Bài giảng Tật khúc xạ

Tóm tắt Bài giảng Tật khúc xạ: ...Bệnh nhân nhìn mặt đồng hồ parent để chỉ ra đường đậm nhất và mờ nhất.  Đường đậm là đường gân với võng mạc.  Phương pháp khách quan  Sủ dụng javal kế, đĩa placido, skiascopie, topography  Soi bóng đồng tử Mắt loạn thị Mặt đồng hồ Parent’s Soi bóng đồng tử (skiascopy – retinoscop...t kỳ mắt nào từ 7/10 trở xuống, ta thử lại thị lực với kính lỗ. Ví dụ: mắt phải 9/10/, mắt trái 6/10, ta yêu cầu BN che mắt phải, còn mắt trái nhìn qua miếng có lỗ và đọc chữ lại. Ghi nhận thị lực khi nhìn qua lỗ và ghi vô kết quả như sau.  TL phải 9/10  TL trái 7/10, kính lỗ (ghi thị lực...ểm:  Mắc, phải thay thường xuyên, dễ gãy, nhiễm trùng mắt. Nguyên tắc điều chỉnh kính Kính có công suất lớn nhất cho thị lực tối đa.  Cận thị : kính phân kỳ (-) số nhỏ nhất  Viễn thị : kính hội tụ (+) số lớn nhất Loạn thị :  Nguyên tắc SACS : Sphère  Axe  Cylindre  Sphère Đi...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tật khúc xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬT KHÚC XẠ
TẬT KHÚC XẠ
Là một trong các tật
 Cận thị
 Viễn thị
 Loạn thị
Hậu quả giống nhau
 Mắt không nhìn rõ
 Gây các triệu chứng khó chịu ở mắt
 Làm giảm khả năng học tập
 Giới hạn các lựa chọn nghề nghiệp 
khi trưởng thành
Tật khúc xạ 
Triệu chứng của tật khúc xạ
 Nhìn không rõ khi ngồi xa nên thích 
ngồi gần bảng, tivi.
 Khi đọc sách hay viết bài phải cúi 
sát.
 Hay mỏi mắt, nhức đầu, nheo mắt, 
dụi mắt.
 Học hành giảm sút, hay chép bài 
sai.
 Không thích các hoạt động cần thị 
giác xa.
Những dấu hiệu cảnh báo của TKX
Mỏi mắt, nhức đầu
Nheo mắt hoặc nghiêng đầu
Hay dụi mắt
Mắt và Hiện tượng khúc xạ
Mắt có cấu tạo tương tự 
máy chụp hình
 Ánh sáng bị khúc xạ qua hệ 
thống hội tụ và rọi lên 
màng cảm nhận
 Hệ thống hội tụ có thể tăng 
giảm công suất
Hiện tượng điều tiết
 Nhờ hoạt động của nhiều bắp cơ nhỏ (cơ thể mi), mắt có 
thể tăng công suất hội tụ
 Hoạt động này giống như khi ta chỉnh ống kính 
để hình chụp được rõ
 Nhờ có hiện tượng điều tiết, mắt có thể nhìn gần được 
(nhìn xa không cần điều tiết)
 Khả năng điều tiết giảm nhiều khi đến tuổi 40, 
và gây ra lão thị
 Khi nhìn không rõ, mắt sẽ cố gắng điều tiết, 
làm cho dễ bị mỏi 
Mắt chính thị
 Hệ thống hội tụ của mắt bao gồm giác mạc 
và thủy tinh thể.
 Khi hệ thống này hoàn hảo, hình ảnh của vật 
ở xa hiện rõ lên võng mạc, tức là mắt nhìn xa rõ, mà 
không cần điều tiết.
 Khi mắt chính thị nhìn gần, vẫn có sự điều tiết.
Tật cận thị
 Do công suất của hệ thống hội tụ cao
 Hoặc do nhãn cầu dài hơn bình thường
 Hệ quả là ánh sáng hội tụ TRƯỚC võng mạc, và hình 
ảnh rọi lên võng mạc không sắc nét
 Khi nhìn xa, mắt thấy mờ
 Khi nhìn gần, không cần điều tiết vẫn rõ
Tật viễn thị
 Do công suất hội tụ thấp.
 Hoặc do nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
 Ánh sáng hội tụ SAU võng mạc, do đó 
hình rọi lên võng mạc không sắc nét.
 Nhìn xa không rõ, nếu độ viễn thị thấp, 
mắt sẽ điều tiết để sẽ thấy rõ vật ở xa.
 Nhìn gần kém, mắt sẽ điều tiết mạnh hơn 
để cố gắng nhìn rõ.
 Do điều tiết liên tục, mắt rất hay mỏi.
