Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu

Tóm tắt Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu: ...òng này được gắn với sân vườn, cổng, ngõ, có mối quan hệ chặt chẽ, thuận tiện với xã hội bên ngoài Phòng khách. Bếp. Tiền phòng, sảnh, phòng ăn. Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm) Chỗ để xe ô tô (gara). + Khu sinh hoạt đêm thường yêu cầu yên tỉnh, kính đáo...i vào để thông với ngõ sau. Nhà hàng phố thường thấy ở các đường phố buôn bán nhỏ trong thành phố, thị trấn, vì vậy người ta gọi đó là nhà ở kiểu thị dân. Mỗi gia đình được sử dụng độc lập từ tầng trệt trở 61 lên. Khi thiết kế ngôi nhà cho từng gia đình đòi hỏi phải phối hợp, giải quyết, x... độ ồn thích hợp. 84 - Nhà ở còn đòi hỏi phải có đủ điều kiện về môi trường trong lành, vệ sinh để con người với tư cách là một sinh vật có thể phát triển lành mạnh, hài hoà. - Phải đủ lượng tối thiểu không khí trong lành bảo đảm con người hoạt động hay nghỉ ngơi bình thường, an toàn cho ...

pdf112 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở - Trần Đình Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên và môi trường văn hoá. 
- Hồng Kông là khu vực phát triển sớm nhất Châu Á, có những kinh nghiệm rõ 
ràng về sự phát triển các thành phố ít hiệu quả về tổ chức không gian, hiểu theo nghĩa đã 
đánh mất bản tính riêng biệt về khí hậu, truyền thống văn hoá. Kiểu tổ chức đô thị du 
nhập từ Mỹ với các toà nhà tháp chọc trời chen chúc đã có những kết luận “nó là những 
cái hộp giống hệt nhau từ Tây sang Đông”, đã phá vỡ sự liên kết vốn có giữa con người 
với thiên nhiên và con người với con người. 
- Khu Bắc Hồng Kông.(Island) là ví dụ điển hình về sự khai thác đất đai tối đa cho 
các nhà kinh doanh đô thị này. Toàn bộ diện tích được phủ kín các nhà tháp với xu hướng 
chen lấn ra biển, đã che lấp hoàn toàn gió mát từ đại dương. Khoảng cách giữa các tháp 
quá nhỏ tạo thành các khe hở tối tăm cho người đi bộ, kết quả là cư dân cư trú từ tầng 10 
trở xuống không nhận được ánh sáng mặt trời lọt tới. Toàn bộ các khu nhà này đều phải 
dùng điều hoà nhiệt độ và chiếu sáng nhân tạo, đã thải ra một lượng khí độc hại khổng lồ 
cho thành phố và cư dân quanh vùng bởi hiệu ứng lồng kính của kỹ thuật điều hoà không 
102 
khí, cộng với sự mất vệ sinh do sự sinh sản nhanh chóng các loại ký sinh 
trùng khi môi trường thiếu ánh sáng mặt trời. 
b. Những vấn đề cần quan tâm cho nhà ở trong tương lai 
- Những năm gần đây, kiến trúc được xem như là một sản phẩm to lớn nhất mà loài 
người có thể sản sinh với cả ý nghĩa về quy mô các đô thị và sức mạnh tinh thần của nó, 
nhất là khi con người bước vào thiên niên kỷ thứ ba với ý thức rõ ràng hơn về tương lai - 
kiến tạo một hành tinh chung với sự thúc đẩy của thông tin, giao thông cao tốc và năng 
lượng mới... đồng thời bảo toàn được tính đa dạng của văn hoá làm nền tảng cho tính độc 
đáo của mỗi dân tộc, cộng đồng và cá nhân. Hơn bao giờ hết, vấn đề kiến trúc trong mối 
quan hệ ràng buộc tự nhiên vào môi trường sinh thái và khí hậu lại trở nên cấp thiết đến 
như vậy. Không ít các nhà chuyên môn kêu gọi một nền kiến trúc mới bảo đảm các 
nguyên tắc phát triển bền vững bằng mô hình mới của đô thị và khu cư trú, bảo đảm sự 
quan hệ hài hoà trong mối quan hệ con người - xã hội - thiên nhiên. 
