Bài giảng Sốc phản vệ - Lê Thị Ái My
Tóm tắt Bài giảng Sốc phản vệ - Lê Thị Ái My: ...Trên hệ tim mạch : làm giãn mạch, tụt huyết áp, truỵ tim mạch. + Trên hệ hô hấp: co thắt phế quản gây nghẹt thở. + Trên hệ thần kinh: co mạch não gây đau đầu, hôn mê. + Trên hệ tiêu hoá: tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột gây ra tiêu chảy, đau bụng, đại tiện – tiểu tiện không tự chủ. 2.BIỂU HI...ứng sau đây khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác: + Các triệu chứng ở da, niêm mạc. + Các triệu trứng hô hâp. + Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp. + Các triệu chứng tiêu hóa liên tục (nôn, đau bụng). 3.CHẨN ĐOÁN SỐC PHẢN VỆ c. Tụt huyết áp xuất ...dịch 1/1.000,1ml = 1mg, tiêm dưới da ngay sau đó với liều : 1/2 – 1 ống đối với người lớn không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, theo dõi huyết áp...
SỐC PHẢN VỆ ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA ĐIỀU DƯỠNG GVHD : Bs. Nguyễn Phúc Học SVTH : Lớp K19YDD1 THÀNH VIÊN NHÓM 1.Lê Thị Ái My 2.Phan Thị Bé 3.Vũ Thị Nhã Phương 4.Hoàng Mai Phương 5.Trương Thị Hồng Phương 6.Nguyễn Thu Thảo 7.Dương Thị Hậu 8.Phạm Thị Mỹ Linh 9.Trương Thị Kim Ngân 10.Đào Thị Yến Phi NỘI DUNG 1.ĐẠI CƯƠNG 1 .ĐẠI CƯƠNG - Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nhất không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà cả người lớn nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. - Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Vì vậy, cần hiểu rõ về nguyên nhân, biểu hiện, cách xử lý và phòng ngừa để cấp cứu thật nhanh, kịp thời, chính xác cho người bệnh. 1 .ĐẠI CƯƠNG 1.1 Những yếu tố tạo điều kiện xảy ra sốc phản vệ . - Đường vào : tất cả các đường sử dụng đưa vào cơ thể như uống, tiêm, nhỏ mắt, đặt hậu môn,... - Một số yếu tố khác liên quan : + Cơ địa : Đó là những người có tiền sử dễ dị ứng ( thức ăn, phấn hoa, nhựa cây, lông động vật...). + Tình trạng lo lắng : Stress dễ gây giải phóng histamin khi có những kích thích nhỏ, thậm chí chỉ tiêm chọc tĩnh mạch. + Nọc côn trùng 1 .ĐẠI CƯƠNG 1.2 Cơ chế bệnh sinh. 2.BIỂU HIỆN CỦA SỐC PHẢN VỆ Triệu chứng lâm sàng của sốc phản vệ do thuốc hay các nguyên nhân khác về cơ bản giống nhau và xảy ra ở tất cả các cơ quan nội tạng trong cơ thể. +Trên hệ tim mạch : làm giãn mạch, tụt huyết áp, truỵ tim mạch. + Trên hệ hô hấp: co thắt phế quản gây nghẹt thở. + Trên hệ thần kinh: co mạch não gây đau đầu, hôn mê. + Trên hệ tiêu hoá: tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột gây ra tiêu chảy, đau bụng, đại tiện – tiểu tiện không tự chủ. 2.BIỂU HIỆN CỦA SỐC PHẢN VỆ + Trên da: gây mề đay, phù Quincke, mẩn ngứa. 2.BIỂU HIỆN CỦA SỐC PHẢN VỆ Sốc phản vệ được chia ra 3 mức độ diễn biến 3.CHẨN ĐOÁN SỐC PHẢN VỆ Chẩn đoán sốc phản vệ khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau: a. Xuất hiện đột ngột (trong vài phút đến vài giờ) các triệu chứng ở da, niêm mạc (ban đỏ, ngứa, phù môi - lưỡi - vùng hầu họng) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau: + Triệu chứng hô hấp (khó thở, khò khè, ho, giảm oxy máu). + Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp : ngất, đại – tiểu tiện không tự chủ. 3.CHẨN ĐOÁN SỐC PHẢN VỆ b. Xuất hiện đột ngột (vài phút – vài giờ) 2 trong 4 triệu chứng sau đây khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên hoặc các yếu tố gây phản vệ khác: + Các triệu chứng ở da, niêm mạc. + Các triệu trứng hô hâp. + Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp. + Các triệu chứng tiêu hóa liên tục (nôn, đau bụng). 3.CHẨN ĐOÁN SỐC PHẢN VỆ c. Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với 1 dị nguyên mà người bệnh đã từng bị dị ứng. + Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi. + Người lớn: huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu. 4.ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ Cần phải được điều trị càng sớm càng tốt khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng. + Ngưng ngay các thuốc đang sử dụng nghi ngờ là nguyên nhân gây sốc phản vệ. + Nới lỏng quần áo, đảm bảo đường thở thông khí. + Nói chuyện liên tục với người bệnh. + Đặt bệnh nhân nằm tại chỗ, tư thế chân cao. 4.ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ + Dùng Adrenalin dung dịch 1/1.000,1ml = 1mg, tiêm dưới da ngay sau đó với liều : 1/2 – 1 ống đối với người lớn không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần + Cho người bệnh năm nghiêng nếu có nôn. Nếu sốc quá nặng đe dọạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch. + Bù khối lượng tuần hoàn 1000-2000ml trong 10 – 15 phút . + Nếu bệnh nhân ngưng thở hãy bắt đầu hồi sức tim phổi bằng ép hơi lồng ngực và hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân. + Ngừng gây mê hoặc phẫu thuật( nếu mới bắt đầu ). Cần theo dõi ít nhất 12 giờ.Theo dõi huyết động, nước tiểu, đông máu. Dù diễn biến sốc phản vệ nhẹ, trung bình hay nặng đều phải dùng ngay adrenalin cho người bệnh. 4.ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ 5.PHÒNG CHỐNG SỐC PHẢN VỆ - Khám kĩ trước khi gây mê, tìm tiền sử dị ứng thuốc từ trước của người bệnh. - Khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn, hốt hoảng, buồn nôn, tê lưỡi.. hãy nói ngay với nhân viên y tế, - Khi đã có bằng chứng chắc chắn người bệnh có dị ứng với sản phẩm nào đó cần tránh tuyệt đối sử dụng sản phẩm đó cho người bệnh. - Sau khi tiêm nên nghĩ ngơi tại chỗ 15-30 phút. - Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, đúng chỉ định.
File đính kèm:
- bai_giang_soc_phan_ve_le_thi_ai_my.pdf