Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 4: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về tim mạch
Tóm tắt Bài giảng Tiền lâm sàng về các kỹ năng lâm sàng - Chương 4: Kỹ năng hỏi - khám lâm sàng và các thủ thuật cơ bản về tim mạch: ...bệnh nhân: Mùi ceton?, Mùi cồn? Mùi hôi thối (Táo bón, viêm ruột thừa); hơi thở có mùi ceton do suy dinh dưỡng hay đái tháo đường nặng. Mùi hôi như mùi mốc là gặp trong suy gan. 15 10. Di chuyển đến cổ của bệnh nhân để đánh giá áp lực tĩnh mạch cổ (JVP). Yêu cầu họ quay đầu nhìn xa b...+ Đều; Biến thiên bình thường với thì thở : loạn nhịp xoang + Thường xuyên không đều: nhịp đôi, ngoại tâm thu nhịp đôi (nhiễm độc digoxin) Chu kz Wenckebach + Bất thường không đều: ngoại tâm thu đa dạng rung nhĩ 23 Dạng sóng của mạch : Bình thường ( 1 ) Tăng chậm và bình ...ân đi tới đi lui trên ngón chân. Tĩnh mạch trở nên giãn to nếu : tưới máu cơ thỏa đáng van tĩnh mạch sâu bị tắc hoặc cản trở 33 4.2.5 Kỹ năng đặt catheter tĩnh mạch (Intravenous Cannulation - IV) Đây là một kỹ năng lâm sàng cơ bản và thường xuyên được kiểm tra. Cannula (hay còn...
ng mạch Dùng băng quấn lớn với người béo (chu vi > 30 cm) sao cho băng quấn ôm vòng > ½ chu vi cánh tay . Chú { các trường hợp gián đoạn âm với tiếng đập biến mất giữa tâm thu. Nếu huyết áp về 0 mà tiếng đập chưa mất, lấy pha 4 Korotkoff . 8. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90, bạn nên chờ 1 phút và kiểm tra lại. Xin lưu {, việc đọc thông thường khác với bệnh nhân tiểu đường. 9. Hơn nữa, bạn nên giải thích với người kiểm tra rằng bạn muốn kiểm tra huyết áp đứng để kiểm tra lượng giảm đáng kể (> 20 mmHg sau 2 phút). Điều này sẽ gợi { tình trạng tụt huyết áp . Ở người trưởng thành, ~ > 140 / 85 là khuyến cáo với bệnh nhân không bị tiểu đường và ~ > 130 / 80 là khuyến cáo với bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân có thể lo lắng khi khám lần đầu và huyết áp có thể tăng giả tạo. Ta phải đo lại vào cuối buổi khám. Huyết áp doãng (ví dụ như 160 / 30 mmHg) nghĩ đến hở van ĐM chủ. Huyết áp kẹt (ví dụ như 95 / 80 mmHg) nghĩ đến hẹp động mạch chủ. Rung nhĩ khiến huyết áp khó có thể đo được. 10. Cuối cùng, bạn nên thông báo kết quả cho bệnh nhân, và cảm ơn họ. Nếu, sau khi kiểm tra lại, huyết áp vẫn tăng lên nên khuyên bệnh nhân cần được lặp lại trong tương lai để đảm bảo theo dõi thích hợp 28 4.2.3 Quy trình tiến hành Holter huyết áp (HA) I. Đại cương Holter huyết áp (HA) là một phương pháp theo dõi huyết áp tự động liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24-48 giờ. Máy cho phép ghi lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động. Các dữ liệu huyết áp này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một máy Radio Walkman. Do đó người bệnh có thể đeo bên hông khi đi lại và làm việc. Hầu hết các máy ghi đều có một nút bấm để đánh dấu thời điểm người bệnh xuất hiện triệu chứng. II. Chỉ định Các trường hợp tăng huyết áp thoáng qua. Xác định mối liên quan giữa triệu chứng với mức huyết áp. Phát hiện các trường hợp tăng huyết áp không có triệu chứng (ẩn dấu). Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị huyết áp. Góp phần chẩn đoán sớm tăng huyết áp. III. Chống chỉ định Không có chống chỉ định khi ghi Holter huyết áp, chỉ chú { cẩn thận bảo quản thiết bị ghi không tiếp xúc với nước, hoặc các va chạm cơ học, hóa chất. 29 IV. CHUẨN BỊ 1. Người thực hiện 01 ktv hoặc điều dưỡng nội khoa. 01 Bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch. 2. Chuẩn bị dụng cụ Băng cuốn cánh tay với tiêu chuẩn: có bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80%; bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng gài đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. Đầu ghi tín hiệu huyết áp. Pin Alkaline. Băng dính. Túi đựng đầu ghi cố định trên người bệnh. 3. Người bệnh Người bệnh tắm rửa sạch sẽ trước khi đeo máy. Trong thời gian đeo máy tuyệt đối không được phép tắm rửa. Nên mặc áo rộng rãi. Giải thích cho người bệnh bảo quản đầu ghi trong thời gian đeo máy. Ghi lại những sự kiện vào phiếu Holter huyết áp trong quá trình theo dõi. 4. Hồ sơ bệnh án: hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế (video minh họa) 30 V. Các bước tiến hành Băng cuốn huyết áp ở cánh tay, (thường cánh tay trái với người thuận tay phải và ngược lại). Lắp máy thường cài đặt chế độ đo mỗi lần cách nhau 15-30 phút ban ngày và 30-60 phút ban đêm. Hướng dẫn người bệnh. Trong thời gian đeo máy: sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức, không làm ướt máy và không làm va đạp vào máy vì dễ làm nhiễu hình ảnh điện tâm đồ. Trong thời gian đeo máy nếu có các triệu chứng bất thường cần bấm nút để đánh dấu thời điểm bị, đồng thời ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng vào tờ nhật k{. Khi máy bắt đầu bơm hơi để đo huyết áp cần giữ tay cố định, tránh cử động làm sai lệch kết quả. Sau 24-48 giờ người bệnh được hẹn quay trở lại để tháo máy. Máy sau khi được tháo sẽ được nạp các dữ liệu huyết áp vào máy tính có cài phần mềm để đọc. VI. Đọc & phân tích kết quả: Đánh giá kết quả mà máy đọc trên các thông số: huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, huyết áp trung bình, huyết áp cao nhất - thấp nhất trong ngày và đêm...nhận xét và in kết quả. 31 4.2.4 Kỹ năng khám mạch ngoại vi chi dưới Mạch chi dưới thường được kiểm tra sau khi khám bụng. Giảm hoặc mất mạch nghĩ đến hẹp hoặc tắc động mạch. Mạch chi dưới cần đặc biệt quan tâm nếu có tiền sử chứng khập khiễng cách hồi. Thính chẩn động mạch cảnh và mạch đùi hữu ích nếu có nghi ngờ động mạch này bị hẹp. Nếu hẹp thì tiếng đã nghe có luồng thay đổi bất thường. Hẹp động mạch chủ thường có trì hoãn mạch đùi sau động mạch quay (khi bắt đồng thời thấy mạch đùi nẩy chậm hơn). Giãn tĩnh mạch và thoát vị được khám khi bệnh nhân đang đứng, có thể vào cuối cuộc khám trong khi khám