Bài giảng Vi sinh vật học đại cương - Chương 1: Hình thái, cấu tạo của các nhóm vi sinh vật
Tóm tắt Bài giảng Vi sinh vật học đại cương - Chương 1: Hình thái, cấu tạo của các nhóm vi sinh vật: ...iệc sinh tổng hợp protein. - Di truyền mọi tính chất của tế bào cho thế hệ sau. 5. Các cấu trúc khác • Ngoài các cấu trúc cơ bản nêu trên ở một số loài vi khuẩn còn có thêm những cấu trúc khác như: + Giáp mô(Capsule) ở một số loài vi khuẩn, bên ngoài màng tế bào còn được bao bọc bởi một l...imosus Tetraxiclin . Xạ khuẩn Actinomyces erythreus Erythromycin. - Tuy nhiên một số loài xạ khuẩn lại có hại: . Gây ra những bệnh khó chữa ở người và động vật: Actiomycosis. Ví dụ: Bệnh xạ khuẩn ở bò Actinomyces bovis .Gây ra trong phủ tạng nhiều cục viêm, mưng mủ. . Tiết ra độc tố ức ...t và con người. Aspergillus fumigatus gây bệnh nấm phổi ở gà Hình thành các hạt nhỏ ở xoang ngực và túi khí BỆNH NẤM DA Ở TRÂU BÒ DO TRICHOPHYTON VERRUCOSUM (LÔNG RỤNG THÀNH TỪNG ĐÁM QUANH MÍ MẮT, HÌNH THÀNH VẢY MÀU TRẮNG HOẶC TRẮNG XÁM ) BỆNH NẤM DA Ở TRÂU BÒ DO TRICHOPHYTON VERRUCOSU...
- Phân giải nhiều hợp chất hữu cơ phức tạp như: xenlulo, chất mùn kitin, keratin ... - Xạ khuẩn được dùng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất: . Enzim : proteinaza, amylaza, xelulaza, kitinaza . Vitamin: Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12) . Axit hữu cơ: Axit Lactic, axit axetic, . Axit amin : Axit glutamic, axit metionin, triptophan, lizin - Đặc điểm quan trọng bậc nhất của xạ khuẩn là có tới 70% số xạ khuẩn phân lập được có khả năng tiết kháng sinh như: .Xạ khuẩn Streptomyces griceus Streptomycin . Xạ khuẩn Actinomyces aureofaciens Clotetraxiclin . Xạ khuẩn Actinomyces rimosus Tetraxiclin . Xạ khuẩn Actinomyces erythreus Erythromycin. - Tuy nhiên một số loài xạ khuẩn lại có hại: . Gây ra những bệnh khó chữa ở người và động vật: Actiomycosis. Ví dụ: Bệnh xạ khuẩn ở bò Actinomyces bovis .Gây ra trong phủ tạng nhiều cục viêm, mưng mủ. . Tiết ra độc tố ức chế VSV có ích trong đất, ức chế sự phát triển của cây Bệnh do xạ khuẩn • ha BỆNH DO ACTINOMYCES Ở TRÂU BÒ Khối u dạng sừng, nhô cao, xuyên qua da hàm, màu đỏ III . Nấm men 1.Đặc điểm của nấm men: - Nấm men là nhóm VSV phân bố rộng trong tự nhiên: đất, nước, lương thực, hoa quả - Nấm men là VSV có cấu trúc hoàn chỉnh, điển hình cho nhóm VSV có nhân thật (Eukaryotic) - Thích nghi với môi trường đường và mụi trường axít cao - Sinh sản chủ yếu bằng hình thức nảy chồi. 2. Hình thái của nấm men: - Nấm men lá nhóm VSV đơn bào - Cấu tạo tế bào hoàn chỉnh - Kích thước tế bào lớn :3 – 5 X 5 – 10 mm. - Nấm men có nhiều hình thái: . Hình cầu (giống Torula) . Hình trứng hay bầu dục (giống Saccharomyces) . Hình ống ( giống Pichia) . Hình tam giác (giống Trigonopsis) . Hình dạng sợi phân nhánh ( Giống Candida). Hình thái của nấm men Nấm men Cadida Hình thái của nấm men Hình thái của nấm men Nấm Candida 3. Cấu tạo tế bào nấm men: + Màng tế bào có thành phần hoá học chủ yếu là: . Glycan (cấu