Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trịnh Văn Sơn

Tóm tắt Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trịnh Văn Sơn: ...- 22 - 2.2.2.4. Phân tích chỉ tiêu bán ra -doanh thu tiêu thụ a) Doanh thu trong quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác. Trong khuôn khổ nội dung này, chúng ta chỉ nghiên cứu doanh thu ... quát: Mz = ΣQi (Zi - Zoi) - Chi tiết theo thực tế và kế họach: Mức hạ giá thành thực tế (Mz1): Mz1 = ΣQ1i (Z1i - Zoi) Mức hạ giá thành kế hoạch (Mzk): Mzk = ΣQki (Zki - Zoi) * Tỷ lệ hạ giá thành (Tz): Biểu hiện bằng số tương đối của kết quả hạ giá thành năm nay (Z1) so với giá thành năm t...n vị sản phẩm i li là lãi lỗ đơn vị SP i Phương pháp phân tích: Thông thường chúng ta tiến hành so sánh lợi nhuận thực tế năm nay với năm trước hoặc cũng có thể so sánh giữa thực tế và kế hoạch để xác định độ chênh lệch lợi nhuận. + Ðối tượng phân tích: ΔL = L1 - L0 Lợi nhuận năm nay: ...

pdf170 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Trịnh Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 để có 
những biện pháp tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của 
doanh nghiệp. 
+ Phân tích các báo cáo tài chính rất được nhiều đối tượng quan tâm như các 
nhà quản lý, các chủ sở hữu, hay người cho vay....Mỗi nhóm người này khi phân 
tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau, nhưng lại thường liên 
quan với nhau về bức tranh thực trạng tài chính của DN. 
Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phản ánh tính sinh 
động của các “con số” trong báo cáo để những người sử dụng chúng có thể đánh 
giá đúng tình hình tài chính của DN. 
2) Nguyên tắc của hoạt động tài chính 
Ðể hoạt động tài chính của DN đi đúng hướng phải tuân thủ các nguyên tắc 
sau: 
- Hoạt động tài chính phải nhằm đảm bảo hoàn thành được mục tiêu. Mục tiêu 
của hoạt động tài chính phải nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế với Nhà 
nước, với các DN và công nhân viên trong DN. 
- Hoạt động tài chính trong DN phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả. 
Nguyên tắc này có nghĩa là hoạt động tài chính phải đảm bảo đủ số vốn tối thiểu cần 
thiết cho sản xuất và lưu thông, đồng thời phải sử dụng vốn đó một cách hợp lý vào 
các khâu, các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả 
kinh doanh cao nhất. 
- Hoạt động tài chính trong DN phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ; 
có nghĩa là hoạt động tài chính phải tuân thủ các chế độ tài chính - tín dụng, pháp luật 
về tài chính, kỹ luật tính toán, cấp phát và chỉ tiêu theo đúng chế độ của Nhà nước, 
không sai phạm về các quy định, vay trả tiền theo đúng chế độ tín dụng, không chiếm 
dụng vốn của đơn vị khác, không kéo dài dây dưa nợ nần với các đơn vị và cơ quan 
tài chính. 
3) Nhiệm vụ và nội dung phân tích hoạt động tài chính 
- Nhiệm vụ phân tích tài chính ở DN là căn cứ trên những nguyên tắc về tài 
chính để phân tích đánh giá tình hình, thực trạng và những triển vọng của hoạt động 
tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định 
 - 18 -
nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp 
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 
- Nội dung phân tích bao gồm: 
+ Phân tích khái quát tình hình tài chính của DN. 
+ Phân tích tình hình đảm bảo vốn và nguồn vốn. 
+ Phân tích công nợ, tình hình và khả năng thanh toán. 
+ Phân tích tình hình luân chuyển vốn 
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và việc bảo toàn vốn trong DN 
+ Dự đoán nhu cầu tài chính 
II. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 
- Mục đích: Phân tích chung tình hình tài chính của DN nhằm đánh giá kết quả 
và trạng thái tài chính của DN cũng như dự tính được những rủi ro và tiềm năng tài 
chính trong tương lai. 
