Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thành Lê

Tóm tắt Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thành Lê: ... Mác – Lênin là bộ phận văn hoá đặc sắc nhất, tinh tuý, cách mạng khoa học nhất của nhân loại và Chủ nghĩa Mác - Lênin mang tính hiện thực. + Chủ nghĩa Mác - Lênin là lí luận cách mạng và khoa học. 2. Nhân tố chủ quan - Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh - Khả năng tư duy, trí tuệ - Nhân cách, ...ã hội ở Việt Nam - Sự ra đời của CNXH trên phạm vi quốc tế là quy luật phát triển của lịch sử xã hội. - Đặc điểm của khu vực phương Đông, châu Á. - Sự ra đời của CNXH ở Việt Nam là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển lịch sử, quá trình cách mạng Việt Nam. 2. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội...ực lượng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, công lý. 3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế - Lực lượng phong trào cộng sản công nhân quốc tế. - Đảm bảo mục tiêu độc lập của dân tộc mình và mục tiêu thời đại. - Dựa vào sức mình là chính, ủng hộ sự giúp đỡ quốc tế, có nghĩa vụ quốc tế. - Tôn trọng độc lập ch...

doc30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Thành Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể, cá nhân con người
+ Động lực tập thể
+ Động lực cá nhân
- Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế
II. CON ĐƯỜNG, BIỆN PHÁP QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 
1. Con đường
- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Con đường cách mạng không ngừng.
2. Xây dựng CNXH ở Việt Nam
- Xác định đây là sự nghiệp cách mạng khổng lồ.
- Xây dựng CNXH trên lĩnh vực kinh tế.
	+ Xác định mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
	+ Chú trọng phát triển lực lượng sản xuất xã hội, sức sản xuất xã hội.
	+ Lựa chọn và xác định đúng cơ cấu kinh tế hợp lý.
	+ Quản lý kinh tế hợp lý và nguyên tắc cơ bản, phù hợp.
	+ Khuyến khích lợi ích vật chất của các chủ thể kinh tế.
- Có nhiều biện pháp khác nhau.
- Quan trọng nhất là phát huy tài dân, sức dân, của dân.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Quan điểm thực tiễn trong tiếp cận chủ nghĩa xã hội.
+ Nhấn mạnh yếu tố đạo đức nhân văn trong bản chất của chủ nghĩa xã hội.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Có cơ sở khoa học tin tưởng vào sự thắng lợi tất yếu, bản chất tốt đẹp và những ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Xác định thái độ và có những hành động thiết thực đóng góp vào công cuôc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Chương IV
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Cách mạng phải có Đảng cách mạng
- Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cách mạng muốn thành công phải có Đảng cách mạng”.
	+ Ví Đảng như người cầm lái.
	+ Phải chỉnh đốn lại Đảng.
- Kinh nghiệm cách mạng thế giới.
- Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam.
2. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự ra đời của Đảng.
- Sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
	+ Đánh giá cao vai trò chủ nghĩa Mác – Lênin.
	+ Phong trào công nhân.
	+ Phong trào yêu nước Việt Nam. 
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
+ Mục tiêu, lý tưởng của Đảng.
+ Nền tảng tư tưởng – lý luận của Đảng.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động, là Đảng của dân tộc.
+ Cơ sở xã hội của Đảng
+ Lợi ích mà Đảng đại diện.
- Nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ.
	+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
	+ Tự phê bình và phê bình.
II. TƯ CÁCH ĐẢNG VIÊN VÀ VẤN ĐỀ CÁN BỘ
1. Tư cách đảng viên
- Suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng.
- Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trước hết.
- Đời tư trong sáng.
2. Vấn đề cán bộ
- Tiêu chuẩn cán bộ.
	+ Có đạo đức cách mạng.
	+ Trung thành với Đảng.
	+ Có năng lực tổ chức thực tiễn.
	+ Liên hệ mật thiết với nhân dân.
	+ Phẩm chất công tác tốt.