tạo bởi các gốc D - glucoza) . Mannan (gốc D. mannoza). Tỷ lệ Glycan – Mannan chiếm 90% trọng lượng của màng. Ngoài ra còn có: protein, lipít, poliphotphat.. +Nguyên sinh chất : NSC của nấm men có thêm một số cơ quan tử sau: - Ty thể : . Là những thể hình cầu, hình que, hình sợi . Kích thước 0,2 – 0,5 X 0,4 – 1 m . Có 2 lớp màng cấu trúc giống màng NSC, bên trong ty thể là dịch hữu cơ . Chức năng của ty thể: là một trạm năng lượng của nấm men, năng lượng được tích luỹ dưới dạng ATP Thực hiện tổng hợp protein và photpholipit do ty thể có chứa AND và riboxom( protein có trọng lượng thấp). + Nhân: . Nhân của tế bào nấm men là nhân thật, có kết cấu hoàn chỉnh có màng nhân, dịch nhân, các nhiễm sắc thể. . Nhân thường hình tròn . Đường kính 2 - 3 m Chính vì vậy sự sinh sản của nấm men được tiến hành theo phương pháp gián phân. 4. Sinh sản của nấm men: Nấm men có hai hình thức sinh sản: + Sinh sản vô tính : - Bằng phương thức phân cắt : - Bằng phương pháp nẩy chồi: - Bằng cách hình thành bào tử vô tính: Phương pháp nẩy chồi: + Sinh sản hữu tính: Ơ một số loại nấm men bào tử còn được hình thành do sự tiếp hợp giữa hai tế bào: Khuẩn lạc của nấm men Khuẩn lạc của nấm men 5.Vai trò của nấm men: Nấm men phân bố rộng trong tự nhiên, có vai trò quan trọng về nhiều mặt: - Tham gia khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên - Do trao đổi chất của hầu hết nấm men không sinh chất độc gây hại cho người, động vật nên được ứng dụng rộng trong: . Chế tạo chất hữu cơ quan trọng: cồn, axeton, glyxerin . Chế biến thực phẩm: Rượu, bia, làm nở bột mỳ, nước chấm.. - Sản xuất protein đơn bào - Dùng nấm men lên men trực tiếp thức ăn cho gia súc Tuy nhiên một số nấm men có hại: - Gây bệnh cho người, gia súc như nấm Candida albicus - Làm hỏng thực phẩm, hoa quả Bệnh do nấm Candida gây ra IV. Nấm mốc (molds) 1. Đặc điểm của nấm mốc: - Là tên chung dùng để chỉ tất cả các nhóm nấm không phải là nấm men, cũng không phải là những nấm lớn có mũ như nấm rơm, nấm gỗ. - Chúng là các vi nấm dạng sợi. - Cấu tạo tế bào hoàn chỉnh, kích thước lớn thể đơn bào đa nhân hoặc đa bào đơn nhân - Nấm mốc thường phát triển trên thực phẩm, dày dép, quần áo, dụng cụ, vật liệu,... Chúng phát triển rất nhanh trên nhiều nguồn cơ chất hữu cơ khi gặp khí hậu nóng ẩm Phát triển trên nhiều vật liệu vô cơ do dính bụi bẩn như: . Thấu kính . Máy ảnh . Kính hiển vi, các dụng cụ quang học khác Chúng sinh axit làm mờ các vật liệu này 2. Hình thái và kích thước: Nấm mốc gồm có 2 bộ phận: khuẩn ty và bào tử + Khuẩn ty (Hypha) hay sợi nấm: - Cấu tạo dạng sợi phân nhánh, những sợi này sinh trưởng ở đỉnh và được gọi là khuẩn ty (Hypha) hay sợi nấm - Cả đám sợi đựơc gọi là khuẩn ty thể hay hệ sợi nấm (Mycellium). - Khuẩn ty được sinh ra từ bào tử, chiều ngang từ 3 - 10m, gấp 10 lần của xạ khuẩn - Tuỳ từng loại , khuẩn ty có thể có hình lò xo, xoắn ốc, cái vợt, sừng hươu, cái lược, lá dừa. Sợi nấm có 2 loại: + Sợi nấm có vách ngăn - Loại này có ở phần lớn các loại nấm