Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Hoạch định, xây dựng chương trình và lập ngân sách

Tóm tắt Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Hoạch định, xây dựng chương trình và lập ngân sách: ...ở an sinh xã hộiHoạch định chiến lược8 bước trong chu kỳ hoạch định dài hạn do Howard M. Carlisle đưa ra :Xác định chỗ đứng của bạn hôm nay đang ở đâu.Xây dựng những giả thuyết liên quan đến các xu hướng và điều kiện tương lai sẽ xảy ra.Xây dựng và đánh giá lại các mục tiêu.Hình thành các chiến lược...n Dành cho những lĩnh vực đặc thù như Kế hoạch quốc gia về chăm sóc trẻ em, Kế hoạch chăm sóc người khuyết tật và các lĩnh vực khác Những kế hoạch này là sản phẩm của việc hoạch định liên cơ sở nơi thi hành luật pháp về sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực khác góp phần vào hình thành kế hoạch có li...àn cộng đồng, thảo luận nhóm tiêu điểm, phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, xem xét truyền thông và rà soát lại những dữ liệu hiện có.3.2. Xây dựng chương trình và thiết kế chương trình2) Kỹ thuật thiết lập ưu tiên được sử dụng để chọn những mục tiêu của các chương trình cơ sở 3) Trong giai...

ppt30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Quản trị công tác xã hội - Hoạch định, xây dựng chương trình và lập ngân sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạch định, Xây dựng chương trình và Lập ngân sáchMục tiêu:Đến cuối bài, người học sẽ:Thảo luận và nắm bắt được các tiến trình hoạch định, xây dựng chương trình/thiết kế chương trình Thảo luận và nắm bắt được việc quản lý tài chính và tiến trình lập ngân sách.Chủ đề Những chủ đề trong Bài 3 bao gồm :Việc hoạch định ở cơ sở an sinh xã hội Việc xây dựng chương trìnhViệc lập ngân sách và quản lý tài chính3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiTầm quan trọng của công tác hoạch địnhHoạch định là một chức năng cơ bản của quản lý, là một tiến trình tư duy về điều mong muốn đạt được và làm thế nào điều đó sẽ được hoàn thành.Là một bộ phận chủ yếu của việc thực hành công tác xã hội và được xem là cần thiết cho hoạt động của các cơ sở xã hội và việc cung ứng các dịch vụ xã hội.Hoạch định là vạch ra những việc cần làm trước khi tiến hành.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiNhững đặc điểm chung của tiến trình hoạch địnhChúng xử lý sự thay đổi. Hoạch định cố gắng dự báo làm thế nào nhu cầu và tài nguyên sẽ phát triển và thay đổi trong tương lai.Chúng bao gồm đo lường và định lượng. Nó cố gắng đo lường nhu cầu, đánh giá kết quả của các cách tiếp cận khác nhau và đo lường thành tích công việc sử dụng các mục tiêu đã thỏa thuận trước.Chúng ảnh hưởng đến sự phân phối tài nguyên. Hoạch định cần các nhà ra quyết định suy nghĩ về phí tổn của mọi hoạt động.Chúng đòi hỏi hành động. Một kế hoạch đưa ra các hoạt động cần được theo dõi để đạt kết quả cụ thể.	3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định chiến lượcnhằm :Phác họa một tương lai đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của họ và đưa ra những hướng hành động và chỉ dẫn;Tạo sự đồng thuận giữa các cá nhân và tổ chức khác chính kiến và hình thành các quan điểm khác nhau (ban điều hành, nhân viên, thân chủ, cộng đồng v.v.)Thúc đẩy các tổ chức đáp ứng một môi trường đang thay đổi;Xác định nhu cầu củng cố, tái tổ chức hoặc khôi phục sự cân bằng giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ khác nhau.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định chiến lượcCác hoạt động trong hoạch định chiến lược :Tái đánh giá sứ mạng của cơ sở và triển khai tầm nhìn tương lai của cơ sở ;Đánh giá môi trường ngoại vi và sự cạnh tranh;Đánh giá các hoạt động nội bộ và các dịch vụ cung ứng cho thân chủ; và Triển khai một kế hoạch bao gồm các chiến lược, nhiệm vụ, thành quả, khung thời gian và các bước thực hiện.