Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa - Vũ Triệu Mân (Phần 1)

Tóm tắt Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa - Vũ Triệu Mân (Phần 1): ...ình trứng, kích thước 9,7 – 11,1 x 7,3 – 8 µm. Sợi nấm màu xám, đường kính khơng đều, kích thước 10 – 20 µm. Trên bề mặt mơ bệnh cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh được hình thành nhiều. Trên mơi trường PDA, PGA, MA bào tử phân sinh được hình thành trong vịng 7 – 10 ngày sau khi cấy. ... kỳ tiềm dục thường từ 3 - 10 ngày. Sau khi tràng hoa rụng, nấm xâm nhập vào quả non và lộc hạ, lộc thu là thời kỳ bệnh phát triển mạnh nhất trong năm. Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 67 1.3. ðặc điểm phát sinh phá...mặt của lá, hình trịn, đường kính ≥ 1 - 5mm, cĩ màu xẫm đen, xung quanh khơng cĩ hoặc ít khi cĩ quầng vàng nhỏ. Về sau, trên bề mặt vết bệnh thường cĩ lớp nấm mốc màu đen, làm cho lá úa vàng, khơ rụng. Cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu sẫm hơn, phần lớn khơng cĩ ngăn ngang. Bào tử p...

pdf134 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa - Vũ Triệu Mân (Phần 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Á HOA CÚC 
[Septoria chrysanthemi Halst; S. chrysanthemella Sacc.] 
Bệnh phá hại rất phổ biến trên nhiều cây trồng họ cúc, làm ảnh hưởng lớn đến năng 
suất và phẩm chất hoa. Bệnh hại suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa cúc làm cây chết 
khơ. 
1.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh hại chủ yếu trên lá, lúc đầu là một điểm nhỏ như mũi kim màu nâu xám, sau 
đĩ mơ bệnh lan rộng cĩ dạng hình trịn hoặc hình bầu dục ở giữa màu trắng xám, đường 
kính vết bệnh từ 0,5-1cm. Bệnh nặng các vết bệnh cĩ thể liên kết nhau tạo thành đốm lớn, 
trên mơ bệnh giai đoạn. Về sau, thường hình thành các chấm nhỏ màu đen (đĩ là quả cành 
của nấm gây bệnh) gặp điều kiện ẩm ớt, mưa nhiều mơ bệnh dễ bị thối nhũn chuyển sang 
màu xám đen, trong điều kiện khơ hanh mơ bệnh dễ bị rách nứt. 
1.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm Septoria chrysanthemi Halst thuộc họ Sphaeropsidaceae, bộ Sphaeropsidales, 
Lớp Coelomycetes. Sợi nấm đa bào, khơng màu, phân nhiều nhánh. Sinh sản vơ tính hình 
thành các quả cành hình cầu thường nằm chìm trong mơ bệnh để lộ đỉnh cĩ lỗ hở ra ngồi. 
ðường kính quả cành từ 70 -130 µm, màu nâu hoặc nâu đen. Cành bào tử phân sinh ngắn, 
đơn bào, phần gốc cành phình rộng. Bào tử phân sinh hình gậy dài và mảnh, hai đầu thon 
nhọn, đa bào, khơng màu, thường cĩ từ 3 - 5 ngăn. 
 Bào tử nấm nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi trong điều kiện cĩ ẩm độ cao (giọt nư-
ớc, giọt sương) và nhiệt độ thích hợp từ 23 - 280C. trong điều kiện cĩ nhiệt ẩm độ thuận 
lợi, thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ từ 6 - 7 ngày. Mức độ lây nhiễm và thời kỳ tiềm dục của 
bệnh dài hay ngắn cịn phụ thuộc vào các giống cúc và cĩ vết thương sây sát trên lá hay 
khơng. 
 Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và quả cành của nấm gây bệnh tồn tại trên 
tàn dư thân lá của cây hoa cúc trên đồng ruộng. 