- Một nền kiến trúc có tương lai là một nền kiến trúc khai thác những yếu tố truyền 
thống về lối sống hài hoà với môi trường, khí hậu. Bản sắc, lối sống của văn hoá đặc thù 
là chưa đủ, mà còn cần phải khai thác được các chất liệu tương lai trong sáng tác của kiến 
trúc sư. Đó là sự tổ chức các hình thức đô thị mới trên cơ sở các công nghệ sạch được 
phát triển trên nguyên tắc hài hoà và tái tạo lại môi trường thiên nhiên, bảo đảm được lối 
sống cân bằng giữa các nhu cầu mới của loài người mà vẫn còn tôn trọng các giá trị văn 
hoá, đạo đức. Những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt với châu Á nói chung và với 
Đông Nam Á nói riêng khi mà sự tăng trưởng kinh tế đi trước nhiều so với các chính sách 
quy hoạch, còn trong quản lý đô thị thì tình trạng đô thị hoá ngẫu nhiên, thiếu kiểm soát 
và bất hợp lý vẫn là không tránh khỏi, với hậu quả lâu dài khó cứu vãn. 
- Chúng ta hãy cùng nghiên cứu một số giải pháp quy hoạch, bố cục, tổ hợp không 
gian và thẩm mỹ của một số công trình kiến trúc tiêu biểu, đã được xây dựng và sử dụng 
ở miền nhiệt đới nói chung với mong muốn tìm hiểu các mô hình thích hợp cho sự phát 
triển đô thị nhiệt đới, phù hợp với môi trường sinh thái, địa lý, khí hậu Đông Nam Châu 
Á. Chỉ trên cơ sở thấy được tầm quan trọng của các giải pháp kiến trúc có sự khuyến 
khích đề cao loại cấu trúc nhạy cảm với môi trường sinh thái và khí hậu, chúng ta mới có 
thể cùng nhau xây dựng được các mô hình đô thị bền vững cho tương lai. 
- Từ những năm 1990 nhận thấy những bài học không thể sửa chữa được trong các 
khu phố đó với thẩm mỹ quan lệch lạc của loại kiến trúc dập khuôn phương Tây lấy kỹ 
thuật làm sức mạnh. Hồng Kông đã mạnh dạn đặt lại vấn đề có tính nguyên tắc của các 
nhà tháp (vẫn là loại nhà chủ lực trong thời kỳ mới bởi sự quá khan hiếm đất đai ở đây). 
Ví dụ như tổ hợp kiến trúc khu nhà tháp mới Shatin đã đưa ra những bố cục có lợi nhất 
cho khí hậu, ánh sáng cho từng khối nhà, gần như bị khống chế bởi những độ cao như 
nhau (đã giảm nhiều so với trước) như các nhà tháp nằm xung quanh sân vườn rộng gồm 
vườn cây xanh để đi dạo, các công trình dịch vụ thấp tầng, các cánh nhà được mở ra với 
sân trời để hưởng không khí trong lành. Tối thiểu là quy hoạch này cũng bảo đảm những 
nguyên tắc cơ bản nhất đó là chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên phù hợp với khí hậu 
nhiệt đới gay gắt. Tuy nhiên phải thấy rằng bản thân từng khối tháp vẫn chưa được chú ý 
xử lý tốt về hướng gió, nắng chủ đạo. 
