Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trộn khi cải tạo nền đất hoàng thổ bằng biện pháp đầm chặt hỗn hợp hoàng thổ - xi măng

Tóm tắt Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trộn khi cải tạo nền đất hoàng thổ bằng biện pháp đầm chặt hỗn hợp hoàng thổ - xi măng: ...h xi măng. Trong đó, mỗi trường hợp nghiên cứu gồm ít nhất 5 mẫu chế bị tương ứng 5 giá trị độ ẩm khác nhau, với mức chênh lệch 3-5 % so với độ ẩm của đất trước khi tạo hỗn hợp đầm chặt [16]. Các mẫu trộn phục vụ nghiên cứu ký hiệu tương ứng lần lượt là M0, M1, M2 và M3, cụ thể như sau...ân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm 3.1 Hiệu quả đầm chặt Trong thực tế xây dựng, nền công trình thường được đầm chặt để giảm thiểu độ lún cũng như cải thiện các tính chất xây dựng khác như khả năng chịu tải và sức chống cắt. Phương pháp này thường được sử dụng để xử lý nền đất chưa t...với mẫu không có xi măng). Với cách trộn hỗn hợp và chế bị mẫu theo trường hợp M2 cho hiệu quả đầm chặt không tốt, nhưng vẫn thể hiện sự cải thiện tính nén lún một cách rõ nét. So sánh giữa các cách trộn và tạo mẫu đầm chặt ở trường hợp M3 cho thấy cách tạo mẫu M3 cho giá trị mô đun biến...

pdf8 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp trộn khi cải tạo nền đất hoàng thổ bằng biện pháp đầm chặt hỗn hợp hoàng thổ - xi măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu 
Đất hoàng thổ hay còn gọi là đất phong thành 
là một loại trầm tích do gió, từ lâu đã được biết 
đến là loại đất dễ bị lún ướt, lún sập cần được xử 
lý, cải tạo cho mục đích xây dựng. Có nhiều 
phương pháp xử lý đất hoàng thổ, trong đó có 
phương pháp trộn hoàng thổ với xi măng rồi đầm 
chặt để cải thiện đặc tính của nền [2;4]. Về 
phương pháp trộn hoàng thổ với xi măng, đã có 
nhiều công trình nghiên cứu xem xét nhiều khía 
cạnh như hàm lượng xi măng [3;5], tương tác của 
xi măng với đất và nước [1;5], hay độ ẩm tối ưu 
cho đầm chặt [8;9], thậm chí là yếu tố thời gian, 
điều kiện ninh kết [8;10]. Tuy nhiên, các nghiên 
cứu trên chưa đề cập tới cách thức chế bị mẫu 
trộn cũng như ảnh hưởng phương pháp trộn tới 
hiệu quả cải tạo loại đất đặc biệt này bằng chất kết 
dính xi măng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
74 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 
cứu thực nghiệm trong phòng đánh giá hiệu quả 
cải tạo đất hoàng thổ bằng xi măng thông qua một 
số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả phương pháp 
cải tạo đất nền bằng đầm chặt như: hiệu quả đầm 
chặt (theo độ ẩm tốt nhất và trọng lượng thể tích 
khô lớn nhất); giảm tính nén lún của đất (gia tăng 
đặc trưng mô đun biến dạng); và tăng sức chịu tải 
đất cải tạo thông qua sự gia tăng sức chống cắt 
của chúng (gia tăng c, ) khi sử dụng các phương 
pháp trộn hỗn hợp khác nhau. 
Các nghiên cứu này được tác giả tiến hành với 
đất hoàng thổ vùng Calarasi, Romania. Ở 
Romania, các tiêu chuẩn xây dựng mới nhất [6;7] 
không cung cấp hướng dẫn chi tiết cũng như yêu 
cầu cụ thể về biện pháp thi công, mà chỉ có hướng 
dẫn trình tự thi công một cách sơ lược khái quát, 
theo đó các đơn vị sản xuất chủ động thực hiện để 
đáp ứng sản phẩm đầu ra. Kết quả nghiên cứu này 
có thể góp phần bổ sung, hoàn thiện các hướng 
dẫn trình tự thi công cho công tác chuẩn bị và trộn 
vật liệu khi xử lý cải tạo đất hoàng thổ bằng xi 
măng, cũng như là tài liệu tham khảo hữu ích giúp 
các nhà thầu thi công nâng cao hiệu quả sản xuất. 
