Bài giảng Thương mại dịch vụ trong WTO - Phan Đặng Hiếu Thuận
Tóm tắt Bài giảng Thương mại dịch vụ trong WTO - Phan Đặng Hiếu Thuận: ...uyển dịch từ lãnh thổ quốc gia này sang quốc gia khác trong khi bản thân người cung cấp dịch vụ và người tiêu thụ dịch vụ không ở cùng một địa điểm. Ví dụ: vận tải..II. Các phương thức TMDV2.Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài là trường hợp dịch vụ được cung ...ại lệ 1.Nguyên tắc chunga) Tuân thủ MFN, NTb) Minh bạchc) Quy chế kinh doanh thuận lợi và công nhận lẫn nhau (không bắt buộc) III. Nguyên tắc chung và ngoại lệ 2.Ngoại lệ a) Đối với MFN, NTMFN sẽ loại trừ một lần nếu có cam kết song phương trước GATS.NT trong dịch vụ rất hẹp so với hàng hóa b) Độc q... do cá nhân và tổ chức thực hiện ngoại trừ những dịch vụ tài chính được thực hiện bởi cơ quan nhà nước.IV. Một số lĩnh vực đặc thù3.Dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì là ngành dịch vụ nhằm hỗ trợ các ngành dịch vụ khác. V. Việt Nam và t...
BÀI GIẢNGTHƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRONG WTO Phan Đặng Hiếu Thuận THƯƠNG MẠI DỊCH VỤI. Dịch vụ II. Các phương thức của TMDVIII. Nguyên tắc và ngoại lệ IV. Những lĩnh vực đặc thùI. Dịch vụ1.Khái niệm Cách hiểu khái niệm dịch vụ đến nay vẫn chưa thống nhất (các tiêu chí phân loại chưa tạo ra sự bao quát cho các lĩnh vực dịch vụ.) a) Dịch vụ là những sản phẩm không phải hàng hóa. Cách hiểu này thậm chí tách dịch vụ có liên quan đến hàng hóa ra khỏi lĩnh vực dịch vụ b) Dịch vụ là tất cả các hành vi, hoạt động được liệt kê, mô tả và mã hóa trong Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của Liên hiệp quốc (Central Product Classification )I. Dịch vụ1.Khái niệm (tt) GATS không có định nghĩa về dịch vụ, dù Ban thư ký WTO đã chia dịch vụ ra là 12 ngành dịch vụ và 155 phân ngành: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và thể thao, vận tải, dịch vụ khác. Chú ý: GATS điều chỉnh tất cả các lĩnh vực dịch vụ, ngoại trừ:Dịch vụ công của Chính phủMột số dịch vụ hàng không (không lưu và dịch vụ liên quan đến quyền không lưu.)I. Dịch vụ2.Cơ sở pháp lý GATS điều chỉnh những nội dung cơ bản, các nguyên tắc bắt buộc chung. Các Biểu cam kết dịch vụ của từng quốc gia thành viên tạo ra sự điều chỉnh cụ thể. Là mức độ mở cửa “tối thiểu” với 2 nội dung chủ yếu:Mức độ cam kết mở cửa thị trườngCam kết về đối xử quốc gia I. Dịch vụ Mở cửa thị trường thường giới hạn bởi:Số lượng nhà cung cấp dịch vụGiá trị dịch vụSố lượng dịch vụSố lượng lao độngHình thức pháp lý của dịch vụVốn I. Dịch vụ Cam kết đối xử quốc gia (trong Biểu cam kết) là ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia. Đó là tập hợp các điều kiện, hạn chế đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.II. Các phương thức TMDV1.Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biên giới Phương thức cung ứng dịch vụ mà trong đó dịch vụ chuyển dịch từ lãnh thổ quốc gia này sang quốc gia khác trong khi bản thân người cung cấp dịch vụ và người tiêu thụ dịch vụ không ở cùng một địa điểm. Ví dụ: vận tải..II. Các phương thức TMDV2.Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài là trường hợp dịch vụ được cung cấp tại lãnh thổ một quốc gia trực tiếp cho người tiêu thụ dịch vụ đến từ quốc gia khác. Ví dụ: Du lịch, du học, chữa bệnh tại nước ngoàiII. Các phương thức TMDV3.Phương thức 3: Hiện diện thương mại Phương thức này yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ của một quốc gia trực tiếp bán sản phẩm dịch vụ của mình tại một quốc gia khác thông qua hiện diện thương mại tại quốc gia đó. Hiện diện thương mại được hiểu là bất kỳ loại hình kinh doanh hay tổ chức nghề nghiệp nào, bao gồm việc lập ra, mua lại hay duy trì