Mắt viễn thị
Loạn thị
 Giác mạc (1 trong 2 thành phần hội tụ), nếu:
 Tròn đều: ánh sáng hội tụ thành 1 điểm duy nhất
 Không tròn đều: ánh sáng hội tụ thành 2 hàng điểm 
không cắt nhau, ta có mắt loạn thị.
 Hệ quả
 Mắt loạn thị luôn luôn có thành phần cận 
hay viễn.
Chẩn đoán loạn thị 
 Phương pháp chủ quan 
 Bệnh nhân nhìn mặt đồng hồ parent để chỉ ra đường 
đậm nhất và mờ nhất. 
 Đường đậm là đường gân với võng mạc. 
 Phương pháp khách quan 
 Sủ dụng javal kế, đĩa placido, skiascopie, topography
 Soi bóng đồng tử 
Mắt loạn thị 
Mặt đồng hồ Parent’s
Soi bóng đồng tử 
(skiascopy – retinoscopy)
Tóm lại
 Tật khúc 
xạ là do 
ánh sáng 
không hội 
tụ đúng 
trên võng 
mạc
Lão thị
 Do mắt giảm khả năng điều tiết khi qua tuổi 40.
 Nếu mắt chính thị: nhìn gần khó khăn, nhìn xa tốt.
 Nếu mắt cận thị: nhìn gần dễ dàng, nhìn xa kém.
 Nếu mắt viễn thị: nhìn xa vẫn phải điều tiết, nhìn gần rất 
khó khăn, mau mỏi mắt, chảy nước mắt.
 Điều chỉnh: mang kính hội tụ.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ
Đo thị lực
Cách đo thị lực
Cần có
 Bảng thị lực có các chữ cái.
 Bảng đặt cách bệnh nhân
4 hoặc 5 m tùy loại.
 Miếng che mắt có 1 đầu đục lỗ.
Tiến hành
 Treo bảng lên tường, ngang tầm mắt bệnh nhân.
 Phòng có đủ ánh sáng.
 Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, mắt bệnh nhân cách bảng 5 
mét 
 Yêu cầu bệnh nhân che mắt TRÁI vì ta đo thị lực mắt 
PHẢI trước, yêu cầu bệnh nhân đọc từ trên xuống dưới, 
hàng chữ nào nhỏ nhất mà bệnh nhân đọc được, ta ghi 
hàng đó là thị lực.
 Ví dụ bệnh nhân đọc được hàng thứ 8 từ trên xuống, ta 
ghi thị lực mắt phải là 8/10.
Tiếp tục
 Bây giờ yêu cầu bệnh nhân che mắt PHẢI và dùng mắt 
TRÁI đọc chữ. Ghi thị lực mắt trái.
 Lưu ý: nếu bệnh nhân đọc đúng được 4 chữ trong một hàng 
(5 chữ), ta coi như đọc được cả hàng, nếu đọc sai 2 chữ, ta 
coi như không đọc được hàng đó và lấy hàng chữ kế phía 
trên để ghi thị lực.
 Nếu thị lực của bất kỳ mắt nào từ 7/10 trở xuống, 
ta thử lại thị lực với kính lỗ. Ví dụ: mắt phải 9/10/,
mắt trái 6/10, ta yêu cầu BN che mắt phải, còn mắt trái nhìn qua miếng 
có lỗ và đọc chữ lại. Ghi nhận thị lực 
khi nhìn qua lỗ và ghi vô kết quả như sau.
 TL phải 9/10
 TL trái 7/10, kính lỗ (ghi thị lực qua kính lỗ)
 Những bệnh nhân co ùthị lực dưới 8/10 cần được 
cho đi khám mắt. Ở độ tuổi học sinh, vần đề mắt hay gặp nhất 
là tật khúc xạ.
Thị lực 
Thị lực 
BẢNG THỊ LỰC 
Xác định thị lực chủ quan
Bệnh nhân ngồi cách bảng 5m. 
Xác định hàng thị lực tối đa. 
Nếu thị lực 10/10 
 Chính thị hoặc viễn thị nhẹ 
 Kính cầu + 0.5D 
Thị lực  chính thị, 
Thị lực không đổi  viễn thị 
Nếu thị lực <10/10 
 Tật khúc xạ hoặc tổn thương thực thể 
 Kính lỗ 
Thị lực  TKX
Không tăng  bệnh lý thực thể 
Nếu bệnh nhân không thấy hàng chữ to 
nhất (TL<1/10)
 Bệnh nhân tiến gần đến bảng thử hoặc tìm 
khoảng cách tối đa mà bệnh đếm được ngón 
tay 
 Nếu bóng bàn tay (-) thì thử với ánh sáng 
đèn pin. 