mốc - Sợi nấm do những chuỗi tế bào tạo nên, sợi nấm lớn lên do tế bào không ngừng phân cắt, nên cơ thể chúng có cấu tạo đa bào đơn nhân Ví dụ: Aspergillus, Penicillinum. + Sợi nấm không có vách ngăn: - Loại này có ở 1 số nấm mốc bậc thấp - Toàn bộ hệ sợi nấm được coi như một tế bào phân nhánh được gọi là cơ thể đa nhân - Trong quá trình phát triển của sợi nấm,chỉ có nhân phân chia, NSC tăng lên nhưng không có màng nhân, nên cơ thể chúng được gọi là cơ thể đơn bào đa nhân Ví dụ: Mốc Murco, Rhizupus, Khi nuôi cấy trong môi trường đặc, căn cứ vào vị trí chức năng của khuẩn ty có thể phân ra làm 3 loại khuẩn ty: - Khuẩn ty cơ chất : Khuẩn ty phát triển sâu vào môi trường lấy thức ăn - Khuẩn ty khí sinh: Khuẩn ty phát triển trên bề mặt môi trường - Khuẩn ty sinh sản : Khuẩn ty sinh sản phát triển từ một khuẩn ty khí sinh, đầu của khuẩn ty phát triển đặc biệt trong chứa bào tử. + Bào tử: Bào tử là cơ quan sinh sản chủ yếu của nấm mốc. Khi nấm mốc trưởng thành, các khuẩn ty sinh sản sẽ sinh sản ra các bào tử. Bào tử được hình thành bằng hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính Sợi nấm có vách ngăn Cấu tạo tế bào nấm Nấm Aspergillus fumigatus Nấm Aspergillus fumigatus Nấm mốc Murco Sinh sản của nấm mốc: Có 2 hình thức sinh sản chính. + Sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính của nấm mốc có nhiều hình thức: - Trực phân: giống vi khuẩn - Nẩy chồi : giống nấm men - Khúc khuẩn ty: Trên cơ thể nấm mốc, khuẩn ty đứt ra từng đoạn, mỗi đoạn phát triển thành cơ thể nấm mới -Hình thành các bào tử vô tính gồm: + Bào tử noãn: + Bào tử màng dày (Hậu bào tử): + Bào tử nang: (Bào tử nội sinh) + Bào tử đính hay bào tử trần: (Bào tử ngoại sinh) - Sinh sản hữu tính: + Bào tử noãn: + Bào tử tiếp hợp:(zygospore) + Bào tử túi:(Ascospore) Vai trò của nấm mốc trong tự nhiên: Nấm mốc phấn bố rộng rãi trong tự nhiên Có nhiều tính chất có ích được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người như: + Góp phần quan trọng trong việc khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên + Phân giải mạnh mẽ các hợp chất hữu cơ phức tạp + Sản xuất các chế phẩm sinh học như: - Enzim: Amilaza, proteaza, Peptinaza, Xenlulaza.. - Kháng sinh như Fuzidin, Penicillin, Tripaxidin. + Tổng hợp chất hữu cơ quan trọng: cồn, axit Xitric, axit Oxalic, axit Lactic.. + Một số nấm mốc có khả năng tiết tích luỹ vitamin: B2 , + Sản xuất nước chấm lên men: tương, xì dầu. . Tuy nhiên, một số nấm mốc cũng gây lên một số tác hại: + Gây một số bệnh khá phổ biến và khó chữa ở người và động vật. Ví dụ: - Nấm gây hắc lào do Dermatophytes gồm các giống Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton. Các thuốc chữa: Miconazola, Sulconazol, Tioconazol, Econazol... - Lang ben do Malasseria fufu Chữa: Bôi axit tactric 10%, sau đó bôi Nahyposunfit 20%, sau đó bôi cồn iod 1% và cồn salicilat 0,5% vào buổi tối. Có thể bôi thêm mỡ Pevaryl, Fasol, Dartarrin. - Nấm tóc. - Nấm vẩy nến. - Nấm móng ở gia súc và gia cầm: Nấm da