Bài giảng Siêu âm tổng quát - Trần Quỵ (Phần 2)

Tóm tắt Bài giảng Siêu âm tổng quát - Trần Quỵ (Phần 2): ...át hiện các ung thư nhỏ. Viêm tiền liệt tuyến mãn tính Tiền liệt tuyến có thể có kích thước hơi to hơn bình thường, bờ tuyến có thể bị biến đổi làm cho tuyến không cân đối. Cấu trúc âm của tuyến không đồng 203 đều, có thể thấy các nốt tăng âm kèm theo vôi hoá, các nốt giảm âm hay vùng g...ới 10mm + Giãn nhẹ khi não thất bên có kích thước từ 10 đến 15mm Thường không có triệu chứng. Có thể phối hợp với các dị tật khác hay là bị nhiễm trùng. + Giãn não thất bên nặng khi kích thước não thất bên trên 15mm, gọi là não úng thuỷ. Não úng thuỷ có hai thể là thể thông và thể tắc. +... ý cho tổn thương lành tính hay ác tính của nốt. Vai trò của siêu âm trong chẩn đoán: Trước trường hợp có nghi ngờ nốt trên lâm sàng thì siêu âm giúp cho: .Khảng định có nốt hay không, giả dương tính trên lâm sàng không phải ít. .Siêu âm nghiên cứu nốt thấy trên lâm sàng về kích thước,vị t...

pdf185 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Siêu âm tổng quát - Trần Quỵ (Phần 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột thực thể hiếm, kết hợp với nhiều dị tật: sự đảo lộn 
phủ tạng, bệnh tim bẩm sinh phức tạp, không có lách. 
Sự giảm chức năng lách được thấy trong một số bệnh di truyền. 
Cần phải loại trừ: 
- một lách đã cắt. 
- không có lách chức năng do sự teo xơ gặp ở các bệnh nhân hồng cầu hình 
liềm, tiểu cầu-huyết hay các bệnh tự miễn có đông máu rải rác trong lòng 
mạch. 
Đa lách 
Chỉ có 5 – 10% tật nhiều lách không kết hợp với các dị tật khác, không triệu 
chứng, được phát hiện ở tuổi trưởng thành. Thực tế, tật nhiều lách thường kết 
hợp với các dị tật khác và biểu hiện ở tuổi thiếu nhi: dị tật tim, đảo ngược phủ 
tạng, phổi hai thùy mỗi bên, bất thường hệ tiêu hóa (tịt đường mật; tụy ngắn, 
tròn do ngừng phát triển của tụy lưng) và bất thường mạch máu (hai tĩnh 
mạch chủ dưới và trên, tĩnh mạch cửa trước tá tràng). Số lượng của lách rất 
thay đổi (có thể tới 17); chúng ở mức bờ cong lớn và mạc treo dạ dày sau, 
mỗi lách nhỏ là độc lập. Thể tích chung của chúng bằng với thể tích của lách 
bình thường. 
 326 
Hình. Hội chứng tim-lách ở một trẻ với 
nhiều lách và các bất thường tim bẩm 
sinh phức tạp. Siêu âm đứng dọc cạnh 
đường giữa dưới sườn trái thấy hai khối 
tròn, đường kính 5-6 cm (dấu hoa thị) ở 
mặt trước thận. Lách thứ ba được phát 
hiện ở phía cao hơn, nhưng không có 
kích thước bình thường. 
Bệnh lách màng bụng (Splénose péritonéale) 
Nó thường gặp và được hình thành từ một ghép tự thân của mô lách do sự phá 
vỡ nhu mô lách. Sự phát tán này dẫn tới sự hình thành các nốt trong ổ bụng, 
khung chậu, lồng ngực và thậm chí dưới da. Các nốt này không có cuống 
riêng, không có vi tuần hoàn và các mạch xâm nhập trực tiếp qua vỏ của nó. 
Dị thuờng này gặp sau một chấn thương, một cắt lách sau chấn thương hay 
sau một thủ thuật phẫu thuật khó. 
Lách phụ hay lách dư 
Nhiều thuyết đã được đề xuất: 
- hợp nhất không hoàn toàn hay không có sự hợp nhất của nhiều khối lách. 