Kính lỗ 
Các cách điều 
chỉnh tật khúc 
xạ
Điều trị tật khúc xạ 
Đeo kính 
 Kính gọng 
 Kính tiếp xúc 
Laser excimer 
 PRK 
 LASIK
Phẫu thuật 
 Nội nhãn 
Kính tiền phòng 
Kính hậu phòng 
 Giác mạc 
Rạch nan hoa 
Đặt vòng chu biên
ĐEO KÍNH GỌNG 
Đeo kính
 Là kính có tròng và gọng.
Ưu điểm:
 Rẻ, dễ mua, dễ bảo quản, an toàn.
 Nhược điểm:
 Thẩm mỹ, nặng, dễ quên, dễ hư.
KÍNH TIẾP XÚC 
Kính áp tròng
 Miếng nhựa dẻo, trong, 
có độ như kính gọng.
 Áp sát vô giác mạc.
 Ưu điểm:
 Thẩm mỹ, kín đáo, có nhiều màu.
 Nhược điểm:
 Mắc, phải thay thường xuyên, dễ gãy,
nhiễm trùng mắt.
Nguyên tắc điều chỉnh kính 
Kính có công suất lớn nhất cho thị lực tối 
đa.
 Cận thị : kính phân kỳ (-) số nhỏ nhất
 Viễn thị : kính hội tụ (+) số lớn nhất
Loạn thị : 
 Nguyên tắc SACS : Sphère  Axe 
Cylindre  Sphère 
Điều chỉnh kính cầu để đạt thị lực tối đa 
Xác định trục với mặt đồng hồ parent’s 
Điều chỉnh trục của kính tru 
Kiểm tra lại công suất kính cầu ban đầu.
Giải thích toa kính 
MP : +2,5 (-1 x 90) 10/10
MT : +2,25 (-1,5 x 0) 10/10 
 Add : +1 G5
 PD : 65mm / 62mm
(-1 x 90) + (1- x 0) = -1 
(-1 x90) + (+3 x 90) = (+2 x 90) 
• +2,5 (-1,5 x 90) 
• (+2,5 x 0) + (+2,5 x 90) + (-1,5 x 90)
• (+2,5 x 0) + (+1 x 90) : LT viễn kép nghịch 
• +3 (-1,5 x 0) 
• (+3 x 90) + (+3 x 0) + (-1,5 x 0)
• (+3 x 90) + (+1,5 x 0) : LT viễn kép thuận 
Các biện pháp phẫu thuật
 Chỉnh sửa hình dạng của giác mạc.
 Thay thuỷ tinh thể tự nhiên bằng thuỷ tinh thể nhân 
tạo.
 Chỉ áp dụng cho người trên 18 tuổi và độ cận không 
tăng nữa.
Laser điều trị tật khúc xạ 
PRK 
LASIK 
Đặt kính tiền phòng 
Đặt kính hậu phòng (IOL)
RẠCH GM NAN HOA
Đặt vòng nhu mô giác mạc 
VỆ SINH THỊ GIÁC
 Cần có sự quan tâm phối hợp của cả gia đình 
và nhà trường.
 Nghành y tế đóng vai trò tham mưu 
và tổ chức điều trị.
TẠI TRƯỜNG HỌC
Lớp học phải đủ ánh sáng:
Aùnh sáng tối thiểu trong lớp đạt 200Lux.
Tăng cường sự phản chiếu ánh sáng bằng cách:
Trần sơn mầu trắng, tường sơn mầu vàng nhạt.
Bảng sơn đen hoặc mầu xanh sẫm không loá, 
kính thước chữ viết đạt chiều cao 4 cm.
Kính thước bàn ghế phù hợp với từng cấp.
Tư thế ngồi học lưng thẳng đầu hơi cúi 10-15 độ. Mắt 
cách sách vở khoảng 30-35 cm.
TẠI GIA ĐÌNH
1. Xây dựng góc học tập:
-Nên gần cửa sổ, ánh sáng chiếu trước mặt 
hoặc từ phía ngược tay thuận.
- Nên sử dụng đèn bàn: Bóng đèn sợi tóc 70 w 
hoặc 2 bóng đèn neon lắp song song nhau.
- Bàn ghế phù hợp với chiều cao trẻ.
2. Nghỉ ngơi:
- Sau 40- 60 phút đọc sách nên nghỉ 5-10 phút.
- Hạn chế chơi điện tử quá nhiều > 2giờ/ngày.
- Khi xem tivi nên ngồi cách màn hình tối thiểu 
2,5 đường kính chéo tivi.
- Tạo điều kiện vui chơi thể thao ngoài trời.
3. Chế độ dinh dưỡng: Aên đủ chất,chú ý những thức ăn 
có nhiều vitamin A. 
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Góc họp tập đúng tiêu chuẩn
Bàn ghế phù hợp – Tư thế ngồi đúng
KHÔNG NÊN
Ngồi sấp bóng
Ngồi quá gần TV

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tat_khuc_xa.pdf