1.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh đốm xám lá hoa cúc thường phát sinh phá hại mạnh trong điều kiện ẩm ướt, 
mưa giĩ nhiều và nhiệt độ ấm nĩng. Bệnh thường phát sinh phá hại mạnh từ đầu tháng 4 
đến cuối tháng 7 trong năm trên vụ hoa xuân hè. Các giống hoa cúc vàng ðài Loan, vàng 
ðà Lạt, và cúc trắng Nhật thường hại nặng hơn các giống cúc của Singapore. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 127 
Bệnh cũng thường phá hại nặng trên các ruộng trồng hoa cúc trũng thấp, nước 
thường ứ đọng, và mật độ trồng dầy (600 nghìn cây/ha). Bệnh hại nặng trên các ruộng hoa 
cúc trồng độc canh. 
 Sự phát triển của bệnh cịn liên quan mật thiết với sự phá hại của các loại cơn trùng 
miệng nhai và tạo vết thương sây sát trong quá trình cắt tỉa, chăm sĩc vun xới. Bệnh cũng 
gây thiệt hại nặng trên những ruộng hoa cúc bĩn NPK khơng cân đối, thiếu Kali. 
1.4. Biện pháp phịng trừ: 
ðể phịng trừ bệnh đốm xám đen hoa cúc cần phải kết hợp áp dụng đầy đủ các biện 
pháp quản lý dịch hại tổng hợp: 
- Chọn và sử dụng các giống chống chịu bệnh 
- Chọn đất trồng cao ráo, cĩ hệ thống tiêu thĩat nước tốt và lên luống cao 
- Thực hiện biện pháp luân canh với cây trồng khác họ, khơng trồng độc canh hoa 
cúc nhiều năm. 
- Mật độ trồng vừa phải khơng trồng quá dầy 
- Bĩn phân NPK đầy đủ, cân đối và hợp lý, nên bĩn lĩt phân chuơng hoai mục trước 
khi trồng, bĩn đầy đủ phân kaly. 
- Trường hợp bệnh xuất hiện cĩ thể sử dụng một trong các loại thuốc hĩa học sau để 
phịng trừ: Score 300 ND nồng độ 0,1% hoặc Daconil 75WP nồng độ 0,2%, Rowral 50 
WP (0,1%), Bavistin 50 WP (0,1%). 
2. BỆNH THÁN THƯ HOA CÚC [Colletotrichum chrysanthemi Saw.] 
Cây hoa cúc cĩ nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây hoa cúc cũng 
đã cĩ từ lâu đời. Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến trên hoa cúc và 
nhiều loại hoa cây cảnh khác. 
2.1.Triệu chứng bệnh: 
Bệnh thường hại chủ yếu trên lá. Lúc đầu là một điểm nhỏ hình trịn màu nâu vàng 
hoặc màu nâu nhạt. Sau đĩ, vết bệnh to dần, kích thước trung bình 2 - 5 mm, cĩ viền gờ 
lồi lên màu nâu, ở giữa màu trắng xám. Bệnh nặng nhiều vết cĩ thể liên kết nhau thành 
đốm lớn dạng hình bất định, màu nâu hoặc nâu đen, bệnh thường lan dần từ các lá già 
dưới gốc lên ngọn. Trên mơ bệnh đã già thường hình thành nhiều chấm nhỏ màu đen, đĩ 
là đĩa cành của nấm gây bệnh. 
2.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm Colletotrichum chrysanthemi Saw thuộc họ Melanconiaceae, bộ 
Melanconiales, lớp Coelomycetes. Sợi nấm đa bào, khơng màu, phân nhiều nhánh. Sinh 
sản vơ tính hình thành các đĩa cành hình đĩa vũm hơi lõm trên các mơ bệnh đã già. Trên 
đĩa cành hình thành nhiều cành bào tử phân sinh ngắn khơng phân nhánh, xen kẽ các lơng 
gai cứng cĩ từ 1 - 2 vách ngăn, kích thước 47- 48 x 5 - 7 µm. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 128 
 Bào tử phân sinh hình trụ ngắn hoặc hơi cong lưỡi liềm, ở giữa bào tử thường thấy 
cĩ một giọt dầu phản quang, kích thước bào tử từ 16-20 x 4-5µm. Bào tử thường hình 
thành tập trung ở giữa tản nấm trong quá trình nuơi cấy nhân tạo, tạo thành những đám 
bào tử nấm mầu hồng. 
Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử là 25-280C . Trong điều kiện cĩ nhiệt 
và ẩm độ thích hợp (giọt nước, giọt sương) sau 48 giờ bào tử đã nảy mầm hình thành giác 
bám hình quả đấm màu nâu sẫm. Bào tử nấm dễ dàng lan truyền nhờ giĩ, nước mưa, qua 
các vết thương cơ giới và các lỗ hở tự nhiên (khí khổng, thủy khổng ) hoặc xâm nhập trực 
tiếp qua lớp biểu bì của lá. Thời kỳ tiềm dục của bệnh từ 6-8 ngày. 
Nguồn bệnh chủ yếu trong tự nhiên là sợi nấm và đĩa cành của nấm gây bệnh tồn tại 
trên tàn dư thân lá hoa cúc bị nhiễm bệnh. 
2.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh thán thư thường phát sinh phá hoại mạnh trong điều kiện cĩ nhiệt độ ấm áp 
(24 - 280C), ẩm độ cao (mưa nhỏ, giọt nước, giọt sương). Vì vậy, bệnh thường xuất hiện 
gây hại từ tháng 2 đến tháng 5 nhưng hại mạnh nhất vào các tháng 3, 4. 
Các giống Cúc trồng ở nước ta đều bị nhiễm bệnh: Cúc vàng chanh ðà Lạt, Cúc 
vàng ðài Loan và các giống Cúc vàng xanh Singapore... 
Bệnh cũng phá hại nặng trên các giống hoa cúc trồng dày, địa thế đất thấp trũng 
thấp, ứ đọng nước và phân bĩn NPK khơng cân đối hoặc những ruộng nhiều cỏ, chăm sĩc 
kém. 
Sự phát triển của bệnh cịn liên quan đến các loại cơn trùng miệng nhai, kỹ thuật vun 
xới, cắt tỉa và chế độ luân canh. 
2.4. Biện pháp phịng trừ: 
ðể phịng trừ bệnh thán thư hoa cúc cần chú ý áp dụng kết hợp các biện pháp sau: 
+ Chọn giống và sử dụng các giống cúc chống chịu bệnh. 
+ Chọn địa thế đất trồng cao ráo, tiêu thốt nước tốt. 
+ Mật độ trồng vừa phải, hợp ly, khơng trồng quá dày 
+ Cần chú ý chăm sĩc bĩn NPK đầy đủ, kết hợp phân chuồng và phân Kali 
+ Trong quá trình chăm sĩc cần diệt sạch cỏ dại và tránh tạo ra các vết thương cơ 
giới trên thân cành lá trong quá trình vun xới, cắt tỉa. 
+ Nên luân canh với cây trồng khác họ. 
 Diệt trừ cơn trùng mơi giới và phun thuốc hĩa học khi cần thiết: Score 300 ND 
(0,1%), Manage 5 WP (0,1%), Daconil 75 WP (0,2%) hoặc Bavistine 50 FL (0,1%). 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 129 
3. BỆNH ðEN THÂN CÂY HOA LAN [Fusarium oxysporum Schlecht.] 
ðây là bệnh nấm hại phổ biến trên các vườn trồng lan của nước ta và nhiều nước 
trên thế giới. 
3.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh thường biểu hiện triệu chứng ở phần rễ và gốc thân sát mặt đất làm rễ và gốc 
thân hoa lan cĩ màu đen sẫm, rễ thối chết hoặc khơ tĩp lại. Lá trên cây bị bệnh chuyển 
sang màu vàng và héo cong queo dần từ phía gốc lên trên. Khi cắt ngang gốc thân cây bị 
bệnh thấy bĩ mạch chuyển sang màu nâu sẫm. Nấm gây bệnh thường phá hại các cây con 
giống. Cây con bị chết sớm sau 2-3 tuần lễ bị nhiễm bệnh. Trên mơ bệnh chỗ gốc thân và 
rễ thường thấy một lớp nấm màu trắng hồng 
3.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm Fusarium oxysporum Schlecht. thuộc họ Tuberculiriaceae, bộ Tuberculariales, 
lớp Hyphomycetes. ðây là lồi nấm đa thực cĩ nguồn gốc trong đất và phạm vi ký chủ 
rộng. Sợi nấm đa bào, khơng màu phân nhiều nhánh. Sinh sản vơ tính hình thành cành và 
bào tử phân sinh, cĩ hai loại bào tử nhỏ và bào tử lớn. 