dáng đi. Đa số gắn liền với yếu van ở tĩnh mạch hiển trong hoặc ngoài . Tĩnh mạch hiển trong (dài) - từ tĩnh mạch đùi trong đến ở giữa bên cẳng chân. Tĩnh mạch hiển ngoài (ngắn)- từ hố khoeo đến sau bắp chân và mắt cá ngoài. Quan sát : sưng lên; sắc tố ; chàm - cho biết suy tĩnh mạch mãn tính viêm - gợi { viêm huyết khối tĩnh mạch 32 Bắt mạch : mềm hay cứng (nghẽn); mềm - viêm huyết khối tĩnh mạch ho nẩy xung - hàm { van yếu Van yếu có thể được xác nhận bằng dấu hiệu Trendelenburg: Nâng cao chân để tĩnh mạch rỗng. Với ga - rô quanh đùi trên, cho bệnh nhân đứng lên: Nếu tĩnh mạch đầy nhanh chóng, điều này cho biết có điểm yếu bên dưới garô. Nếu, sau khi mở ga - rô, tĩnh mạch đầy nhanh chóng, điều này cho biết có điểm yếu ở chỗ đổ của tĩnh mạch đùi nông vào đùi sâu . Nếu tĩnh mạch lấp ngay lập tức khi đứng thì van yếu ở đùi hay bắp chân, test Perthes cũng vậy : cũng như Trendelenburg, nhưng khi đứng để cho một lượng máu vào tĩnh mạch bằng chặn tạm thời tĩnh mạch. Yêu cầu bệnh nhân đi tới đi lui trên ngón chân. Tĩnh mạch trở nên giãn to nếu : tưới máu cơ thỏa đáng van tĩnh mạch sâu bị tắc hoặc cản trở 33 4.2.5 Kỹ năng đặt catheter tĩnh mạch (Intravenous Cannulation - IV) Đây là một kỹ năng lâm sàng cơ bản và thường xuyên được kiểm tra. Cannula (hay còn gọi là venflons) có nhiều màu khác nhau, tương ứng với kích thước của ống. Kích thước cần thiết phụ thuộc vào những gì nó được truyền như colloid, crystalloid, các sản phẩm máu hoặc thuốc men; Các bước qui trình 1. Giới thiệu bản thân với bệnh nhân và xác định tên bệnh nhân. Giải thích thủ tục cho bệnh nhân và được sự đồng { để tiếp tục. Cũng cần phải giải thích rằng sự chọc kim có thể gây ra một số khó chịu nhưng nó sẽ ngắn ngủi. 34 2. Đảm bảo đã sẵn sàng tất cả các thiết bị của mình như sau: catheter có cấu tạo chính là kim luồn ở trong và ống thông bao bên ngoài. 3. Rửa tay bằng chất tẩy rửa hoặc bằng cồn. 4. Để cánh tay bệnh nhân ở vị trí thoải mái và xác định tĩnh mạch. 5. Thắt garo và kiểm tra lại tĩnh mạch. 6. Đeo găng tay, lau da của bệnh nhân bằng bông cồn và để cho khô. 7. Tháo catheter ra khỏi bao bì và tháo vỏ bao kim. 8. Bộc lộ da và nói với bệnh nhân sẽ chỉ là một vết chọc nhỏ, ít đau nhưng dễ phồng nếu cử động... 9. Lắp catheter, đâm kim nghiêng trên da khoảng 30 độ. Tiến kim cho đến khi thấy máu hồi lại ở khoảng đuôi catheter 35 10. Một khi đã nhìn thấy máu hồi đuôi catheter, tiến kim thêm 2mm, sau đó đẩy phần còn lại của ống thông vào ngập trong tĩnh mạch. 11. Tháo dây garo tạo áp lực lên tĩnh mạch ở đầu ống thông, bóp chặt mạch đầu catheter và lấy kim hoàn toàn ra khỏi ống thông. Nối với đầu dây dịch truyền. 12. Cẩn thận vứt bỏ kim vào hộp hủy đồ sắc nhọn. 13. Dán băng keo để cố định hoặc vào miếng cố định ống thông (nếu có) và ghi ngày đã chọc catheter. 