- Phương pháp phân tích: So sánh mức biến động mỗi khoản mục cũng như 
mức thay đổi tỷ trọng mỗi khoản mục giữa các kỳ khác nhau ở cả hai bên của Bảng 
cân đối kế toán. 
- Khi phân tích Bảng cân đối kế toán, chúng ta cần phải chú ý chú ý các mối 
quan hệ sau: 
+ Tỷ số nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. 
Sự tăng hay giảm tỷ trọng này phản ánh sự tăng hay giảm tính tự chủ về tài 
chính của DN. Nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp, sự phụ thuộc về tài chính của DN 
vào các khách hàng càng lớn. 
+ Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung hạn và dài hạn. 
Tỷ trọng này càng lớn, phản ánh sự ổn định về tài chính trong niên khoá tài 
chính và trong tương lai gần. 
+ Tỷ trọng các khoản phải thu và phải trả. 
Khi xem xét 2 khoản mục này luôn cần lưu ý: Tỷ trọng của chúng càng lớn càng 
gây ảnh hưởng lớn cho tài chính, đặc biệt trong điều kiện lạm phát. Nhóm khoản 
mục này thường chứa đựng khả năng nợ khó đòi, gây tổn thất về tài chính cho DN. 
III. Phân tích các chỉ số tài chính 
Ðể đánh giá trạng thái tài chính của DN, các nhà quản trị và các nhà đầu tư 
thường quan tâm đến các chỉ tiêu sau đây: 
1) Tỷ lệ lãi trên tổng tài sản (ROA) 
 ROA = 
Lãi thuần 
Tổng tài sản 
 x 100 = 
Lãi thuần 
Doanh thu 
 x 100 
Doanh thu 
Tổng tài sản 
 x 
2) Tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu 
thuần trên doanh thu = 
Lãi thuần 
Doanh thu 
x100 Tỷ lệ lãi 
 - 19 -
3) Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI - Return On Investment) 
 Lãi thuần 
Tổng vốn đầu tư bình quân 
ROI = x 100 
4) Tỷ trọng vốn vay ngắn hạn và dài hạn 
Tỷ lệ vay ngắn hạn = 
Nợ ngắn hạn 
Tổng nguồn vốn 
 x 100 
 Tỷ trọng vay dài hạn = 
Nợ dài hạn 
Tổng nguồn vốn 
 x 100 
5) Tỷ trọng vốn chủ sở hữu 
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu = 
Tổng vốn chủ sở hữu 
Tổng nguồn vốn 
 x 100 
6) Các tỷ số phản ánh mức độ đảm bảo nợ 
Tỷ số đảm bảo nợ dài 
hạn = 
Tổng giá trị TSCÐ và đầu tư dài hạn 
Tổng nợ dài hạn 
 x 100 
(Giá trị TSCÐ ở đây là giá trị TSCÐ còn lại ở kỳ phân tích) 
 Tỷ số đảm bảo ngắn hạn 
= 
Tổng giá trị TSLÐ và đầu tư ngắn hạn 
Tổng nợ ngắn hạn 
 x 100 
7) Tỷ số phản ánh khả năng thanh toán 
* Hệ số thanh toán ngắn hạn (K) 
K = 
Tài sản lưu động 
Nợ ngắn hạn 
 (lần) 
* Hệ số thanh toán nhanh (tức thời) (KN) 
KN = 
Vốn bằng tiền + Ðầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu 
Nợ ngắn hạn 
(lần) 
* Hệ số thanh toán bằng tiền mặt: 
Hệ số thanh toán bằng tiền mặt = 
Vốn bằng tiền 
Nợ ngắn hạn 
(lần) 
* Tỷ lệ lãi thuần trên chi phí trả lãi vay: 
Tỷ lệ lãi thuần trên chi phí trả lãi vay = 
Lãi thuần 
Chi phí trả lãi vay 
(lần) 
8) Các tỷ số phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền mặt 
* Hệ số quay vòng các khoản thu của khách hàng (H). 
H = 
Doanh thu bán chịu thuần 
Số dư bình quân các khoản phải thu 
(lần) 
 - 20 -
H càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn các khoản phải thu của khách hàng 
càng nhanh. 