- Tình trạng gần nhau của các đảo lách và các mào sinh dục, trong trường 
hợp hợp nhất lách- sinh dục mà lách phụ ở bìu cắm vào hay bao quanh tinh 
hoàn trái (nó thường teo, kết hợp với một tinh hoàn ẩn) hay buồng trứng. 
- sự phân đoạn của mô do các nhánh của động mạch lách. 
Chẩn đoán được đặt ra trong tuổi thơ ấu trước một tràn dịch tinh mạc, xoắn 
tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn một thoát vị bẹn hay tắc ruột. Có hai dạng: 
 327 
- một dạng liên tục với một thừng có khẩu kính giảm dần nối từ cực trên của 
lách tới ống bẹn, hoặc sau phúc mạc, hoặc ở trước đại tràng hay các quai ruột. 
- Một dạng không liên tục không có sự hợp nhất giải phẫu thực sự. 
Vị trí của lách phụ rất thay đổi: thường thấy nhất ở gần lách bình thường, rốn 
lách (60% các trường hợp), trong đuôi tụy (theo Haymard), giữa các lá của 
mạc nối vị-lách, trong mạc treo ruột, mạc nối lớn, dây chằng lách-đại tràng, 
cuối cùng hiếm hơn là ở bao gan hay sau phúc mạc. 
Lách phụ thường gặp ở trẻ em (50% các trường hợp) và 10-20% ở người 
trưởng thành. Chúng thường là duy nhất (88% các trường hợp), hai lách phụ 
(9% các trường hợp), hiếm khi có từ ba lách phụ trở lên (3%). Chúng tập hợp 
lại trong cùng một vị trí, có sự cấp máu riêng và có hoạt động chức năng. 
Hình. Hình cắt chếch theo rãnh liên sườn 
thấy toàn bộ chiều dài lách. Lách phụ hình 
tròn nằm ở rốn lách với cấu trúc âm giống 
lách. 
3.3. Vôi hóa lách. 
3.3.1 Nguyên nhân của vôi hóa lách 
Có hai hoàn cảnh phát hiện : 
- tìm kiếm một cách hệ thống trên phim chụp bụng không chuẩn bị, siêu âm 
hay chụp CLVT. 
- xuất hiện vôi hóa trên một tổn thương đã biết. 
3.3.2 Đặc điểm của vôi hóa theo nguyên nhân 
SIDA: vôi hóa có hình chấm hay hình vòng tròn, xuất hiện theo kiểu tăng 
dần, cần xét đến viêm phổi kẽ do Pneumocystis carinii. 
Bệnh lao: nốt vôi hóa nhỏ hay to, nhiều và rải rác. 
 328 
Hình. Rất nhiều nốt vôi hóa nhỏ rải rác 
trong lách bệnh nhân không triệu chứng. 
Các nốt vôi hóa là di chứng của bệnh lao. 
Bệnh Brucella: dạng hình bia bắn, dày 
đặc ở trung tâm, dạng lá mỏng ở ngoại vi. 
U nang: vôi hóa hình đường cong theo thành nang (Hình). 
Hình. Nang lách vôi hóa. Thành bị vôi 
hóa và tạo bóng cản âm. Đây là một dấu 
hiệu tình cờ được phát hiện ở một bệnh 
nhân không triệu chứng. 
Vôi hóa vòng quanh hình nhẫn, mở 
rộng trong vài tuần: 
- bệnh hồng cầu hình liềm: do nhồi máu nhiều và lặp lại. 
- bệnh u hạt (granulomatose) 
- di căn của một ung thư biểu mô. 
3.4. Nhiễm trùng và các bệnh toàn thân. 
3.4.1 Lách to đồng nhất 
Chẩn đoán xác định 
Lách có thể sờ thấy ở 10% trẻ em và 3% người trưởng thành. Hiện nay chẩn 
đoán X-quang lách to dựa trên siêu âm và chụp CLVT. 
 329 
Siêu âm là khám xét nhậy nhất để phát hiện lách to, chẩn đoán được gợi ra 
khi: 
- nếu có hai kích thước tăng. 
- nếu bề mặt của lách lớn hơn bề mặt cắt của thận trái (trên cùng một mặt 
cắt) 
- khi một bờ (lách) dưới cực dưới thận. 
- hay trước sự mất đi tính lõm của các mặt của lách. 
Chẩn đoán nguyên nhân 
Lách to thuần nhất thường chỉ là một hiện tượng phụ của bệnh toàn thân. 
