Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang
Tóm tắt Bài giảng Thanh toán quốc tế - Phan Thị Thu Trang: ...ạn sẽ được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch và lãi suất của hai đông tiền đó.Công thức:TK = TS x (1) Trong đó:A: đồng tiền yết giáB: Đồng tiền định giáTK: Tỷ giá có kỳ hạn A/BTS: Tỷ giá giao ngay A/BK: Thời gian, thời hạn thỏa thuận (ngày, tháng, năm)LA: Lãi suất của đồng tiề...ghi: “ Good as aval” Kí Nếu ghi mặt sau của hối phiếu, người bảo lãnh ghi: “ Receipted of aval” Kí. + Bảo lãnh bằng chứng thư bảo lãnh: - Bảo lãnh bằng một chứng thư bảo lãnh mà không ghi trực tiếp vào hối phiếu. Cách bảo lãnh này biểu hiện bằng một thư bảo lãnh của người kí bảo lãnh gửi cho người ...là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.3.2 Phương thức chuyển tiền (Remittance)3.2.1 Định nghĩa Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người cần chuyển tiền - Remitter) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi...
trong trường hợp mua hàng gửi tiền ngay. Sau khi thu được tiền, Ngân hàng đại lí chuyển số tiền thu được cho Ngân hàng ủy thác để giao cho người xuất khẩu, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này thông thường do người xuất khẩu chịu.D/A (Delivery Of Documents Against Acceptance) – nhờ thu chấp nhận thanh toán giao chứng từ: Phương thức này được sử dung trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc kí chấp nhận thanh toán B/E vào ngày đáo hạn, thì thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh tóan hợp pháp vô điều kiện của mình theo các điều kiện của hối phiếu.Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương tổ chức xuất khẩu giao hàng cho tổ chức nhập khẩu đồng thời gửi thẳng bộ chứng từ hàng hóa hóa cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàngBước 2: Trên cơ sở giao hàng tổ chức xuất khẩu kí phát hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gửi đến Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ.Bước 3: Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu,bộ chứng từ hàng hóa kèm theo chỉ thị nhờ thu gửi Ngân hàng đại lý tại nước nhập khẩu để nhờ thu hộ. Bước 4: Ngân hàng nhờ thu giữ lại bộ chứng từ gốc gửi hối phiếu và toàn bộ bản sao chứng từ cho tổ chức nhập khẩu.Bước 5: Sau khi kiểm tra, đối chiếu hối phiếu với bộ chứng từ mà qiuyết định đồng ý hay ừ chối thanh toán.Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển giao chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu để nhận hàng hóa (Ngân hàng đã nhận được sự chấp nhận thanh toán).Bước 7: Ngân hàng đại lý thực hiện các bút toán chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về Ngân hàng nhờ thu bên xuất khẩu. Hoặc thông báo về sự từ chối của tổ chức nhập khẩu.Bước 8: Ngân hàng tiến hành thanh toán cho tổ chức xuất khẩu hoăc chuyển hối phiếu đã chấp nhận hoặc thông báo sự từ chối thanh toán của bên nhập khẩu.So với phương thức nhờ thu trơn, phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo hơn, vì Ngân hàng đã thay mặt người xuất khẩu khống chế chứng từ. Tuy vậy phương thức này vẫn còn nhiều bất lợi cho người xuất khẩu như:Người nhập khẩu có thể từ chối không nhận chứng từ vì lý do nào đó như giá hàng đã hạ xuống chẳng hạn. Tuy nhiên quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng đã gửi đi rồi, giải quyết tiêu thụ ra sao?...Thời gian thu tiền về quá chậm, nên vốn của người bán vẫn còn ứ động.3.3.2.3. Ưu và nhược điểm của phương thức nhờ thu*Ưu điểm:Đối với nhà xuất khẩu:Sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém.Được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán.Đối với người nhập khẩu: không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trương hợp (như khi kiểm tra trong một kho hải quan)* Nhược điểm:Đối với người xuất khẩu:Người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không chấp nhận chứng từ.Rủi ro tin dụng.Rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu.Rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ.Mặc dù hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người xuất khẩu có thể gạp khá khăn về vốn.