Số dư bình quân các khoản phải thu tính bằng cách cộng số đầu kỳ với cuối kỳ 
của tài khoản “Các khoản phải thu của khách hàng” rồi chia đôi. 
* Kỳ thu tiền bình quân của doanh thu bán chịu (N). 
N = 
Khoản phải thu của khách hàng bình quân 
Doanh thu bán chịu 
 x 360 ngày 
9) Hiệu quả huy động và sử dụng tài sản 
* Vòng quay kho: 
Phản ánh bình quân hàng hoá được luân chuyển bao nhiêu lần trong kỳ: 
Vòng quay kho = 
Giá vốn hàng bán 
Mức tồn kho bình quân 
 (lần) 
* Tỷ lệ doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên tổng tài sản: 
 Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản 
Doanh số bán ra 
Tổng tài sản 
 = x 100 
* Số ngày thu tiền bình quân: 
Số ngày thu tiền bình quân = 
Các khoản phải thu 
Doanh số bán chịu bình quân một ngày 
 (ngày) 
* Vòng quay nhà xưởng thiết bị: 
Vòng quay nhà xưởng thiết bị = 
Doanh số bán ra 
Giá trị nhà xưởng thiết bị 
(lần) 
IV. Phân tích nhu cầu về TSCĐ và Tài sản lưu động trong các DN 
1) Nhu cầu về TSCĐ 
- Tài sản cố định là một bộ phận tài sản quan trọng không thể thiếu đối với sự 
tồn tại và phát triển của mỗi DN. 
- Ðặc điểm của TSCÐ là chúng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh 
và gí trị của chúng được kết chuyển dần vào chi phí sản xuất theo niên khoá tài 
chính. Mức độ kết chuyển giá trị TSCÐ vào chi phí sản xuất kinh doanh phụ thuộc 
vào tỷ lệ khấu hao TSCÐ mà DN lựa chọn theo các quy định hiện hành. 
- Thành phần TSCÐ bao gồm: Nhà xưởng, đất đai, máy móc, thiết bị dụng 
trong sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, giá trị 
nhãn hiệu hàng hoá, giá trị bản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, chi 
phí thành lập DN...v.v. Nhu cầu TSCÐ phụ thuộc chủ yếu vào quy mô đầu tư, hiệu 
quả phát triển hoạt động kinh doanh, quy trình công nghệ và giá trị các loại TSCÐ sử 
dụng. 
- Trong quá trình thực hiện SXKD, hầu hết các DN đều có nhu cầu đầu tư hằng 
năm về TSCÐ. Sự gia tăng hằng năm về TSCÐ là một trong những đòi hỏi khách 
 - 21 -
quan để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trước khi ra 
quyết định, nhà quản trị luôn cần phải phân tích, so sánh và lựa chọn các phương án 
mua mới TSCÐ hay phương án thuê, xem phương án nào lợi hơn. 
2) Nhu cầu về tài sản lưu động 
- Tài sản lưu động (TSLÐ) là loại tài sản phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, 
nhưng luôn được luân chuyển, được tái tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh 
không ngừng đó. 
- TSLÐ tham gia trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của chúng 
được kết chuyển ngay, kết chuyển một lần vào chi phí sản xuất của mỗi niên khoá tài 
chính, cũng như trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 
- TSLÐ bao gồm: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật tư hàng hoá, lao động, dụng 
cụ lao động có giá trị nhỏ thời gian sử dụng ngắn, điện, nước... Nhu cầu về TSLÐ 
phụ thuộc vào khối lượng, quy mô sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, vị trí địa 
lý, mối quân hệ với khách hàng... 
3) Nguồn đảm bảo nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ 
- Ðảm bảo nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ là một đòi hỏi để quá trình hoạt động 
sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiiêụ quả. 
- Có nhiều cách huy động vốn để đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cố định và vốn 
lưu động như: Vốn dưới hình thức kêu gọi vốn liên doanh, tăng phần góp vốn, phát 
hành cổ phiếu, huy động lợi nhuận không chia để tái đầu tư, vay vốn dưới hình thức 
vay ngân hàng, vay cá nhân, phát hành trái phiếu. 