14. Kiểm tra xem hạn ngày sử dụng trên dung dịch truyền chưa quá. Nếu ngày tháng còn hạn, nối catheter với dung dịch truyền và mở khóa cho chạy dịch qua ống thông để kiểm tra sự tắc bít. Nếu có bất kz sự bít tắc nào, nếu nó gây ra bất kz cơn đau nào, hoặc bạn nhận thấy bất cứ mô sưng lên nào cục bộ; Ngay lập tức ngừng xả, loại bỏ ống thông và bắt đầu lại. 15. Thiết lập số giọt IV theo yêu cầu điều trị (bổ xung cấp tốc dịch lòng mạch, bổ xung theo nhu cầu sinh l{) 16. Tháo vứt găng tay và thiết bị vào thùng rác, đảm bảo rằng bệnh nhân cảm thấy thoải mái và cảm ơn họ. 36 4.2.6 Qui trình đặt catheter tĩnh mạch trung ương I. Chỉ định Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Truyền nhiều dịch để cấp cứu, truyền dịch nuôi dưỡng dài ngày cho bệnh nhân, truyền thuốc. Tạo nhịp tim Đo áp lực buồng tim và áp lực động mạch phổi II. Chống chỉ định Tiểu cầu dưới 60.000/mm3; Rối loạn đông máu; Huyết khối tĩnh mạch trung tâm; nhiễm trùng vùng chọc... III. Chuẩn bị 1. Cán bộ chuyên khoa: 1 bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu; 1 người phụ là bác sĩ điều trị, 1 điều dưỡng. 2. Phương tiện Bộ catheter hai nòng hoặc ba nòng; Bộ tiểu phẫu; Bơm kim tiêm 5ml Thuốc tê tại chỗ: lidocain 40 mg; Kim liền chỉ 2.0 để cố định catheter Một lọ dung dịch NaCl 0,9% và bộ dây truyền dịch; Betadine 10%. 3. Người bệnh: Người bệnh và gia đình người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và kí giấy cam đoan đồng { làm thủ thuật. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp, SPO2. Nằm ngửa, gối kê vai, đầu nghiêng sang bên đối diện với bên chọc kim. 37 IV. Tiến hành 1. Đặt đường cao (Kỹ thuật Boulanger): Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn. Khử khuẩn vùng cổ. Xác định vị trí chọc giao điểm giữa đường ngang qua sụn giáp và bờ trước cơ ức đòn chũm. 38 Tê tại chỗ chọc kim theo hướng về phía núm vú cùng bên, nghiêng so với bề mặt da 300-450 vừa đẩy kim vừa hút chân không đến khi có máu đen thì dừng. Luồn gite qua kim, rút kim, dùng que long để long đường vào, sau luồn catheter theo đường gite và rút gite. Cố định catheter mức 14 cm ngang bề mặt da. Khử khuẩn lại chân catheter và băng vô trùng. 2. Đường Daily Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn. Khử khuẩn vùng cổ. Xác định tam giác Sedillot: hai cạnh là hai bờ của nhánh bám xương đòn và xương ức cạnh còn lại là bờ trên của xương đòn. 39 Tê tại chỗ, chọc kim ở đỉnh tam giác Sedillot hướng kim về phía núm vú cùng bên, nghiêng với bề mặt da 300-450 đẩy kim, hút chân không đến khi có máu thì dừng, luồn gite, rút kim, dùng que long, sau luồn catheter theo đường gite để vào tĩnh mạch trung tâm và rút gite. Cố định catheter mức 12 cm ngang bề mặt da. Khử khuẩn chân catheter và băng vô trùng. Hiện nay các kỹ thuật này đều dùng hướng dẫn siêu âm dẫn đường chuyên dụng đảm bảo an toàn, chính xác. 3. Đường dưới đòn Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn. Khử khuẩn vùng ngực dưới xương đòn. Xác định vị trí chọc điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài xương đòn. Tê tại chỗ, chọc kim theo hướng về phía mỏm vai bên đối diện, nghiêng so với mặt da 300 đi sát bờ dưới xương đòn, đẩy kim hút chân không đến khi thấy máu, dừng, luồn gite, rút kim, dùng que long để long đường vào, sau luồn catheter theo đường gite, rút gite. Cố định catheter mức 12 cm bề mặt da. Khử khuẩn chân catheter và băng vô trùng. 