Siêu âm không có gì đặc hiệu. 
3.4.2 Lách to không đồng nhất 
Sự phát hiện một lách to không thuần nhất có hình kê (lấm chấm) đặt ra vấn 
đề nguyên nhân. Chỉ có bối cảnh lâm sàng và xét nghiệm mô học mới cho 
phép một chẩn đoán chính xác. 
Về siêu âm: 
Trong các tổn thương nhiễm trùng siêu âm có nhiều vẻ: 
- hoặc là bình thường trong giai đoạn trước khi làm mủ. 
- giảm âm, ranh giới không rõ, dịch ở trung tâm. 
- đôi khi có mức dịch hay nhồi máu. 
- dạng tăng âm với bóng cản hay tăng âm của các bóng khí. 
 trong các tổn thương do vi khuẩn, mầm bệnh thường là Gram +, Gram -, vi 
khuẩn đường ruột là Salmonella. 
 nhiễm vi rút thể hiện bằng lách to không đặc hiệu. 
 Các áp xe do nấm gặp trong suy giảm miễm dịch trầm trọng. Một số có 
thể có một vẻ rất gợi ý như áp xe do Candida albicans: 
- type 1: “ wheel within wheel ”: ổ giảm âm trong một nốt tăng âm, được 
bao quanh bởi một quầng sáng giảm âm. 
- type 2: hình mắt bò hay hình bia bắn: nốt tăng âm có quầng giảm âm xung 
quanh. Mô viêm được bao quanh bởi sự xơ hóa. 
 330 
- type 3: nốt giảm âm. 
- type 4: ổ tăng âm kích thước 2 đến 5 cm kết hợp với một bóng cản. 
 trong giai đoạn SIDA tổn thương ngoài phổi là hiếm; tổn thương thường 
trong ổ bụng và luôn có một tổn thương phổi phối hợp. Lách to với các tổn 
thương giảm âm cục bộ, ranh giới không rõ, các tổn thương này to lên và vôi 
hóa dần dần hình vòng tròn hay theo kiểu hình chấm. 
Các bệnh cơ hội xuất hiện trong giai đoạn tiến triển; 
- sarcome de Kaposi. 
- lymphome (u lympho bào). 
- nhiễm trùng do ngành vi khuẩn nấm. 
- Nhiễm trùng do Pneumocystis carinii. 
-. Bệnh ký sinh trùng do Shistosoma mansoni (sán máng gây bệnh chủ yếu ở 
ruột): lách to do xơ hóa quanh tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch quanh khoảng cửa và 
tĩnh mạch lách, thể hiện dưới dạng “ống điếu”- “tuyau de pipe”. Tổn thương 
lách xảy ra do tăng áp lực tĩnh mạch cửa và do tăng sinh hệ lưới nội mô. 
 á p xe amíp là hiếm, nó phát triển do tình trạng tiếp cận với tổn thương 
amíp nguyên phát ở đại tràng góc lách. Siêu âm, tổn thương có dạng “nửa 
rắn” “semi-solide”. Khi có dạng dịch cần đặt ra chẩn đoán phân biệt với kén 
hydratique. 
3.5. Các u lách. 
Không có một phương tiện X-quang nào cho phép phân biệt một cách 
chắc chắn một u lành tính với một u ác tính. 
Nếu các khám xét X-quang đầu tiên định hướng tới một “vẻ ác tính”, chỉ có 
mô học mới xác định rõ bản chất khối u. Các khối u ác tính, nổi trội là di căn 
và lymphome. 
- hoặc tổn thương này xen vào trong một bệnh cảnh toàn thân và chẩn đoán 
có thể được gợi ra. 
- hoặc sự phát hiện là tình cờ và tổn thương u là đơn độc và một số luận cứ 
được đặt ra để hướng tới nguyên nhân. 
 331 
Trong thực tế một u đặc của lách có ranh giới rõ thường gặp nhất là di 
căn. 
3.5.1 Di căn 
Là các u ác tính của lách thường gặp nhất, chúng được tìm thấy khi đánh giá 
tổng kê sự xâm lấn hay khi mổ xác. Gặp ở người 60 đến 70 tuổi. Sự ít gặp của 
chúng (3,4 đến 7%) được giải thích do sự không có mạch bạch huyết dẫn vào 
(lách) và bởi vai trò miễn dịch của lách. 
