Bài giảng Nguyên lý thuyết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 3: MB tổng thể và tổ chức không gia xí nghiệp công nghiệp - Đinh Trần Gia Hưng

Tóm tắt Bài giảng Nguyên lý thuyết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 3: MB tổng thể và tổ chức không gia xí nghiệp công nghiệp - Đinh Trần Gia Hưng: ...ó thể đứng độc lập hoặc kết hợp nhiều kho với nhau để tiết kiệm giá đỡ và thành bao. Nguyên tắc chứa là hàng đưa vào phía trên và lấy ra phía dưới. Hạng mục động lực năng lượng - Bao gồm trạm khi nén, nhà nồi hơi, trạm biến thế , phát điện dự pho...ụ công nhân của xí nghiệp này với một xí nghiệp khác có hợp tác. • Phải đảm bảo khoảng cách từ khu sx đến nhà ăn < 300m, lý tưởng <200m C. Yêu cầu phân bố luồng người và hàng hoá: Chú ý: Nên xen kẽ và ngược chiều nhau. + Hợp lý,ngắn nhấ...n 800m. – Trường hợp XNCN chỉ có một cổng thì giải quyết công nhân và hàng hoá tách biệt . C. Các phương thức bố trí: * Bố trí thành dải chạy dài • Ưu : Dễ hình thành phân đoạn phục vụ, hợp với XN lớn. • Nhược : đôi khi bị kéo dài. • *Bố trí dạng t...

pdf89 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Nguyên lý thuyết kế kiến trúc công nghiệp - Chương 3: MB tổng thể và tổ chức không gia xí nghiệp công nghiệp - Đinh Trần Gia Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III.1. NỘI DUNG CHÍNH CỦA VIỆC THIẾT KẾ MB TT: 
CHƯƠNG 3: MB TỔNG THỂ VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XNCN 
Giải quyết các vấn đề: 
 Đối ngoại: 
 Giữa XNCN với khu dân cư; Khu hay cụm công nghiệp; 
 Các XNCN khác; hạ tầng kỹ thuật. 
 Đối nội: 
 Giữa các phân xưởng sản xuất; Phục vụ công nhân; 
Quản lý hành chính. 
TRÌNH TỰ THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG: 
-Phân khu chức năng: sản xuất, phục vụ sản xuất, công trình 
động lực và năng lượng, quản lý hành chánh và phục vụ công 
nhân 
-Bố trí các công trình phù hợp yêu cầu công nghệ, đảm bảo các 
yêu cầu vệ sinh môi trường, phòng hỏa, thông thoáng và chiếu 
sáng 
-Xác định hệ thống giao thông nội bộ và mạng lưới kỹ thuật hạ 
tầng trên cơ sở liên thông với các khu vực bên ngoài XNCN 
-Hoàn thiện khu đất xây dựng, cây xanh, sân vườn với các chỉ 
tiêu xây dựng tối ưu. Đảm bảo thẫm mỹ kiến trúc, hài hoà trong 
cảnh quan chung của khu vực. 
MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG: 
 Phân khu chức năng hợp lý. 
 + Đảm bảo mối quan hệ giữa các khu chức năng trong 
khu đất. 
 + Lưu ý về lưu lượng giao thông, hướng gió, hướng nắng, 
vệ sinh, phòng hỏa. 
 Đảm bảo các yêu cầu về công nghệ sản xuất. 
 + Bố trí các thiết bị công nghệ, thiết bị vận chuyển 
nguyên vật liệu hợp ly.ù 
 + Lưu ý đặc thù công nghệ trong quy trình sản xuất để 
chọn giải pháp bố cục phân tán hay kết hợp. 
 Yêu cầu về an toàn phòng hỏa. 
 + Bố trí ở cuối các hướng gió chủ đạo các công trình 
có nguy cơ cháy nỗ đồng thời có các giải pháp ngăn 
cháy bằng các khoảng trống, các dải cây xanh và tường 
ngăn chán 
 Yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường. 
 + Biện pháp kỹ thuật : dùng máy móc để loại trừ hoàn toàn 
hoặc một phần các chất thải độc hại, ô nhiễm môi trường. 