Riêng ở Việt Nam, mặc dù không phổ biến đất 
hoàng thổ điển hình, tuy vậy vẫn tồn tại một số loại 
đất có tính chất tương tự (đất bụi có tính lún ướt, 
lún sập) [19] có thể áp dụng các kết quả từ nghiên 
cứu này. Ngoài ra, bài báo này tập trung chủ yếu 
nghiên cứu về hiệu quả của các phương pháp trộn 
vật liệu, nên với các loại đất khác (không phải 
hoàng thổ) cũng có thể tham khảo bài báo này về 
cơ sở lý thuyết, phương pháp luận khi nghiên cứu 
xử lý nền bằng biện pháp trộn xi măng hoặc các 
vật liệu mịn khác (như puzzoland). 
2. Nghiên cứu thực nghiệm 
2.1 Mẫu sử dụng nghiên cứu 
Đất hoàng thổ trong nghiên cứu này là loại đất 
bụi pha sét với hàm lượng hạt bụi chiếm chủ yếu 
(tới 70 %), còn lại là sét (26 %) và cát chiếm lượng 
nhỏ (4%). Mẫu đất được hong khô gió, tán nhỏ với 
cỡ hạt lọt sàng số 4 (mắt lưới 4,75 mm) [16], sau 
đó trộn đều cho đồng nhất trước khi tiến hành các 
bước tiếp theo. Vật liệu đất hoàng thổ sử dụng cho 
nghiên cứu được thu thập trong quá trình khảo sát 
địa kỹ thuật dự án xây dựng nhà máy công nghiệp 
tại hạt Calarasi, Romania. 
Xi măng portland loại 1 được sử dụng để chế 
bị mẫu nghiên cứu có hàm lượng clinker > 95%, 
cường độ tiêu chuẩn từ 42,5 MPa đến 62,5 MPa, 
ninh kết thường, chống ăn mòn sun-fat phù hợp 
với CEM I 42.5 N – SR 5 và tiêu chuẩn SR EN 
197-1 [13]). 
Nước dùng để trộn tạo hỗn hợp thí nghiệm là 
nước sạch đáp ứng yêu cầu dùng trộn bê tông. 
Hỗn hợp đất-xi măng được trộn phù hợp tiêu 
chuẩn SR EN 1008:2003 [11]. 
2.2 Các trường hợp nghiên cứu và công tác chế 
bị mẫu đầm chặt 
Vật liệu đất hoàng thổ nêu trên, sau khi trộn 
đều được chia thành 4 phần nhằm tạo mẫu nghiên 
cứu theo các kịch bản: 03 phần chế bị hỗn hợp 
đất- xi măng cùng tỉ lệ 6% xi măng tương ứng với 
3 phương thức trộn khác nhau; và 1 phần đất còn 
lại tạo mẫu không sử dụng chất kết dính xi măng. 
Trong đó, mỗi trường hợp nghiên cứu gồm ít nhất 
5 mẫu chế bị tương ứng 5 giá trị độ ẩm khác nhau, 
với mức chênh lệch 3-5 % so với độ ẩm của đất 
trước khi tạo hỗn hợp đầm chặt [16]. 
