Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Cung và cầu tiền tệ

Tóm tắt Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Cung và cầu tiền tệ: ...Tổng khối lượng tiền lưu hành bao gồm tiền mặt và kể cả các phương tiện thanh toán trên các tài khoản séc. • V: Tốc độ lưu hành của lượng tiền trong lưu thông. • P: Mức giá trung bình. • Q: Tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi. • Với phương tr...àm cho GNP tăng lên ổn định. Điều này cho phép hạn chế những biến động giá cả và đạt được tốc độ tăng trưởng. II. CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU THÔNG • 1. Các loại tiền tệ trong nền kinh tế hiện đại • 1.1. Tiền có quyền lực cao • - Tiền pháp định ...chính trong xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ là phải biết một cách chính xác các thành phần của lượng tiền cung ứng vào lưu thông sẽ bao gồm các bộ phận nào để có thể dự báo được những biến động kinh tế cũng như có những biện pháp điều c...

pdf30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 5: Cung và cầu tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CUNG & CẦU 
 TIỀN TỆ 
 1 Các lý thuyết về cầu tiền tệ 
• 1.1. Lý thuyết định lượng tiền tệ 
• 1.2. Lý thuyết ưu thích thanh khoản của 
 Keynes 
• 1.3. Lý thuyết của Friedman 
• 2. Các khối tiền trong lưu thông 
 2.1 Các loại tiền trong nền kinh tế hiện đại 
• 2.2 Phép đo tổng lượng tiền 
• 3 Các chủ thể cung ứng tiền 
• 3.1. Ngân hàng trung ương 
• 3.2 Ngân hàng thương mại 
• 3.3 Các chủ thể khác 
 I. LÝ THUYẾT VỀ CẦU TIỀN TỆ 
 Nếu xét một cách tổng quát trong nền kinh 
tế tiền tệ có hai nhu cầu lớn chi phối đời 
sống xã hội đó là nhu cầu đầu tư và nhu cầu 
tiêu dùng. 
 - Ai đầu tư ? Đó là các doanh nghiệp muốn 
mở rộng qui mô sản xuất, muốn sử dụng có 
hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi. Đó là các cá 
nhân muốn kiếm lợi nhuận từ đồng tiền tiết 
kiệm của mình 
 Nhu cầu về tiền tệ để phục vụ cho đầu tư 
sẽ phụ thuộc vào hai nhân tố quan trọng đó 
là lãi suất tín dụng của ngân hàng và mức lợi 
nhuận: 
 Lãi suất tín dụng ngân hàng là mức 
thu nhập mang tính bình quân của các 
phương án đầu tư trong nền kinh tế, là 
cột mốc để so sánh với các mức tỷ suất 
lợi nhuận của các ngành khác và nó 
cũng là nhân tố kích thích những 
nguồn tiết kiệm trong dân cư đi tìm 
những hoạt động đầu tư như sản xuất, 
kinh doanh dịch vụ, hoặc những hoạt 
động đầu tư tài chính như kinh doanh 
địa ốc, kinh doanh chứng khoán 
 Mức lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư 
như sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hoặc 
những hoạt động đầu tư tài chính như kinh 
doanh địa ốc, kinh doanh chứng khoán, kinh 
doanh ngoại hối cũng là nhân tố tác động 
đến nhu cầu đầu tư. 
 - Nhu cầu về tiền giành cho tiêu dùng sẽ 
phụ thuộc vào 
 Nhân tố đầu tiên là mức thu nhập vì nếu 
kinh tế có tăng trưởng, thu nhập quốc dân 
tăng lên để từ đó tác động đến thu nhập của 
từng thành viên trong xã hội theo chiều 
hướng thu nhập bình quân đầu người tăng 
thì mức cầu về tiêu dùng mới có cơ sở nâng 
cao. 
 Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến nhu cầu 
tiêu dùng đó là giá trị của những hoạt động 
giao dịch. Ở đây, nếu chúng ta giả sử các 
nhân tố khác như số lần và số lượng giao 
dịch trong một thời gian nhất định không 
đổi thì sự biến động của hệ thống giá cả 
hàng hóa, dịch vụ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến 
mức cầu tiêu dùng. 
 Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu 
dùng là lãi suất. Trong điều kiện những tác 
động khác của đời sống kinh tế là không đổi 
thì lãi suất tăng sẽ làm giảm mức cầu tiền tệ 
trong quỹ các doanh nghiệp hoặc trong tay 
các tầng lớp dân cư, người ta sẽ kiềm chế bớt 
nhu cầu tiêu dùng, mua sắm để tăng nguồn 
tích lũy nhằm sinh lời cho đồng tiền. 
 1. Quy luật lưu thông tiền tệ của K.Marx 
 Trên quan điểm lưu thông hàng hóa quyết 
định lưu thông tiền tệ. Mác cho rằng số 
lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhiều hay 
ít, là do số lượng hàng hóa đang lưu thông 
nhiều hay ít, mức giá cả hàng hóa cao hay 
thấp và tốc độ lưu thông tiền tệ nhanh hay 
chậm. Hai nhân tố số lượng hàng hóa và mức 
giá cả gộp lại thành khái niệm tổng giá cả 
hàng hóa, nhân tố này có quan hệ tỉ lệ thuận 
với số lượng tiền cần thiết 
 Từ phân tích trên, một qui luật về 
lượng tiền cần thiết cho lưu thông được 
Marx đưa ra là: 
 H 
 V 
– Trong đó: 
• Kc là khối lượng tiền cần thiết cho lưu 
 thông. 
• H là tổng giá cả hàng hóa. 
• V là tốc độ lưu thông tiền tệ. 
 Kc = 
• Nếu gọi KT là lượng tiền thực cĩ trong lưu thơng là 
lượng tiền mà ta chủ động cung ứng vào lưu thơng thì 
yêu cầu của qui luật là phải đảm bảo quan hệ cân đối 
giữa KT và KC những trường hợp vi phạm yêu cầu của 
qui luật như: 
• KT > Kc dẫn tới thừa tiền 
• KT < KC dẫn tới thiếu tiền, đều cĩ những ảnh 
hưởng khơng tốt đối với đời sống kinh tế – xã hội. 
 để đảm bảo tơn trọng qui luật lưu thơng tiền tệ theo quan 
điểm của Marx địi hỏi chúng ta phải nắm bắt nhu cầu về 
tiền trong lưu thơng, qua đĩ, đưa tiền vào lưu thơng cho 
phù hợp 
 2. Thuyết số lượng tiền tệ 
 M.V = P.Q 
• Trong đó: 
• M: Tổng khối lượng tiền lưu hành bao gồm tiền mặt 
và kể cả các phương tiện thanh toán trên các tài 
khoản séc. 
• V: Tốc độ lưu hành của lượng tiền trong lưu thông. 
• P: Mức giá trung bình. 
• Q: Tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được trao đổi. 
• Với phương trình trên, đầu tiên I Fisher nêu lên lý 
thuyết “sức mua tiền tệ” và cho rằng: Sức mua của 
tiền tệ được đo bằng P, nếu P tăng nghĩa là sức mua 
của đồng tiền giảm, tiền mất giá, P giảm nghĩa là 
sức mua của đồng tiền được nâng cao. Mặt khác 
Fisher cho rằng V là nhân tố gần như bất biến trong 
một thời gian ngắn ví nó phụ thuộc vào thói quen 
của cá nhân trong giao dịch và sau đó Fisher nêu lên 
học thuyết về số lượng tiền tệ. 