 + Biện pháp quy hoạch kiến trúc và tổ chức không gian: sử 
dụng các khoảng cách ly, tổ chức phân khu vệ sinh, lựa chọn 
hướng nhà, v.v. 
  Lựa chọn hướng nhà cho 
khu vực Hà Nội 
 a/ hướng gió tốt; 
 b/ hướng gió tạm được; 
 c/ hướng gió xấu. 
Hướng nhà: 
 Yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường 
+Khoảng cách giữa các nhà: 
Khi a > 3m thì l = H + h 
 2 
Khi a < 3m thì l = H’ + h 
 2 
 Xác định khoảng cách thông gió 
trong xí nghiệp công nghiệp. 
 l: khoảng cách giữa hai nhà. 
 h: chiều cao nhà chắn gió. 
 H: chiều cao nhà đến mái. 
 H’: chiều cao nhà đến cửa mái. 
 a: khoảng cách từ mép mái nhà 
đến mép cửa mái. 
 Yêu cầu tổ hợp không gian kíến trúc trong tổng thể công trình: 
 + Có sự thống nhất trong bố cục hình khối các khối nhà và 
các công trình kỹ thuật trong khu đất đồng thời kết hợp được với 
điều kiện địa hình và không gian cảnh quan xung quanh 
 Tổ chức tốt hệ thống giao thông, sân bãi phục vụ trên khu đất 
xây dựng 
 + Lưu ý việc bố trí giao thông phục vụ và PCCC 
 + Hệ thống sân bãi xuất nhập hàng hoá, sân bãi phụ trợ 
A.Các hạng mục chức năng: 
III.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ MẶT BẰNG TỔNG THỂ XNCN 
Hạng mục sản xuất chính 
Hạng mục phụ trợ sản xuất 
Hạng mục kho tàng – sân bãi 
Hạng mục hành chánh phúc lợi 
Hạng mục động lực năng lượng 
 Hạng mục sản xuất chính 
- Các xưởng sản xuất theo dây chuyền công nghệ. Nơi 
diễn ra các hoạt động chính của quá trình sản xuất. 
KHÔNG GIAN SẢN XUẤT 
Hạng mục phụ trợ sản xuất 
- Phục vụ, hỗ trợ cho dây chuyền sản xuất chính 
- Ví dụ: xưởng phụ liệu, xưởng cơ khí cơ điện, 
KHÔNG GIAN PHỤ TRỢ SẢN XUẤT 
Hạng mục kho tàng 
- Bao gồm các hệ thống kho tàng và sân bãi 
- Kho bãi nguyên liệu, phế liệu, kho trung chuyển, kho bãi thành 
phẩm, các sân bãi xuất nhập hàng hoá, sân bãi phụ trợ 
HỆ THỐNG KHO TÀNG – SÂN BÃI 
Silô và bun-ke : 
*Silô là dạng kho chứa theo phương đứng, một loại công trình kho 
hiện đại với các hình dạng vuông, tròn, đa giác đều, phổ biến 
nhất là hình vuông và tròn; có thể đứng độc lập hoặc kết hợp 
nhiều kho với nhau để tiết kiệm giá đỡ và thành bao. Nguyên tắc 
chứa là hàng đưa vào phía trên và lấy ra phía dưới. 
Hạng mục động lực năng lượng 
- Bao gồm trạm khi nén, nhà nồi hơi, trạm biến thế , phát 
điện dự phòng, trạm bơm và thủy đài, kho xăng dầu 
CÔNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG – KỸ THUẬT 
Đài nước : 
Là một loại bể chứa nước độc lập được đặt trên cao tạo áp lực 
lớn phục vụ việc cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, phòng hỏa 
tùy theo yêu cầu có thể thiết kế đài nước có sức chứa : 15, 25, 
50, 100, 150, 200 cho đến 800 m3 , chiều cao từ 12, 18, 24, 30 
hoặc 36m, thường làm bằng thép hoặc BTCT. 
Đài nước bao gồm 2 phần : bồn chứa nước (két nước) và trụ đỡ. 
Đài nước có hình thức đa dạng, việc lựa chọn hình thức tùy vào 
ý đồ tạo dáng kiến trúc của công trình. 