- Nguồn vốn đảm bảo nhu cầu thường xuyên về vốn cố định và vốn lưu động là 
nguồn vốn của chủ sở hữu DN và nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn 
để đảm bảo nhu cầu không thường xuyên (tạm thời) về vốn là nguồn vốn vay ngắn 
hạn. 
- Ðể cân đối sự đảm bảo thừa (thiếu) nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động cần 
so sánh tổng nhu cầu về TSCÐ và TSLÐ với nguồn vốn sở hữu hiện có, khả năng 
huy động của các nhà cung ứng vật tư hàng hoá (mua hàng trả chậm) và các nguồn 
vốn vay đã có. Khi xuất hiện sự đảm bảo thiếu vốn thì cần tìm nguồn để bù đắp sự 
thiếu hụt đó và giảm quy mô đầu tư, hoặc giảm quy mô sản xuất kinh doanh tuỳ 
thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. 
- Lưạ chọn hình thức huy động vốn để bù đắp phần thiếu hụt là một điều quan 
trọng đối với các nhà quản trị. Về nguyên tắc, hình thức huy động vốn được lựa chọn 
là hình thức đem lại cho chủ sở hữu mức sinh lời trên vốn (ROA) cao nhất. 
V. Phân tích tình hình công nợ, khả năng thanh toán 
1) Phân tích tình hình công nợ 
► Phân tích công nợ phải thu, phải trả ngắn hạn 
- Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng vốn trong thanh toán, nếu 
phần vốn DN đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì DN có thêm một 
phần vốn đưa vào sản xuất kinh doanh và ngược lại DN sẽ giảm vốn. 
- Ðể đánh giá tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các 
khoản phải trả, biến động qua các năm như thế nào. Nguồn số liệu chủ yếu được sử 
dụng là dựa vào các khoản phải thu và các khoản phải trả trên Bảng cân đối kế 
toán. 
 - 22 -
- Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào Bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình thanh 
toán thì chưa đủ, cần phải xác định tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các 
khoản nợ phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà DN đã, đang áp dụng để thu hồi 
công nợ thì khi phân tích sẽ chính xác hơn. 
►Vòng luân chuyển các khoản phải thu (Vc) 
Vòng luân chuyển 
các khoản phải thu 
Doanh thu thuần (D) 
Số dư bình quân các khoản phải thu 
 = 
Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải 
thu càng nhanh. Tuy nhiên, nếu vòng thu quá cao thì cũng đồng nghĩa với kỳ thanh 
toán ngắn hạn và có thể ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. 
► Kỳ thu tiền bình quân (Kt) 
Kỳ thu tiền 
bình quân (Kt) 
Thời gian của kỳ phân tích (T) 
Số vòng luân chuyển các khoản phải thu 
 = 
(T: thường qui ước: tháng 30 ngày, quí 90 ngày và năm 360 ngày). (V )
2) Phân tích khả năng thanh toán 
► Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 
 - Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Th) 
Th = Tài sản lưu động (loại A- tài sản) / Nợ ngắn hạn (Loại A, mục I, N.vốn) 
Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Về nguyên tắc 
và trên thực tế, nếu tỷ lệ này 2:1 sẽ được coi là hợp lý và chứng tỏ DN có đủ khả 
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình trạng tài chính bình thường. Nhưng, 
nếu một tỷ lệ thanh toán hiện hành quá cao có thể không tốt, DN khó quản lý được 
các tài sản lưu động của mình. 
- Tỷ lệ thanh toán nhanh (Tn) 
Tn = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn 
- Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt 
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt = Vốn bằng tiền / Nợ ngắn hạn 
Tỷ lệ này đòi hỏi khắt khe hơn tỷ lệ thanh toán nhanh, vì nó đòi hỏi phải có tiền 
để thanh toán. Trên thực tế, tỷ lệ này được coi là hợp lý là tỷ lệ 0,5:1 
- Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên) 
Toàn bộ tài sản của DN đang sử dụng có thể được chia thành 2 loại như sau: 
+ Tài sản lưu động và đầu tưu ngắn hạn: là những tài sản có thời gian quay 
vòng dưới một năm và được gọi là tài sản ngắn hạn. Các khoản nợ ngắn hạn và nợ 
khác có thời gian đáo hạn dưới một năm được coi là nguồn vốn ngắn hạn. 
