Bài giảng Vinh sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên

Tóm tắt Bài giảng Vinh sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên: ...ic . Nồng độ có hiệu quả sát trùng cao của Etylic : 70 – 90 % Propyolic : 40 - 80% -ứng dụng: .Dùng cồn Etylic 70% để sát trùng da, 90% sát trùng dụng cụ mổ @ Formaldehyt (HCHO) - Là chất khí có tác dụng khử trùng mạnh, kích thích niêm mạc mạnh - Cơ chế: .Formaldehyt gắn với nhóm amin tự do...n nhận,không có sự trả . Sản phẩm của hoạt động sống ở sinh vật này tạo điều kiện cần thiết cho sinh vật kia phát triển . Mối quan hệ này không ràng buộc chặt chẽ . Đây là mối quan hệ rất phổ biến trong giới sinh vật Ví dụ: Trong quá trình lên men rượu: Lúc đầu nấm men hoạt động lên men đườ... gian dài. Ví dụ: Trực khuẩn lao sống trong đất 5 tháng Salmonella sống trong đất 3 tháng Trực khuẩn đóng dấu lợn 5,5 tháng Vi khuẩn tụ huyết trùng 15 ngày. Nếu vi khuẩn gây bệnh có nha bào, nha bào có thể tồn tại trong đất lâu dài: từ 18 - 35 năm, đó là nguồn reo rắc bệnh nguy hiểm. Cần có n...

pdf89 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Vinh sinh vật học đại cương - Chương 4: Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến vi sinh vật và sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ic 70 độ dùng sát trùng da trong phẫu thuật.
- Clo và các hợp chất chứa Clo: khử trùng nước
- Clorua vôi: (Ca(OCl)2
. Dùng dung dịch 10% tiêu độc chuồng trại, đất, phân, phương tiện 
vận chuyển, các chất lỏng bị ô nhiễm khác.
- Cồn iod 1%-5% khử trùng da
- Axit phenic 5% đun sôi để khử trùng dụng cụ y tế, thú y
- Crezin 5% khử trùng chuồng trại, nhà vệ sinh
- Formol 40% pha với thuốc tím khử trùng buồng cấy vi sinh vật,
máy ấp...
- Formol 5% khử trùng nơi ra vào chuồng trại, ngâm vật liệu bị
nhiễm khuẩn...
- Khử trùng đáy ao : CaO 1000 kg/ ha
- Khử trùng nước ao : CaO 15 – 20 g/ m3 nước
Một số chất sát trùng phổ biến có thể dùng phun định kỳ ở chuồng
trại, môi trường, nơi có dịch xảy ra.
- Antisep liều 3%o : 3ml/1 lít nước sạch phun cho 100 m2
- Virkon 1/200, 100g/20 lít nước phun 300 m2
- Longlife 1/250 40ml/10 lít nước phun cho 100 – 200 m2
* Phương pháp vật lý
+ Khử trùng bằng tia tử ngoại, tia X, tia g
+ Khử trùng bằng nhiệt độ cao hay sử dụng gồm:
- Nhiệt độ khô:
Có các phương pháp
* Đốt: 
. Đối với các vật dụng không cháy như que cấy VSV, dao, kéo, đồ 
mổ
. Hoặc đốt xác chết, bông băng, đồ vật nhiễm trùng cần tiêu huỷ.
* Sấy khô:
. Dùng lò sấy, làm nóng không khí trong lò lên nhiệt độ cao 
. Khử trùng các dụng cụ, vật liệu không bị biến dạng do nhiệt: 
dụng cụ thuỷ tinh, dao, kéo, bông băng, chất bột.
Khử trùng: 1800C/30 phút.
- Khử trùng bằng nhiệt độ ướt:
Bao gồm:
* Phương pháp Pasteur:
. Pasteur nhanh : Sử dụng nhiệt độ 72 - 740C/15 giây 
. Pasteur chậm :Sử dụng nhiệt độ 63 - 650C/30phút
Khử trùng sữa tươi.