Các mẫu trộn phục vụ nghiên cứu ký hiệu 
tương ứng lần lượt là M0, M1, M2 và M3, cụ thể 
như sau: 
Loại mẫu trộn M0 (sau đây các ký hiệu Mi dùng 
để gọi chung cho trường hợp thứ i, mẫu Mi hay 
phương án trộn Mi): Sử dụng đất hoàng thổ không 
trộn xi măng, được đầm chặt theo phương pháp 
Proctor tiêu chuẩn phù hợp tiêu chuẩn STAS 
1913/13-83 [16]. Cụ thể, đất hoàng thổ khô gió có 
độ ẩm 3% được chia thành 5 mẫu. Mỗi mẫu được 
trộn đều với lượng nước tăng dần tương ứng 
chênh lệch 3-5%, sau đó bảo quản kín và giữ độ 
ẩm trong 24h, rồi đem các mẫu này đầm chặt bằng 
thiết bị Proctor tiêu chuẩn; 
Loại mẫu trộn M1: Đất hoàng thổ được trộn với 
nước ở 5 mức độ ẩm để tạo 5 mẫu thí nghiệm như 
trường hợp M0, bảo quản ủ kín giữ ẩm. Sau 24h 
giữ ẩm, mẫu đất được trộn với 6% xi măng và tiến 
hành đầm chặt bằng thiết bị Proctor tiêu chuẩn 
ngay (5 mẫu hỗn hợp đất- xi măng cùng hàm 
lượng xi, khác độ ẩm); 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 75 
Loại mẫu trộn M2: Khác trường hợp M1, ở đây 
mẫu đất hoàng thổ được trộn đều với 6% xi măng 
và nước, lượng nước thay đổi như trường hợp M0, 
sau đó cũng bảo quản bằng ủ kín giữ ẩm 24h rồi 
mới tiến hành đầm chặt. Ở trường hợp sử dụng 
phương pháp trộn và đầm chặt hỗn hợp đất-xi 
măng này, nhóm nghiên cứu tiến hành 7 mẫu 
nhằm đảm bảo đường cong đầm chặt bao hết 
khoảng độ ẩm khả dĩ trong thí nghiệm đầm chặt 
hiệu quả; 
Loại mẫu trộn M3: Ở trường hợp này, sử dụng 
phương pháp trộn và đầm khác các trường hợp 
M1 và M2. Đất hoàng thổ khô được trộn đều với 
6% xi măng, sau đó trộn đều với nước tương ứng 
5 cấp độ ẩm khác nhau như trường hợp M0 và 
đầm chặt ngay. Tương tự trường hợp M1, trường 
hợp này cũng sử dụng 5 mẫu nghiên cứu với các 
độ ẩm khác nhau khi cùng tỷ lệ xi măng. 
Tổng hợp các trường hợp nghiên cứu hay các 
phương pháp trộn hỗn hợp đất-nước cũng như 
đất-nước-xi măng và đầm chặt được thể hiện trên 
hình 1. 
Hình 1. Sơ đồ minh họa các phương pháp trộn vật liệu 
Với các trường hợp tạo mẫu nghiên cứu như 
mô tả, trường hợp M0 thuần túy tiến hành thí 
nghiệm đầm chặt vật liệu đất theo các tiêu chuẩn 
hiện hành. 
Trường hợp M1 và trường hợp M2, mẫu hỗn 
hợp đất-xi măng-nước được tiến hành đầm chặt 
sau 24h giữ ẩm nhưng khác nhau về thứ tự trộn 
(hình 1). Ở trường hợp M1, sau 24h mẫu đất đảm 
bảo phân bố độ ẩm đều, xong việc trộn xi măng và 
đầm chặt ngay thì xi măng hầu như không có đủ 
thời gian phản ứng với nước trước khi được đầm 
chặt. Còn trường hợp M2, việc trộn đều tạo hỗn 
hợp đất-xi măng-nước sau đó ủ kín giữ ẩm 24h 
trước khi được đầm chặt sẽ có đủ thời gian để 
phản ứng xi măng với nước (quá trình ninh kết) 
xảy ra làm thay đổi liên kết cấu trúc của đất. 
Khác với trường hợp M1 và M2, ở trường hợp 
M3 các mẫu thí nghiệm được thực hiện với sự 
thay đổi ―đột phá‖ hơn khi không bố trí thời gian 
cho độ ẩm phân bố đều trong mẫu đất cũng như 
không cho phản ứng xi măng-nước diễn ra. Các 
loại vật liệu khô được trộn đều sau đó trộn với 
nước và đầm chặt ngay. 
2.3 Nội dung và tiêu chuẩn thí nghiệm 
Trong nghiên cứu này, hiệu quả đầm chặt, tính 
nén lún và sức chống cắt của hỗn hợp đất-xi măng 
được xem xét tương ứng với các trường hợp chế 
bị mẫu nghiên cứu như đã mô tả trên. Với cùng 
loại đất hoàng thổ, cùng loại và hàm lượng xi 
măng, cùng phương pháp đầm chặt, trong khoảng 
độ ẩm nhất định cho phép khảo sát được ảnh 
hưởng phương pháp trộn hỗn hợp đất-nước-xi 
măng khác nhau tới các thông số biến dạng và độ 
bền của hỗn hợp gia cố. 