Đối với người nhập khẩu: chỉ chịu rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi không giống như đã ghi trên hóa đơn, vận đơn.3.3.2.4. Những điểm cần lưu ý trong áp dụng phương thức nhờ thuTrong trường hợp đơn vị chúng ta là tổ chức xuất khẩu thì chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P.Khi lập hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu, thì cần lưu ý, tổ chức nhập khẩu là người trả tiền chứ không pahỉ là ngân hàng vì vây hối phiếu phải ghi tên người trả tiền là nhà nhập khẩu với đầy đư chi tiết tên, địa chỉChi phí nhờ thu trả cho ngân hàng do bên nào chịu? Nếu thu không được thì bên xuất khẩu phải thnah toán cho cả hai ngân hàng.Trong trường hợp tổ chức nhập khẩu không chịu thanh toán tiền thì cách giải quyết lô hàng đó như thế nào?3.4 Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – COD) (Cash Against Document) – (Cash On Delivery)3.4.1. Khái niệm CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên xuất khẩu mở cho mình một tài khoản tín thác (Trust Account). Số dư tài khoản này bằng 100% giá trị hợp đồng và nó dùng để thanh toán cho tổ chức xuất khẩu.Bước 2: Ngân hàng thông báo cho tổ chức xuất khẩu.Bước 3: Tổ chức xuất khẩu cung ứng hàng sang nước nhập khẩu theo đúng thỏa thuận trên hợp đông.Bước 4: Trên cơ sở giao hàng tổ chức xuất khẩu xuất trình chứng từ.Bước 5: Ngân hàng kiểm tra chứng từ, đối chiếu với bản ghi nhớ trước đây, nếu đúng thì thanh toán tiền cho đơn vị xuất khẩu từ tài khoản tín thác của đơn vị nhập khẩu.Bước 6: Ngân hàng chuyển bộ chứng từ cho nhập khẩu và quyết toán tài khoản tín thác.Trường hợp áp dụng:Quan hệ bạn hàng tốt và thân tín giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, nhà nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước xuất khẩu. Đặc biệt người nhập phải rất tin tưởng người xuất khẩu.Khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị trường và nhà xuất khẩu muốn có đảm bảo chắc chắn trong thanh toán.3.5 Phương thức tín dụng chứng từ (Document Credit) Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được người ta sử dụng nhiều hơn cả. Nội dung của phương thức tín dụng chưng từ được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform Customs And Practice For Document Credits) do phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành và sửa đổi mới nhất mang số hiệu UCP600 gốm 39 điều. UCP600 nhấn mạnh đến việc thanh toán chỉ dựa vào chứng từ, chỉ áp dụng trong thanh toán quốc tế không áp dụng trong thanh toán nội địa. UCP600 là mọt văn bản pháp lý quốc tế mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nếu áp dụng thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.3.5.1. Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ lá một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hay chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ. Đối tượng tham gia Qua khái niệm phương thức tín dụng chứng từ ta thấy có liên quan đến các bên sau:Người xin mở L/C (Applicant for credit): thông thường là người mua, tổ chức nhập khẩu.Người hưởng lợi (Beneficiary): là người xuất khẩu hàng hóa, người bán.Ngân hàng mở thư tín dụng (ngân hàng phát hành – The issuing bank): ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu.Ngân hàng thông báo thư tín dung (The advising bank): ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở.Ngân hàng xác nhận (The confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán.Ngân hàng thanh toán (The paying bank)Ngân hàng thương lượng (The negotiating bank): là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.Ngân hàng chuyển nhượng (Transfering bank), ngân hàng chỉ định (Nominated Bank), ngân hàng hoàn trả (Reimbursing Bank),Quy trình mở thư tín dụng (SGK)Lưu ý: khi mở L/cViết đúng nội dung theo mẫu đơnNhà nhập khẩu phải cân nhắc, thận trọng trước khi đưa ra những yêu cầu ràng buộc để vừa đảm bảo quyền lợi của mình vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận đượcKhi viết đơn, phải tôn trọng hợp đồng. Khi cần điều chỉnh hợp đồng thì có thể thay đổi nội dung đã ký trên hợp đồngĐơn xin mở L/C được viết 2 bản Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người xin mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng viết L/CTHƯ TÍN DỤNG (L/C)MB cung ứng dịch vụ thư tín dụng cho doanh nghiệp với phương châm: chuyên nghiệp - nhiệt tình – trách nhiệm - hiệu quả.