* Đun sôi: Đun sôi trực tiếp từ 30 phút đến 1 giờ
Khử trùng dụng cụ thuỷ tinh, kim loại, vải, môi trường.
* Hấp ngắt quãng:
Hấp bằng hơi nước 1000C/ 30 phút / 3 lần mỗi lần cách 
nhau 24 giờ
Sử dụng với những chất dễ biến tính bởi nhiệt độ:
Môi trường đường, vitamin
* Hấp hơi nước cao áp:
Sử dụng thiết bị hấp hơi nước cao áp Autoclave 
Hấp khử trùng các dụng cụ và vật liệu chịu được nhiệt độ và áp suất cao. 
Hấp cao áp ở 1200C/30 phút 
Diệt được tất cả các loại VSV và nha bào của nó. 
+ Khử trùng bằng lọc:
Một số dung dịch không thể khử trùng bằng nhiệt độ do sự thay đổi đặc tính 
vật lý và hoá học như huyết thanh, dung dịch enzim... 
Các thiết bị lọc như: ống lọc Sambeclan, Backfen, Seitz...
Khi lọc phải sử dụng áp lực chân không, không nên lọc với áp lực vượt quá 
40mm Hg và thời gian không quá 15 phút.
+ Khử trùng bằng phương pháp sinh vật học:
Dùng đối tượng là VSV
Ví dụ: ủ phân
Tiệt trùng
-Tiệt trùng là tiêu diệt hoàn toàn VSV kể cả nha bào, bất 
hoạt virus hoặc tách bỏ chúng ra khỏi vật liệu cần tiệt 
trùng.
- Tất cả các biện pháp tiệt trùng đều phải đảm bảo tiêu diệt 
hoàn toàn VSV ở cả bên trong và bên ngoài vật liệu cần 
tiệt trùng.
- Người ta sử dụng các thiết bị:
.Tủ sấy khô : 1700C - 1800C/ 30 phút
. Hấp hơi nước cao áp: 1200C/ 30 phút
. Lọc qua lọc
II. Sự phân bố của VSV trong tự nhiên:
.Thế giới VSV rất phong phú và đa dạng
. Chúng sống phổ biến và rộng rãi trong tự nhiên: đất, nước, 
không khí, trên cơ thể của động, thực vật.
. Trên tất cả mọi miền của hành tinh, ở đại cực, miệng núi 
lửa, suối nước nóng, đáy đại dương... 
. Với số lượng vật chất sống khổng lồ: trọng lượng của toàn 
bộ VSV chiếm 2/3 tổng trọng lượng của các sinh vật trên 
trái đất.
.Tuy nhiên, ở những vùng, môi trường sống khác nhau, số 
lượng và thành phần của chúng phụ thuộc rất nhiều vào 
điều kiện sống, vào sự tác động của các yếu tố sinh vật 
học.
1. VSV trong đất :
. Lớp trên cùng bề mặt trái đất dầy: vài cm  6m được gọi là đất 
trồng trọt
. Đất trồng trọt có đặc điểm:
Là môi trường thích hợp cho nhiều loại VSV vì: 
- Có đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Oxy, N2, CO2.. oxy chiếm 7 – 8% không khí của đất
- Nhiệt độ,độ ẩm 70- 80% thích hợp với nhiều loại VSV 
- Đất còn bảo vệ VSV tránh được tác động của ánh sáng mặt trời.
Hệ VSV, số lượng VSV thay đổi theo điều kiện sống trong đất. 
Mỗi loại đất có hệ VSV đặc trưng
Ngay trên một vùng đất số lượng VSV cũng thay đổi rất nhiều 
theo độ sâu của các tầng đất, càng xuống sâu số lượng VSV 
càng giảm.
a. Khu hệ vi sinh vật trong đất
+ Chủng loại và số lượng:
. Hệ VSV trong đất rất phức tạp
. Trong 1 gam đất trồng có chục triệu ->hàng tỷ tế bào VSV.