 3. Thuyết ưa thích thanh khoản của 
J.M.Keynes (1884 – 1946) 
 Keynes coi của cải dưới dạng tiền tệ là linh 
hoạt nhất, việc chuyển tiền thành tư bản cho 
vay được Keynes gọi là “sở thích chi tiêu”, và 
khi cho vay, người cho vay đã chấp nhận mạo 
hiểm nên lãi suất được gọi là phần thưởng 
giành cho họ. . Lãi suất lại chịu ảnh hưởng tỉ 
lệ nghịch với lượng tiền đưa vào lưu thông 
nên theo ông muốn giảm lãi suất để kích 
thích đầu tư thì nhà nước nên in thêm tiền 
đưa vào lưu thông. 
 . Lãi xuất cũng chịu ảnh hưởng từ sự ưa 
thích tiền mặt, sự ưa thích tiền mặt được 
phát sinh từ 3 động thái sau: 
• Động thái giao dịch 
• Động cơ dự phòng 
• Động cơ đầu cơ 
• Trong ba động cơ trên, thị trường tài chính 
sẽ ảnh hưởng mạnh đến động cơ đầu cơ. Nếu 
gọi r là lãi suất, M là khối lượng tiền tệ và L 
là hàm số ưa chuộng tiền mặt thì: M = L (r) 
• Từ đó, Keynes đưa ra phương trình: 
• M = M1 + M2 = L1(R) + L2 (r) 
 Trong đĩ: 
• M: là sự ưa thích tiền mặt 
• M1: là số tiền mặt dùng cho động cơ giai dịch 
và động cơ dự phịng 
• M2: là số tiền mặt dùng cho động cơ đầu cơ 
• L1 (R): là hàm số tiền mặt xác định M1 tương 
ứng với lãi xuất R 
• L2 (r)là hàm số tiền mặt xác định M2 tương ứng 
với lãi xuất r. 
4. Thuyết số lượng tiền tệ của 
Milton_Friedman 
• Theo M.Friedman số cung tiền tệ hoặc được 
xác định bằng số lượng tiền kim loại đưa vào 
lưu thông hoặc bởi số tiền do nhà nước hoặc 
hệ thống ngân hàng tạo ra. Nhu vầu về tiền 
là hàm số với nhiều biến số trong dó có thu 
nhập, giá cả, lãi suất cơ cấu tài sản và sự ưa 
thích cá nhân . 
• Luận điểm của M.Friedman được diễn tả 
bằng công thức sau: 
• Md = f (yn, i) 
• Trong đó: yn : là thu nhập danh nghĩa 
• i : là lãi suất danh nghĩa 
 M.Friedman cũng cho rằng mức cung 
tiền phụ thuộc nhiều vào quyết định 
chủ quan của các cơ quan quản lý vĩ mô 
nên mang tính không ổn định. Theo 
ông, việc tăng cung tiền một cách ổ 
định (3 - 4 % / năm) sẽ làm cho GNP 
tăng lên ổn định. Điều này cho phép 
hạn chế những biến động giá cả và đạt 
được tốc độ tăng trưởng. 
 II. CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU THÔNG 
• 1. Các loại tiền tệ trong nền kinh tế hiện 
 đại 
• 1.1. Tiền có quyền lực cao 
• - Tiền pháp định 
• Bao gồm các loại tiền giấy, tiền kim khí do 
nhà nước phát hành với tên gọi tiền pháp 
định đã cho thấy các loại tiền này được nhà 
nước thống nhất phát hành và cho phép lưu 
thông với mệnh giá được in trên đồng tiền 
theo luật định 
• - Tiền gởi không kỳ hạn hay các khoản 
tiền gởi trên các tài khoản thanh toán tại 
các ngân hàng 
 Là một loại tiền có quyền lực cao nhưng tính 
lỏng thấp hơn so với tiền pháp định vì phải 
thông qua một số thủ tục thanh toán theo 
quy định khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, 
trong điều kiện những dịch vụ thanh toán 
qua ngân hàng trở nên tiện ích thì vấn đề 
thanh toán từ tiền gởi không kỳ hạn hay các 
tài khoản thanh toán có thể phát hành séc 
 Sẽ góp phần giảm đáng kể những chi phí 
không cần thiết trong thanh toán bằng tiền 
mặt. Ngoài ra, một số ngân hàng thương mại 
còn thực hiện trả lãi cho các khoản tiền gởi 
thanh toán nên so với tiền mặt nó còn đáp 
ứng phần nào mục tiêu sinh lời cho người sở 
hữu tiền tệ. 