Hiệu quả đầm chặt được đánh giá thông qua 
các thông số độ ẩm tối ưu (wopt) và trọng lượng thể 
tích khô lớn nhất (d max) theo qui định đầm chặt 
bằng thiết bị Proctor tiêu chuẩn [16]. 
Các thông số mô đun biến dạng Oedometric 
(M300) đặc trưng cho tính nén lún cũng như góc ma 
sát trong (phi) và cường độ lực dính kết (c) đặc 
trưng cho sức chống cắt của mẫu chế bị được tiến 
hành thông qua các thí nghiệm nén không nở hông 
ở điều kiện bão hòa bằng thiết bị Oedometer và 
cắt trực tiếp theo tiêu chuẩn xây dựng Châu Âu 
hiện hành EUROCODE 6 ([6], [7], [12], [14], [16], 
[17], [18]). Việc thực hiện các thí nghiệm này được 
tiến hành với các mẫu chế bị như mô tả mục 2.2 
sau 28 ngày bảo quản bằng ủ kín giữ ẩm ở nhiệt 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
76 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 
độ phòng thí nghiệm thông thường. 
3. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm 
3.1 Hiệu quả đầm chặt 
Trong thực tế xây dựng, nền công trình thường 
được đầm chặt để giảm thiểu độ lún cũng như cải 
thiện các tính chất xây dựng khác như khả năng 
chịu tải và sức chống cắt. Phương pháp này 
thường được sử dụng để xử lý nền đất chưa thích 
hợp (nền đất yếu) như đất hoàng thổ, bằng cách 
thay thế hoàng thổ tự nhiên bằng hoàng thổ đầm 
chặt hoặc trộn hoàng thổ với xi măng sau đó đầm 
chặt [2], [4]. 
Kết quả thí nghiệm đầm chặt Proctor tiêu 
chuẩn ở 4 trường hợp nghiên cứu, độ ẩm tối ưu và 
trọng lượng thể tích khô lớn nhất có sự khác biệt 
(bảng 1). 
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm đầm chặt các mẫu trộn theo các cách khác nhau 
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị 
Phương pháp trộn 
M0 M1 M2 M3 
Hàm lượng xi măng Pxm % 0 6 6 6 
Độ ẩm tối ưu wopt % 16.70 16.84 12.40 17.10 
Trọng lượng thể tích khô lớn nhất d max kN/m
3
 17.00 17.35 15.57 17.36 
Với phương pháp trộn hỗn hợp đất-xi măng-
nước và đầm chặt Proctor tiêu chuẩn sau 24h giữ 
ẩm (trường hợp M2) cho giá trị độ ẩm tối ưu và 
trọng lượng thể tích khô lớn nhất bé hơn cả, thậm 
chí nhỏ hơn cả mẫu đất hoàng thổ đầm chặt không 
có xi măng (loại mẫu M0). Điều này có thể giải 
thích được rằng, ở cách chế bị mẫu hỗn hợp này, 
các vật liệu đất, xi măng và nước được trộn đều, 
sau 24h, xi măng hút nước trong đất tạo phản ứng 
hóa học làm lượng nước tự do trong mẫu đất giảm 
đi (giảm độ ẩm tối ưu). Cùng với đó, bắt đầu hình 
thành các liên kết xi măng gắn kết mới, cấp phối 
hạt đất thay đổi, các liên kết và cấp phối hạt mới 
này làm phát sinh và cản trở công đầm, gây khó 
khăn trong việc sắp xếp lại hoặc cản trở lấp nhét 
các hạt đất dẫn tới làm giảm hiệu quả đầm chặt 
(trọng lượng thể tích khô lớn nhất bị giảm). 
Đồ thị đường cong đầm chặt của mẫu M2 (hình 
2) có dạng dẹt hơn và nằm thấp hơn hẳn so với 
các đường cong còn lại là minh chứng rõ nét 
chứng tỏ ảnh hưởng lớn của các liên kết xi măng 
được tạo thành đã giảm hiệu quả đầm chặt rõ rệt. 
