi phí khấu hao 1 tháng = 12 Ví dụ 5: Một TSCĐ có nguyên giá là 335.000.000đ, giá trị thu hồi ước tính là 11.000.000đ. Thời gian sử dụng hữu ích là 12 năm. Hãy xác định giá trị khấu hao năm và khấu hao tháng của TSCĐ này theo phương pháp đường thẳng. Xác định giá trị còn lại của TSCđ nói trên vào cuối năm sử dụng thứ 8 53 b, Phương pháp theo sản lượng TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế 54 c, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm 55 Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây: - TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất. - TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính). - TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. - TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất không phải tính khấu hao. - TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. 56 4.1. Phương pháp đối ứng tài khoản 4.1.1. Khái niệm Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mối quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thông qua việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán. 4.1.2. Các mối quan hệ đối ứng kế toán chủ yếu a, Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này, đồng thời giảm một tài sản khác Ví dụ: Gửi tiền mặt vào tài khoản ở ngân hàng là 50.000.000đ Phản ánh vào phương trình kế toán cơ bản Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tiền mặt + 50.000.000 TGNH - 50.000.000 CHƯƠNG IV: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KÉP 57 b, NVKT phát sinh làm tăng tài sản đồng thời tăng nguồn vốn Ví dụ: Vay ngân hàng 25.000.000đ về nhập quỹ tiền mặt c, NVKT phát sinh làm tăng nguồn vốn này đồng thời làm giảm nguồn vốn khác Ví dụ: Trích lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung vào quỹ khen thưởng phúc lợi 12.000.000đ d, NVKT phát sinh làm giảm tài sản đồng thời giảm nguồn vốn Ví dụ: Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn cho ngân hàng: 35.000.000đ 58 e, NVKT phát sinh làm giảm tài sản này, không làm tăng tài sản khác và không làm giảm nợ phải trả (nguồn vốn), thì sẽ phát sinh một khoản chi phí Ví dụ: Xuất kho nguyên liệu trị giá 2.500.000đ để đưa vào sản xuất sản phẩm. f, NVKT phát sinh làm tăng một khoản nợ (nguồn vốn), không làm tăng tài sản khác và không làm giảm khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản chi phí Ví dụ: Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng 9 là 34.000.000đ i, NVKT phát sinh làm tăng một tài sản này, không làm giảm tài sản khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản doanh thu Ví dụ: Bán hàng cho khách hàng thu tiền mặt là 10.000.000đ j, NVKT phát sinh làm giảm một khoản nợ này, không làm giảm tài sản khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh doanh thu Ví dụ: Xuất kho sản phẩm giao bán cho khách hàng, trừ vào số tiền khách hàng đã trả trước bằng chuyển khoản 10.000.000đ 59 4.2. Tài khoản kế toán 4.2.1.Khái niệm Tài khoản là 1 phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý tài chính của doanh nghiệp Mỗi đối tượng kế toán được theo dõi và phản ánh trên một tài khoản. Mỗi tài khoản chỉ theo dõi và phản ánh một đối tượng kế toán. Ví dụ: Tài khoản tiền mặt theo dõi giá trị hiện có, các khoản tiền mà doanh nghiệp thu vào và chi ra từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. 4.2.2. Cấu tạo của tài khoản Mỗi tài khoản kế toán được cấu tạo gồm 2 bên: một bên phản ánh biến động tăng và bên còn lại phản ánh biến động giảm của đối tượng kế toán. Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, bên phải của tài khoản gọi là bên Có. 1 bên dùng để phản ánh tăng, bên còn lại dùng để phản ánh giảm Dạng chữ T: Bên Nợ Tên TK Bên Có 60 4.2.3. Tên gọi và số hiệu của tài khoản Mỗi tài khoản có một tên gọi và lấy tên gọi của đối tượng kế toán mà nó phản ánh. Ví dụ: ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TÊN TÀI KHOẢN (TK) Tiền mặt TK Tiền mặt Vay ngắn hạn TK Vay ngắn hạn Dạng sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Số tiền Ngày Số hiệu Nợ Có Số hiệu: Mỗi tài khoản có một số hiệu riêng và thường được dùng thay cho tên gọi của tài khoản. Số hiệu của tài khoản được quy định tuỳ thuộc vào từng chế độ kế toán của từng quốc gia. Ví dụ: Tài khoản tiền mặt có số hiệu là 111 Nguồn vốn kinh doanh có số hiệu là 411 61 4.2.4. Phân cấp tài khoản Phân cấp tài khoản: Tài khoản kế toán được phân thành nhiều cấp: TK cấp 1, TK cấp 2, TK cấp 1: được gọi là tài khoản tổng hợp. Tài khoản tổng hợp là căn cứ chủ yếu để lập BCTC. Thường có số hiệu là 3 chữ số X X X Loại TK Nhóm TK STT của TK TK cấp 2,3,4, được gọi là tài khoản chi tiết dùng để theo dõi và phản ánh 1 cách chi tiết hơn về đối tượng kế toán đã phản ánh ở cấp trước nó, có số hiệu là 4 chữ số trở lên. X X X X Số hiệu TK cấp 1 STT của TK cấp 2 Ví dụ: TK 111 TK Tiền mặt TK 1111: TM tại quỹ là VNĐ TK 1112: TM tại quỹ là ngoại tệ TK 1113: TM tại quỹ là vàng bạc, đá quý, kim loại quý 62 4.2.5. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách tổng quát từng đối tượng kế toán cụ thể (tài sản, nguồn vốn). Tài khoản sử dụng trong kế toán tổng hợp được gọi là tài khoản tổng hợp hay còn gọi là tài khoản cấp 1 Tài khoản tổng hợp là căn cứu chủ yếu để lập các báo cáo tài chính. Thước đo duy nhất sử dụng trong kế toán tổng hợp là thước đo giá trị. Kế toán chi tiết: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách chi tiết từng loại tài sản, nguồn vốn theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Tài khoản chi tiết là tài khoản cấp 2,3, và các sổ kế toán chi tiết. Thước đo sử dụng là thước đo giá trị và thước đo hiện vật. Về nội dung phản ánh, tài khoản chi tiết có nội dung phản ánh của tài khoản tổng hợp, do đó kết cấu của tài khoản chi tiết giống kết cấu của tài khoản tổng hợp. Việc chi chép trên tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết được tiến hành song song, giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết không có quan hệ ghi chép đối ứng. Đây là căn cứ để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép. 63 4.2.6. Nguyên tắc ghi chép và kết cấu trên tài khoản Một số khái niệm Ghi Nợ: Là ghi một số tiền vào bên Nợ của tài khoản. Số tiền ghi Nợ gọi là số phát sinh Nợ Ghi Có: Là ghi một số tiền vào bên Có của tài khoản. Số tiền ghi Có gọi là số phát sinh Có Phương pháp ghi trên tài khoản kế toán được thực hiện như sau: Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào một bên của tài khoản (bên Nợ hoặc bên Có), bên còn lại (bên Có hoặc bên Nợ) ghi số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng ghi vào bên Nợ hay hay bên Có tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán đó thuộc tài sản hay nguồn vốn, thuộc doanh thu hay chi phí. Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm 64 a, Đối với tài khoản phản ánh tài sản Bên nợ Tài khoản tài sản Bên có SDĐK SPS tăng SPS giảm Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm SDCK Trừ các tài khoản 129,139,159,229,214 a, Đối với tài khoản phản ánh nguồn vốn SDĐK SPS giảm SPS tăng SDCK Bên nợ Tài khoản nguồn vốn Bên có Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng 65 c, Đối với tài khoản phản ánh chi phí Bên nợ Tài khoản chi phí Bên có SPS tăng SPS giảm Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm d, Đối với tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập Bên nợ Tài khoản Doanh thu và thu nhập Bên có SPS giảm SPS tăng Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng 66 c, Đối với tài khoản xác định kết quả kinh doanh Bên nợ Tài khoản XĐ KQKD Bên có Tập hợp chi phí Tập hợp doanh thu Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ 4.2.6. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số QĐ 15/2006 của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 3 năm 2006 Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm có 9 loại tài khoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoài bảng (TK loại 0) 67 • TK loại 1: TK phản ánh tài sản ngắn hạn • TK loại 2: TK phản ánh tài sản dài hạn • TK loại 3: TK phản ánh nợ phải trả • TK loại 4: TK phản ánh tài sản vốn chủ sở hữu • TK loại 5: TK phản ánh tài sản doanh thu • TK loại 6: TK phản ánh tài sản chi phí • TK loại 7: TK phản ánh tài sản thu nhập khác • TK loại 8: TK phản ánh tài sản chi phí khác • TK loại 9: TK phản ánh tài sản xác định kết quả kinh doanh 68 Phân loại hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Tiêu thức phân loại Các loại tài khoản Nội dung Theo nội dung kinh tế của đối tượng kế toán TK phản ánh tài sản TK loại 1 và 2 TK phản ánh nguồn vốn TK loại 3 và 4 TK phản ánh quá trình và kết quả kinh doanh TK loại 5,6,7,8 và 9 Theo mối quan hệ với báo cáo tài chính TK trong bảng cân đối kế toán TK loại 1 đến loại 9 TK ngoài bảng cân đối kế toán TK loại 0 TK trong Báo cáo kết quả kinh doanh TK loại 5,6,7,8,9 Theo mức độ thông tin về đối tượng kế toán TK tổng hợp TK cấp 1 TK chi tiết TK cấp 2 trở lên 69 4.3. Phương pháp kế toán kép 4.3.1. Khái niệm: Phương pháp kế toán kép là phương pháp ghi nhận sự biến động đồng thời của các đối tượng kế toán bởi tác động kép của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan bằng cách Phản ánh ít nhất vào 2 tài khoản kế toán có liên quan Ghi nợ tài khoản này và ghi có tài khoản kia Số tiền ghi Nợ phải bằng số tiền ghi Có 4.3.2. Định khoản kế toán Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào ghi Có, với số tiền cụ thể là bao nhiêu đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phải đảm bảo đúng nguyên tắc ghi kép. CÁC BƯỚC ĐỊNH KHOẢN: B1: Xác định đối tượng có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh B2: Xác định các tài khoản liên quan B3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng (tăng hay giảm?) B4: Xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có B5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản 70 Ví dụ: Rút TGNH 10.000.000đ nhập quỹ tiền mặt. Định khoản? B1: Tiền mặt TGNH B2: TK TM TK TGNH B3: Tăng Giảm B4: Ghi Nợ Ghi Có B5: 10.000.000 10.000.000 Định khoản: Nợ TK TM: 10tr Đây là định khoản giản đơn Có TK TGNH: 10tr Ví dụ: Mua CCDC trị giá 3.000.000, chuyển khoản thanh toán 2.000.000. Số còn lại nợ người bán B1: CCDC TGNH PTNB B2: TK CCDC TK TGNH TK PTNB B3: Tăng Giảm Tăng B4: Nợ Có Có B5: 3tr 2tr 1tr Định khoản Nợ TK CCDC: 3tr Đây là định khoản phức tạp Có TK PTNB: 1tr Có TK TGNH: 2tr 71 4.3.3. Kết chuyển tài khoản Kết chuyển tài khoản là chuyển 1 số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác Nguyên tắc: + Số tiền ở bên Nợ của TK này thì được chuyển sang bên Nợ của TK kia + Số tiền ở bên Có của TK này thì phải được chuyển sang bên Có của TK kia + Kết chuyển tài khoản thường được sử dụng khi kết chuyển chi phí để tính giá thành hoặc kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lợi nhuận Nợ TK B 100 Có TK A 100 Nợ TK A Có Nợ TK B Có 100 100 Kết chuyển 100 Khi kết chuyển một số tiền từ bên Nợ của TK A sang bên Nợ của TK B thì ghi số tiền đó vào bên Có của TK A và ghi giá trị tương ứng vào bên Nợ của TK B. 72 Nợ TK X 200 Có TK Y 200 Nợ TK X Có Nợ TK Y Có 200 200 200 Kết chuyển Khi kết chuyển một số tiền từ bên Có của TK X sang bên Có của TK Y thì ghi số tiền đó vào bên Nợ của TK X và ghi giá trị tương ứng vào bên Có của TK Y 4.3.4. Khoá tài khoản Khoá tài khoản: Là xác định SDCK của các tài khoản theo nguyên tắc sau SDCK = SD ĐK + Tổng SPS tăng – Tổng SPS giảm Khoá tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, trước khi lập các báo cáo kế toán 73 5.1. Phương pháp tổng hợp – Cân đối kế toán Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán được sử dụng để lập các báo cáo tài chính: 1)Bảng cân đối kế toán 2)Báo cáo kết qủa kinh doanh 3)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kèm theo một Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mục đích Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng tiền của một doanh nghiệp, cụ thể: •Tài sản •Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu •Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác •Lãi (Lỗ) và phân chia kết quả kinh doanh •Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước •Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán •Các dòng tiền vào và dòng tiền