Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái niệm chung về PLKDQT - Phan Thị Diệp Hạnh

Tóm tắt Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái niệm chung về PLKDQT - Phan Thị Diệp Hạnh: ...Trung đông 1.3. Thời kì thứ ba (từ thế kỉ XIV đến năm 1945)  Giao thông phát triển, đặc biệt là giao thông đường biển  Hình thành các dịch vụ có liên quan đến hoạt động KDQT, như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. 1.4. Thời kì thứ tư (từ năm 1945 đến nay)  Phát triển mạnh mẽ .  Hình... quả  Tạo điều kiện tăng lợi nhuận do phạm vi thị trường được mở rộng 2.4. Vai trò của KDQT  Trao đổi sản phẩm, vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến  Mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, chuyển giao công nghệ  Giúp các nước có nền kinh tế kém phát triển có cơ h... giá trị nào cho một người khác để việc vận chuyển đến một nơi nhất định. Nhưng người đó lại không giao tất cả số tài sản cần chuyên chở và chiếm đoạt chúng, sẽ phải trả lại cho người chủ của số hàng hóa đó một số tiền nhiều gấp năm lần giá trị của tất cả số hàng hóa đã được trao” - Đặc điểm ...

pdf18 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế - Chương 1: Khái niệm chung về PLKDQT - Phan Thị Diệp Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
ThS. Phạm ThịDiệp Hạnh
Cơ sở II – Trường ĐH Ngoại thương tại Tp.HCM
Mục tiêu môn học
 Nắm vững những kiến thức cơ bản về một số
hệ thống pháp luật chính trên thế giới
 Tìm hiểu một số loại hợp đồng thương mại đặc
trưng
 Có khả năng soạn thảo, giao kết và thực hiện
hợp đồng trong mua bán hàng hóa quốc tế;
 Nắm vững phương pháp giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh.
Các nội dung chính
Những vấn đề
cơ bản về
PLKDQT
• Khái niệmchung về PLKDQT
• Một số hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới
Pháp luật về
hợp đồng
• Những vấn đề pháp lí chung về hợp đồng
• Những vấn đề pháp lí về kí kết và thực hiện hợp đồng
• Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
• Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
• Hợp đồng liên doanh
Giải quyết
tranh chấp
trong KDQT
• Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh trong nước
• Giải quyết tranh chấp trong KDQT
PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PLKDQT
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PLKDQT
I. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Các thời kì phát triển: 
1.1.Thời kỳ thứ nhất (thế kỉ XIX - TCN đến thế kỉ IV)
 Hình thành “con đường tơ lụa” nối Châu Á với Châu
Âu.
 Giao thông khó khăn, phương tiện vận tải chưa phát
triển
 Hoạt động KDQT chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ
1. Các thời kì phát triển:
1.2. Thời kỳ thứ hai (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIII)
 Do chiến tranh liên miên nên KDQT kém phát triển.
 Hoạt động thương mại vẫn diễn ra khá nhộn nhịp ở một số
nơi ở thành phố của Châu Âu và Trung đông
1.3. Thời kì thứ ba (từ thế kỉ XIV đến năm 1945)
 Giao thông phát triển, đặc biệt là giao thông đường biển
 Hình thành các dịch vụ có liên quan đến hoạt động
KDQT, như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
1.4. Thời kì thứ tư (từ năm 1945 đến nay)
 Phát triển mạnh mẽ .
 Hình thành GATT (1947) và WTO (1995).
2. Khái niệm KDQT
2.1. Khái niệm:
KDQT được hiểu là toàn bộ các hoạt động
giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa
các quốc gia nhằm thỏa mãn các mục tiêu
kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân
và các tổ chức quốc tế
2.2. Phân biệt KDQT và TMQT
Theo cách hiểu của Việt Nam: TMQT = KDQT
Theo cách hiểu của 1 số nước trên thế giới: 
TMQT = KDQT + Sự tham gia của Nhà nước
Sự tham gia của Nhà nước trong TMQT:
- Ký các điều ước quốc tế về thương mại
- Quản lý
2.3. Đặc trưng của KDQT
 Hoạt động KD diễn ra giữa các nước
 Dễ gặp rủi ro hơn kinh doanh trong nước
 Môi trường kinh doanh mới và xa lạ do đó các
doanh nghiệp phải thích nghi để hoạt động hiệu
quả
 Tạo điều kiện tăng lợi nhuận do phạm vi thị
trường được mở rộng
2.4. Vai trò của KDQT
 Trao đổi sản phẩm, vốn đầu tư, công nghệ tiên
tiến
 Mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường hợp
tác kinh tế, khoa học, chuyển giao công nghệ
 Giúp các nước có nền kinh tế kém phát triển có
cơ hội cải tiến lại cơ cấu kinh tế theo hướng CNH
- HĐH
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến KDQT 
 Điều kiện phát triển kinh tế
 Sự phát triển của khoa học, công nghệ
 Điều kiện về chính trị, xã hội, quân sự
 Hình thành các liên minh kinh tế
II. LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Lịch sử hình thành
1.1. Luật giữa các thương gia
- Luật của quốc gia trong lĩnh vực KDQT chưa
phát triển
- Hình thành các “Thỏa thuận quân tử”
- Các thương gia có thể tự lập phiên tòa để giải
quyết tranh chấp trong KDQT bên ngoài các hệ
thống tòa án thông thường
Luật lệ thương mại thành văn đầu tiên Bộ luật
Hammurabi, khoảng năm 2.500 TCN
VD: “Trong một chuyến đi, nếu bất kỳ ai trao bạc,
vàng, đá quý hay bất kỳ tài sản có giá trị nào
cho một người khác để việc vận chuyển đến một
nơi nhất định. Nhưng người đó lại không giao tất
cả số tài sản cần chuyên chở và chiếm đoạt
chúng, sẽ phải trả lại cho người chủ của số hàng
hóa đó một số tiền nhiều gấp năm lần giá trị của
tất cả số hàng hóa đã được trao”
- Đặc điểm của tòa án giữa các thương gia:
 Có thể chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, các
thương gia đóng vai trò là người thẩm phán.
 Thời gian giải quyết các tranh chấp nhanh
chóng
 Các vụ án được giải quyết trên cơ sở nhất trí và
thiện chí.
1.2. Luật của quốc gia
 Nhà nước bắt đầu quan tâm và pháp điển hóa 1
số khái niệm dùng trong KDQT của các thương
gia để đưa vào trong luật.
 Dần hình thành các đạo luật chung thống nhất
giữa các quốc gia: Điều ước quốc tế
2. Khái niệm chung:
2.1. Khái niệm:
Luật KDQT: là tổng hợp các nguyên tắc, các
quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể
trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
KDQT = Hoạt động thương mại + Yếu tố nước
ngoài
Hoạt động thương mại: K1 – Đ3, LTM 2005
Bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt
động khác nhằm mục đích sinh lời.
 Yếu tố nước ngoài: Đ758 – BLDS 2005
- Chủ thể tham gia là người nước ngoài
- Khách thể ở nước ngoài
- Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài
2.2. Phạm vi điều chỉnh
- Quan hệ mua bán (hàng hóa và dịch vụ),
- Quan hệ mua bán li - xăng (lĩnh vực sở hữu trí
tuệ)
- Quan hệ đầu tư.
- Tài chính, tiền tệ quốc tế
2.3. Phương pháp điều chỉnh:
- Bình đẳng
- Thỏa thuận

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phap_luat_kinh_doanh_quoc_te_chuong_1_khai_niem_ch.pdf