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiBốn bước cơ bản trong hoạch định công ty do Robert H. Schaffer[1] đưa ra :Nghiên cứu – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và những yếu tố khác và xác định các cơ hội và rủi ro gây ra bởi các xu hướng bên ngoài.Hình thành các mục tiêu – xác định công ty muốn đạt đến cái gì trong tương lai dài hạn. [1] Skidmore, op.cit. p.51.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định chiến lược – triển khai một kế hoạch tổng thể chỉ ra làm cách nào để công ty đến được mục tiêu cao nhất của nó.Hoạch định tác nghiệp – đưa ra những bước đi mà mỗi phòng ban và bộ phận chức năng đảm nhiệm để thực hiện những kế hoạch chiến lược.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định chiến lược8 bước trong chu kỳ hoạch định dài hạn do Howard M. Carlisle đưa ra :Xác định chỗ đứng của bạn hôm nay đang ở đâu.Xây dựng những giả thuyết liên quan đến các xu hướng và điều kiện tương lai sẽ xảy ra.Xây dựng và đánh giá lại các mục tiêu.Hình thành các chiến lược để đạt mục tiêu.Lên chương trình các hoạt động để đạt kết quả mong muốn.Xác định các nguồn lực hỗ trợ cần để tiến hành các hoạt động ở bước 5.Thực hiện kế hoạch.Kiểm soát kế hoạch.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định tác vụHoạch định tác vụ gồm việc chuyển đổi những sáng kiến chủ yếu trong kế hoạch chiến lược thành những mục đích và mục tiêu cụ thể bao gồm những bước hành động cho nhân viên và những người khác thực hiện Hoạch định tác vụ bao gồm những thành phần sau :Tiến trình đã xác định và các mục tiêu đầu ra;Xác định trách nhiệm nhân viên để thực hiện kế hoạch;Một khuôn mẫu giám sát thân thiện để ghi nhận quá trình đã thực hiện;Xem xét liên tục việc vận hành kế hoạch chiến lược;Đánh giá liên tục đảm bảo kế hoạch hoạt động là thực tế; và Tạo cơ hội liên tục để đưa ra những đề xuất cho những kế hoạch hàng năm trong tương lai.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định phòng ngừaHoạch định phòng ngừa là một hình thức hoạch định tác nghiệp nhằm biến khủng hoảng thành cơ hội cho tổ chức. Ví dụ giảm ngân sách cơ sở, v.v. Viêc này cần quan tâm đặc biệt sử dụng cách tiếp cận liên ngành một cách có hệ thống :Tham khảo sứ mạng của cơ sở thường xuyên;Tìm kiếm thông tin có sẵn;Thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân viên và các nhà lãnh đạo không chuyên môn; và Tăng cường giám sát và theo dõi.3.1. Công tác hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiHoạch định liên cơ sởHoạch định liên cơ sở là cần thiết để có sự phối hợp và hợp tác của các cơ sở nhằm cung cấp các dịch vụ xã hội một cách tốt nhất cho thân chủ. Những nhà quản trị giỏi luôn tìm cơ hội hoạch định với các nhà quản trị khác nhằm tăng cường việc thực hành công tác xã hội, tránh sự trùng lắp không cần thiết và đáp ứng nhu cầu của cộng đồngKế hoạch bộ phận Dành cho những lĩnh vực đặc thù như Kế hoạch quốc gia về chăm sóc trẻ em, Kế hoạch chăm sóc người khuyết tật và các lĩnh vực khác Những kế hoạch này là sản phẩm của việc hoạch định liên cơ sở nơi thi hành luật pháp về sức khỏe, giáo dục và những lĩnh vực khác góp phần vào hình thành kế hoạch có liên quan tới nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của họ.Giảng viên tổng hợp chủ đề : Việc hoạch định ở cơ sở an sinh xã hộiTổng hợp và những điểm chính cần ghi nhớ	Hoạch định là một chức năng chủ yếu trong một cơ sở an sinh xã hội. Nó định hướng cho cơ sở làm gì, bắt đầu từ đâu, ai làm, và làm thế nào mà cơ sở đạt được mục đích.Kế hoạch phải có mục đích rõ ràng; tài nguyên, phương tiện, cách thức, phương pháp và con người tham gia vào để đạt mục đích; phương pháp thực hiện, đánh giá và tái xem xét. Hoạch định có những bước đi và nguyên tắc cơ bản. Kế hoạch phải dựa trên những dữ liệu và những gì có ảnh hưởng và liên quan là một bộ phận của tiến trình hoạch định. Kế hoạch phải linh hoạt.Cơ sở an sinh xã hội được khuyến khích có kế hoạch chung với các kế hoạch khác mà các cơ sở khác hoạch định.3.2. Xây dựng chương trình và thiết kế chương trìnhĐịnh nghĩa xây dựng chương trìnhXây dựng chương trình được định nghĩa là một tiến trình có tính toán cân nhắc qua đó cơ sở xây dựng các kế hoạch, thực hiện và lượng giá các kế hoạch hành động để xác định các nhu cầu và vấn đề. Đảm bảo là các chương trình/dự án có kết quả và hiệu quả để đạt được mục đích của cơ sở.