40 V. Theo dõi và xử trí tai biến 1. Theo dõi Chụp X-quang phổi, xác định vị trí catheter. Xem xét chân catheter hàng ngày. Thay băng 2 – 3 ngày một lần. 2. Xử l{ Nhiễm khuẩn nơi chọc và nhiễm khuẩn huyết: rút catheter, cấy đầu catheter, dùng kháng sinh. Tràn khí, tràn máu màng phổi: rút catheter, mở màng phổi tối thiểu hút dẫn lưu. Tắc catheter: hút thông không được, rút catheter. - Đặt cateter một nòng dưới hướng dẫn của siêu âm: 41 4.2.7 Các qui trình kỹ thuật chuyên ngành tim mạch 42 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Hinh (2014), Bài giảng kỹ năng y khoa, Nhà xuất bản Y học 2. Cao Văn Thịnh (2005), Tài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa tiền lâm sàng, tập 1, 2; ĐH PNT 3. Nguyễn Văn Sơn (2013), Bảng kiểm dạy/học kỹ năng lâm sàng; Nhà xuất bản Y học 4. Đặng Hanh Đệ (2007), Phẫu thuật thực hành,Mã số: Đ.01.Y.12 Nhà xuất bản Y học 5. Sổ tay thăm khám ngoại khoa lâm sàng, BV ND Gia Định 6. Nguyễn Phúc Học (2017), Chương 3 Bệnh l{ & thuốc tim mạch-PTH 350. DTU Tiếng Anh 5. Chris Hatton Roger Blackwood (2011), Clinical Skills, Nhà xuất bản Blackwell 6. Lynn S. Bickley;(2013), Bate's Guide to Physical Examination; 11th Edition, NXB Lippicot 7. Wienner, Fauci; Harrison’s internal medicine – self-assessment & board review, 17th Edition 8. Richard F. LeBlond;(2009), DeGowin's Diagnostic Examination, 9th Edition 9. Anne Griffin Perry, Patricia A. Potter and Wendy Ostendorf; 2014. Clinical Nursing Skill & Techniques, 8th Edition; Mosby. 43 * Một số website 1. 2. https://geekymedics.com/cardiovascular-history/ 3. https://www.youtube.com/watch?v=eBnzjerIHj0 4. https://www.youtube.com/watch?v=6beOTEKx1ek&list=PLECAB8AC760138 082&index=2 5. https://geekymedics.com/chest-pain-history/ 6. ar_examination_-_osce_guide___old_version_.mp4 7. 8. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK349/ 9. https://batesvisualguide.com/multimedia.aspx?categoryId=21787#21777 10. https://geekymedics.com/peripheral-vascular-examination/ 11. measurement/ 12. 13. 44 Câu hỏi lượng giá 4.1. Chọn đúng/sai - Trong nhồi máu cơ tim, đau như co thắt nghiêm trọng, đau ngực ở trung tâm rồi lan sang cổ, hàm và tay trái, đau kéo dài tối đa 15 phút. A. Đúng B. Sai 4.2. Chọn đúng/sai - Đau do viêm màng phổi: đột ngột, đau khu trú, thường một bên, đau tăng lên trong thì hít vào hoặc ho A. Đúng B. Sai 4.3. Chọn đúng/sai – Đau trong bệnh tim thiếu máu cục bộ: cơn đau có thể đến lúc nghỉ ngơi , tình trạng càng lúc càng tệ hơn và kéo dài khoảng một giờ A. Đúng B. Sai 4.4. Chọn câu sai - Các nguyên nhân phổ biến