+ TSCĐ và đầu tư dài hạn: là những tài sản có thời gian quay vòng vốn (hoàn 
vốn) trên một năm và cũng được gọi là tài sản dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu, các 
khoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm được coi là nguồn vốn dài hạn. 
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, theo quan hệ cân đối tổng quát giữa tài sản 
và nguồn vốn (N.V) ta có các quan hệ sau: 
+ Tài sản = Nguồn vốn 
 - 23 -
+ TSLÐ + TSCÐ = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 
+ Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn + N.V dài hạn 
 Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn 
Như vậy: 
Nguồn vốn LÐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - N.V ngắn hạn 
 hay = N.V dài hạn - Tài sản dài hạn 
Phương pháp phân tích tình hình thanh toán của DN: So sánh tỷ lệ thanh toán 
hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh, thanh toán bằng tiền và nguồn vốn lưu động 
thuần giữa các kỳ kế toán (năm nay so với năm trước, hoặc cuối kỳ so với đầu kỳ). 
Ðồng thời, chúng ta còn phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của DN. 
► Phân tích khả năng thanh toán dài hạn 
Ðể phân tích khả năng thanh toán dài hạn, có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau: 
(1) Hệ số thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu được tính bằng cách so sánh (tỷ lệ) giữa 
lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay với lãi nợ vay. 
Hệ số thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế + lãi nợ vay) / lãi nợ vay 
 (2) Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ 
Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng 
nguồn vốn của DN. Tỷ lệ nợ là tỷ lệ so sánh giữa nợ phải trả với tổng nguồn vốn của 
DN. 
Tỷ lệ tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B, NV)/ Tổng nguồn vốn 
Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả (Loại A, nguồn vốn NV) / Tổng nguồn vốn 
Như vậy: Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tự tài trợ = 1 
VI. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 
1) Phân tích hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 
Chỉ tiêu dùng để phân tích ở đây là chỉ tiêu sức sản xuất của vốn (Sv): 
Sv = 
Doanh thu 
Vốn sản xuất bình 
Từ công thức trên cho thấy: Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất cao hay thấp, 
không những phụ thuộc vào vốn sản xuất bình quân mà còn phụ thuộc vào giá trị 
sản lượng sản xuất kinh doanh bình quân. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng 
vốn kinh doanh không những làm tăng giá trị sản lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc 
doanh thu mà còn phải tiết kiệm cả vốn sản xuất bình quân nữa. 
â
D 
Vb 
 = 
2) Phân tích khả năng sinh lời của vốn 
Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích là: 
- Mức doanh lợi tính theo vốn sản xuất bình quân 
 Mức doanh lợi chung 
= 
Lợi nhuận 
Tổng vốn SX bình quân 
Ðây là chỉ tiêu nói lên rằng cứ một đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo 
ra bao nhiêu đồng lãi. Vốn sản xuất bình quân là tổng số vốn cố định bình quân và 
 - 24 -
tổng số vốn lưu động bình quân. 
- Mức doanh lợi tính theo VCÐ và VLÐ 
Mức doanh lợi tính theo VCÐ = 
Lợi nhuận 
Vốn Cố động bình quân 
Mức doanh lợi tính theo VLÐ = 
Lợi nhuận 
Vốn lưu động bình quân 
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng của 1 đồng vốn cố định và vốn lưu 
động. 
3) Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 
Chỉ tiêu để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: 
- Hệ số luân chuyển vốn lưu động(số lần luân chuyền vốn lưu động -L): 
L = 
Vl
D
 (lần) 
Trong đó: D: Doanh thu bán hàng trừ thuế 
 Vl: Số dư vốn lưu dộng bình quân. 
L càng lớn, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài 
chính của DN càng tốt, càng có điều kiện giảm bớt nhu cầu vốn lưu động. 
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (K) 
Là số vốn lưu động cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu. 
K = 
D
Vl
L
=1 
Chỉ tiêu này cho biết, để có được bình quân một đồng doanh thu hay giá trị sản 
lượng hàng hoá trong kỳ cần phải chi ra bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân; 
chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt; thể hiện 
vốn lưu động đã quay được nhiều vòng trong kỳ. 