Vấn đề là sự phát tán di căn trong 85% trường hợp do đường máu hay đường 
bạch huyết, ngược đường tĩnh mạch cửa (TALTMC) hay bởi ung thư biểu mô 
phúc mạc. 
Theo thứ tự thường gặp, người ta kể ra: 
- nguồn gốc từ vú (21% các trường hợp). 
- phế quản-phổi (18%). 
- buồng trứng (8%). 
- dạ dày (7%). 
- u hắc tố (6%). 
- nguồn gốc tử cung (6%). 
- tiền liệt tuyến. 
Mọi vẻ có thể gặp trên siêu âm: đôi khi là một tổn thương duy nhất, ranh giới 
rõ, có chiều hướng như dịch. Các tổn thương này giảm âm. 
3.5.2 Lymphome 
Là một nguyên nhân lớn của lách to và 30% lách to xuất hiện tự phát có lẽ có 
nguồn gốc lympho bào. 
U lympho bào ác tính không Hodgkin thể hiện bởi một tổn thương lan tỏa và 
trong 30% các trường hợp lách bị xâm lấn. Trái lại, u lympho bào nguyên 
phát của lách rất hiếm, dưới 1%. 
Về siêu âm 
Không có tính chất đặc trưng và có nhiều vẻ: hình bình thường trong 30% các 
trường hợp, lách to thuần nhất hay không thuần nhất, dạng kê (tổn thương có 
 332 
kích thước 1-5mm), dạng nhiều nốt (2-10mm) hay khối đơn độc kích thước 
lớn, giảm âm (Hình). 
Chẩn đoán được gợi ra trước một mớ các luận chứng, nhưng cần phải nghĩ tới 
một áp xe, một di căn, một ung thư liên kết mạch (angio-sarcome), một u 
nang không điển hình hay SIDA trong hình thái rất xâm lấn. 
Chẩn đoán sẽ được khẳng định bởi mô học sau khi chọc hút. Siêu âm xác 
nhận các dạng khác nhau với độ đặc hiệu tốt và độ nhậy thấp hơn (54%). 
Hình. Rất nhiều khối giảm âm trong lách chỉ 
hơi to ra. Các khối có cấu trúc phức hợp với 
trung tâm hơi tăng âm (hình bia bắn). Đây là 
hình ảnh gợi ý của lymphoma bậc cao. 
3.5.3 Ung thư liên kết (sarcome) 
Ung thư liên kết mạch (hémangio-sarcome: phát triển trên lớp áo ngoài 
cùng của mạch máu). 
Hiếm và gặp ở lứa tuổi 50. Bệnh căn chưa biết nhưng một vài yếu tố thuận lợi 
được tìm thấy: bức xạ ion hóa, arsenic, Thorotrast, chấn thương. Là nguyên 
phát hay thứ phát do sự thoái hóa của một u mạch máu. 
Cách thức phát hiện rất thay đổi, đôi khi là một lách to và đau dưới sườn trái 
hay một tan máu của bệnh vi mạch, một đông máu trong mạch lan tỏa 
(CIVD: coagulation intravasculaire disséminée). Đôi khi đó là một vỡ tự phát 
trong ổ bụng. 
Về siêu âm: đó à một khối u đặc, có ranh giới rõ, với các vùng tăng âm và 
không có âm. 
Sarcome de Kaposi 
 333 
Đó là tổn thương da ở đầu dưới chi dưới, tiến triển chậm. Phối hợp với SIDA, 
nó trở nên xâm lấn và có tổn thương nội tạng: phổi, lách, ống tiêu hóa, các 
hạch bạch huyết. Tổn thương ở lách gặp trong 5% các trường hợp. Là một 
khối thường nhiều nốt lan rộng trong phúc mạc. 
3.5.4 Các u ác tính nguyên phát. 
(không đề cập vì hiếm) 
3.5.5 Các u lành tính 
Chúng là các khối đặc, giảm hay tăng âm. 
U mạch máu (hémangiome) 
Thường không có triệu chứng, được phát hiện khi mổ xác hay khi vỡ. Hay 
gặp ở phụ nữ có thai và/hoặc dùng thuốc tránh thai (oestro-progestatifs). 
Chúng giống u máu của gan: 
Tăng âm (siêu âm), ngấm thuốc cản quang từ ngoại vi vào trung tâm chậm 
(chụp CLVT). 