- Các bố cục chia khối hình chữ Y, chữ thập đường như bất chấp hướng nắng, gió 
đã nói lên sự phụ thuộc vào máy điều hoà. Chính những đặc điểm này cũng tạo nên quy 
hoạch mặt đứng rất khó chấp nhận, mà người dân Malaysia hầu như đã quá nhàm chán 
103 
(chủ nghĩa quốc tế) vì không hợp với cả khí hậu lẫn văn hoá địa phương. Vì 
vậy, trước tình hình đó, từ năm 1980 trở về đây, tiến sĩ kiến trúc sư Ken Yeang 
(Malaysia) và công ty của ông phấn đấu không mệt mỏi để duy trì việc thiết kế các nhà ở 
cao tầng trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc mối quan hệ giữa kiến trúc và sinh thái. Trong 
điều kiện phát triển kinh tế nhanh chóng của xã hội Malaysia, các toà nhà cao tầng chiếm 
một vai trò quan trọng trong cơ cấu đô thị. Ông đã tìm đến cấu trúc nhạy cảm với khí hậu 
và văn hoá truyền thống thông qua hơn 200 chi tiết kiến trúc, mà theo ông nó đóng vai trò 
quan trọng trong mối liên hệ mật thiết của nhà cao tầng với môi trường nhiệt đới nóng 
ẩm. Đó là một thành công không nhỏ. Kiến trúc sinh thái theo ông phải “tính đến những 
ảnh hưởng sâu rộng đôi khi có hại là quá trình đô thị hoá tác động rất xấu vào môi trường 
thiên nhiên. Kiến trúc sinh thái phải được phát triển không chỉ để bảo đảm sự bảo tồn 
những gì cần để lại, mà còn phải bảo đảm sự tồn tại lâu dài của sinh quyển và hành tinh 
như một tổng thể hài hoà”. Cũng có phần giống như ở Việt Nam về đặc trưng nóng ẩm 
(tính ẩm có phần gay gắt hơn), nhà ở nông dân truyền thống của Malaysia thường dùng 
các bức tường như bộ phận trợ giúp cho việc thông hơi thoáng gió, các kiểu mái tranh, 
mái đan bằng tre nứa chống chói và lọc bức xạ, và đó chính là những yếu tố đem lại cảm 
hứng trong sáng tác kiến trúc của ông. Ông đã nghiên cứu lý thuyết và đưa ra các giải 
pháp kiến trúc nhà cao tầng có khả năng tác động qua lại giữa kiến trúc với môi trường 
xung quanh, nhờ vào sự xác định hướng gió, nắng, các kiểu mái hắt, các cách thông gió 
tự nhiên... tất cả được khái quát hoá những biến thể mở rộng vào các giải pháp kiến trúc 
có tính “sinh - khí hậu" của các nhà tháp ở Malaysia. Sự thử nghiệm đầu tiên chính là 
ngôi nhà “mái chồng mái” mà ông tự xây dựng cho mình năm 1983. Quan niệm thiết kế 
của ông là coi nó như một hệ thống rào chắn (bằng hệ thống tường như những tấm lọc 
môi trường) bao quanh không gian sử dụng bên trong, tạo cho ngôi nhà như một tế bào 
sống trong khung cảnh thiên nhiên bao chứa nó. Các không gian chính quay ra hướng 
Bắc - Nam. các phòng khách và sinh hoạt còn mở rộng về phía Đông để quay ra bể bơi 
nhằm đón luồng gió Đông Nam đã được làm mát bởi hơi nước, đã làm thay đổi vi khí hậu 
trong các phòng khách lớn. 
Các tấm tường lớn được thiết kế như một hệ thống rèm trượt, panen đặc, panen 
kính, cửa chớp lật (được phân chia làm nhiều lớp có thể di chuyển cơ động linh hoạt) 
được dùng để điều khiển vi khí hậu theo sự thay đổi tương ứng của môi trường vĩ mô. 
Độc đáo nhất là ngôi nhà có thêm bốn lớp mái “kiểu đan phên” truyền thống, 
nhưng được đổ liền khối bằng lớp bêtông cốt thép, phủ lên toàn bộ mái bằng với các sân, 
hiên, bể bơi phía dưới. Ý tưởng của tác giả muốn dùng mái phụ đó để lợi dụng các yếu tố 
có lợi như tăng độ mát của làn gió thổi qua bể bơi tới các tầng nhà. 