Định nghĩa thiết kế chương trìnhThiết kế chương trình là tiến trình lên kế hoạch của chương trình bao gồm khung thời gian cụ thể và các loại hình dịch vụ cụ thể. Chương trình là một bộ phận hoạt động có mục đích theo kế hoạch đã định.Tiến trình xây dựng chương trìnhPhân tích tình hìnhSắp xếp ưu tiênXây dựng chương trìnhThực hiện chương trìnhLượng giá và tính chịu trách nhiệm3.2. Xây dựng chương trình và thiết kế chương trìnhTiến trình xây dựng chương trình :1) Phân tích tình hình hay xem xét/phân tích môi trường 	Kỹ thuật thu thập dữ liệu hữu ích trong phân tích tình hình bao gồm các diễn đàn cộng đồng, thảo luận nhóm tiêu điểm, phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ chốt, xem xét truyền thông và rà soát lại những dữ liệu hiện có.3.2. Xây dựng chương trình và thiết kế chương trình2) Kỹ thuật thiết lập ưu tiên được sử dụng để chọn những mục tiêu của các chương trình cơ sở 3) Trong giai đoạn thực hiện chương trình, các tài nguyên cần thiết để xúc tiến chương trình đòi hỏi phải có và được triển khai 3.2. Xây dựng chương trình và thiết kế chương trình4) Lượng giá và chịu trách nhiệm, bao gồm việc ra các đánh giá về chất lượng, giá trị hay tính ích lợi của chương trình và thông báo những đánh giá đó cho các người ra quyết định có liên quan. Sơ đồ Gantt	Sơ đồ Gantt thường dùng để cung cấp một bức tranh rõ ràng về các hoạt động phải hoàn thành hoặc đồng thời hoặc sau một hoạt động khác và thời gian biểu cho mỗi hoạt động.Giám sátGiám sát thực hiện ở nhiều cấp độ :Đầu vào (tài chính, vật chất, huấn luyện và những tài nguyên/dịch vụ khác);Đầu ra (hàng hóa và dịch vụ); Thành quả (tiếp cận, sử dụng và thỏa mãn của khách hàng/người thụ hưởng); và Tác động (những ảnh hưởng đến cơ hội cuộc sống và mức sống/chất lương sống) Lượng giá	Ba kiểu lượng giá có thể áp dụng để xác định sự thích hợp và thực hiện các mục tiêu, tính hiệu quả, kết quả, tác động và tính bền vững của mỗi chương trình /dự án :Lượng giáTiến trình lượng giá xem xét bản chất hoạt động, cơ cấu tổ chức của dự án và cách thức tổ chức thực hiện và cung ứng các đầu vào của dự án để đạt được các mục tiêu/đầu ra của dự án; Lượng giá Chi phí – lợi ích hay phí tổn – hiệu quả là đo lường phí tổn chương trình so với các phương án sử dụng ngân sách và lợi ích do chương trình sinh ra; và Đánh giá tác động là xác định những ảnh hưởng mong muốn đạt được từ chương trình đối với các cá nhân, hộ gia đình và các thiết chế và những ảnh hưởng này có hỗ trợ cho việc phòng ngừa của chương trình hay không Quản trị theo mục tiêu 	Quản trị theo mục tiêu được sử dụng rộng rãi ở một số cơ sở công tác xã hội nhằm giúp lượng giá chương trình và tính chịu trách nhiệm Giảng viên tổng hợp chủ đề 2 : Việc xây dựng chương trình ở cơ sở an sinh xã hộiXây dựng chương trình là một phương thức đưa các kế hoạch của cơ sở vào hoạt động. Sơ đồ Gantt là công cụ phổ biến được sử dụng trong việc hoạch định.3.3. Việc lập ngân sách và quản lý tài chánh ở cơ sở an sinh xã hộiĐịnh nghĩa quản lý tài chínhQuản lý tài chính đảm bảo có được ngân sách từ các nguồn thích hợp, hoạch định và sử dụng ngân sách để hỗ trợ các phí tổn hành chính và chương trình cũng như đảm bảo tính chịu trách nhiệm thông qua công việc kế toán, kiểm toán và giữ gìn hồ sơ tài chính khác. 3.3. Việc lập ngân sách và quản lý tài chánh ở cơ sở an sinh xã hộiĐịnh nghĩa về ngân sáchNgân sách là một kế hoạch hành động về tài chính có từ quyết định của ban điều hành cho chương trình trong tương lai.Giảng viên tổng hợp chủ đề 3 : Việc lập ngân sách và quản lý tài chính ở cơ sở an sinh xã hộiKế hoạch và chương trình cần có sự phân bổ ngân sách để thực hiện.Quản lý tài chính bao gồm lập ngân sách, kế toán và kiểm toán, lưu giữ hồ sơ tài chính về nguồn thu và chi.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_cong_tac_xa_hoi_hoach_dinh_xay_dung_chuon.ppt