Nhưng cũng có thể giảm âm hay ngấm thuốc mạnh (nhiều mạch máu). 
Dạng điển hình là một khối giảm âm, khu trú hay lan tỏa, ranh giới rõ, hiếm 
khi có vôi hóa. 
Hình. Một tổn thương tăng âm, ranh giới 
rõ được phát hiện tình cờ ở lách. Đây là 
hình ảnh điển hình của u mạch máu. 
U loạn sản phôi hay loạn sản nốt (Hamartome ou Dysplasie nodulaire) 
Thường không có triệu chứng và phát hiện tình cờ, đó là một khối tăng âm 
không đồng đều, lách to (Hình). Trên siêu âm Doppler mầu thấy tăng sinh 
mạch trong khối. 
 334 
Hình. U loạn sản phổi ở trẻ gái 4 tuổi 
đang được đánh giá nhiễm khuẩn đường 
niệu. Siêu âm quét ngang lách thấy khối 
tròn, hỗn hợp âm với ranh giới rõ. 
U bạch mạch (lymphangiome). 
Hiếm. Có 3 dạng: dạng đơn thuần, dạng u nang, dạng hang (caverneux) và 
không vôi hóa, liên quan đến toàn bộ lách. 
Các viêm giả u (les pseudo-tumeurs inflammatoires) 
Đó là các khối có vỏ, giới hạn rõ mà nguồn gốc chưa biết. Chúng được hình 
thành từ các tế bào tương bào, lympho bào, mô bào và chất đệm liên kết. 
Hình thái của chúng, lách to và đôi khi bị vôi hóa. Trên siêu âm chúng giảm 
âm. 
Sự định vị ở lách là hiếm; người ta thường thấy các giả u này trong cây phế 
quản, tim, dây tiêu hóa, mô mềm, màng não và các hạch bạch huyết. Người ta 
không thể phân biệt chúng với các u lympho bào ở phương diện X-quang. 
3.5.6 Các giả u 
Lách phụ ở rốn lách, lạc chỗ của tụy, bọc máu tụ, nang giả tuỵ hoại tử, nang 
chảy máu, áp xe và bệnh lý nhiễm trùng. 
3.5.7 U nang 
 Siêu âm là khám xét được chỉ định đầu tiên và cho phép phân biệt các u nang 
với các khối đặc. 
Siêu âm, các u nang có hình tròn, thường là duy nhất, đôi khi nhiều, dịch 
trong, giới hạn rõ với bờ mỏng đều đặn và có tăng âm phía sau. Đôi khi dịch 
trong nang không đồng âm hay tăng âm do lắng đọng của cholestérol hay 
cặn. 
 335 
Nguyên nhân được gợi ra tuỳ theo hình ảnh của nang, của bối cảnh lâm sàng, 
nhưng đôi khi sự xác nhận của phẫu thuật là cần thiết. 
3.5.8. U nang do ký sinh trùng (để tham khảo) 
U nang sán, hay gặp bệnh sán Echinococcus có nguồn gốc ở Nam Mỹ, Bắc 
Phi, Trung Đông, úc, chiếm 60% các nang lách. Sự định vị ở lách là hiếm 
(2%). 
Về lâm sàng, bệnh nhân có sốt, lách to, đau bụng. Huyết thanh âm tính nếu 
nang được vôi hoá hay không hoạt động. 
Thành của nang được cấu tạo từ ngoài vào trong: 
- quanh nang: vỏ viêm xơ cứng phản ứng. 
- Tiểu bì: màng không được cấu tạo từ tế bào. 
- Màng mầm với các túi nang. 
Các giai đoạn của nang sán (theo Gharbi và cộng sự): 
G/đ 1: 
- sự tụ dịch trong. 
- dày khu trú. 
G/đ 2: 
- thành nang tách đôi. 
- màng di động gập lại. 
- có hình đàn “lire”. 
G/đ 3: 
- nhiều nang hình tổ ong. 
- hình nơ hoa hồng của các nang nhỏ (con). 
G/đ 4: 
- cấu trúc âm không đều. 
G/đ 5: 
- nang bị vôi hóa. 
- hình vỏ trứng. 
- tăng âm. 
