Bài giảng Sửa chữa, gia cố kết cấu công trình
Tóm tắt Bài giảng Sửa chữa, gia cố kết cấu công trình: ...có thể thực hiện bằng cách tăng tiết diện. 6 + Gia cố bằng cách thay đổi sơ đồ và trạng thái ứng suất của kết cấu. Để gia cố bằng cách này có thể áp dụng các phương pháp đặt thêm gối tựa, dây căng ƯLT, kết cấu hỗ trợ hoặc thay thế,. - Vật liệu sử dụng để gia cố kết cấu BTCT: Bê tông có B ...tải của kết cấu (ΔM, ΔQ) - Sơ bộ chọn tiết diện dây căng, đối với kết cấu dầm: 0 0 s MA m R z Với sR là cường độ tính toán của cốt thép, 0m là hệ số điều kiện làm việc của dây căng = 0,8 0,85 và 0z h với 0h - chiều cao từ biên chịu nén của tiết diện dầm tới trọng tâm dây că...của tường. Đố được cấu tạo từ 2 phía mặt tường, tạo thành một trụ nhánh và các nhánh được nối với nhau thông qua các thanh ngang xuyên qua tường. Cốt thép dọc trong các đố có d ≥ 12 mm, đai Ø6a150. (hình 4.5) 3.3.3. Gia cố trụ gạch - Có 2 loại trụ gạch: Trụ độc lập và trụ liền tường. - Có ...
. Sự xuất hiện các vết nứt - Do hiện tượng lún không đều của nền móng, có 3 dạng lún cơ bản: + Lún võng: Các vết nứt thường xuất phát từ phần dưới của công trình và thường tập trung vào khoảng giữa (hình 4.1a) Hình 4.1. Các dạng lún và sự phân bố các vết nứt Hình 4.2. Các dạng vết nứt + Lún vồng: Các vết nứt thường xuất phát từ phần trên (mái) công trình và phân bố tương đối đều đặn theo chiều dài công trình, tại 2 đầu thường xuất hiện các vết nứt xiên (hình 4.1b) + Lún trượt: Các vết nứt thường chỉ tập trung tại phạm vi công trình bị trượt (hình 4.1c) - Do biến dạng quá lớn của kết cấu đỡ tường: Các dầm tường, lanh tô cửakhông đảm bảo khả năng chịu tải hoặc vượt quá biến dạng cho phép. Các vết nứt thường xuất phát từ mặt trên của dầm tường. (hình 4.2a) - Do tải trọng tập trung quá lớn: Lực tập trung có xu hướng xé rách trụ, mảng tường tiếp giáp. Các vết nứt đi xiên tập trung vào điểm tác dụng của tải trọng. (hình 4.2b). Mảng tường giữa 2 lỗ cửa chịu nén quá mức, không đủ khả năng chịu tải, các vết nứt xuất hiện thẳng đứng (hình 4.2c) - Do vượt quá giới hạn chịu kéo trong những kết cấu xuất hiện ứng suất kéo hoặc do các tải trọng động đất, gió bão, bom đạn hoặc sự cố công nghệ. Các vết nứt trên đều thể hiện trên mặt vữa trát ngoài nhưng cũng có khi vết nứt nhỏ, lớp vữa lại có độ co giãn tốt nên không thấy vết nứt ở lớp vữa và cần phải khảo sát thêm nhất là tại phạm vi tiếp nối với các vết nứt đã thấy rõ. b. Tường bị nghiêng Có thể do thiếu giằng ngang, do lực đẩy của kết cấu đỡ mái, do đất nền bị lún lệch hoặc do thi công sai từ đầu. c. Tường bị ẩm ướt thường xuyên Xảy ra đối với những công trình nằm trong vùng có mực nước ngầm cao. Do công trình bị lún, lớp vữa chống thấm trên mặt móng chìm dưới mặt nền tạo điều kiện cho nước ngầm thẩm thấu lên phía trên tường hoặc công trình không được ốp, lát tốt làm cho nước thấm vào chân tường và mao dẫn lên trên. Khi tường bị ẩm ướt, gạch và vữa bị mủn theo thời gian nên khả năng chịu tải sẽ bị giảm. 13 d. Do chất