Bào tử nhỏ đơn bào, hình bầu dục, khơng màu, thường hình thành trong các bọc giả 
trên các cành bào tử phân sinh ngắn, kích thước từ 5 - 12 x 2,2 - 3,5 µm. 
Bào tử lớn hình cong lưỡi liễm hoặc hình trăng khuyết, một đầu thon nhọn, một đầu 
cong gãy khúc dạng hình bàn chân nhỏ thường hình thành trên cành bào tử phân sinh phân 
nhánh, xếp nhiều tầng. Bào tử lớn đa bào, khơng màu, vách mỏng, thường cĩ từ 3-5 màng 
ngăn ngang. Kích thước từ 35 - 60 x 3 - 5µm. Nấm cĩ khả năng hình thành bào tử hậu 
(Chlamydospore) từ sợi nấm hoặc từ bào tử lớn. Bào tử hậu hình cầu màu nâu, vỏ dầy, 
hình thành riêng rẽ hoặc thành chuỗi. 
ðiều kiện thích hợp nhất cho bào tử nấm nảy mầm xâm nhiễm là nhiệt độ từ 25-
300C và ẩm độ cao (> 80%), cĩ giọt sương; pH mơi trường thích hợp 6 - 7. 
Trong điều kiện cĩ nhiệt ẩm độ thuận lợi, thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ từ 5 - 6 
ngày. 
Nguồn bệnh chủ yếu trong tự nhiên là sợi nấm, bào tử hậu và bào tử lớn tồn tại trên 
tàn dư gốc rễ và thân cây hoa lan bị nhiễm bệnh. 
3.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh đen thân cây hoa lan thường phá hại mạnh ở các vườn lan vào các tháng nĩng 
cĩ nhiệt và ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng vào các tháng 7, 8, 9 trong năm trên các giống 
hoa lan đặc biệt như một số giống Phalaenopsis, Oncidium. 
- ðiều kiện mưa nhiều, nắng mưa xen kẽ thất thường rất thuận lợi cho bệnh phát 
triển. 
- ðiều kiện vườn lan thiếu ánh sáng, quá ẩm ướt bệnh gây hại nặng. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 130 
- Nấm thường xâm nhập dễ dàng khi gốc rễ bị thương tổn, nấm cũng dễ dàng lan 
truyền qua cây giống, hạt giống và nguồn nước tưới. 
3.4. Biện pháp phịng trừ: 
ðể phịng trừ bệnh đen thân hoa lan cần chú ý áp dụng các biện pháp phịng trừ 
thích hợp: chọn giống chống chịu, xử lý giá thể và chậu tưới trước khi trồng. 
- Cần chú ý giàn che phải đảm bảo đủ ánh sáng vừa phải, che mưa, tránh giĩ và 
thơng thống cĩ thể điều chỉnh được ánh sáng phù hợp. 
- Thận trọng khi tưới nước, tưới nhẹ nhàng bằng vịi phun sương đảm bảo giữ ẩm 
cho cây hoa lan nhưng quá ướt tùy thuộc vào mùa mưa hay mùa khơ 
- Bĩn phân cân đối bằng cách tưới nước phân khĩang NPK hịa lỗng mỗi tuần từ 1-
2 lần. Tỉ lệ N:P:K cân đối tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây. 
Khi bệnh đã xuất hiện cĩ thể dùng một trong các loại thuốc hĩa học sau để phun: 
Thuốc Rovral 750WG nồng độ 0,2% hoặc thuốc Benlate 50 WP (0,1%). 
Dùng nấm đối kháng Trichoderma viride (chế phẩm T.v) bĩn vào gốc rễ sớm cĩ 
hiệu quả cao trong việc phịng trừ bệnh đen thân. 
4. BỆNH VẾT TRẮNG LÁ LAY ƠN [Septoria gladioli] 
ðây là một trong những bệnh hại phổ biến trên cây hoa lay ơn. Bệnh thường hại lá 
làm lá vàng dễ rụng, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây năng suất và phẩm chất hoa 
kém. 