 336 
3.5.9 Các u nang không do ký sinh trùng 
Hay gặp ở nữ, tuổi khá trẻ và kích thước nang thường trên 10 cm. Không có 
triệu chứng trong 50% các trường hợp; các biến trứng theo kiểu nhiễm trùng, 
chảy máu, vỡ là tăng lên khi có thai. Hình dạng của nang rất thay đổi, thường 
có một nang. 
Các u nang thực sự hay nguyên phát 
Chiếm 25% các nang không do ký sinh trùng. Chúng là bẩm sinh và có lớp áo 
biểu mô hay nội mô. Người ta chia làm ba loại: 
 Các u nang biểu mô (les kystes épitholiaux): 
- các u nang dạng biểu bì-épidermoide (10% các trường hợp) gặp ở trẻ em 
và thiếu niên. Thành của nang được hình thành từ cột vách tương tự các cột 
cơ tim (signe du feston-dấu hiệu đường viền). Chúng không có triệu chứng, 
đôi khi có vôi hóa và rất to. Siêu âm, nó có dạng một khối thuần nhất với các 
âm ở chỗ trũng hay một khối dịch có tua vách ở chung quanh (Hình). 
- các nang dạng da- dermoide rất hiếm. 
- các nang nội mô- endotheliaux hết sức hiếm: các nang thanh dịch đơn độc 
hoặc trong bệnh đa nang gan-thận. 
Hình. U nang dạng biểu bì ở lách trẻ 
trai 5 tuổi được phát hiện tình cờ. 
Hình siêu âm quét ngang thấy một 
nang với các vách bên trong. 
 U nang bạch mạch (lymhangiome kystiques) 
Sự định vị ở lách là đặc biệt hiếm. Nói chung, nang thường ở dưới vỏ và có 
một ổ. Có một tiền sử chấn thương hay can thiệp phẫu thuật là một lý do được 
xét đến. Nang là một dị tật bẩm sinh mạch bạch huyết của lách, trong 20% 
 337 
trường hợp có kết hợp với nang ở các vị trí khác (gan, thận, tuỵ, trung thất, 
bìu và mô dưới da, đặc biệt ở hố thượng đòn). Cần phải tìm một phù bạch 
huyết của các dị tật ở da hay ở tạng: bệnh u xơ thần kinh và bệnh u nội sụn 
xương. 
Siêu âm, nang thường có vách chia thành các ổ nhỏ; đôi khi có dạng nang có 
một ổ. 
 U nang dạng nhầy có lớp áo sinh nhầy (le kyste mucoide à revêtement 
mucipare) 
- hoặc do di căn của ung thư biểu mô nang tuyến nhầy của buồn trứng hay 
của ruột. 
- hoặc do sự lạc chỗ của buồng trứng trong lách với sự phát triển của một 
khối u dạng ruột nguyên thuỷ. 
Các u nang giả 
Chúng không có lớp áo biểu mô. 
 Các u nang sau chấn thương: trong 50% các trường hợp, chúng được chẩn 
đoán muộn sau chấn thương. Được thấy ở mọi lứa tuổi. Một hay hai ổ khuyết, 
thường có vôi hoá. 
 Các u nang do viêm: thường gặp sau viêm tuỵ. 
 Các u nang thoái hoá: thường thứ phát sau nhồi máu hay cắt lách. 
3.6. Bệnh lý mạch máu 
3.6.1 Phình động mạch lách 
Chúng thường gặp sau các phình mạch của ĐMCB dưới thận và của ĐM 
chậu. 
Gặp ở phụ nữ trong 97% các trường hợp và chúng không có triệu chứng trong 
80% các trường hợp. 
Người ta phân biệt: 
Phình mạch thật (les vrais anévrysmes). 
- Các phình mạch thứ phát do xơ cứng động mạch chiếm 60%. 
- Các phình mạch do nấm. 
 338 
- Các phình mạch do loạn sản: 10% các trường hợp.Đó là sự không có hay 
sự phát triển không đầy đủ của lớp chun trong của màng trong với sự xơ hoá 
của lớp giữa thành mạch. 
- Lách to sung huyết gặp trong sốt rét, bệnh Gaucher (bệnh ở nữ giới) hay 
TALTMC 
- Có thai là một nguyên nhân của phình mạch lách và nhất là vỡ lách ở 
người đẻ nhiều lần do sự biến chất (hỏng đi) của mô liên kết, tăng thể tích 
máu lưu chuyển, sung huyết tĩnh mạch cửa và giảm sức bền mạch máu. 