Ưu thế sản phẩm:- Điều kiện linh hoạt, thủ tục đơn giản, thuận tiện- Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, chính xác- Đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp- Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ngoại thương- Đảm bảo khả năng thanh toán cho các giao dịch ngoại hối- Được tư vấn miễn phí về những điều khoản, điều kiện có lợi nhất cho doanh nghiệp khi xử lý các vấn đề liên quan đến L/C- Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt và sử dụng các dịch vụ phi tín dụng của MBĐối tượng khách hàng:Tất cả các loại hình doanh nghiệp được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh trong mọi lĩnh vực, ngành nghềMặt hàng xuất nhập khẩu nằm không nằm trong trong danh mục các mặt hàng bị cấm xuất nhập khẩu do nhà nước ban hành.Phí dịch vụ:Phí dịch vụ theo biểu phí MB công bốThủ tục xin mở L/C:1. Doanh nghiệp lần đầu giao dịch tại MB: phải có đủ hồ sơ doanh nghiệp bao gồm các chứng từ sau:- Quyết định thành lập doanh nghiệp- Giấp phép kinh doanh và mã số thuế XNK- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng (nếu có)- Mẫu đăng ký chữ ký đủ thẩm quyền của doanh nghiệp- Các uỷ quyền khác nếu có2. Mỗi lần mở thư tín dụng có thời hạn trả ngay (At sight L/C) doanh nghiệp chỉ cần xuất trình hồ sơ sau :- Đơn xin mở thư tín dụng (Theo mẫu)- Hợp đồng ngoại thương, hạn ngạch (nếu có)- Hợp đồng uỷ thác hoặc hợp đồng mua bán trong nước (nếu có)- Phương án kinh doanh3. Đối với thư tín dụng nhập hàng trả chậm (Usance L/C), ngoài việc phải đáp ứng các khoản trên đây, doanh nghiệp cần thêm các thủ tục sau : - Phương án kinh doanh của doanh nghiệp.- Hợp đồng thế chấp tài sản và danh mục tài sản thế chấp đã được MB thẩm định và chấp thuận. Thủ tục đề nghị sửa đổi L/C gồm có:- Đơn đề nghị sửa đổi L/C ( Theo mẫu MB) - Các chứng từ liên quan đến việc tu chỉnh như: bổ sung, sửa đổi hợp đồng, đề nghị tu chỉnh của người bán (nếu có)Ghi chú: nếu việc sửa đổi làm tăng giá trị L/C, doanh nghiệp cần cung cấp thêm hồ sơ giải trình nguốn vốn đảm bảo cho phần tăng thêm và phê duyệtĐối với sửa đổi những điều khoản đặc biệt, MB sẽ xem xét dựa trên tính chất của giao dịch để quyết định. Thông báo L/C và các sửa đổi (nếu có):- Có thể nhận L/C giao tại trụ sở MB hoặc chuyển qua đường bưu điện hoặc giao tận tay nếu doanh nghiệp có doanh số giao dịch lớn và có yêu cầu.- Khi đến MB để nhận L/C, cán bộ giao dịch mang theo giấy giới thiệu có đóng dấu của người có thẩm quyền kèm theo CMND - Nếu doanh nghiệp không có tài khoản tại MB, xin vui lòng nộp phí khi nhận chứng từ gốc Tư vấn nội dung L/C:- Các L/C do MB thông báo sẽ được kiểm tra nội dung và lưu ý đến doanh nghiệp các điểm bất lợi, điểm đặc biệt, khi lập chứng từ và luôn sẵn lòng tư vấn các vấn đề khác liên quan đến L/C trong thời gian doanh nghiệp chuẩn bị chứng từ để đòi tiền L/C. - Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C doanh nghiệp cần phải kiểm tra cẩn thận ngay lập tức nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không có thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông qua ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng). Bước 1: Người mua làm đơn xin mở L/C yêu cầu mở thư tín dụng (Application for documentary credit) và gửi cho ngân hàng mở L/C yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người bán hưởng.Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, Ngân hàng mở L/C tiến hành mở L/C và thông báo nội dung L/C này cho người bán biết và gửi bản chính L/C cho người bán thông qua Ngân hàng thông báo.Bước 3: Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C cho người bán và chuyển bản chính L/C cho người bán. Bước 4: Người bán giao hàng cho người mua, nếu chấp nhận L/C, nếu không chấp nhận L/C thì yêu cầu người mua và ngân hàng mở L/C sửa đổi L/C theo yêu cầu của mình, đến khi chấp nhận mới tiến hành giao hàng.Bước 5: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo đẻ đòi tiền.Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nêu thấy phù hợp với L/C thì tiên hành trả tiền cho người bánBước 7: Ngân hàng mở L/C đòi tiền người mua.Bước 8: Người mua kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở L/C và nhận bộ chứng từ, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.3.6. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C)3.6.1. Khái niệm Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.3.6.2. Nội dung L/C Trong thư tín dụng có những nội dung sau:Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C.Loại L/C.Số tiền của L/C.Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền vá thời hạn giao hàng.Những quy định về hàng hóa.Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.Sự cam kết của ngân hàng mở L/C.Những điều kiện đặc biệt khác.Chữ kí của ngân hàng phát hành.Tính chất của thư tín dụng: Tính chất độc lập của thư tín dụng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi thư tín dụng (người bán) không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với người mua hoặc những người khác. Ngân hàng mở thư tín dụng không cần biết đến nội dung của hợp đồng mua bán, mà chi căn cứ vào nội dung của tín dụng thư và có đầy đủ các chứng từ quy định để trả tiền cho người bán Ví dụ: Nếu hàng hóa không đúng với hợp đồng thì hai bên mua bán gặp nhau đẻ giải quyết không liên quan đến ngân hàng và phưong thức thanh toán tín dụng chứng từ mà hai bên thỏa thuận, áp dụng. Tuân thủ nghiêm ngặt: ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua. Ngân hàng phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kĩ lưỡng, kĩ đến mức máy móc từng chữ. Nếu thanh toán nhầm thì ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: Ngân hàng không chấp nhận thanh toán cho trường hợp tên sản phẩm ghi trong L/C là Robuta Coffe còn trong giấy kiểm tra chất lượng là Robusta Coffe.3.6.3. Các loại L/CThư tín dụng được hủy ngang (Revocable L/C): là một L/C mà mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào màkhông cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.Thư tín dụng không thể hủy ngang ( Irrevocable letter of credit ): là một loại thư tín dụng mà ngân hàng mở LC phải chiu trách nhiệm thanh tóan tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời hạn hiệu lực của LC, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Thư tín dụng không hủy ngang có xác nhận ( Confirmed irrevocable letter of credit ): là loại thư tín dụng không hủy và được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở LC. LC này quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn. Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền ( Irrevocable without recouse letter of credit ): là loại LC không thể hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở LC sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ trường hợp nào.Thư tín dụng tuần hoàn ( Revolving letter of credit ): là loại LC không thể hủy bỏ trong đó quy định rằng khi LC sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hạn hiệu lực của LC thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy LC tuần hoàn đến khi nào hoàn tất trị giá hợp đồng. Loại LC tuần hoàn này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên là đối tượng thanh toán không thay đổi. Khi áp dụng LC tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn: không bị động vốn, giảm việc phí tổn do mở LC.Thư tín dụng giáp lưng ( back to back letter of credit): là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ được mở ra căn cứ vào một LC khác làm đảm bảo