lượng vật liệu không đảm bảo: Gạch và vữa không đủ cường độ do đó khối xây không đảm bảo khả năng chịu tải và sự làm việc lâu dài. e. Do công trình làm việc trong môi trường ăn mòn Trong môi trường ăn mòn, tính chất cơ lý của vật liệu giảm đi nhanh chóng, nhiều lớp trát bị bong, gạch đá bị mủn, thường xuyên ẩm ướt và khả năng chịu tải bị giảm. Ngoài những hư hỏng trên còn có những hư hỏng do bất hợp lý về sử dụng. * Nguyên tắc chung: - Loại trừ nguyên nhân gây hư hỏng như loại trừ tác nhân gây ăn mòn, chỉ xử lý vết nứt sau khi đã loại trừ hiện tượng lún không đều. - Tận dụng khả năng chịu nén của khối xây, tránh để xẩy ra các dạng ứng suất khác như ứng suất kéo. - Liên kết chặt chẽ kết cấu gia cố với kết cấu được gia cố, đảm bảo sự làm việc đồng thời. - Vật liệu để gia cố có thể là gạch đá, BTCT hoặc thép. 3.3.2. Gia cố tường gạch - Gia cố các vết nứt: Phân biệt rõ nguyên nhân gây nứt, mức độ trầm trọng của vết nứt, vết nứt đã ổn định hay còn phát triển.Nếu đã ổn định có thể gia cố bằng các phương pháp: + Dùng thép tròn Ø6 Ø12 có dạng U, đầu nhọn đóng vào tường vắt qua và thẳng góc với vết nứt, khoảng cách từ 300 500 mm. (hình 4.3a) + Trường hợp cần chống trượt giữa các mảng tường 2 bên vết nứt nên gia cố bằng các chốt BTCT đặt vuông góc với vết nứt. Bề dầy chốt bằng bề dầy tường. Bê tông chốt có B ≥ B12,5; thép Ø6 Ø8 - loại AI; khoảng cách giữa các chốt từ 500 700 mm. (hình 4.3b) Trường hợp các vết nứt còn hoạt động, cần tiến hành xử lý nguyên nhân gây nứt trước rồi mới gia cố. Hình 4.3. Gia cố vết nứt tường gạch - Đối với các bức tường bị ẩm do hiện tượng thẩm thấu: Để cách ly nguồn nước có thể thẩm thấu lên trên, cách tốt nhất là tạo 1 hệ giằng BTCT tại chân tường nơi tiếp xúc với độ ẩm. Trước khi đổ bê tông giằng cần trát một lớp vữa chống thấm bằng xi măng cát mác 100 dày 15 20 mm. - Trường hợp khối xây bị mủn: Nếu quá nặng, nên phá bỏ và làm lại vì gia cố sẽ rất phức tạp, tốn kém mà hiệu quả không cao. Trường hợp bị nhẹ thì mới xử lý theo các nguyên tắc chung. - Trường hợp tường bị nứt do ứng suất kéo: (kết cấu tường chắn hoặc bể chứa) có thể gia cố bằng các vách chống. Nếu bị nghiêng, cần có biện pháp để trở lại cân bằng rồi mới gia cố cục bộ. - Gia cố tường bằng cách xây ốp: để tăng cường khả năng chịu tải. Để đảm bảo sự tham gia làm việc của phần ốp thêm cần có các liên kết vững chắc giữa 2 phần tường cũ-mới như đục lỗ trên tường cũ để khi xây câu tường mới vào, cũng có thể chèn các lỗ này bằng bê tông. Số lượng các lỗ tuỳ theo chiều dầy tường (1,2 lỗ/m2). Lớp trát trên tường cũ phải được cạo bỏ. Lưu ý ốp thêm ở cả phần móng để có chỗ tựa của tường và hạn chế sự làm việc lệch tâm của móng. 14 Hình 4.4. Gia cố tường bằng ốp BTCT Khi cần tăng đáng kể tải trọng tác dụng lên tường (đặt thêm thiết bị có tải trọng lớn, chồng thêm tầng nhà), có thể ốp BTCT vào tường cũ từ 2 phía: Chiều dầy lớp ốp ≥ 40 mm; B ≥ B12,5; lưới thép Ø6 khoảng cách 150 200 mm và có các thanh thép ngang Ø14Ø18 xuyên qua tường nối 