Từ ngôi nhà đầu tiên đó, những năm về sau ông đã thành công trong sự nghiệp thiết 
kế nhà cao tầng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm với hàng loạt các nhà tháp: trung tâm thương 
mại IBM, nhà tháp quảng trường Atrium, nhà tháp Menara Mesiniaga, trung tâm thương 
mại Central, văn phòng Budaya... (Kualua Lumpur) và số lớn các nhà cao tầng ở Trung 
Quốc. Năm 1989 Ngôi nhà 15 tầng Menara Mesiniaga đưa vào sử dụng đã khẳng định 
những nguyên tắc thiết kế của Yeang về kiến trúc sinh - khí hậu và đã được coi như một 
mẫu mực phát triển đúng đắn của kiến trúc cao tầng Đông Nam Á (theo đánh giá của 
phương Tây). Ngoài việc đặt hướng nhà sao cho các phòng sử dụng đón được hướng gió 
tốt (Nam, Đông Nam), các khu vệ sinh và thang nằm ở góc Đông và Tây, ông còn tiến 
thêm một bước trong ý đồ thiết kế tạo lập một môi trường sinh thái tự nhiên (như một 
phần của tổng thể địa phương) bao quanh ngôi nhà. Những phần luôn được che nắng bởi 
104 
bóng đổ của ngôi nhà đã khuyến khích đời sống tự nhiên phong phú của hệ 
động vật địa phương phát triển. Ngôi nhà cũng sử dụng một loạt các giải pháp truyền 
thống khi xử lý các khoảng sân trời bán mái trong các tầng, cấu tạo lớp tường kép bằng 
tấm cách nhiệt ở hướng Đông và Tây, sáng tạo mái đan phên chống bức xạ có thể tự di 
động theo đường mặt trời... Các điều kiện khí hậu lý tưởng đạt được trong các phòng sử 
dụng không cần đến hệ thống điều hoà đã khiến ngôi nhà này được coi là “Mô hình của 
chủ nghĩa hiện đại nhiệt đới đáng tin cậy về mặt môi trường” (Clifford - nhà bình luận 
kiến trúc người Anh). 
Hình 42: Công trình nhà ở tại Việt nam 
- Ở Việt Nam, nói chung là nhà ở cao tầng chưa phát triển nhiều, mức độ đáp ứng 
của nó cho nhu cầu ở tại các đô thị còn thấp , mới có ở một số ít ở thành phố (Hà Nội, Hồ 
105 
Chí Minh). Việc đưa dân cư vào sống trong các nhà ở cao tầng mới chỉ là 
giai đoạn bắt đầu thí điểm ở Việt Nam. Trong khi đó ở các nước ngay trong khu vực 
Đông Nam Á, nhà ở cao tầng mọc lên như nấm, phát triển rất nhanh. Đấy là điều kiện tốt 
để Việt Nam học hỏi và tham khảo. 
5.2.5 Xu hướng phát triển của nhà khối ghép tại Việt nam 
- Trong khoảng thời gian những năm 1980-1990 các căn hộ khối ghép xây dựng 
một cách tự phát, thiết kế rất sơ lược đơn giản chủ yếu chỉ để đáp ứng các nhu cầu tối 
thiểu tạm thời trước mắt về chỗ ở. Các căn hộ thường hai tầng, chưa chú ý đến vẻ đẹp 
tổng thể cũng như của từng căn hộ. Diện tích sử dụng của các căn hộ thậm chí không đáp 
ứng đủ nhu cầu sử dụng tối thiểu dẫn đến tình trạng cơi nới, chắp vá gây ảnh hưởng đến 
mỹ quan chung của ngôi nhà. 
- Sau năm 1990, kinh tế xã hội bước đầu thoát khỏi khủng hoảng. Thu nhập bình 
quân đầu người tăng, chất lượng cuộc sống ngày càng được chú ý hơn. Ngôi nhà không 
còn chỉ là chỗ trú chân, văn hoá ở trở thành một nhu cầu thiết yếu cho mọi gia đình. Trào 
lưu mua đất xây nhà bùng nổ do điều kiện sinh hoạt trong các chung cư không đáp ứng 
được cuộc sống hiện đại. Bộ mặt hè phố thay đổi từng ngày, các khu dân cư mới ngày 
càng mở rộng. Gắn liền với nó là những kiểu nhà biệt thự hay chia lô được xây dựng ồ ạt 
và tự phát, thiếu một quy hoạch tổng thể chung. Ai cũng muốn có một căn nhà theo sở 
thích riêng dẫn đến sự sao chép tuỳ tiện những hình thức chi tiết kiến trúc mà họ cho là 
“đẹp” nhưng trên thực tế lại rất “kém thị hiếu”. Tổng thể chung khu ở, đường phố trở nên 
lộn xộn trái ngược với mong muốn của công chúng. 