của đau ngực là: A. Đau trong bệnh tim thiếu máu cục bộ B. Đau trong nhồi máu cơ tim C. Đau do viêm màng phổi D. Đau do viêm tâm vị 45 4.5. Chọn đúng/sai: Khó thở khi nằm (Orthopnoea) và khó thở kịch phát về đêm (thức dậy thở hổn hển, giảm khi ngồi) là các dấu hiệu đặc trưng của suy tim phải. A. Đúng B. Sai 4.6. Phù mắt cá chân: Phổ biến trong suy tim sung huyết (suy tim trái). A. Đúng B. Sai 4.7. Để khám bệnh nhân tim mạch, nên ở trên giường với thân của họ ở 45 độ. A. Đúng B. Sai 4.8. Chọn câu sai – kỹ năng sờ trong khám tim: A. Để xác định vị trí mỏm tim đập B. Bắt đầu bằng toàn bộ bàn tay và dần dần cho đến cảm nhận dưới một ngón tay C. Vị trí bình thường mỏm tim nằm trong không gian liên sườn thứ 4 ở đường giữa nách D. Sờ để phát hiện rung mưu 46 4.9. Chọn câu sai – khi nhìn mặt bệnh nhân, phát hiện thấy: A. lưỡi tím tái: do giảm nồng độ oxy trong máu, < 5 g/dl Hb khử oxy B. hơi thở bệnh nhâncó mùi hôi thối: Táo bón, viêm ruột thừa C. hơi thở hôi như mùi mốc là trong suy gan D. hơi thở có mùi ceton gặp trong đái tháo đường nặng 4.10 . Chọn câu sai – các ổ để nghe tiếng tim: A. Ổ van hai lá: ở mỏm tim, khoang liên sườn 4 trên đuờng giữa đòn trái. B. Ổ van ba lá: ở vùng sụn sườn 6 sát bờ trái xương ức. C. Ổ van động mạch chủ: ở liên sườn 2 bờ phải xương ức. D. Ổ van động mạch phổi: ở liên sườn 3 sát bờ trái xương ức gọi là ổ Eck- Botkin 4.11. Chọn đúng/sai – Mạch nghịch: Khi chênh lệch huyết áp giữa HA tâm thu và tâm trương dưới 20 mmHg cho thấy có sự suy giảm chức năng thất trái. Được xác định bằng bắt mạch bẹn. A. Đúng B. Sai 4.12. Chọn đúng/sai – Trình tự nghe tiếng tim: Đầu tiên nghe ở mỏm tim, sau đó chuyển dịch loa nghe vào trong mỏm để nghe ở ổ van hai lá, tiếp theo đến ổ van động mạch phổi rồi chuyển sang ổ van động mạch chủ. A. Đúng B. Sai 47 4.13. Chọn câu sai – mức độ của tiếng thổi tâm thu & tâm trương của tim: A. Độ 1: Tiếng thổi nhỏ, chú { mới nghe được B. Độ 2: Nghe được tiếng thổi ngay khi đặt ống nghe, nhưng cường độ nhẹ. C. Độ 3: Nghe rõ tiếng thổi nhưng không có rung miu D. Độ 4: Tiếng thổi rất mạnh, có rung miu nhưng khi đặt loa nghe tách khỏi lồng ngực vài milimet thì không nghe thấy nữa 4.14. Chọn câu sai – một số đặc điểm nhận biết khi đo huyết áp: A. Huyết áp doãng (ví dụ như 160 / 30 mmHg) nghĩ đến hở van ĐM chủ B. Huyết áp kẹt (ví dụ như 95 / 80 mmHg) nghĩ đến hẹp động mạch chủ C. Huyết áp tâm thu: Ứng với khi bắt đầu có tiếng đập - Pha 1 Korotkoff D. Nếu huyết áp về 0 mà tiếng đập chưa mất, lấy pha 5 Korotkoff làm huyết áp tâm trương 4.15. Chọn câu sai – Chỉ định sử dụng Holter huyết áp (HA) khi: A. Các trường hợp tăng huyết áp thoáng qua. B. Phát hiện các trường hợp tăng huyết áp ‘áp choàng trắng’ C. Đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc điều trị huyết áp. D. Góp phần chẩn đoán sớm tăng huyết áp 48 4.16. Chọn câu sai - Kỹ năng bắt mạch động mạch quay: A. Bắt mạch quay ở giữa xương quay, với hai