2 lớp ốp 2 bên cách nhau ≤ 750 mm. (hình 4.4) Hình 4.5. Cấu tạo đố tường bằng BTCT - Gia cố tường bằng các đố BTCT: tường sẽ được tăng thêm độ cứng cũng như khả năng chịu tải, đặc biệt có lợi khi chịu tải trọng ngang. Kích thước và khoảng cách các đố phụ thuộc vào yêu cầu chịu tải mới của tường. Đố được cấu tạo từ 2 phía mặt tường, tạo thành một trụ nhánh và các nhánh được nối với nhau thông qua các thanh ngang xuyên qua tường. Cốt thép dọc trong các đố có d ≥ 12 mm, đai Ø6a150. (hình 4.5) 3.3.3. Gia cố trụ gạch - Có 2 loại trụ gạch: Trụ độc lập và trụ liền tường. - Có thể gia cố bằng cách xây ốp thêm gạch tăng cường tiết diện trụ nhưng thường người ta ốp bằng kết cấu BTCT hoặc thép hình. Có thể ốp 1 phía, 2 phía, 3 phía hoặc 4 phía. Các nhánh cột gia cố có chiều dầy ≥ 100 mm. Cốt thép dọc có thể đặt 1 lớp hoặc 2 lớp phụ thuộc chiều dầy và tính toán; đường kính ≥ 10 mm, đai thường dùng Ø6a150. (hình 4.6) Hình 4.6. Gia cố trụ tường bằng cách ốp BTCT 15 - Có thể gia cố trụ gạch bằng vành đai: thường áp dụng cho các trụ độc lập tiết diện vuông hoặc chữ nhật có tỉ lệ các cạnh ≥ 2,5. Kết cấu vành đai có tác dụng hạn chế nở hông nên làm tăng cường độ của khối xây; bản thân kết cấu vành đai gồm các thanh thép dọc, bê tông và vữa cùng tham gia chịu lực với trụ. Có 3 loại kết cấu vành đai thường dùng: Vành đai thép hình, vành đai BTCT và vành đai vữa lưới thép (đã nêu ở môn học kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép). * Tính toán kết cấu gia cố theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành về kết cấu BTCT, kết cấu thép, kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép, chủ yếu tính với cấu kiện chịu nén đúng tâm và lệch tâm. Chương 4. Kỹ thuật sửa chữa kết cấu BTCT (2 tiết) 4.1. Sửa chữa bề mặt 4.1.1. Các dạng hư hỏng bề mặt bê tông - Những bề mặt bị nứt do co ngót mềm của BT: Cách phòng tránh chủ động là che phủ bề mặt sau khi đổ bê tông. Trường hợp xuất hiện nứt cần xử lý thì thực hiện bằng đầm lại hoặc quét phủ bằng sữa xi măng hoặc polyme có độ nhớt bé. - Bề mặt nứt do co ngót khô: Sinh ra do quá trình thủy hóa xi măng, nhiệt độ tăng thêm 20-300C, bê tông bị nở ra, khi nguội, bê tông co lại, trong bê tông xuất hiện ứng suất kéo, có thể gây nứt cho bê tông. Ngoài ra, tốc độ co ngót ở mặt ngoài lớn hơn bên trong khá nhiều, làm cho mặt ngoài chịu một sức căng khá lớn, gây ra các vết nứt ở mặt ngoài. 4.1.2. Kỹ thuật sửa chữa bề mặt 4.1.2.1. Làm màng bảo vệ: - Phương pháp quét sữa xi măng lỏng hay vữa xi măng cát lên bề mặt bê tông tạo thành lớp màng bảo vệ chống được tác dụng của khí trời - Nhược điểm: Không chống được xâm thực và tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm cho bê tông - Các yêu cầu cho lớp màng bảo vệ: Nếu bê tông vừa đổ thì nên làm màng bảo vệ ngay. Nếu làm trên bề mặt bê tông cũ thì có các yêu cầu riêng sau: + Mặt bê tông phải sạch, không rêu mốc, bụi. Mặt bê tông phải nháp, không cần đẽo sờm. Mặt bê tông phải tưới rửa bằng nước. + Phải bảo