- Công tác cán bộ.
	+ Hiểu và đánh giá đúng cán bộ.
	+ Sử dụng tốt cán bộ.
	+ Kết hợp cán bộ cũ và cán bộ mới.
	+ Kết hợp cán bộ tại chỗ và cán bộ được điều về.
	+ Chú trọng công việc cất nhắc cán bộ, nhân tài.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
	+ Quan điểm dân, đồng bào.
	+ Gần dân, học hỏi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân.
	+ Vận động nhân dân xây dựng Đảng.
	+ Nâng cao dân trí.
	+ Đảng viên, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành với nhân dân.
	+ Không theo đuôi quần chúng. 
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Lý luận về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy rõ vai trò lãnh đạo không thể thiếu được của Đảng trong cách mạng Việt Nam
+ Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
+ Tham gia thực hiện đường lối, chính sách của Đảng; tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về mọi mặt
 + Có phương hướng phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Chương V
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Vị trí vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng 
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng 
- Là một vấn đề chiến lược. 
+ Chứa đựng hệ thống những luận điểm, thể hiện những nguyên tắc, biện pháp giáo dục, tập hợp những lý luận cách mạng tiến bộ nhằm phát huy cao nhất sức mạnh dân tộc và quốc tế trong sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
+ Đại đoàn kết dân tộc mang tính xuyên suốt, nhất quán, lâu dài.
+ Thể hiện trên hai phương diện quan trọng: lý luận và thực tiễn.
	+ Cơ cấu lực lượng, địa bàn, cấp độ thể hiện.
- Là vấn đề yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng.
	+ Tổng kết thực tiễn, tổng kết lịch sử dân tộc.
	+ Chống chọi với một kẻ thù mới.
	+ Cách mạng là một việc lớn, vĩ đại.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
- Là sức mạnh, là nguồn gốc của thắng lợi.
- Thể hiện trong đường lối, chủ trương, chính sách, mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng.
- Là nhiệm vụ thường xuyên trong cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc là những quan điểm có tính nguyên tắc
a. Quan điểm lực lượng đoàn kết
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
	+ Xuất phát từ một nước thuộc địa.
+ Khái niệm dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Muốn đoàn kết lực lượng phải có phương pháp, biện pháp.
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
- Đoàn kết không chỉ nằm ở chủ trương, đường lối, chính sách mà phải biến thành sức mạnh => xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Thể hiện:
	+ Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
+ Khối đoàn kết trong Mặt trận phải xuất phát từ mục tiêu chung .
+ Mặt trận phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
+ Mặt trận là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, thật sự, chân thành.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1. Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về bối cảnh đất nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về thời đại.
2. Nội dung
a. Lực lượng đoàn kết
- Với giai cấp công nhân, lực lượng XHCN, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Với các dân tộc thuộc địa bị áp bức.
- Các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
b. Hình thức tổ chức
- Đoàn kết trên cơ sở xây dựng mặt trận giữa ba nước Đông Dương.
- Mặt trận trong phe dân chủ.
- Mặt trận các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hoà bình, công lý.
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
- Lực lượng phong trào cộng sản công nhân quốc tế.
- Đảm bảo mục tiêu độc lập của dân tộc mình và mục tiêu thời đại.
- Dựa vào sức mình là chính, ủng hộ sự giúp đỡ quốc tế, có nghĩa vụ quốc tế.
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Nêu cao ngọn cờ hoà bình, công lý.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Quan niệm rộng rãi, có nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế.
+ Quan niệm về đại đoàn kết có tổ chức, có lãnh đạo.
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy rõ vai trò, sức mạnh to lớn của đại đoàn kết; tin tưởng vào tiềm năng cách mạng của quần chúng nhân dân.
+ Đóng góp sức mình vào xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; thật sự đoàn kết trong tập thể nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Chương VI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 
VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
1. Quan niệm về dân chủ
- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân.
	+ Khát vọng của con người.
	+ Thực tiễn xã hội Việt Nam.