ngón tay trỏ. B. Đếm trong 15 giây nhân 4 ( hoặc đếm nhanh trong 6 giây và nhân 10). C. Nhịp tim nhanh > 100 lần / phút; D. Nhịp tim chậm < 50 lần / phút 4.17.Chọn đúng/sai: Bình thường, diện đục của tim bên phải lồng ngực không vượt quá bờ phải xương ức và vùng đục xa nhất bên trái không vượt quá đường giữa đòn trái. A. Đúng B. Sai 4.18. Chọn đúng/sai - kích cỡ vòng băng huyết áp đúng: có bề dài bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu bằng 80%; bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Quấn băng gài đủ chặt, bờ dưới của bao đo ở trên nếp lằn khuỷu 2cm. A. Đúng B. Sai 4.19. Chọn đúng/sai – Trong đo huyết áp bằng máy Holter HB: đặt băng cuốn huyết áp ở cánh tay thuận, cài đặt chế độ đo mỗi lần cách nhau 15-30 phút ban ngày và 30-60 phút ban đêm. A. Đúng B. Sai 49 4.20. Chọn câu sai - Mạch chi dưới thường được kiểm tra sau khi khám bụng: A. Giảm hoặc mất mạch nghĩ đến hẹp hoặc tắc động mạch. B. Cần đặc biệt quan tâm nếu có tiền sử chứng khập khiễng cách hồi C. Thính chẩn động mạch đùi hữu ích nếu có nghi ngờ động mạch này bị hẹp. D. Hẹp động mạch chủ thường có trì hoãn mạch quay sau động mạch đùi 4.21. Chọn câu sai – Các nội dung có trong qui trình đặt catheter tĩnh mạch : A. lắp catheter, đâm kim nghiêng trên da khoảng 30 độ. Tiến kim cho đến khi thấy máu hồi lại ở khoảng đuôi catheter. B. tháo dây garo tạo áp lực lên tĩnh mạch ở đầu ống thông, lấy kim hoàn toàn ra khỏi ống thông. C. Thiết lập số giọt IV theo yêu cầu điều trị (bổ xung cấp tốc dịch lòng mạch, bổ xung theo nhu cầu sinh l{) D. nối catheter với dung dịch truyền và mở khóa cho chạy dịch qua ống thông để kiểm tra sự tắc bít.. 4.22. Chọn câu sai: k{ hiệu của cannula (venflons, catheter ) tương ứng với tỷ lệ dịch truyền được/phút . A. 14G – 343 ml/ph B. 18G – 220 ml/ph C. 20G – 80 ml/ph D. 24G –24 ml/ph 50 4.23. Chọn đúng/sai – Chống chỉ định đặt catheter tĩnh mạch trung ương: Tiểu cầu dưới 60.000/mm3; Rối loạn đông máu; Huyết khối tĩnh mạch trung tâm; nhiễm trùng vùng chọc... A. Đúng B. Sai 4.24. Chọn câu sai: Chỉ định đặt catheter tĩnh mạch trung ương. A. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm B. Truyền nhiều dịch để cấp cứu, truyền dịch nuôi dưỡng dài ngày cho bệnh nhân, truyền thuốc C. Tạo nhịp tim D. Đo áp lực buồng tim và áp lực động mạch 4.25. Chọn câu sai: xử trí tai biến do đặt catheter tĩnh mạch trung ương: A. Nhiễm khuẩn nơi chọc và nhiễm khuẩn huyết: rút catheter, cấy đầu catheter, dùng kháng sinh B. Tràn khí, tràn máu màng phổi: rút catheter, mở màng phổi tối thiểu hút dẫn lưu C. Tắc catheter: hút thông không được, rút catheter D. Gập catheter: dùng nòng chuyên dụng thông thẳng khắc phục 4.1B, 4.2A, 4.3B, 4.4D, 4.5B, 4.6B, 4.7A, 4.8C, 4.9A, 4.10D, 4.11B, 4.12B, 4.13D, 4.14D, 4.15B, 4.16A, 4.17A, 4.18A, 4.19B, 4.20D, 4.21B, 4.22B, 4.23A, 4.24D, 4.25D 51
File đính kèm:
- bai_giang_tien_lam_sang_ve_cac_ky_nang_lam_sang_chuong_4_ky.pdf