- Trong tình hình đó, xây dựng nhà khối ghép với những ưu điểm vốn có của nó trở 
nên rất thích hợp với nhiều đối tượng gia đình. 
- Nhà khối ghép đã trở thành xu hướng chủ đạo không chỉ ở vùng ven đô, thị trấn, 
thị xã mà ở cả thành phố du lịch, khu nghỉ mát. Ở nước ngoài (Mỹ, Thái Lan, Malaysia...) 
dễ dàng bắt gặp khắp nơi những nhà khối ghép đa dạng về chủng loại, phong phú về màu 
sắc, kiểu cách sang trọng và rất thời thượng (cho cả tầng lớp thượng lưu), được phối hợp 
hài hoà độc đáo với các khối mảng cây xanh của nhà vườn - biệt thự, với hình khối kiến 
trúc các nhóm quần thể chung cư nhiều tầng và cao tầng, tạo nên cảnh sắc, bóng dáng đô 
thị vui mắt sinh động và đầy sức hấp dẫn và hiện đại... 
- Tìm kiếm các dạng nhà ở thấp tầng liên kế mật độ cao (có sân trong) để nâng cao 
mật độ cư trú, hệ số sử dụng đất nằm mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng nó trong đô thị 
cũng là một hướng phát triển được nhiều nước chú ý những thập kỷ gần đây. 
Nhà khối ghép ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết chỗ ở 
cho người dân Hà Nội, nâng cao điều kiện sống cho mọi người, mọi nhà. Nhà khối ghép 
trở thành một yếu tố không thể thiếu trong những loại hình nhà ở. Tất nhiên còn phải qua 
thực tế sàng lọc. Mong rằng chúng ta sẽ có những căn nhà khối ghép phù hợp hơn trong 
tương lai. 
Phần câu hỏi: 
Câu 19: Anh (Chị) phân tích nhà ở sinh thái? Hãy đưa ra một số ý tưởng nhà ở sinh thái 
Câu 20: Trình bày xu hướng phát triển nhà ở hiện nay trên thế giới 
Câu 21: Anh (Chi) hãy phân tích việc phát triển nhà ở tại Việt nam hiện nay đã phù hợp 
với điều kiện sống của người Việt nam chưa? 
106 
 Danh mục sách tham khảo 
1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm - 2004 – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân 
dụng - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 
2. Bộ xây dựng - 1997 - Tuyển tập (tập IV) Tiêu chuẩn xây dựng của Việt nam - NXB 
Xây dựng, Hà nội 
3. KTS Lương Anh Dũng - 2003 - Chất lượng ở cho đô thị sau năm 2000 - NXB Khoa 
học kỹ thuật,Hà nội 
4. Wiliam.j.r.curtis – 1981 (1995) – Modern architecture since 1900 – Boston – 
Masachusetts – Hoa kỳ 
Website tham khảo 
www.kientrucviet.com.vn, www.diendanxaydung.vn, www.ashui.com, www.act.com.vn, 
www.wiki.com,.... 
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh hình thành nhà ở 
Câu 2: Trình bày phát triển nhà ở thời kỳ Tư bản chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa phát 
triển cao 
Câu 3: Trình bày phát triển nhà ở thời kỳ xã hội Nguyên thuỷ 
Câu 4: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhà ở? Hãy trình bày một trong những yếu tố 
đó. 
Câu 5: Có những hệ thống không gian nhà ở nào? Hãy phân tích cụ thể một không 
gian 
Câu 6: Căn hộ là gì? Nêu các thành phần trong căn hộ 
Câu 7: Hãy cho biết diện tích chuẩn cho các thành phần và phân biệt rõ các loại diện 
tích trong căn hộ 
Câu 8: Hãy phân tích một thành phần không gian mà Anh (Chi) thích ở trong căn hộ 
Câu 9: Hãy vẽ sơ đồ dây chuyền mối quan hệ của một căn hộ 
Câu 10: Hãy phân biệt nhà ở chung cư và nhà ở tập thể, vẽ sơ đồ minh hoạ 
Câu 11: Anh (chị), hãy phân tích điểm khác nhau giữa nhà ở nhiều căn hộ và nhà ở 
kiểu khách sạn. 