- Dân là chủ và dân làm chủ.
	+ Vị thế của người dân.
	+ Trách nhiệm, năng lực của người dân.
	+ Bàn về vấn đề quyền lực của nhân dân trong quyền lực Nhà nước, vai trò vị trí của nhân dân trong phát triển xã hội.
	+ Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo để cho dân làm chủ.
2. Thực hành dân chủ
- Ý nghĩa của vấn đề dân chủ.
- Nghĩa vụ của người dân.
- Phương thức thực hành dân chủ.
+ Thực hành dân chủ rộng rãi.
+ Trong lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
+ Để người dân hưởng được quyền dân chủ và dùng quyền dân chủ.
+ Làm cho người dân dám nói, dám làm.
- Thông qua các thiết chế chính trị - xã hội.
- Thông qua việc đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1. Xây dựng Nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
a. Nhà nước của dân 
- Xác lập quyền lực của nhân dân trong hệ thống quyền lực .
- Các Hiến pháp do Hồ Chí Minh chỉ đạo xây dựng.
- Các hoạt động thực tế của Hồ Chí Minh trong việc bầu cử Quốc hội.
b. Nhà nước do dân
- Nhân dân lập ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. 
- Quan niệm về chức vụ cán bộ Nhà nước là bởi dân ủy thác cho.
- Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn các đại biểu.
c. Nhà nước vì dân
- Mục tiêu hoạt động của Nhà nước là tất cả vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Nhà nước kết hợp các loại lợi ích khác nhau của nhân dân.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước
a. Về bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước
- Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Biểu hiện ở định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
- Biểu hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt động cơ bản là tập trung dân chủ.
b. Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước
- Cơ sở khách quan
- Biểu hiện cụ thể
3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
- Xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến.
- Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp và pháp luật, chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống.
+ Vai trò của luật pháp trong quản lý xã hội.
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, tài.
+ Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức.
+ Tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp.
- Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước.
+ Các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước.
+ Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục.
- Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức cách mạng.
+ Tăng cường giáo dục pháp luật.
+ Tăng cường giáo đục đạo đức.
+ Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức, hình thành pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh.
+ Lựa chọn kiểu Nhà nước phù hợp với thực tế Việt Nam.
+ Bản chất dân chủ triệt để của Nhà nước mới.
+ Quan niệm về sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.
+ Kết hợp cả đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội.
- Ý nghĩa của việc học tập.
+ Thấy được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc khơi nguồn dân chủ và xác lập Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
+ Nhận thức bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta.
+ Có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng Nhà nước trong sạch, sáng suốt, mạnh mẽ.
Chương VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC 
VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Phương thức tiếp cận văn hoá: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hoá được đề cập đến ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Định nghĩa văn hoá của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
=> Ý nghĩa văn hoá.
b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa mới
- Văn hóa là đời sống tinh thần, thuộc kiến trúc thượng tầng. 
+ Văn hoá ngang hàng với các lĩnh vực khác, có mối quan hệ với các lĩnh vực.
+ Trong giai đoạn thuộc địa, giải phóng chính trị - xã hội là trước hết, mở đường để giải phóng văn hoá.
+ Văn hoá bao giờ cũng phát triển trên nền tảng xã hội.
+ Theo HCM, văn hoá không thụ động, ngồi chờ cho kinh tế phát triển. Phát triển văn hoá tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
+ Văn hoá tham gia vào nhiệm vụ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong hoạt động của kinh tế, chính trị, xã hội cũng phải có văn hoá.
- Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng => chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
c. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
- Dân tộc.
- Khoa học.
- Đại chúng.
d. Quan điểm về chức năng của văn hóa
- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.
- Hai là, nâng cao dân trí.
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp và phong cách lành mạnh cho con người.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a. Văn hóa giáo dục
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục: Thực hiên ba chức năng của văn hóa.
- Nội dung giáo dục toàn diện. 
- Phương châm, phương pháp giáo dục.
b. Văn hóa văn nghệ.
- Văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ.
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.
- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới.
c. Văn hóa đời sống
- Đạo đức mới
- Lối sống mới
- Nếp sống mới
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 
1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a) Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
+ Đạo đức là nền tảng.
+ Đạo đức là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng. 
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức mạnh, sức hấp dẫn của CNXH.
+ Giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn.
+ Cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức 
b) Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng.
c) Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
- Xây đi đôi với chống
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
a) Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân
- Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
+ Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân
+ Cần cù, sáng tạo trong học tập
+ Sống nhân nghĩa, có đạo lý
- Tu dưỡng đạo đức theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
+ Kiên trì tu dưỡng đạo đức cách mạng
+ Nói và làm đi đôi với nhau
+ Kết hợp cả xây đựng đạo đức mới với chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
b) Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
- Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử.
- Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội.
- Con người là mục tiêu, là động lực.
- Mối quan hệ giữa con người mục tiêu – con người động lực.
2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người"
- "Trồng người" là trung tâm của phát triển xã hội. 
- Thể hiện thường xuyên trong quá trình xây dựng CNXH.
- Đặt trong sự phấn đấu của mỗi cá nhân con người.
- Nội dung của "trồng người":
	+ Tư tưởng XHCN.
	+ Đạo đức, lối sống XHCN.
	+ Tác phong XHCN.
	+ Năng lực làm chủ.
- Biện pháp xây dựng con người mới.
	+ Tự tu dưỡng, rèn luyện.
	+ Vai trò của tổ chức, hệ thống chính trị.
	+ Phong trào thi đua yêu nước, người tốt việc tốt.
	+ Giáo dục đào tạo.
KẾT LUẬN
- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh
+ Đề cao vai trò của văn hoá, gắn văn hoá với phát triển.
+ Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam.
+ Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội.
+ Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam.
+ Coi trọng con người và xây dựng con người.
- Ý nghĩa của việc học tập
+ Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.
+ Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người.
+ Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ giáo dục và đào tạo (2003, 2006).
2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Hội đồng TƯ, NXB chính trị quốc gia (2003)
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam – Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
3. Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh – Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
4. Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh – Trần Dân Tiên.
5. Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh – GS, TS Hoàng Chí Bảo.
6. Giải phóng dân tộc và đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh – PGS, TS Bùi Đình Phong.
8. Di chúc Hồ Chí Minh.
9. Hồ Chí Minh toàn tập.
10. Các văn kiện Đảng.
11. Trang web: cpv.org.vn
NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của sự cần thiết khi học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh? Bạn học tập được điều gì từ Hồ Chí Minh ?
2. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong các nguồn gốc đó, nguồn gốc nào chủ yếu nhất, quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh? Tại sao?
3. Các giai đoạn hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong những giai đoạn đó, giai đoạn nào tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa vạch đường đi cho cách mạng Việt Nam? Hãy chứng minh.
4. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc? Để thực hiện luận điểm: Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay chúng ta phải làm gì?
5. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc? Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm: CMGPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS ở “chính quốc” là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh?
6. Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất và động lực của chủ nghĩa xã hội? Theo anh (chị) trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, động lực nào là quan trọng nhất? Để phát huy động lực đó chúng ta phải làm gì?
7. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? Để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay đòi hỏi chúng ta phải làm gì?
8. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò, bản chất giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam? Làm rõ sự sáng tạo của Người trong quan điểm về sự ra đời của Đảng?  
9. Những nguyên tắc xây dựng Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa của những nguyên tắc này trong cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng ở nước ta hiện nay?
10. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước? Để xây dựng Nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay chúng ta phải làm gì?
11. Những chuẩn mực đạo đức mới của người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới của Người vào việc rèn luyện đạo đức của bản thân? 
12. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa? Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng con người Việt Nam mới hiện nay?

File đính kèm:

  • docbai_giang_tu_tuong_ho_chi_minh_nguyen_thi_thanh_le.doc
Ebook liên quan