- Ðộ dài bình quân của một lần luân chuyển (N) 
Là số ngày cần thiết để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển vốn. 
N = 
D
VlT
L
T .= 
Trong đó: T: Thời gian của kỳ phân tích. 
 D: Doanh thu bán hàng. 
 N: Số ngày một lần luân chuyển vốn. 
Số ngày 1 lần lưu chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh. 
 - 25 -
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG V 
I. Câu hỏi: 
Câu 1: Trình bày khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của phân tích 
hoạt động tài chính? 
Câu 2: Trình bày hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của DN và nêu ý nghĩa của 
nó? 
Câu 3: Phân tích nhu cầu và tình hình đảm bảo nhu cầu về tài sản cố định, tài sản 
lưu động của doanh nghiệp. 
Câu 4: Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp? 
Câu 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp? 
Câu 6: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn. 
Câu 7: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp? 
II. Bài tập 
Bài 11: 
 Tài liệu về Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp M năm 199X như sau: 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 
Ngày 31 tháng 12 năm 199X 
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tài sản Đầu năm 
Cuối 
năm Nguồn vốn 
Đầu 
năm 
Cuối 
năm 
A. TSLĐ và ĐTNH 960 990 A. Nợ phải trả 924 1.026
- Tiền 480 360 - Nợ dài hạn 324 426
- Khoản phải thu 120 90 - Nợ ngắn hạn 600 600
- Hàng tồn kho 360 540 
B. TSCĐ và ĐTDH 684 780 B. Nguồn vốn CSH 720 744
- TSCĐ hữu hình 540 600 - Vốn cổ đông 660 720
- TSCĐ vô hình 240 300 - Lãi chưa phân phối 60 24
- Hao mòn TSCĐ (96) (120) 
Tổng cộng 1.644 1.770 Tổng cộng 1.644 1.770
Yêu cầu: 
a) Đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn. 
1 Bài 1 được trích trong sách Bài tập - Bài giải Phân tích hoạt động kinh doanh. Huỳnh Đức Lộng. NXB Thống 
kê. 1998. Trang 129. 
 - 26 -
b) Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. 
c) Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. 
 - 27 -
Bài 2: 
Có tài liệu thu thập về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp X theo 
số liệu năm 2004, kế hoạch năm 2005 và thực tế thực hiện năm 2005 được tổng hợp 
như sau: 
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 KH. Năm 2005 TT. Năm 2005
1. Doanh thu tiêu thu sản phẩm A 3.059.000 3.422.000 4.000.000
2. Vốn lưu động sử dụng bình quân 
- Vốn dự trữ 720.000 720.000 760.000
- Toàn bộ vốn lưu động 822.857 - 950.000
3. Thuế doanh thu 179.000 182.000 200.000
4. Giá bán đơn vị sản phẩm - 38,2 40
5. Chi phí khả biến đơn vị - 24 24
6. Chi phí bất biến - 1.400.000 1.200.000
Yêu cầu: 
a) Phân tích tốc độ lưu chuyển toàn bộ vốn lưu động và vốn dự trữ. 
b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 
c) Xác định sản lượng và doanh thu hòa vốn thực tế năm 2005. Để lợi nhuận 
tăng lên 10% so với lợi nhuận thực tế năm 2005 thì sản lượng phải bán ra 
trên thị trường là bao nhiêu? 
 - 28 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CHƯƠNG 
[1] NGƯT Nguyễn Ngọc Thâm, TS. Trịnh Văn Sơn. 1999. Phân tích hoạt động kinh 
doanh, Đại học Kinh tế Huế. 
[2] TS. Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế. 
[3] TS. Phạm Văn Dược, Ðặng Kim Cương. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. 
NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. 
 [4] PGS. TS. Nguyễn Văn Công. 2005. Chuyên khảo về Báo cáo tài chính và lập, 
đọc, kiểm tra, phân tích Báo cáo tài chính. NXB Tài chính, Hà Nội. 
[5] Huỳnh Đức Lộng. 1998. Bài tập - bài giải phân tích hoạt động kinh doanh. NXB 
Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 
 - 29 -

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_hoat_dong_kinh_doanh_trinh_van_son.pdf
Ebook liên quan