4.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh thường xuất hiện trên các lá già và lá bánh tẻ. Trên lá lúc đầu là những điểm 
nhỏ như mũi kim, về sau to dần cĩ dạng hình trịn hoặc hình bầu dục, kích thước từ 0,2-
0,5 mm, ở giữa màu trắng xám, bên ngồi cĩ viền nhỏ màu nâu sẫm, xung quanh mơ bệnh 
thường cĩ một quầng vàng nhỏ. Trên mơ bệnh đã già, nấm thường hình thành những 
chấm nhỏ màu đen, đĩ là quả cành của nấm gây bệnh. 
4.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm gây bệnh Septoria gladioli thuộc họ Sphaeropsidaceae, bộ Sphaeropsidales, 
lớp Coelomycetes. Sợi nấm khơng màu, đa bào và phân nhiều nhánh. Nấm sinh sản vơ 
tính hình thành quả cành hình cầu, đỉnh cĩ lỗ hở hình trịn, quả cành thường nằm nửa 
chìm, nửa nổi trong mơ bệnh, phần đỉnh lộ ra ngồi. ðường kính quả cành từ 60 - 120 µm, 
màu đen. Cành bào tử phân sinh rất ngắn, đơn bào, xếp thành hàng ở đáy quả cành. Bào tử 
phân sinh hình sợi chỉ hoặc hình gậy mảnh, hai đầu thon, thẳng hoặc hơi cong, khơng 
màu, đa bào, thường cĩ từ 2 - 7 ngăn. Bào tử nảy mầm thuận lợi trong điều kiện cĩ độ ẩm 
cao (giọt nước, giọt sương) và nhiệt độ thích hợp từ 22 - 270C. Trong điều kiện thuận lợi 
về ơn ẩm độ, thời kỳ tiềm dục của bệnh chỉ từ 5 - 6 ngày. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 131 
Mức độ nhiễm bệnh và thời kỳ tiềm dục của bệnh ngồi yếu tố thời tiết cịn phụ 
thuộc nhiều vào các giống lay ơn, cơn trùng và điều kiện cĩ vết thương sây sát trên lá cây 
hay khơng. 
Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm và quả cành của nấm gây bệnh tồn tại trên tàn dư 
thân lá cây hoa lay ơn trên đồng ruộng. 
4.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh vết trắng lá lay ơn thường phát sinh phá hại nặng trong điều kiện cĩ nhiều giĩ, 
mưa, ẩm ướt và nhiệt độ ấm áp (22 - 270C). Bệnh thường xuất hiện phá hoại từ tháng 3 
đến tháng 4 trong năm. 
Các giống lay ơn đều bị nhiễm bệnh ở các mức độ khác nhau. Bệnh thường hại 
nặng trên giống lay ơn ðằng Hải, Hải Phịng. 
Sự phát triển của bệnh cịn liên quan đến sự phá hoại của cơn trùng miệng nhai. 
Bệnh cũng thường phá hại nặng trên những ruộng lay ơn trũng thấp, ứ đọng nước, mật độ 
trồng dầy hoặc những ruộng bĩn phân NPK khơng cân đối hoặc thiếu kali. 
4.4. Biện pháp phịng trừ: 
ðể phịng trừ bệnh vết trắng lá lay ơn cần chú y chọn giống và sử dụng các giống 
lay ơn chống chịu bệnh. 
- Chọn đất trồng cao ráo, cĩ hệ thống tiêu thốt nước tốt. 
- Mật độ trồng lay ơn vừa phải, khơng trồng quá dày 
- Chú ý bĩn phân NPK cân đối và tăng cường phân Kali. 
- Khi bệnh xuất hiện cĩ thể dùng một trong những loại thuốc sau để phịng trừ: 
Rovral 50 WP (0,1 - 0,2%), Score 300 ND (0,1%) hoặc Bavistin 50 FL (0,1%). 
5. BỆNH ðỐM ðEN HOA HỒNG [Marssonina rosae (Lib.) Died.] 
5.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh gây hại phổ biến nhất trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa. Triệu chứng điển 
hình là các vết đốm đen hình trịn to, đường kính cĩ khi tới 12mm, cĩ viền nâu đậm, mép 
đâm tia, ở giữa vết bệnh cĩ màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử 
của nấm gây bệnh. Lá bệnh úa vàng, rụng hàng loạt. 