Tháp giải nhiệt : 
Với những xí nghiệp sử dụng khối lượng nước lớn trong quá trình 
sản xuất, để tiết kiệm chi phí, cần sử dụng lại lượng nước thải 
ra. Để làm nguội lượng nước này trước khi sử dụng phải có 
công trình tháp giải nhiệt. 
Nguyên tắc của tháp giải nhiệt là làm nguội nước bằng 
phương pháp phun cho nước rơi vào các mạng lưới và máng 
theo kiểu dàn mưa làm vỡ hạt, nước nguội đi nhờ sức gió theo 
hai nguyên tắc đối lưu hoặc 
Ống khói : 
Ống khói được sử dụng để thải khói, bụi, khí và hơi độc hại phát 
sinh trong quá trình sản xuất, nguyên tắc là đưa các chất khí này 
lên ở một độ cao lớn so với mặt đất để nó có thể phân tán 
nhanh vào không khí, không lắng đọng xuống mặt đất quá mức 
độ cho phép, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. 
Hạng mục hành chánh phúc lợi 
- Bố trí khu trước nhà máy 
- Bao gồm nhà hành chánh và các công trình phúc lợi phục vụ 
công nhân. 
NHÀ HÀNH CHÁNH 
NHÀ PHỤC VỤ CÔNG NHÂN 
` 
SƠ ĐỒ QUAN HỆ CÁC KHU CHỨC NĂNG: 
 XƯỞNG SX 
 CHÍNH 
KHO-BÃI 
NGUYÊ
N 
LIỆU 
 PHỤ TRỢ 
SX 
KHO 
TRUNG 
 CHUYỂN 
 XƯỞNG SX 
 CHÍNH 
KHO 
THÀNH 
 PHẨM 
SÂN PHỤ TRỢ SÂN THÀNH PHẨM 
HÀNH CHÁNH + PHÚC LỢI 
LUỒNG 
HÀNG 
Nhập nguyên 
liệu 
Xuất thành 
phẩm 
LUỒNG 
NGƯỜI 
GHI CHÚ: 
 DÂY CHUYỀN SX CHÍNH 
 PHỤ TRỢ SẢN XUẤT 
 HÀNH CHÁNH 
 PHÚC LỢI 
• B. Các phương pháp phân khu: 
 + Phân khu theo yêu cầu vận chuyển hàng hoá. 
 + Phân khu theo số lượng công nhân 
 + Phân khu theo mật độ sản xuất ô nhiễm, có biện pháp cách ly 
bằng cây xanh bao tường chắn. 
 + Phân khu chức năng theo mức độ dễ cháy nổ. 
• Chú ý: Khi tổ chức phân khu chức năng phải chú ý kho hàng, 
kỹ thuật, năng lượng, phục vụ công nhân của xí nghiệp này với 
một xí nghiệp khác có hợp tác. 
• Phải đảm bảo khoảng cách từ khu sx đến nhà ăn < 300m, lý 
tưởng <200m 
C. Yêu cầu phân bố luồng người và hàng hoá: 
 Chú ý: Nên xen kẽ và ngược chiều nhau. 
 + Hợp lý,ngắn nhất và an toàn. 
 + Hạn chế cắt nhau, nếu trường hợp cắt nhau thì phải 
làm cầu vượt, hầm cho người. Nên cho người đi trên. 
 + Nên tổ chức các công trình phục vụ công nhân ở đầu 
luồng người. 
D. Tính chặt chẽ trong xây dựng. 
 + Hợp khối tối đa, Hợp khối những công trình giống nhau hoặc 
khác nhau nhưng không ảnh hưởng nhau, hợp khối công trình có 
độ cao chênh lệch <2m, tiết kiệm vật liệu xây dựng. 
 + Có không gian lớn, lưới cột rộng, sử dụng khoảng cách 
không gian hiện đại, tạo mặt bằng đa năng. 
 + Đảm bảo thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên 
 + Bảo đảm an toàn sử dụng , đơn giản bảo trì, vệ sinh định kỳ. 
E. Thống nhất hoá và mô đun hoá. 
 + Những thành phần quy hoạch và đơn vị cơ bản 
 + Đẩy mạnh tốc độ thiết kế và giải quyết không gian hợp lý. 