Trycophyton Nấm phổi Aspergillus fumigatus ở cá có: Nấm gây bệnh thối mang: - Branchiomyces sanguinis - Branchiomyces demigrans Nấm thuỷ mi: - Saprolegnia - Achlya Ơ tôm có nấm : Fusarium, Lagenidium Và một vấn đề quan trọng là sự nhiễm nấm mốc cúc vàng trong thức ăn Aspergillus flavus, chúng tiết ra Aflatoxin B1 - một chất độc có hại cho sức khoẻ động vật và con người. Aspergillus fumigatus gây bệnh nấm phổi ở gà Hình thành các hạt nhỏ ở xoang ngực và túi khí BỆNH NẤM DA Ở TRÂU BÒ DO TRICHOPHYTON VERRUCOSUM (LÔNG RỤNG THÀNH TỪNG ĐÁM QUANH MÍ MẮT, HÌNH THÀNH VẢY MÀU TRẮNG HOẶC TRẮNG XÁM ) BỆNH NẤM DA Ở TRÂU BÒ DO TRICHOPHYTON VERRUCOSUM (VẢY DẦY, MÀU TRẮNG XÁM, HÌNH ĐỒNG XU, NỔI GỒ TRÊN DA ) + CÁC SỢI NẤM ĐƯỢC LẤY TRỰC TIẾP TỪ BÒ BỆNH + BÀO TỬ CÓ ĐỐT CỦA TRICHOPHYTON VERRUCOSUM TẠO CẤU TRÚC GIỐNG TRỨNG CÁ BAO QUANH LÔNG KHUẨN LẠC VÀ HÌNH THÁI CỦA NẤM T.VERRUCOSUM * ( NUÔI CẤY 14 NGÀY Ở 370C, TRONG MÔI TRƯỜNG SABOURAUD) NGƯỜI BỊ NHIỄM T. VERRUCOSUM V. Tảo hiển vi (Algae) + Đặc điểm của tảo: Tảo hiển vi là một nhóm VSV Tự dưỡng quang năng Sống chủ yếu ở dưới nước và những nơi có độ ẩm cao Nơi có ánh sáng mặt trời như trên mặt đất, thân cây, tường ẩm... Tảo gồm 8 ngành với khoảng 1500 - 2000 loài. 1. Ngành tảo lam Cyanophyta hay vi khuẩn lam (Cyanobacteria) 2. Ngành Glaucophyta 3. Tảo đỏ Rhodophyta 4. Tảo lục Chlorophyta 5. Tảo mắt Eugleuophyta 6. Tảo 2 rãnh Dinophyta 7. Tảo roi không đều Heterokontophyta Ngành này có 5 lớp: - Tảo vàng ánh - Tảo silic - Tảo vàng - Tảo động bào tử có điểm mắt - Tảo nâu 8. Ngành tảo có phần bám Haptophyta Trong 8 ngành, tảo lam có nhân chưa hoàn chỉnh nên gọi là vi khuẩn lam. Số còn lại đều có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh có nhân thật (Eukaryota). 1- Vi khuẩn lam +. Hình thái của vi khuẩn lam: - Vi khuẩn lam là một VSV thuộc nhóm Prokaryota - Cấu tạo đơn bào như vi khuẩn. - Tế bào có chứa lục tố quang hợp, sắc tố lam, sắc tố đỏ nên có khả năng quang hợp (đó là đặc điểm khác với vi khuẩn). - Hình dạng và kích thước rất khác nhau, có thể đơn bào, tập đoàn, dạng sợi đa bào. - Tế bào dinh dưỡng có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình quả lê đứng riêng lẻ hoặc tập trung thành đám. + Cấu tạo tế bào : - Gần giống tế bào vi khuẩn gram (-), vách tế bào dày, có 2 tầng, tầng ngoài là lipopolysacacrit, tầng trong là peptidoglycan. • - Nhiều loài còn có bao nhày bên ngoài bằng polysaccarit. + Sinh sản của vi khuẩn lam: - Không có sinh sản hữu tính. - Hình thức sinh sản phổ biến của vi khuẩn lam là hình thành tảo đoạn: Từ vi khuẩn lam hình thành các đoạn sợi liền là một chuỗi tế bào ngắn, khi đứt ra sẽ phát triển thành các vi khuẩn lam mới. • Ngoài ra vi khuẩn lam còn sinh sản bằng bào tử kín và bào tử trần. • Hình thái và cấu tạo của tế bào tảo • + Hình thái: - Tảo có cơ thể là một tế bào riêng rẽ hoặc dính với nhau thành tập đoàn - Chuyển động hoặc không - Những cơ thể chuyển động do có roi, mỗi cơ thể có 1 hoặc 2 roi, roi có thể đơn giản hoặc phân