Nghĩa là, xét về khía cạnh hiệu quả đầm chặt, 
phương pháp trộn hỗn hợp đất-xi măng-nước như 
loại mẫu chế bị M2 cho hiệu quả kém nhất.
Hình 2. Đường cong đầm chặt của các mẫu theo cách trộn hỗn hợp khác nhau 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 77 
Hình 3. Ảnh hưởng của các cách trộn hỗn hợp đến trọng lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu khi đầm chặt 
Ngược lại, hai trường hợp trộn M1 và M3, 
tương ứng loại mẫu M1 và M3 cho thấy hiệu quả 
đầm chặt tốt hơn, thể hiện qua giá trị trọng lượng 
thể tích khô lớn nhất cao hơn hẳn các trường hợp 
khảo sát khác. Nhìn chung, khi cải tạo bằng cùng 
hàm lượng xi măng, theo cách chế bị mẫu trường 
hợp M3 cho các giá trị đại diện về tính đầm chặt 
vật liệu đất tốt hơn (M3 lớn hơn 0.06% về trọng 
lượng thể tích khô lớn nhất và hơn 1.54% về độ 
ẩm tối ưu so với M1; tương tự là 11,5% và 37,9% 
khi so sánh với M2). Khi xét về tính đầm chặt đất 
thì hai phương pháp trộn và chế bị mẫu M1 và M3 
đều khá tương đồng, nhưng với trường hợp trộn 
hỗn hợp đất-xi măng-nước xong đầm chặt ngay 
(trường hợp M3) sẽ có lợi thế hơn về tiến độ thi 
công khi áp dụng trong thực tế, nghĩa là giảm bớt 
thời gian chờ sau 24h như trường hợp M1. 
3.2 Tính chất nén lún mẫu chế bị 
Các thông số đặc tính nén lún của đất rất cần 
thiết để phân tích độ lún của nền đất dưới tác dụng 
tải trọng khi thiết kế xây dựng nói chung. Để so 
sánh hiệu quả giảm tính nén lún của các mẫu 
nghiên cứu tương ứng các phương pháp trộn hỗn 
hợp khác nhau, các mẫu đầm chặt bảo quản ủ giữ 
ẩm 28 ngày được thực hiện thí nghiệm nén một 
trục không nở hông ở điều kiện bão hòa bằng thiết 
bị Oedometric. Mô đun biến dạng (M300) và giá trị 
hệ số nén lún (a200-300) ứng với cấp tải trọng 200-
300 kPa được lựa chọn để so sánh. Kết quả xác 
định các thông số này được tổng hợp và trình bày 
ở bảng 2 và hình 4. 
Bảng 2. Mô đun biến dạng và hệ số nén lún của các mẫu thử 
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị 
Phương pháp trộn 
M0 M1 M2 M3 
Hàm lượng xi măng Pxm % 0 6 6 6 
Hệ số nén lún a200-300 m
2
/MN 0.0543 0.0150 0.0188 0.0141 
Mô đun biến dạng M300 MPa 18.40 66.47 53.18 71.00 
Hình 4. Hệ số nén lún của các mẫu chế bị theo các cách trộn hỗn hợp khác nhau 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
78 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 
Kết quả khảo sát cho thấy, cả ba cách trộn hỗn 
hợp hoàng thổ với xi măng và nước đã cải thiện 
tính chịu nén của mẫu thử khá rõ nét. Minh chứng 
thuyết phục bằng sự gia tăng đáng kể của mô đun 
biến dạng (M300 của các mẫu hoàng thổ trộn 6% xi 
măng tăng từ 2.89 đến 3.86 lần so với mẫu không 
có xi măng). Với cách trộn hỗn hợp và chế bị mẫu 
theo trường hợp M2 cho hiệu quả đầm chặt không 
tốt, nhưng vẫn thể hiện sự cải thiện tính nén lún 
một cách rõ nét. So sánh giữa các cách trộn và tạo 
mẫu đầm chặt ở trường hợp M3 cho thấy cách tạo 
mẫu M3 cho giá trị mô đun biến dạng lớn nhất, lớn 
hơn trường hợp M1 tới lớn hơn 6.8 %. 