 1.2. Các loại tiền tài sản 
 tiền tài sản không phải là tiền giao dịch vì 
người ta không thể sử dụng nó như một 
phương tiện trao đổi không hạn chế về thời 
gian như tiền mặt cũng như không thể đáp 
ứng nhu cầu giao dịch, ngay lập tức như các 
loại tiền có quyền lực cao. Tiền tài sản cho 
thấy đây là loại tài sản được người sở hữu 
nắm giữ như một hình thức đầu tư sinh lợi 
song chúng lại có khả năng hoán chuyển linh 
hoạt sang tiền mặt trong một thời gian ngắn 
• Các loại tiền tài sản bao gồm: 
• - Các loại tiền gởi có kỳ hạn, đem lại 
mức sinh lợi khá ổn định cho người sở 
hữu và được thực hiện với nguyên tắc 
thời hạn càng dài lãi suất càng cao, bao 
gồm: 
• Tiền gởi tiết kiệm của công chúng 
tại các quỹ tiết kiệm, các ngân 
hàng. 
• Tiền gởi có kỳ hạn của cá nhân và 
 doanh nghiệp tại các tổ chức tín 
 dụng 
 - Tài khoản tiền gửi ở thị trường tiền tệ. 
• - Các chứng từ nợ ngắn hạn, trung hạn được 
mua bán trên thị trường tiền tệ. 
• Tín phiếu kho bạc, trái phiếu tiết kiệm do 
các ngân hàng, các cấp chính quyền địa 
phương, Công ty tài chính huy động, các 
hợp đồng mua lại qua đêm, tiền gởi Euro 
Dollar qua đêm, tiền gởi Euro Dollar có kỳ 
hạn 
• - Các loại tiền tài sản khác 
2. Phép đo tổng lượng tiền trong nền kinh tế 
hiện đại 
 Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm 
chính trong xây dựng và thực thi chính 
sách tiền tệ là phải biết một cách chính 
xác các thành phần của lượng tiền cung 
ứng vào lưu thông sẽ bao gồm các bộ 
phận nào để có thể dự báo được những 
biến động kinh tế cũng như có những 
biện pháp điều chỉnh hợp lý. 
• đến quan điểm của nhà kinh tế học 
PA Samuelson, Samuelson chia khối 
tiền trong lưu thông thành 2 bộ phận: 
 Khối M1 (tiền theo nghĩa hẹp) gọi là tiền giao dịch 
gồm các khoản tiền thực tế được dùng cho giao dịch 
để mua bán hàng hóa bao gồm: 
– Tiền kim khí, tiền giấy do ngân hàng trung ương phát 
hành. 
– Tiền ký gởi trên các tài khoản séc: đây là tiền qua ngân 
hàng, số tiền ký gởi trên tài khoản séc có thể được rút ra để 
thanh toán. 
• Khối M2 (Tiền theo nghĩa rộng) gọi là tiền tệ tài sản 
hay chuẩn tệ vì chúng có thể chuyển sang tiền mặt 
dễ dàng trong một thời gian bao gồm: 
• Khối M1. 
• Các loại tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền 
giao dịch như: Tài khoản tiết kiệm, tiền gởi có kỳ 
hạn 
• 
• Tại các nước phát triển phép đo tổng 
lượng tiền được ngân hàng trung ương 
công bố thông thường gồm 3 khối tiền 
chính đó là: 
• Khối M1 bao gồm: 
• Tiền pháp định. 