dưỡng trong 1 tuần, không để khô, che đậy cẩn thận. - Thành phần của lớp màng bảo vệ gồm 3 lớp: + Lớp đầu tiên: Một phần cát trộn với một phần xi măng đến chảy dẻo rồi trát lên bề mặt bê tông + Lớp thứ 2: 1,5 phần cát trộn với 1 phần xi măng và nước (khô hơn lớp 1) rồi trát thành lớp mỏng + Lớp thứ 3: Xi măng trộn với nước (Không bắt buộc) - Chiều dày của cả 3 lớp không nên quá 3mm. Khoảng cách trát các lớp từ 3 đến 4 giờ. - Vữa mới trộn không nên dùng ngay mà chứa trong thùng khoảng 1h. Sau đó mang ra trộn lại trước khi dùng 4.1.2.2. Phun vữa: - Tạo nên lớp vỏ bảo vệ chống tác dụng của khí trời và chống thấm trên bề mặt bê tông. - Chiều dày lớp vữa không quá 7,5mm và nên đánh sờm bề mặt trước khi phun để tăng độ bám dính. - Có 2 loại: + Phun khô: Trộn khô cát và xi măng trước, được phun lên bề mặt bê tông nhờ khí nén và được trộn lẫn với nước khi phun + Phun ướt: Trộn cát, xi măng và nước trước rồi bơm vữa lỏng ra đầu vòi phun và dùng khí nén để phun lên bê tông - Trước khi phun cần làm sạch, đánh sờm và rửa mặt nền. Để tăng cường độ thì bọc thêm một lưới thép rồi phun vữa phủ lên. - Thường áp dụng cho sửa chữa xilô, cầu cảng, sàn và trụ có diện tích lớn. 16 4.1.2.3. Tô trát vữa: - Ưu điểm: + Có thể áp dụng vào sửa chữa các mặt phẳng và cạnh góc chính xác và tinh xảo cao, vừa bảo tồn, vừa nâng cao được đường nét kiến trúc của nhà. + Chất lượng đồng nhất hơn nên dùng được khi yêu cầu lớp vữa bảo vệ chống được sự xâm thực của hóa chất và nước. - Nhược điểm: Chiều dày vữa bị giới hạn là 3mm. Cần thợ chuyên nghiệp và theo dõi chất lượng thường xuyên. Dễ bị nứt nẻ và vỡ lở theo thời gian. Giá thành cao vì tốn công chuẩn bị bề mặt. - Quá trình thi công tô trát vữa: + Trước tiên là phải phá bỏ phần bê tông yếu hoặc bong. Đánh sờm bề mặt nền sâu khoảng 2 - 6mm bằng đục hoặc búa tay, nếu phát hiện những chỗ yếu, hư hỏng của công trình, cần bỏ đi ngay và gia cường thêm. + Trát lớp vữa xi măng – cát thứ nhất dày từ 6 – 9mm với tỷ lệ 1/1 và để khô khoảng 4 giờ (mùa hè) và 6 giờ (mùa đông). + Trát lớp vữa xi măng – cát thứ hai dày 6mm với tỷ lệ 1/2, được trát bằng tay. + Trát lớp vữa thứ ba dày 9mm với tỷ lệ 1/3, trát bằng tay sau đó bằng bàn xoa gỗ. - Để tăng chất lượng nên dùng thêm chất phụ gia làm chậm đông kết và làm vữa có tính chống thấm cao. 4.2. Sửa chữa vết nứt trong bê tông 4.2.1. Các loại vết nứt trong bê tông: a) Vết nứt đơn: Phát sinh do kết cấu bị quá tải, do tải trọng hoặc co ngót. Vết nứt do quá tải giống với vết nứt khi thí nghiệm chất quá tải. Vết nứt khác thường do biến dạng bị ngăn cản. Vết nứt xuất hiện trong tuần đầu thường do co ngót. b) Vết nứt nhóm: Thường là những vết nứt chạy lung tung, không có phương hướng nhất định và hình thành hầu như cùng một lúc. Xuất hiện khi kết cấu chịu nén và chịu xoắn quá mức. Kích thước của vết nứt tùy thuộc vào độ sâu và thành phần của vữa bê tông. Thường xuất hiện trong các vòm cầu, các vỏ tuynen, các tấm bê tông hoặc kết cấu bê tông nhiều lớp. Có 2 loại nhóm