Câu 12: Có những loại nhà ở nào? Hãy trình bày đặc điểm của từng loại 
Câu 13: Có những cách phân loại nhà ở nào? Hãy trình bày một loại nhà ở phổ biến 
nhất tại Việt nam. 
Câu 14: Hãy trình bày chức năng của một căn hộ hiện đại 
Câu 15: Hãy trình bày xu hướng thiết kế căn hộ hiện nay 
Câu 16: Có những yêu cầu nào trong thiết kế căn hộ hiện đại? hãy nêu yêu cầu thiết kế 
phù hợp với tâm sinh lý con người 
Câu 17: Có những giải pháp nào cho việc thiết kế căn hộ thoả mãn điều kiện tiện nghi 
và tiết kiệm năng lượng 
Câu 18: Anh (Chị) phân tích nhà ở sinh thái? Hãy đưa ra một số ý tưởng nhà ở sinh 
thái 
Câu 19: Trình bày xu hướng phát triển nhà ở hiện nay trên thế giới 
Câu 20: Anh (Chi) hãy phân tích việc phát triển nhà ở tại Việt nam hiện nay đã phù 
hợp với điều kiện sống của người Việt nam chưa? 
 1 
MỤC LỤC 
Chương 1: Sơ lược quá trình phát triển kiến trúc nhà ở và những yếu tố 
 ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 
1.1. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở 3 
1.1.1. Kiến trúc nhà ở thời xã hội nguyên thuỷ 3 
1.1.2. Kiến trúc nhà ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ 5 
1.1.3. Kiến trúc nhà ở giai đoạn xã hội phong kiến 7 
1.1.4. Nhà ở thời tư bản chủ nghĩa 8 
1.1.5. Nhà ở giai đoạn xã hội tư bản phát triển cao 9 
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 10 
1.2.1 Yếu tố tự nhiên 10 
1.2.2 Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá lối sống ở Việt nam 11 
1.2.3. Điều kiện kỹ thuật 17 
1.2.4 Yếu tố quy hoạch và đô thị hoá 19 
Chương 2: Tổ chức không gian kiến trúc nhà ở 
2.1. Hệ thống không gian nhà ở (không gian khu ở) 21 
2.1.1. Không gian cá thể 21 
2.1.2. Không gian giao tiếp 21 
2.1.3. Không gian công cộng 21 
2.2. Không gian ở cơ bản trong căn hộ 21 
2.2.1. Định nghĩa căn hộ 21 
2.2.2. Thành phần và cơ cấu căn hộ 23 
2.3. Phân khu chức năng trong căn hộ 37 
2.3.1. Phân khu công năng trong căn hộ (dây chuyền) 37 
2.3.2. Phân khu chức năng giao thông 39 
2.3.3 Diện tích các loại căn hộ điển hình 39 
Chương 3: Các loại nhà ở 
3.1. Phân loại nhà ở theo yêu cầu quy hoạch 41 
3.1.1. Nhà ở đô thị 41 
3.1.2. Nhà ở nông thôn 41 
3.2. Phân loại theo chức năng sử dụng 44 
3.2.1. Nhà ở kiểu biệt thự 44 
3.2.2 Nhà ở liên kế (nhà khối ghép) 56 
3.2.3 Nhà ở ghép hộ 62 
3.2.4 Nhà ở kiểu khách sạn 65 
3.2.5 Nhà ở ký túc xá 65 
 2 
3.2.6 Nhà ở nhiều căn hộ (nhà chung cư) 66 
3.3 Phân loại dựa trên độ cao 78 
3.3.1. Nhà ở thấp tầng 78 
3.3.2 Nhà ở có số tầng trung bình 79 
3.3.3 Nhà ở cao tầng 79 
3.3.4 Nhà ở nhiều tầng (nhà chọc trời) 79 
3.4 Phân loại dựa vào đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội của nó 79 
3.4.1 Nhà ở kiểu sang trọng tiêu chuẩn cao 79 
3.4.2 Nhà ở cho người có thu nhập cao 79 
3.4.3 Nhà ở dành cho người thu nhập khá, trung bình 79 
3.4.4 Nhà ở cho người có thu nhập thấp, nghèo khổ 79 
Chương 4: Những vấn đề cơ bản trong thiết kế kiến trúc nhà ở 
4.1. Chức năng của căn hộ hiện đại 80 
4.1.1 Khái niệm chung 80 