Trong ba tháng cuối có sự giãn của động mạch ở đoạn tận cùng. 
Giả phình mạch (les faux anévrysmes). 
- Có thể thứ phát sau viêm tuỵ cấp hay mạn do sự ăn mòn tự động thành 
động mạch. Nguồn gốc chấn thương chiếm 3% các trường hợp. 
Ba loại phình mạch: hình túi, hình thoi và phình tách. 
3.6.2 Nhồi máu lách (infarctus splénique) 
Thường tiềm tàng, nhồi máu lách là một trong các chẩn đoán được gợi ra 
trước một thương tổn giảm âm đơn độc. Nhồi máu là kết quả của sự tắc cấp 
của động mạch hay các nhánh của nó do huyết khối hay sự nghẽn mạch. 
Phần lớn các nhồi máu lách khỏi tự phát, hiếm khi bội nhiễm, chảy máu nhu 
mô và vỡ lách. 
Các nguyên nhân. 
- Xơ vữa mạch. 
- Viêm tuỵ cấp, khối u hay khối của tuỵ. 
- Thiếu máu tan máu. 
- Bệnh tăng gánh (quá tải): bệnh u hạt của Wegener. 
- Thiếu hụt protéine C. 
- Nhiễm khuẩn máu, viêm nội tâm mạc. 
- Lách bệnh lý: hội chứng tăng sinh tuỷ, bệnh hồng cầu hình liềm, 
thalassémie. 
 339 
- Nguồn gốc nghẽn mạch: bệnh tim gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu, 
viêm nội tâm mạc. 
- Nguồn gốc do thuốc: cocaine, ghép gan, chụp mạch máu hay thủ thuật 
làm nghẽn mạch, tiêm truyền trong mạch Vasopressine. 
- Xoắn lách. 
- Cơn sốt rét (accès palustre). 
- Nếu không có nguyên nhân nào được tìm thấy người ta cho đó là nhồi 
máu tự phát: thường xảy ra ở chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng 
(mononucléose infectieuse). 
Hình ảnh 
Chẩn đoán siêu âm hầu như không thể được, trừ thể điển hình, nhưng nó hiếm 
gặp: 
Siêu âm, vùng giảm âm hình tam giác, đáy ở ngoại biên, đỉnh hướng vào rốn 
lách, hình chêm. 
Hình. Nhồi máu tạo ra vùng hơi giảm âm 
ở cực trên của lách. 
 340 
tài liệu tham khảo: 
1. Pauette Jouve 
Manuel d'ultrasonologie générale de l'adulte; Masson1993; 329-332 
2.Helle Dossing, Finn Noe Bennedlaek 
Benign solitary cold Thyroid nodules: US-guided interstisitial 
Radiology 2002; 225; 53-57 
3.Takashima Smorimoto; J Ikozoe 
Primary thyroid lymphoma: comparison of CT anhd US assessment 
Radiology 1989; 171; 439 
4. ABrand; P Viikinkoski; J Nikels; L Livisaari 
Thyroid gand: US screening in middle aged women with no previous thyroid 
diseases 
Radiology 1989; 173; 517 
 341 
CHỦ BIấN 
PGS.TS. PHẠM MINH THễNG 
THAM GIA BIấN SOẠN 
PGS.TS. PHẠM MINH THễNG 
Trưởng khoa Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Bệnh viện Bạch Mai 
Phú Trưởng Bộ mụn Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Trường Đại học Y Hà Nội 
THS. PHẠM HỒNG ĐỨC 
Giảng viện Bộ mụn Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Trường Đại học Y Hà Nội 
THS. NGUYỄN DUY TRINH 
Bỏc sỹ khoa Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Bệnh viện Bạch Mai 
THS. Lấ ANH TUẤN 
Bỏc sỹ khoa Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Bệnh viện Bạch Mai 
THS. NGUYấN XUÂN HIỀN 
Bỏc sỹ khoa Chẩn đoỏn hỡnh ảnh - Bệnh viện Bạch Mai 
THƯ Kí BIấN SOẠN 
Trung tõm Đào tạo - Bệnh viện Bạch Mai 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_sieu_am_tong_quat_tran_quy_phan_2.pdf
Ebook liên quan