3.3 Sức chống cắt mẫu chế bị 
Các thông số đặc trưng sức chống cắt gồm 
góc ma sát trong (phi) và cường độ lực dính 
kết (c) của đất là những thông số cơ bản luôn cần 
thiết cho công tác tính toán thiết kế công trình (dự 
báo ổn định, dự báo sức chịu tải nền đất...). Trong 
nghiên cứu này, các mẫu chế bị được đầm chặt, 
bảo quản ủ giữ ẩm mẫu cho kết quả về sức chống 
cắt khá tốt. Hỗn hợp đất hoàng thổ gia cố 6% xi 
măng không còn là đất yếu, nên sức chống cắt 
được nghiên cứu thông qua thí nghiệm cắt trực 
tiếp (cắt phẳng) thông thường. Mẫu cắt trực tiếp lại 
được chế bị từ các mẫu hỗn hợp đầm chặt, mỗi 
loại được lấy 3 mẫu để tiến hành thí nghiệm với 3 
cấp áp lực tăng dần 100 kPa, 200 kPa, 400 kPa. 
Kết quả thực nghiệm được tổng hợp và trình bày 
trong bảng 3 và hình 5. 
Bảng 3. Góc ma sát trong và cường độ lực dính của các mẫu thử 
Chỉ tiêu Ký hiệu Đơn vị 
Phương pháp trộn 
M0 M1 M2 M3 
Hàm lượng xi măng Pxm % 0 6 6 6 
Cường độ lực dính c kPa 0.0543 0.0150 0.0188 0.0141 
Góc ma sát trong  độ 18.40 66.47 53.18 71.00 
Hình 5. Ảnh hưởng của cách trộn vật liệu tới sức chống cắt của mẫu đất 
Các mẫu trộn đất hoàng thổ với xi măng theo 
ba phương pháp trộn đều làm tăng sức chống cắt 
của đất các mẫu thử, thể hiện qua cả hai tham số 
 và c đều tăng so với mẫu không có xi măng 
(M0). Phương pháp trộn ở trường hợp M2 tạo loại 
mẫu M2 có mức độ gia tăng c khá ít (tương ứng 
là 5.38 lần và 1.56 lần so với mẫu đất hoàng thổ 
không có xi măng). Ngược lại, cách trộn tạo mẫu 
M3 có mức độ gia tăng sức chống cắt lớn nhất (c, 
 tăng tương ứng là 11 lần và 2.27 lần). Xem xét 
hai tham số đặc trưng sức chống cắt thấy rằng, khi 
cải tạo vật liệu đất hoàng thổ bằng cách trộn thêm 
xi măng thì giá trị cường độ lực dính kết tăng rất 
mạnh, lên tới hàng chục lần, trong khi giá trị góc 
ma sát trong có tăng nhưng không quá nhiều (chỉ 
vài lần). 
4. Kết luận 
Cải tạo nền đất hoàng thổ bằng cách trộn với xi 
măng portland và đầm chặt đã được đề cập trong 
nghiên cứu này, trong đó chỉ tập trung nghiên cứu 
về ảnh hưởng của các phương pháp trộn hỗn hợp 
đất-xi măng- nước khác nhau đến hiệu quả cải tạo 
đất hoàng thổ thông qua phân tích đánh giá các 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 79 
kết quả thực nghiệm. Nghiên cứu thực nghiệm bao 
gồm các kết quả về tính chất cơ học của đất như 
tính đầm chặt, tính nén lún và sức chống cắt. 