 + Thống nhất các giải pháp về khoa học công nghệ 
 + Giải quyết tốt yêu cầu mở rộng trong tương lai. 
 + Dễ dàng tính toán trong việc tổ chức không gian 
A. Các dạng nhà và công trình sản xuất. 
• Nhà sản xuất: Nhà 1 tầng , 2 tầng ,nhiều tầng , hỗn hợp 
• Các công trình và thiết bị kỹ thuật : xi lô, tháp nước,băng 
chuyền, cầu trục, kênh mương, đường hầm,. 
III.3. CÁC DẠNG NHÀ CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT- CÁC GIẢI PHÁP QUY 
HOACH MB CÁC XNCN 
B. Các Giải Pháp Quy Hoach Mb Các Xncn 
a. Kiểu ô cờ: 
b. Kiểu hợp khối liên tục: 
C. Kiểu đơn nguyên 
d. Kiểu chu vi 
A.Chức năng của Khu trước XNCN: 
• + Quản lý và điều hành sản xuất. 
• + Phục vụ công nhân 
Thành phần: 
• + Công trình quản lý hành chính 
• + Phòng bảo vệ thưòng trực. 
• + Các công trình phục vụ sinh hoạt công nhân (hội 
trường, nhà ăn, vệ sinh, thay đồ, nhà nghỉ,y tế). 
• + Công trình phục vụ về văn hoá, thể thao ,nhà trẻ 
• + Các công trình sản xuất nghiên cứu khoa học (phòng thí 
nghiệm, lớp dạy nghề) 
• + Các công trình về phục vụ giao thông (bãi để xe). 
• + Các công trình cây xanh, tiểu cảnh. 
III.4. TỔ CHỨC KHU TRƯỚC XÍ NGHIỆP 
NM CHẾ BIẾN HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH 
NM CHẾ BIẾN ĐỒ HỘP 
B. Nguyên tắc bố trí: 
– Hợp nhóm, tập trung, tính sử dụng hợp nhất.Đưa về hướng có 
dân cư so với XN , 
– Chú ý: cổng chính dành cho công nhân; cổng phụ cho 
chuyển hàng hoá.Nên cách xa các giao lộ (tối thiểu 20m) 
– Khoảng cách từ lối vào đến nơi làm việc xa nhất của công 
nhân phải nhỏ hơn 800m. 
– Trường hợp XNCN chỉ có một cổng thì giải quyết công nhân 
và hàng hoá tách biệt . 
C. Các phương thức bố trí: 
 * Bố trí thành dải chạy dài 
• Ưu : Dễ hình thành phân đoạn phục vụ, hợp với XN lớn. 
• Nhược : đôi khi bị kéo dài. 
• *Bố trí dạng tập trung 
• Thông thường các nhà máy vừa và nhỏ, số lượng công trình 
phục vụ không lớn. 
• Ưu: tiết kiệm đất xây dựng.Nhược : lưu ý bán kính phục vụ 
 * Bố trí kiểu phân tán 
• Cấp 1: thường xuyên (vệ sinh, nghỉ giải lao)gần khu sản xuất 
• Cấp 2: ít thường xuyên, đặt trước toàn xí nghiệp 
• Sử dụng cho công trình lớn, có khối lượng sản xuất nhiều. 
XN MAY MẶC 
NM SX CẤU KIỆN BÊ TÔNG 
NM SX CẤU KIỆN BÊ TÔNG 
NM SX XIMĂNG 
• Trong các XN , thường vận chuyển chủ yếu bằng dường bộ, 
đường sắt, ca nô, băng tải, cần trục, đường ống  
III.5. GIAO THÔNG TRONG XNCN 
1. Hệ thống Đường sắt. 
Cho các XN cơ khí có khối lượng vận chuyển lớn > 
45.000tấn/năm, gần tuyến đường sắt quốc gia ,liên tỉnh. 
• * Những nguyên tắc thiết kế Đường sắt trong XNCN 
• Vận chuyển trực tiếp tránh dốc. . 
• Phù hợp sản xuất, không cản trở giao thông, cản trở dây 
chuyền sản xuất. 