vết nứt nhóm trong bê tông nhiều lớp: + Những vết nứt bao trùm diện tích khoảng 10cm2 xuất hiện khi ta đổ nước cho ướt mặt bê tông và ăn xuyên qua lớp bê tông ngoài cùng. + Những vết nứt chiếm lớn hơn một diện tích khoảng 70cm2 và ăn xuyên qua lớp bê tông ngoài cùng và lớp giữa. + Những vết nứt lớn hơn nữa nằm trong bán kính khoảng 1,5 đến 1,7 (m) ăn xuyên đến lớp nền. c) Vết nứt tự khép kín: Trong những điều kiện nhất định, khe nứt có thể tự khép kín vững chắc mà không phải sửa chữa. - Hiện tượng khe nứt tự khép kín vững chắc có thể xảy ra khi: Bê tông được ngâm thường xuyên trong nước. Không chịu tải trọng động. Sự co ngót đã ngừng hẳn. Không có thấm nước qua các lỗ rỗng hoặc qua khe nứt. - Hiện tượng khe nứt tự khép kín vững chắc không thể xảy ra khi: Bê tông bị khô ngắn hạn nhưng thường xuyên. Chịu ứng suất kéo tĩnh hoặc động hay ứng suất do co ngót. Vôi kết tủa thường xuyên bị trôi hoặc bị phá hoại bởi các axit hòa tan trong nước, thấm vào bê tông theo các đường mao dẫn. 4.2.2. Các phương pháp sửa chữa vết nứt 4.2.2.1. Phương pháp liên kết khe nứt bằng đinh giằng: - Hai phần bê tông bị nứt đôi có thể được liên kết lại bằng các đinh giằng thép như liên kết của kết cấu gỗ (hình 4.1). - Không nên bố trí các đinh giằng đều vuông góc khe nứt. Nên bố trí các đinh giằng theo các hướng hỗn loạn sẽ tránh được hình thành tiết diện suy yếu. Số lượng đinh giằng phải đủ để làm cho cường độ chịu kéo của khe nứt bằng cường độ của cốt thép. Số lượng và 17 đường kính của đinh giằng ở 2 đầu cần lớn hơn ở giữa. Chiều dài đinh giằng phải khác nhau để tránh tập trung ứng suất. Hình 4.1. Liên kết khe nứt bằng đinh giằng - Khe nứt được liên kết bằng đinh giằng nhưng vẫn có thể mở rộng thêm => Cần gia cường thêm cốt thép bên ngoài và phun vữa bê tông lên trên. - Mặt trong khe nứt cần gia công để chống thấm nước và cốt thép mới gia cường không bị xâm thực. 4.2.2.2. Phương pháp liên kết khe nứt đơn bằng cách kéo áp phía ngoài: - Dùng các thanh giằng kéo áp hai phần khe nứt lại với nhau. Phương pháp này có lợi hơn đinh giằng vì các đinh giằng cho phép khe nứt toác rộng thêm một chút nữa. - Nếu 2 bên mặt của kết cấu không cản trở, bố trí các thanh giằng kéo áp ở cả hai mặt, mỗi cặp thanh liên kết với nhau bằng thanh neo đặt xuyên quá kết cấu bê tông cốt thép. - Nếu chỉ có 1 bề mặt không bị cản trở, dùng bu lông neo giằng và thép góc neo giằng. - Chiều dài thanh giằng nên khác nhau và không nên vuông góc với hướng chủ yếu của khe nứt. Tránh làm tăng cường độ kéo của kết cấu trước khi xử lý xong. 4.3. Sửa chữa rò rỉ, thấm nước qua bê tông (nước thấm ra khỏi bể chứa) - Các nguyên nhân có thể gây rò rỉ: Hư hỏng 1 lớp trát. Vữa trong mạch xây không kín khít. Do co ngót gây nứt. Thành phần vật liệu. Do đầm không kỹ. - Tùy theo tình trạng hư hỏng và tốc độ rò rỉ để sử dụng các biện pháp sửa chữa khác nhau + Làm lớp trát láng phụ thêm bên trong bể chứa để thay một phần hoặc toàn bộ lớp trát cũ. + Phun vữa mặt trong hoặc ngoài tường