nhánh. • Đặc điểm cấu trúc và số lượng roi là tiêu chuẩn để phân loại tảo. Cấu tạo của tảo: - Là tế bào thực vật - Màng tế bào có cấu trúc bằng xelluloz hoặc hemixelluloz, - Trong NSC có chứa lục lạp mang sắc tố quang hợp, phân tán trong NSC - Sắc tố của tảo ngoài diệp lục a còn có sắc tố khác: . Tảo đỏ có sắc tố đỏ : Phycocrytrin - Trong NSC có các hạt dự trữ, đây là sản phẩm của quá trình quang hợp . Tảo lục chất dự trữ là tinh bột . Tảo lam chất dự trữ là glycogen . Tảo nâu chất dự trữ là mannit Ơ tảo mắt còn có cấu trúc điểm mắt giúp tế bào di chuyển được về phía có ánh sáng. Nhân của tảo là nhân thật gồm màng nhân, chất nhân và hạch nhân. Sinh sản: Tảo có 3 hình thức sinh sản: • - Sinh sản dinh dưỡng: • Bằng cách phân đôi hoặc đứt đoạn cơ thể • - Sinh sản vô tính bằng bào tử • - Sinh sản hữu tính bằng các giao tử để hình thành hợp tử. Tảo lam (Cyanobacteria) Tảo lam (Cyanobacteria) • Cấu tạo tế bàoCấu tạo tế bào Tảo đỏ (Rhodophyta) Tảo 2 rãnh(Dinophyta) Tảo đỏ ©h • ha • 3. Vai trò của vi khuẩn lam và tảo + Tảo và vi khuẩn lam phân bố rộng rãi trong tự nhiên + Đa số sống trong nước ngọt, tảo đỏ, tảo silic sống ở nước mặn hoặc nước lợ, một số khác sống cộng sinh ở bèo hoa dâu. + Thời gian thế hệ ngắn 1 - 3 ngày, tạo nên nguồn hữu cơ lớn cho đất, nước +Nguồn dinh dưỡng của tảo đơn giản: CO2 và muối khoáng ((NH4)2SO4, MgSO4, KNO3, K2HPO4...) + Tảo có khả năng quang hợp: hấp thu CO2 nhả O2 làm thoáng khí và sạch môi trường , động vật dưới nước không bị thiếu oxy Hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời, CO2 trong quang hợp cao hơn lúa và đậu tương: - Hiệu suất sử dụng năng lượng mặt trời của tảo 3 - 4 %, lúa và đậu tương 0,25 % • - Hiệu suất sử dụng CO2 ở tảo 30%- 85%,cây trồng < 10% + Tảo có giá trị dinh dưỡng cao vì: - Protein của tảo cao: 40 - 50 % vật chất khô - Axit amin không thay thế cao 42 % tổng số a.a, đặc biệt là các axit amin Lyzin cao hơn nhiều lúa mạch - Hàm lượng vitamin: A, B, K và các chất sinh trưởng cao.Nên tảo là nguồn thức ăn rất tốt cho động vật thuỷ sinh. • Tuy nhiên có một số loài tảo độc tiết ra độc tố gây độc nguồn nước, gây hại cho động vật thuỷ sinh và qua đó gây hại cho con người. Độc tố tố của tảo có 3 nhóm: . Độc tố gan: Tảo lam Microcystis tiết ra Microcystin,gây ung thư gan, ung thư da, gây quái thai ở động vật thí nghiệm . Độc tố thần kinh: + Độc tố gây liệt thần kinh cơ Độc tố này thường tích luỹ trong động vật 2 mảnh vỏ: trai, hàu, vẹm + Độc tố gây mất trí nhớ Ngưòi khi bị nhiễm độc tố có triệu chứng: - Đau bụng, nôn mửa, đau đầu, mất trí nhớ, mất định hướng, - Hôn mê xuất hiện sau 24 giờ . Độc tố gây tiêu chảy: Gay tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng Để giảm tác dụng của tảo độc, hướng nghiên cứu hiện nay dùng VSV để phân giải độc tố VI. Ricketsia - Năm 1899, Ricketts (Mỹ) lần đầu tiên phát hiện ra trong máu của những người bị bệnh sốt phát ban có những VSV rất nhỏ, không di động. - Năm 1913, Prowazek (Sec )cũng phát hiện ra VSV này ở người bệnh, cả hai ông đều chết vì căn bệnh khi nghiên cứu. - Năm 1916, Rochalima đã nghiên cứu khá đầy đủ về VSV gây bệnh sốt phát ban, ông đặt tên là Rickettsia Prowazeki - Về sau người ta tìm thấy nhiều loài Rickettsia khác. - Ricketsia bao gồm 2 giống: . Rickettsia . Coxiella 2 giống này tập hợp thành họ Ricketsiaceae.