- Khi trộn một lượng nhỏ xi măng (6%) với đất 
hoàng thổ kết hợp với việc đầm chặt đã cải thiện 
các đặc tính kỹ thuật của nền đất một cách rõ rệt, 
ngoại trừ trường hợp M2 (loại mẫu nghiên cứu M2) 
thể hiện giảm hiệu quả khi đầm chặt, nhưng các 
tính chất nén lún, sức chống cắt vẫn được cải 
thiện đáng kể so với đất không có chất kết dính xi 
măng; 
- So sánh giữa 3 phương pháp trộn trong 
nghiên cứu này, cách trộn hỗn hợp tạo loại mẫu 
M2 thể hiện hiệu quả cải tạo thấp nhất, khuyến cáo 
không nên áp dụng trong thực tế; 
- Phương pháp trộn hỗn hợp đất-xi măng-nước 
trường hợp M3 (tạo loại mẫu M3) luôn thể hiện 
hiệu quả tốt nhất về tính đầm chặt, tính biến dạng 
và sức chống cắt so với các cách chế bị mẫu còn 
lại, là hướng ưu tiên lựa chọn áp dụng cho thực tế 
khi có bổ sung các nghiên cứu đánh giá hiện 
trường; 
- Kết quả nghiên cứu này là cơ sở lý thuyết tốt 
dựa trên phương pháp luận đáng tin cậy, góp phần 
bổ sung cho các nghiên cứu về cải tạo đất loess 
nói riêng và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các 
nghiên cứu khi cải tạo các loại đất khác nói chung 
(bằng phương pháp trộn xi măng), ở Romania 
cũng như ở Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Arrúa P., Aiassa G.; Eberhardt M. and Alercia Biga C. 
(2011). "Behavior of Collapsible Loessic Soil After 
Interparticle Cementation". Int. J. of GEOMATE, 
Vol.1 No.2, 130-135. 
2. Dimcho Evstatiev (1998). "Loess improvement 
methods". Engineering Geology, 25, 341-366. 
3. Doncho Karastanev, Dimitar Antonov, Boriana 
Tchakalova, Mila Trayanova (2016). "Selection of 
optimum loess-cement mixture for construction of a 
compacted soil-cement cushion". Quarterly Journal 
of Engineering Geology and Hydrogeology · 
January. 
4. Dron Andrei (1976). "Lucrari de imbunatatiri funciare 
si constructii hidrotehnice pe loessuri si pamanturi 
loessoide". Editura Ceres. 
5. Kumar N, Darga & Singh, Ravikant. (2016). 
"Oedometer Based Study on Collapse Potential of 
Cement Admixed Loess Soil". International 
Conference on Innovative Trends in Civil 
Engineering for Sustainability, At Kerala, India. 
6. NP 125:2010. "Normativ privind fundarea 
constructiilor pe pamanturi sensibile la umezire". 
7. NP 122:2010. "Normativ privind determinarea valorilor 
caracteristice si de calcul ale parametrilor geotehnici". 
8. P. Arrua, G. Aiassa & M. Eberhardt (2012). "Loess 
Soil Stabilized with Cement for Civil Engineering 
Applications". International Journal of Earth 
Sciences and Engineering, ISSN 0974-5904, 
Volume 05, No. 01, .10-17. 
9. Rollins, K.M., Jorgensen, S.J., Ross, T.E. (1998). "Optimum 
moisture content for dynamic compaction of collapsible 
soils". J Geotech. Geoenviron. Eng. 124, 699–708. 
10. Roumyana Nikolova Angelova (2007). "Loess-
cement long-term strength — a facilitating factor for 
loess improvement applications". Geologica 
Balcanica, 36.3-4, Sofia, pp 21-24. 
11. SR EN 1008:2003. ―Mixing water for concrete―, 
European Standard, Romanian Version. 
12. SR EN 12390-2:2009 (2009). Making and curing 
specimens for strength tests. European Standard, 
Romanian Version. 
13. SR EN 197-1 Cement – Part 1: ―Composition, 
specifications and conformity criteria for common 
cements‖, European Standard, Romanian Version. 
14. STAS 1913/1-82. ―Incercari teren fundare: 
Determinarea umiditatii‖. 
15. STAS 1913-12-88. Incercari teren fundare 
Determinarea caracteristicilor fizice si mecanice ale 
pamanturilor cu umflari si contractii mari. 
16. STAS 1913/13-83. ―Incercari teren fundare: 
Determinarea caracteristicilor de compactare‖. 
17. STAS 8942/1-89. ―Incercari teren de fundare: 
Determinarea compresibilitatii pamanturilor prin 
incercarea in edometru‖. 
18. STAS 8942/2-82. ―incercari teren de fundare: 
Forfecare directa‖. 
19. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao & nnk 
(1983). “Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 
1:500.000‖. Tổng cục Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 28/4/2021. 
Ngày nhận bài sửa: 07/6/2021. 
Ngày chấp nhận đăng: 07/6/2021. 
ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA 
80 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2021 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_phuong_phap_tron_khi_cai_tao_nen_da.pdf