4.1.2 Các chức năng của căn hộ 80 
4.2. Các yêu cầu tâm lý, sinh học của không gian ở 81 
4.2.1 Các yêu cầu khi thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của con người 81 
4.2.2 Các chỉ tiêu về điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu của con người 82 
4.3. Nội dung yêu cầu công năng và giải pháp không gian nội thất căn hộ 83 
4.3.1. Yêu cầu chung của nhà hiện đại. 83 
4.3.2 Các giải pháp tổ hợp không gian nội thất căn nhà ở hiện đại 86 
4.4 Yêu cầu về giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thẩm mỹ đối với nhà ở 87 
4.4.1 Các yêu cầu về giải pháp kiến trúc và kết cấu 87 
4.4.2 Cầu thang trong chung cư nhiều tầng 87 
4.4.3 Thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở 88 
Chương 5: Những xu hướng và kinh nghiệm trong thiết kế kiến trúc nhà ở 
5.1. Các xu hướng và giải pháp nâng cao tiện nghi và chất lượng nhà ở 90 
5.1.2 Tính linh hoạt trong thiết kế và khai thác không gian ở 90 
5.1.1 Các giải pháp tạo vi khí hậu thuận tiện trong nhà ở 90 
5.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 90 
5.2.1 Kinh nghiệm về tổ chức chung cư cao tầng ở các nước Đông nam á 90 
5.2.2 Xu thế phát triển kiến trúc chung cư nhiều tầng và cao tầng trên thế giới 98 
5.2.3 Nhà chọc trời hướng tới lý thuyết thiết kế đô thị theo chiều hướng đứng ở châu Á 98 
5.2.4 Một số bài học cần rút ra và kinh nghiệm cần hướng tới trong tương lai 98 
5.2.5 Xu hướng phát triển của nhà khối ghép 99 
Mục lục 104 
Tài liệu tham khảo 106 
 107 
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 
1. PGS. TS. KTS. Nguyễn Đức Thiềm - 2004 – Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà dân 
dụng - NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 
2. Bộ xây dựng - 1997 - Tuyển tập (tập IV) Tiêu chuẩn xây dựng của Việt nam - NXB 
Xây dựng, Hà nội 
3. KTS Lương Anh Dũng - 2003 - Chất lượng ở cho đô thị sau năm 2000 - NXB Khoa 
học kỹ thuật,Hà nội 
4. KTS Nguyễn Tài My – 1995 - Kiến trúc công trình - Những khái niệm cơ bản – ĐH 
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Wiliam.j.r.curtis – 1981 (1995) – Modern architecture since 1900 – Boston – 
Masachusetts – Hoa kỳ 
1. Thông tin về tác giả: 
- Họ và tên: Trần Đình Hiếu 
- N ăm sinh: 24/9/1973 
- Nơi công tác: Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học Huế 
- Địa chỉ: 14/116 Nguyễn Lộ trạch, TP Huế 
- Điện thoại CQ: 054.3833530; NR 054.3812191; DĐ 0905566906 
- Địa chỉ Email: hieuchi2000@yahoo.com 
2. Thông tin về giáo trình: 
- Giáo trình chưa xuất bản 
- Giáo trình áp dụng cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc công trình và chuyên 
ngành kiến trúc quy hoạch và chuyên ngành xây dựng dân dụng 
- Giáo trình dành cho tất cả các trường đào tạo Kiến trúc sư 
- Yêu cầu kiến thức về kiến trúc nhập môn, phương pháp sáng tác kiến trúc trước 
khi học môn này 
- Các từ khoá: (nhahue2009) 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_thiet_ke_kien_truc_nha_o_tran_dinh_hieu.pdf