5.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm Marssonina rosae (Lib.) Died. thuộc họ Dermateaceae, bộ Helotiales, lớp 
Ascomycetes. 
Nấm gây bệnh cĩ sợi nấm đa bào, khi già cĩ màu nâu sinh ra các vịi hút nằm trong 
tế bào cây để ký sinh. Ổ bào tử nằm trên bề mặt mơ bệnh trơng như những chấm đen nhỏ. 
Bào tử hình bầu dục, 2 tế bào, khơng màu, kích thước 18 - 25 x 5 – 6 µm. Nấm cĩ thể sinh 
trưởng ở phạm vi nhiệt độ15 - 270C. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất ở nhiệt độ 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 132 
18 - 200C, khơng nảy mầm ở nhiệt độ cao 330C. Bào tử nấm truyền lan nhờ giĩ, nước mưa 
hoặc bám dính trên cơn trùng để truyền đi xa, xâm nhiễm dễ dàng qua vết thương cơ giới. 
5.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ ấm áp 15 - 170C, ẩm độ cao 85%, lá 
ẩm ướt cĩ vết sây sát nhẹ. Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng thấp, ứ đọng 
nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thơng thống hoặc ruộng trồng khơng tỉa cành lá, tưới 
nước ngập rãnh, v.v.... Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng ðế sen ðà Lạt, Thái 
Lan, hoa hồng đỏ Pháp và một số giống khác. Bệnh hại nhẹ hơn trên giống hồng vàng Hà 
Lan. Bệnh hại quanh năm nhưng phát triển gây hại mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 12. 
Cây già 3 năm tuổi bệnh nặng hơn cây 1 - 2 tuổi. 
5.4. Biện pháp phịng trừ: 
- Chọn lọc trồng một số giống hồng cĩ tính chống chịu bệnh. 
- Vệ sinh và chăm sĩc tốt vườn trồng: Kịp thời tỉa cành, khơng để cành quá dài, ngắt 
lá bệnh và dọn sạch để tiêu huỷ, tạo cho vườn cây thơng thống. 
- Diệt trừ cỏ dại, khơi rãnh thốt nước tốt tránh để đọng nước sau mưa. 
- Hạn chế bĩn quá nhiều đạm, tăng cường bĩn phân hữu cơ, phân lân và Kali. 
- Khi bệnh đã phát sinh cĩ thể phun phịng trừ bệnh bằng một trong các loại thuốc 
sau: Score 250ND nồng độ 0,1% hoặc Manage 5WP nồng độ 0,05%; Anvil 5SC (30 - 50g 
ai/ha). Cũng cĩ thể sử dụng Zineb, Daconil, Topsin M nhưng hiệu quả phịng trừ thấp 
hơn. 
6. BỆNH PHẤN TRẮNG HOA HỒNG [Sphaerotheca pannosa] 
Tên khác: [Podosphaera pannosa (Wallr. & Fr.) de Bary] 
6.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh hại trên lá, thân, cành non, nụ hoa. Trên các bộ phận bị bệnh cĩ một lớp nấm 
màu trắng bao phủ trên bề mặt trơng như bột phấn trắng mịn rắc lên trên. Lá bệnh thường 
biến dạng, mép lá cong cuốn, thơ, dày, lá nhỏ, chồi ngọn bé, nụ hoa và lá vàng, dễ rụng. 
6.2. Nguyên nhân gây bệnh: 
Nấm Sphaerotheca pannosa thuộc bộ Erysiphales, lớp Cleistomycetes. Nấm phấn 
trắng là loại nấm ký sinh chuyên tính (ngoại ký sinh) cĩ sợi lan rộng che phủ kín bề mặt 
mơ bệnh tạo vịi hút trong các tế bào cây. Cành bào tử phân sinh mọc thẳng từ sợi nấm, 
trên đỉnh cành sinh ra từng chuỗi bào tử. Bào tử phân sinh hình trứng, đơn bào, khơng 
màu, truyền lan nhờ giĩ và mưa. 
6.3. ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 17 - 250C, trong điều kiện cĩ ẩm độ 
cao hoặc khơ hạn bệnh đều phát triển. Bệnh thường phát sinh vào cuối mùa đơng từ tháng 
1 đến tháng 5 và phát triển gây hại mạnh nhất vào tháng 3 - 4 ở các tỉnh phía bắc nước ta. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 133 
Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng đỏ Pháp, hoa hồng ðà Lạt ở những chân 
ruộng trồng độc canh, bĩn nhiều phân đạm vơ cơ. 