ra của đơn vị CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP – CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 74 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính. Yêu cầu: • Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp • Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện • Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không thiên vị • Tuân thủ nguyên tắc thận trọng • Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 • Nguyên tắc hoạt động liên tục • Nguyên tắc cơ sở dồn tích • Nguyên tắc nhất quán • Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp • Nguyên tắc bù trừ • Nguyên tắc có thể so sánh 75 5.2. Bảng cân đối kế toán Kế toán thường lập Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh) trước khi lập bảng cân đối kế toán Tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 112 . Tổng cộng A A B B C C Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp phản ánh tổng hợp tình hình về vốn kinh doanh của doanh nghiệp trên hai mặt tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ kế toán. - Thể hiện tính cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một DN - Tài sản: được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần, trình bày từ tài sản ngắn hạn đến tài sản dài hạn. - Nguồn vốn: được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán 76 Nguyên tắc chung: • Số dư bên Nợ của các tài khoản loại 1 và 2 phản ánh vào bên TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán • Số dư bên Có của các tài khoản 3 và 4 phản ánh bên NGUỒN VỐN của Bảng cân đối kế toán • Không được bù trừ số dư của các tài khoản hỗn hợp khi lập Bảng cân đối kế toán. Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều dọc Chỉ tiêu Số tiền TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng cộng tài sản X NGUỒN VỐN Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn X 77 Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn NGUỒN VỐN Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản X Tổng cộng nguồn vốn Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều ngang Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán Giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối quan hệ mật thiết. Để lập bảng cân đối kế toán cần phải lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản. Từ bảng cân đối kế toán có thể xác định số dư đầu kỳ của các tài khoản. Cụ thể: Thứ nhất, vào đầu kỳ kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản. Thứ hai, trong kỳ kế toán ghi trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán trên cơ sở các chứng từ và dựa trên các mối quan hệ cân đối vốn có giữa các đối tượng kế toán. Thứ ba, vào cuối kỳ kế toán, căn cứ trên số dư tài khoản cuối kỳ các tài khoản để lập Bảng cân đối kế toán. 78 Các trường hợp ngoại lệ • Số dư bên Có của TK 214,TK129,TK139,TK159,TK229 được phản ánh bên TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán nhưng ghi đỏ hay ghi âm • TK 421, TK 412, TK413 nếu có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ hay ghi âm • TK 131 và TK 331 không được bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có. Số dư bên Nợ phản ánh vào bên TÀI SẢN, Số dư bên Có phản ánh vào bên NGUỒN VỐN của Bảng cân đối kế toán. 79 5.3. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp phản ánh thông tin tổng quát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ kế toán. Thời điểm lập báo cáo là cuối kỳ kế toán, tuy nhiên các chỉ tiêu thể hiện kết quả của cả kỳ kế toán. 5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng tổng hợp những thông tin về quá trình tạo ra tiền của doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết những thông tin rất quan trọng giúp có thể đánh giá thay đổi trong tài sản thuần, đánh giá cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán, khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, hoạt động nào tạo ra tiền, tiền đã được sử dụng cho mục đích gì và việc sử dụng có hợp lý không.
File đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_hoang_thuy_duong.pdf