• Tránh cắt nhau với giao thông khác, nếu phải cắt nhau thì phải 
làm cầu vượt. Không bố trí phân nhánh tại đường cong và tại 
nơi đường sắt và đường ô tô cắt nhau. 
• 2. Hệ thống Đường bộ ( dường ô tô ) trong XNCN 
• Phân loại 
• Đường công trình: từ ngoài vào xí nghiệp, kho, bến bãi. 
• Loại đường giữa các phân xưởng trong nội bộ XN. 
• Loại đường cho các chức năng khác: cứu hoả, lấy rác 
Nguyên tắc trong thiết kế: 
– Tránh cắt qua các phương tiện giao thông khác. 
– Cửa vào của đường ô tô, khi có đường sắt thì bố trí 
ngược chiều nhau và xen kẽ nhau 
– Tuỳ thuộc vào mật độ xe trong XNCN, phân cấp theo 
khối lượng vận chuyển . (Tính trên lượng hàng vận 
chuyển ra vào XNCN) 
– Cấp 1: >400tấn/h 
– Cấp 2: 60 – 400tấn/h 
– Cấp 3: <60 tấn/h 
3. Hệ thống đường ống kỹ thuật trong XN 
Đặt trong hệ ống cống, bao gồm: gas, khí nén,ống cấp hơi 
nóng lạnh, dầu, cấp thoát nước. 
Đường dây gồm: điện và điện thoại. 
Khi chọn vị trí đặt trên cao; 
Ưu: Dễ sửa và bảo quản, không gây cản trở với giao thông. 
Nhược: mất mỹ quan chung 
Khi chọn vị trí đặt trên mặt dất; 
 Ưu: Dễ sử dung , kinh tế và mỹ quan 
 Khuyết: Không an toàn, khó bố trí đường giao thông. 
Khi chọn vị trí đặt ngầm dưới mặt đất 
 Ưu: tiện dụng , dảm bảo kỹ thuật, kín đáo 
 Nhược : chi phí cao 
Đặt trên cao 
Đặt trên mặt đất 
• Mạng lưới kỹ thuật phục vụ sản xuất 
• Mạng lưới điện 
• Mạng lưới cấp thốt nước 
III.6. HOÀN THIỆN XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 
1. Hoàn thiện và tạo tiện nghi trên lãnh thổ xây dựng xí nghiệp: 
Giải quyết 3 vấn đề cơ bản: 
- Tổ chức tốt điều kiện làm việc và nghỉ ngơi cho công nhân. 
- Nâng cao chất lượng và kính tế cho khu đất xây dựng. 
- Nâng cao thẩm mỹ công trình và tác động đến cảnh quan. 
Những thành phần chính: 
•- Cây xanh- Mặt nước. 
•- Đường giao thông và sân bãi 
•- Kiến trúc nhỏ. 
•- Tượng đài, phù điêu, các xếp đặt. 
•- Các thông tin nhìn trong XNCN 
Chú ý : 
• Đặc trưng trong sản xuất của mỗi XN. 
• Mức độ ô nhiễm, độc hại va cơ cấu của người lao động . 
• Điều kiện tự nhiên, khí hậu của vị trí xây dựng . 
2. Thông tin nhìn trong xí nghiệp công nghiệp 
- Các thông báo khả năng xảy ra cháy nổ và an toàn lao động. 
- Các tín hiệu về giao thông, bảng hoặc đèn hiệu. 
- Các panô thông tin, quảng cáo ... 
Tiêu chí thiết kế: 
- Dễ hiểu, dễ thấy, rõ ràng, gây ấn tượng cho người quan sát 
- Hài hòa với kiến trúc, không ảnh hưởng tới màu sắc khối dáng 
kiến trúc. 
- Bảo đảm an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới lao động. 
3. Cây xanh, mặt đường, sân, hồ nước, tiểu cảnh. 
• Bảo đảm 3m2/ người/ XNCN. 
• Bảo vệ môi trường, tạo chống cháy, trang trí. 
• Kết hợp cây xanh với hồ nước. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_thuyet_ke_kien_truc_cong_nghiep_chuong_3.pdf