• Tiền gởi không kỳ hạn hay tiền gởi thanh toán 
có thể phát hành séc. 
• Séc du lịch. 
• Xác định kết cấu khối M1 dựa trên vận 
dụng quan điểm của P.A Samuelson. 
 Khối M2 bao gồm: 
• M1. 
• Các loại tiền gởi có kỳ hạn loại nhỏ. 
• Tiền gởi tiết kiệm. 
• Các chứng từ nợ ngắn hạn. 
• Tiền gởi thị trường tiền tệ ngắn hạn 
• Khối M3 bao gồm: 
– M2. 
– Các loại tiền gởi có kỳ hạn loại lớn. 
– Các chứng từ nợ, tiền gởi thị trường tiền tệ dài 
hạn 
3. Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế 
• 3.1. Ngân hàng trung ương 
• Ngân hàng trung ương là cơ quan độc 
quyền phát hành giấy bạc ngân hàng 
vào lưu thông.Thông thường, việc phát 
hành tiền của ngân hàng trung ương 
được thực hiện qua các con đường sau 
đây : 
• - Phát hành qua kênh ngân sách nhà 
nước 
 Tiền đúc có thể do ngân hàng trung 
ương phát hành, cũng có thể do ngân 
khố (kho bạc) phát hành. 
 - Phát hành qua kênh tín dụng 
• Một trong các ngõ để ngân hàng trung ương đưa tiền 
vào lưu thông đó là cho ngân hàng trung gian vay 
thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cầm cố các 
chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Khi 
ngân hàng trung ương cho ngân hàng trung gian vay 
tiền, tiền sẽ thông qua ngân hàng trung gian để tới 
tay công chúng. 
• - Phát hành qua thị trường mở 
• Thị trường mở là thị trường tài chiùnh nói chung, nơi 
mua bán các loại phiếu nợ, chứng khoán. Gọi là “ mở 
” vì bất kỳ ai tham gia cũng được, không giới hạn ở 
một tầng lớp nào cả; mặt khác, công cụ tham gia 
trên thị trường mở rất đa dạng. 
- Phát hành qua thị trường vàng và 
ngoại tệ 
• Bằng việc tung tiền mặt ra thị trường 
vàng và ngoại tệ để mua các đồng tiền 
của nước ngoài và vàng, ngân hàng 
trung ương vừa làm tăng dự trữ vàng và 
ngoại tệ, vừa làm tăng lượng tiền mặt 
trong lưu thông một khoản tương ứng, 
và đây cũng là một kênh phát hành 
tiền của ngân hàng trung ương. 
• 3.2. Ngân hàng trung gian 
• Các ngân hàng trung gian cung ứng cho nền 
kinh tế loại bút tệ thông qua cơ chế tín dụng 
tạo tiền. 
• Thật vậy, nhờ vào việc nhận tiền gởi mà các 
ngân hàng trung gian có khả năng mở rộng 
qui mô cho vay. Nhưng khi cho vay và thực 
hiện chức năng trung gian thanh toán, các 
ngân hàng trung gian lại tạo ra một lượng 
tiền gởi không kỳ hạn lớn gấp nhiều lần so 
với số tiền gởi ban đầu. Trong điều kiện lý 
tưởng, công thức tính số tiền gởi mở rộng mà 
cả hệ thống ngân hàng tạo ra như sau: 
• Số tiền gởi mở rộng = Số tiền gởi ban đầu x 
Hệ số tạo tiền 
• Trong đó: 
3.3. Các chủ thể khác 
 Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, 
các loại chứng từ cĩ giá cĩ tính thanh khoản 
cao thì nhà nước, các doanh nghiệp cũng cĩ 
thể được coi là những chủ thể cung ứng tiền 
cho nền kinh tế. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_5_cung_va_cau_tien_te.pdf
Ebook liên quan