bể. + Đắp tường đất sét không thấm nước chung quanh bể. + Làm lớp vỏ bê tông không chống thấm liên kết liền với tường bê tông cũ. - Đánh giá hiệu quả của các phương pháp trên: + Dùng lớp trát là kém hiệu quả nhất, cần đảm bảo thành phần vữa đặc chắc và bảo dưỡng tốt để tránh nứt. + Biện pháp phun vữa tốt hơn nhưng đòi hỏi kỹ thuật thi công cao. + Biện pháp đắp đất sét được kết hợp với 1 trong 2 phương án trên có hiệu quả tốt. + Biện pháp làm vỏ bê tông cốt thép dùng khi biện pháp tường đất sét không thực hiện được. 4.4. Sửa chữa bê tông chất lượng xấu Có thể sửa chữa bê tông bằng phụt vữa xi măng. - Các bước tiến hành: + Trên mặt tường đục một lỗ sâu 10 – 15 cm + Gắn các ống phụt sắt bằng vữa xi măng mau ninh kết. Các ống phụt cách nhau khoảng 60cm và đặt dốc 10-15 độ để sau này khỏi bị vữa lấp kín 18 + Phụt vữa làm nhiều đợt sẽ giảm được lượng vữa tiêu hao, chảy phòi ra ngoài. Chờ vữa lắng đọng và đã bịt các lỗ rỗng lớn, tiếp tục phụt vữa lần tiếp theo. - Thời gian ngừng giữa các đợt phụt là 6 – 8 tiếng - Sau khi phụt xong khoảng 1-2 ngày, nên phụt lại lần thứ hai để kiểm tra - Phụt vữa từ dưới dần lên trên, khi thấy vữa xuất hiện ở ống phụt trên thì tạm ngừng bơm, bịt ống phụt dưới bằng nút gỗ và chuyển sang ống thứ hai - Nếu bê tông bị nứt sợi tóc thì lan tràn của vữa phụt chỉ độ 8 – 10cm, cả ngay khi áp lực phụt khá lớn - Nếu bề rộng của khe nứt khoảng 2-3cm, vữa xi măng lỏng với áp lực phụt 4-5atm có thể ăn sâu được vào trong kết cấu - Nếu khe nẻ hoặc đường thông lớn hơn 3mm, vữa thấm qua được kết cấu dễ dàng với áp lực phụt nhỏ, bán kính lan tràn có thể tới 30-40cm Chương 5. Chống ăn mòn cho kết cấu gia cố (1 tiết) 5.1. Tác động của môi trường ăn mòn lên kết cấu xây dựng Môi trường ăn mòn kết cấu xây dựng được chia thành 3 nhóm: - Môi trường khí: Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào loại khí, nồng độ, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng khí tiếp xúc, độ hoà tan của khí trong nước. - Môi trường lỏng: Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào đặc tính của môi trường (dung dịch axit, kiềm, muối, dung môi hữu cơ), độ pH, nồng độ và nhiệt độ, lượng cặn lắng đọng, tốc độ dòng chảy của dung dịch, dầu động - thực vật, dầu mỏ - Môi trường rắn (đất, muối, bụi có chứa chất ăn mòn): Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào đặc tính của vật liệu, độ hoà tan, độ khuếch tán của vật liệu, độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu, lưu lượng không khí thay đổi Nói chung ít có chất rắn ăn mòn trực tiếp mà phải thông qua độ ẩm không khí. Mức độ ăn mòn được cho trong các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn ngành. 