một pháp nhân, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại quốc gia sở tại.II. Các phương thức TMDV4.Phương thức 4: Hiện diện thể nhân Phương thức cung ứng dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ đồng thời là một thể nhân đến một quốc gia để thực hiện dịch vụ một cách trực tiếp trên lãnh thổ quốc gia sở tại – Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Lao động Trung Quốc ồ ạt vào Việt NamIII. Nguyên tắc chung và ngoại lệ 1.Nguyên tắc chunga) Tuân thủ MFN, NTb) Minh bạchc) Quy chế kinh doanh thuận lợi và công nhận lẫn nhau (không bắt buộc) III. Nguyên tắc chung và ngoại lệ 2.Ngoại lệ a) Đối với MFN, NTMFN sẽ loại trừ một lần nếu có cam kết song phương trước GATS.NT trong dịch vụ rất hẹp so với hàng hóa b) Độc quyền được công nhận. c) Trợ cấp được sử dụng và có thể tự vệ bằng cách hạn chế nhập khẩu khi mất cân đối cán cân thanh toán. d) Duy trì trật tự đạo đức công cộng, sức khỏe con người, động thực vật, an ninh quốc phòng. III. Nguyên tắc chung và ngoại lệ 3.Các loại rào cản trong TMDV a) Hàng rào mậu dịch trực tiếp b) Hàng rào mậu dịch gián tiếp: nhập cư, chuyển ngoại tệ, . c) Hàng rào có tính trung lập IV. Một số lĩnh vực đặc thù1.Dịch vụ hàng không Phạm vi áp dụng của GATS thu hẹp lại chỉ trong các lĩnh vực: - Sửa chữa máy bay và dịch vụ bảo trì máy bay - Hoạt động bán và tổ chức marketing dịch vụ vận tải hàng không - Dịch vụ đặt vé máy bay qua mạng. GATS đã loại trừ dịch vụ vận tải hàng không IV. Một số lĩnh vực đặc thù2.Dịch vụ tài chính Dịch vụ tài chính là lĩnh vực thương mại dịch vụ nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia thành viên WTO. GATS hiện nay điều chỉnh tất cả các loại dịch vụ tài chính do cá nhân và tổ chức thực hiện ngoại trừ những dịch vụ tài chính được thực hiện bởi cơ quan nhà nước.IV. Một số lĩnh vực đặc thù3.Dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông ngày càng có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì là ngành dịch vụ nhằm hỗ trợ các ngành dịch vụ khác. V. Việt Nam và thương mại dịch vụ Việt Nam đã cam kết 11 ngành dịch vụ (khoảng 110 phân ngành). Với những lĩnh vực chưa cam kết, VN có toàn quyền quyết định về mức độ và thời hạn mở cửa thị trường căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế. So với HĐTMVM 2002, các cam kết VN rộng hơn và sâu hơn (nhất là với chứng khoán, ngân hàng và viễn thông) VN cũng thực hiện nguyên tắc bảo lưu với các trường hợp trước gia nhập. V. Việt Nam và thương mại dịch vụ Trước khi vào WTO, VN có mức bảo hộ với dịch vụ rất cao, tương tự các quốc gia đang phát triển khác. Sau 2007, tuân thủ sự điều chỉnh của: GATS, BTAs, pháp luật nội địa. Hiện nay, đang trong quá trình tháo dỡ các hạn chế trong những lĩnh vực chủ yếu: viễn thông, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, phân phối, dịch vụ pháp lý. V. Việt Nam và thương mại dịch vụ Viễn thông: từng bước bỏ độc quyền và mở cửa cho cạnh tranh quốc tế. Tài chính (bảo hiểm và ngân hàng): mở rộng tư nhân hóa, tự do hóa cho nhà cung ứng dịch vụ quốc tế. Tuy vậy vẫn còn các rào cản như vốn pháp định, hạn chế đối với đất đai, hạn chế tiền gởi so với vốn. Dịch vụ pháp lý: hạn chế tố tụng Y tế: mở rộng cho thể nhân chuyên môn cao LƯU Ý Về vai trò nhóm phản biện:a) Phải chỉ ra được ưu điểm/khuyết điểm cụ thể của bài thuyết trình cả về nội dung và hình thức.b) Trên cơ sở đó, có những bổ sung, kiến giải phù hợp.c) Có thể đặt ra các câu hỏi nhằm làm rõ hoặc minh họa cho phần nhận xét (a) và phần bổ sung (b)Note: Câu hỏi (nếu có) phải đi kèm trả lời (Ổ khóa phải có chìa khóa) E mail : phandanghieuthuan@yahoo.com.vn XIN CẢM ƠN !
File đính kèm:
- bai_giang_thuong_mai_dich_vu_trong_wto_phan_dang_hieu_thuan.ppt