theo LC này, tổ chức xuất khẩu căn cứ vào thư tín dụng của người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho tổ chức xuất khẩu khác hưởng. Khi áp dụng LC giáp lưng cần thỏa mãn những điều kiện sau: Hai thư tín dụng giáp lưng phải thông qua một ngân hàng trực tiếp phục vụ tổ chức xuất khẩu. Số tiền LC thứ nhất phải lớn hơn hoặc bằng kim ngạch LC thứ hai (LC giáp lưng). Tổ chức xuất nhập khẩu trung gian hưởng chênh lệch này. LC thứ nhất (LC gốc) phải được mở sớm hơn ngân hàng thứ hai.Thư tín dụng đối ứng ( Reciprocal L/C): là loại LC không thể hủy bỏ trong đó quy định nó chỉ có giá trị hiệu lực khi LC khác đối ứng với nó được mở ra. Loại LC này được sử dụng khi giữa hai bên xuất nhập khẩu có quan hệ thanh toán trên cơ sở mua bán hàng, đổi hàng hoặc gia công.Thư tín dụng thanh toán chậm ( Deferred payment L/C): là một loại LC không hủy bỏ trong đó quy định ngân hàng mở LC hay ngân hàng xác nhận LC cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền LC vào thời hạn cụ thể như trên LC sau khi nhận được chứng từ và không cần có hối phiếu. Thư tín dụng với điều khoản đỏ ( Red clause L/C): là loại thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trước đây được ghi bằng mực đỏ ở điều khoản đặc biệt này. Thông thường trong điều khoản đặc biệt này người mở LC cho phép tổ chức xuất khẩu được quyền tháo khoán trước một số tiền nhất định trước khi giao hàng hay vì nói một cách đơn giản khi giao hàng, nên còn gọi là thư tín dụng ứng trước ( Packing letter of credit) Thư tín dụng dự phòng ( Stand – by L/C): để đảm bảo quyền lợi cho đơn vị nhập khẩu, trong trường hợp đơn vị xuất khẩu không giao hàng theo đúng hợp đồng. Ngân hàng mở tính dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù thiệt hại cho đơn vị nhập khẩu.LC có thể chuyển nhượng được ( Irrevocable Transferable L/C): là loại LC không thể hủy ngang, trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị LC cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. LC này chỉ cho phép chuyển nhượng cho người thứ nhất trừ khi trong LC có quy định không hạn chế chuyển nhượng. LC này được sử dụng khi mua hàng ở các đại lý, mua hàng qua trung gian, hàng do các công ty con, chi nhánh giao nhưng công ty mẹ là người hưởng lợi. Ví dụ: người mở LC là nhập khẩu Nhật bản ( SONY CORP), LC do ngân hàng Samwa Bank LTD Tokyo mở cho người hưởng là một công ty ở Thái Lan “Jardin Corp, Bangkok Bank, Bankkok ThaiLand”. Do vấn đề mua bán trung gian để hưởng lợi, người thụ hưởng LC của Jardin chỉ thị ngân hàng của ông ta mở một LC chuyển nhượng trên cơ sở LC cho một người thụ hưởng thứ hai là một công ty ở Việt Nam “Savimex Co”, và ngân hàng của người thụ hưởng thứ hai là VCB HCM. Khi đó ngân hàng Bangkok Bank được gọi là Transfering Bank. Như vậy các chứng từ gửi hàng được lập bởi người thụ hưởng thứ hai và sẽ gửi thông qua VCB HCM ( một phần hay toàn bộ) để gửi đi tiếp cho ngân hàng gốc ở Nhật bản cho việc thanh toán. Khi nhận được khoản thanh toán từ ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng Thái lan sẽ chuyển cho VCB HCM sau khi trừ đi khoản liên quan ( trong đó có phi chuyển nhượng). 3.6.4. Vận dụng phương thức tín dụng chứng từ trong ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoàiSử dụng loại thư tín dụng nào? Loại thư tín dụng tốt nhất đảm bảo quyền lợi cho người bán là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận và không được truy đòi. Lựa chọn ngân hàng mở thư tín dụng và ngân hàng xác nhận: ngân hàng mở thư tín dụng sẽ là ngân hàng có địa vị và uy tín trên thị trường quốc tế là ngân hàng có tín nhiệm với ngân hàng Việt Nam.Nếu sử dụng thư tín dụng xác nhận, cần quy định rõ những phí tổn do phải đặt tiền trước cho ngân hàng xác nhận và các chi phí khác nếu có, do ai chịu. Chọn ngày mở thư tín dụng và ngày hết hạn thư tín dụng phải được mở trước thời hạn giao hàng một khoản thời gian hợp lý.Địa điểm thư tín dụng hết hạn.
File đính kèm:
- bai_giang_thanh_toan_quoc_te_phan_thi_thu_trang.ppt