5.2. Các giải pháp bảo vệ - Với kết cấu BTCT có 3 dạng ăn mòn bê tông chủ yếu: + Do tác dụng của nước mềm thấm vào bê tông, hoà tan một số thành phần của cốt liệu, làm tăng độ rỗng của bê tông, dẫn đến sự giảm cường độ của bê tông. Đồng thời độ kiềm của bê tông giảm đi, kéo theo việc giảm hiệu ứng bảo vệ cốt thép dẫn đến cốt thép bị ăn mòn. + Do tác dụng của axit, kiềm, muối. Dạng ăn mòn này tiến dần từng lớp từ ngoài vào trong. + Do muối sinh ra trong phản ứng giữa chất ăn mòn với các thành phần của bê tông, hoặc do dung dịch muối từ ngoài thấm vào bê tông tạo ra tinh thể và nở thể tích, gây nội lực phá vỡ cấu trúc bê tông. - Hiện tượng ăn mòn cốt thép là một dạng đặc biệt của hiện tượng ăn mòn kim loại dưới tác dụng của môi trường ăn mòn và do ảnh hưởng qua lại của bê tông và thép. Khi lớp bê tông bảo vệ không đủ dầy, khi bê tông không đặc chắc cũng như sự xuất hiện và phát triển của vết nứt cùng với độ ẩm cao tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ ăn mòn cốt thép. - Với khối xây, hiện tượng ăn mòn xẩy ra đối với cả gạch đá và vữa. Vữa dùng trong khối xây thường là vữa vôi, vữa bata hoặc vữa xi măng. Vữa vôi không được dùng trong môi trường axit. Vữa xi măng có hiện tượng ăn mòn tương tự với bê tông. Đất sét làm gạch có hàm lượng oxit sắt và oxit nhôm cao và được nung tốt làm tăng khả năng chống ăn mòn. Gạch sét thông thường có độ rỗng lớn, axit ngấm vào phản ứng với oxit nhôm tạo ra loại muối hoà tan, muối này kết tinh làm nở thể tích và phá vỡ cấu trúc của gạch. Khối xây bằng bê tông chịu ăn mòn như bê tông. 19 * Xử lý chống ăn mòn: - Cần đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của công trình hoặc chỉ ngừng với thời gian tối thiểu dẫn đến khó khăn trong thực hiện - Tẩy rửa, làm sạch bề mặt kết cấu khỏi chất ăn mòn. Có thể áp dụng các phương pháp cơ học (dùng bàn chải sắt cọ sạch, đục phá từng lớp), hoá học (áp dụng các phản ứng trung hoà), nhiệt (áp dụng cho cấu kiện mỏng như tấm, sàn: cho nước phía trên và hun nóng ở phía dưới để nước nóng lên đến nhiệt độ 60oC, nước trong bê tông có mang theo chất ăn mòn sẽ thoát ra bề mặt). * Các giải pháp chống ăn mòn: + Giảm tác dụng của môi trường ăn mòn + Tăng cường khả năng chống ăn mòn của bản thân kết cấu (chọn thành phần tối ưu, cấp phối hợp lý, phụ gia phù hợp, tăng độ đặc chắc khi thi công) + Dùng lớp phủ bảo vệ theo yêu cầu phù hợp (có trong các tiêu chuẩn ngành) + Loại trừ dòng điện ăn mòn BM KCBTCT-GĐ Cán bộ biên soạn TS. Nguyễn Ngọc Phương Tài liệu tham khảo 1. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 356: 2005. Thiết kế kết cấu BTCT. 2. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574: 1991. Thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép. 3. Tiêu chuẩn TCXDVN 373-2006. 4. Nguyễn Xuân Bích. Sửa chữa và gia cố công trình xây dựng. NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội 1997. 5. Vương Hách. Sổ tay xử lý công trình tập 1.2.3. 6. Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Đình Cống, Lý Trần Cường. Các giáo trình Kết cấu Bê tông cốt thép phần Cấu kiện cơ bản (2011) và phần Kết cấu nhà cửa (2009). 7. Lý Trần Cường. Giáo trình Kết cấu gạch đá và gạch đá có cốt thép. Hà Nội 2010. 8. Cấu tạo bê tông cốt thép. BXD 2009.
File đính kèm:
- bai_giang_sua_chua_gia_co_ket_cau_cong_trinh.pdf