6.4. Biện pháp phịng trừ: 
- Chăm sĩc tốt, phân bĩn hợp lý, tránh bĩn nhiều đạm vơ cơ, chú ý tỉa cành và lá 
bệnh, tạo vườn thơng thống nhiều ánh sáng. 
- Cĩ thể phun thuốc sớm, để phịng trừ bệnh bằng một số loại thuốc như: Score 
250ND (0,1%); Anvil 5SC (30-50gai/ha); nước lưu huỳnh vơi 0,3; độ Bome hoặc Tilt 
super 300ND (0,1%). 
7. BỆNH GỈ SẮT HOA HỒNG [Phragmidium mucronatum (Pers.) Schlecht.] 
7.1. Triệu chứng bệnh: 
Bệnh hại trên lá, cành non, hoa quả. Ban đầu vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng, 
sau tạo thành ổ nổi như những chấm nhỏ màu vàng da cam hoặc màu nâu đỏ gỉ sắt, phiến 
lá vàng úa, dễ rụng. Các chấm nhỏ nổi phần lớn ở mặt dưới lá, cịn ở mặt trên lá tương 
ứng là các đốm nhỏ hơi vàng. Vào thời kỳ cuối đơng, trên các ổ màu gỉ sắt cĩ thể thấy 
những chấm nhỏ màu nâu đen sẫm đĩ là các ổ bào tử đơng của nấm gây bệnh. 
7.2. Nguyên nhân gây bệnh - ðặc điểm phát sinh phát triển bệnh: 
Nấm gây bệnh là nấm gỉ sắt Phragmidium mucronatum (Pers.) Schlecht., thuộc bộ 
Uredinales, lớp Nấm ðảm đa bào Hemibasidcomycetes. Ổ bào tử màu vàng nâu gỉ sắt là 
giai đoạn hình thành bào tử hạ. Bào tử hạ (Uredospore) hình hơi trịn, màu vàng da cam, 
cĩ gai nhỏ. Ổ bào tử màu đen là giai đoạn bào tử đơng. Bào tử đơng (Teleutosprore) hình 
thành vào cuối giai đoạn sinh trưởng trên lá già. Bào tử đơng cĩ hình trụ thon dài, trên 
đỉnh cĩ núm lồi, cĩ nhiều ngăn ngang (5 - 6 ngăn) màu nâu đậm, cĩ cuống dài phình rộng 
ở gốc cuống. 
Bào tử hạ sản sinh nhiều đợt trong giai đoạn sinh trưởng của cây, truyền lan nhờ giĩ 
và nước mưa để tiến hành tái xâm nhiễm nhiều đợt trên cây. Bào tử đơng được sinh ra chỉ 
ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây, chủ yếu để bảo tồn nguồn bệnh lâu dài từ năm này 
sang năm khác. Khi bào tử đơng nảy mầm sinh ra đảm và bào tử đảm. Nấm sinh trưởng 
phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 19 - 270C. 
Thời tiết ấm áp, mưa nhiều rất thuận lợi cho bệnh gỉ sắt gây hại. 
Bệnh thường phát triển từ tháng 3 đến tháng 6 song bệnh hại nặng nhất vào tháng 4 
đến tháng 5. Bệnh phá hại nặng trên các giống hồng trắng Mỹ, giống hồng đỏ Hà Lan, 
v.v 
7.3. Biện pháp phịng trừ: 
- Thường xuyên cắt tỉa cành, lá bệnh, dọn vệ sinh vườn trồng, chú ý bĩn thêm phân 
kali, canxi, lân. 
Trường đại học Nơng nghiệp 1 – Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa------------------------------------------------ 134 
- Trong trường hợp cần thiết cĩ thể phun phịng trừ bệnh bằng một số loại thuốc sau: 
Tilt supper 300ND (0,2%); Score 300ND (0,1%); Bavistin 50FL (0,1%); Avil 5SC (30-
50g ai/ha); Bayleton 25WP (0,1%). 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_cay_chuyen_khoa_vu_trieu_man_phan_1.pdf