` 1. Đặc điểm: + Rickettsia là một nhóm VSV trung gian giữa vi khuẩn và virus. - Giống virus: kích thước nhỏ, chỉ sống trên tế bào sống - Giống VK : sinh sản trực phân, tế bào có cả AND,ARN, tổng hợp nhiều men + Ký sinh trên nhiều loại côn trùng tiết túc: rận, ve, mò. + Đa số không gây bệnh, chỉ một số ít gây bệnh cho người, động vật 2. Hình thái: + Đa hình thái: hình thoi, bầu dục, hình cầu + Kích thước vào khoảng 0,3 - 0,5m. Dạng hình que kích thước 0,2-0,3 0,3-1,2m 3. Cấu tạo tế bào của Ricketsia : Dưới KHV điện tử, Ricketsia có cấu tạo giống VK - Màng tế bào - Màng nguyên sinh chất - Nguyên sinh chất - Các thể trung tâm hình sợi gọi là chất nhân. Nhuộm theo phương pháp Romanovski - Giemsa, Ricketsia bắt màu tím hồng. Không bắt màu Gram. Hình thái của Rickettsia Hình thái của Rickettsia Hình thái của Rickettsia 3. Nuôi cấy: + Rickettsia sống ký sinh trong tế bào sống, để nuôi cấy , có thể nuôi: - Trên động vật: chuột lang, chuột nhắt - Trên côn trùng tiết túc trung gian: ve , mò, rận. - Trên phôi gà 7 ngày tuổi. 4.Một số Rickettsia gây bệnh: - Rickettsia prowazeki gây bệnh sốt phát ban(Ai Cap,1942 có hơn 40.000 người mắc,chết 14 %) - Rickettsia mooseri gây bệnh sốt phát ban địa phương. Đây là bệnh của chuột truyền sang người. Nhân tố trung gian do bọ chuột. - Rickettsia burneti gây bệnh sốt Q(Query: nghi ngờ). Bệnh do ve truyền bệnh Rickettsia xâm nhập và nhân lên trong tế bào Rickettsia nhân lên trong tế bào Sốt phát ban Sốt phát ban Ve Bophilus microplus • ha VII. Mycoplasma • Năm 1898, Nocar và Roux(Pháp) đã phát hiện ra một loài VSV đặc biệt gây ra bệnh viêm phổi và màng phổi ở bò • VSV này được đặt tên PPO (Pleuro -Pneumonia Organism) bởi chúng gây bệnh viêm phổi và màng phổi. • Sau tìm thấy nhiều VSV tương tự với PPO, phân lập từ: cừu, dê, chó, chuột, ngườicó thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như :viêm khớp, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm vú.. • Có loại sống hoại sinh không gây bệnh • Người ta gọi chung là các VSV giống loại gây ra bệnh viêm phổi và màng phổi :P.P.L.O.( Pleuro Pneumonia Like Organism) • Đặc điểm: Là nhóm VSV trung gian giữa vi khuẩn và virus + Giống virus: - Kích thước nhỏ - Nhân lên được trong môi trường tế bào, gây huỷ hoại tế bào giống virus + Giống vi khuẩn: - Nhân lên trên môi trường nhân tạo - Có thể dùng kháng sinh điều trị bệnh Có thể coi Mycoplasma là loại cơ thể nhỏ nhất có khả năng tồn tại một cách độc lập + Hình thái tế bào: - Do không có màng tế bào, hình thái dễ biến đổi, đa dạng : hình hạt nhỏ đứng riêng lẻ, hình ôvan, hình sợi, hình ngôi sao, hình cầu... Hình thái biến đổi phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường nuôi cấy - Kích thước khoảng 0,1m - Bắt màu Gram âm, nhưng khó nhuộm vì dễ biến dạng qua các bước nhuộm - Có thể quan sát Mycoplasma bằng KHV nền đen hoặc KHV phản pha - Màng của Mycoplasma chỉ là lớp màng nguyên sinh chất bao bọc khối nguyên sinh chất (nên có tên là Mycoplasma) Cấu tạo tế bào: Mycoplasma có cấu tạo tế bào chưa hoàn chỉnh - Không có màng tế bào - Chỉ có màng NSC dày 75 - 100 Ao - Nhân chưa hoàn chỉnh - + Nuôi cấy: - Tuỳ từng loại : có loại sống hiếu khí, có loại sống yếm khí có loại sống tuỳ tiện - Nhiệt độ thích hợp 370 C - pH 7,0 – 7,8 - Trên môi trường nhân tạo: . Mycoplasma đòi hỏi có chất dinh dưỡng đặc biệt: huyết thanh ngựa, chiết xuất men, Haemoglobin . Trên môi trường lỏng không quan sát được Mycoplasma mọc hay không vì môi trường luôn trong suốt . Trên môi trường đặc : Hình thành khuẩn lạc nhỏ ( 0,01 – 0,6 mm), tròn, quan sát bằng kính lúp: trung tâm KL tối và dầy, rìa mỏng và bẹt trông giống quả trứng rán. - Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường tế bào và phôi gà Sức đề kháng: Mycoplasma có sức đề kháng kém: - Nhiệt độ 45 – 550 C /15 phút - Mẫn cảm với tia tử ngoại - Các chất sát trùng thông thưòng diệt Mycoplasma nhanh chóng - Mẫn cảm với kháng sinh: Tylosin, Tiamulin.. Hình thái Mycoplasma Mycoplasma( KHV điện tử) Mycoplasma( KHV điện tử) Mycoplasma Mycoplasma( KHV điện tử) Mycoplasma và khuẩn lạc • Ëch Khuẩn lạc Mycoplasma Khả năng gây bệnh: - Mycoplasma phân bố rộng rãi trong tự nhiên. - Nhiều loại không gây bệnh như: M. orale, M. salivarium - Nhiều loại có thể gây bệnh cho người và động vật. + Ơ người: M. pneumoniae gây bệnh viêm phổi tiên phát. + Ơ lợn : . M. hyopneumoniae gây nên bệnh suyễn lợn ( Swine Enzootic Pneumonia) + Ơ gà : . Mycoplasma gallisepticum gây bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease) . - Một số loại có thể gây bệnh cho cây trồng như: bệnh héo vàng ở cam, chanh do Spiroplasma citri Động vật cảm thụ với Mycoplasma • thujha Mycoplasmosis Viêm xoang mặt ở gà tây do M.gallisepticum Mycoplasmosis Viêm phổi và viêm túi khí (có điểm vàng) Gà bị nhiễm M. synoviae Chân sưng to do chứa nhiều dịch rỉ viêm BỆNH SUYỄN LỢN (DO M.hyopneumonia gây ra) Lợn bị bệnh suyễn, có tư thế ngồi như chó ngồi để thở. Lợn thở mạnh, thở nhanh khi vận động nhiều hoặc khi bị đuổi bắt BỆNH SUYỄN LỢN Lợn bị bệnh suyễn, có hiện tượng gan hoá đối xứng ở các thuỳ phổi Câu hỏi ôn chương mở đầu và chương I 1. Anh , chị hãy trình bày vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống của con người? 2. Anh ,chị hãy trình bày những dạng hình thái cơ bản của vi khuẩn? 3. Trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn? 4. Giáp mô và nha bào của vi khuẩn, tại sao nha bào lại có sức đề kháng cao ? ý nghĩa của nha bào trong thú y ? 5. Anh ,chị hãy trình bày tóm tắt những hiểu biết của mình về các nhóm Vi sinh vật: Xạ khuẩn, Nấm men ,Nấm mốc và Mycoplasma ?
File đính kèm:
- bai_giang_vinh_sinh_vat_hoc_dai_cuong_chuong_1_hinh_thai_cau.pdf