Bao gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật 
Trong 1 gam đất có: 100 triệu vi khuẩn
10 triệu xạ khuẩn
10 vạn - 1 triệu nấm mốc
1 - 10 vạn tảo, nguyên sinh động vật
. Có thể phân làm 2 nhóm chính:
- Nhóm VSV đặc trưng của đất: 
là những VSV thích nghi, thường trú trong đất.
- Nhóm VSV vãng lai: 
Là những VSV nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau vào đất 
Chỉ tồn tại một thời gian. 
+ Sự phân bố:
- Số lượng và cấu trúc của các nhóm VSV trong đất thường xuyên biến đổi 
phụ thuộc vào:
* Độ dày tầng đất:
. Trên bề mặt và sâu xuống vài mm số lượng vi sinh vật thường ít do lớp đất 
này bị mặt trời tác dụng và nung nóng.
. Lớp đất tiếp theo sâu đến 5cm, là nơi có số lượng VSV phát triển mạnh.
. Sau đó số lượng VSV giảm, ở độ sâu 25 cm số lượng VSV giảm đi 10 - 20 
lần so với độ sâu 1 - 2cm.
. Độ sâu 40 - 50 cm chỉ có vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh.
*Tính chất của đất: 
. Đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp VSV phát triển ,số lượng lớn.
. Trái lại, đất có kết cấu chặt, nghèo dinh dưỡng, khô cằn số lượng VSV sẽ 
ít.
* Thời tiết khí hậu: 
. Vùng đất có thời tiết khí hậu nóng ẩm hay ấm có mưa rào, hoặc 
mưa phùn thì có hệ VSV phong phú hơn vùng đất có thời tiết 
khí hậu giá lạnh, ít nắng, it mưa hệ VSV
* Quan hệ giữa VSV với cây trồng:
. Rễ cây họ đậu thu hút vi khuẩn nốt sần,vi khuẩn cố định Nitơ
.Cây rễ chùm thu hút nhiều loại nấm hoại sinh, vi khuẩn phản 
Nitrat hoá 
* Sự tác động của con người:
Sự tác động của con người có ảnh hưởng tích cực đến
sự biến động của quần thể VSV trong đất:
bón phân, tưới tiêu, trồng cây gây rừng
b.Tác dụng của vi sinh vật trong đất
- Tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng: tổng 
hợp Nitơ , cacbon 
- Tăng cường phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất góp phần 
làm tăng độ phì nhiêu cho đất 
- Tăng cường chuyển hoá các hợp chất vô cơ trong đất
Ví dụ: 
NH3 + 02  N02-  N03 –
Tác dụng chuyển hoá của VSV có lợi cho sự hấp thu của
cây trồng
VSV đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong vòng tuần hoàn vật chất 
trong tự nhiên.
- Tuy nhiên, trong đất còn chứa các VSV có hại cho bảo quản chế biến thức 
ăn, thực phẩm như : vi khuẩn lên men thối rữa, một số nấm mốc gây hỏng và 
sinh độc tố trong thức ăn
- Đặc biệt đất dễ bị ô nhiễm bởi các VSV gây bệnh từ nguồn chất thải của 
người và động vật.
. Khi VSV gây bệnh vào đất, một số tồn tại được trong thời gian dài.
Ví dụ: Trực khuẩn lao sống trong đất 5 tháng
Salmonella sống trong đất 3 tháng
Trực khuẩn đóng dấu lợn 5,5 tháng
Vi khuẩn tụ huyết trùng 15 ngày.
Nếu vi khuẩn gây bệnh có nha bào, nha bào có thể tồn tại trong đất lâu
dài: từ 18 - 35 năm, đó là nguồn reo rắc bệnh nguy hiểm.
Cần có những biện pháp hữu hiệu để tránh sự ô nhiễm VSV vào đất và từ
đất vào các nguyên liệu thực phẩm, thức ăn, cơ thể động vật.
2. Vi sinh vật trong nước:
Theo các nhà địa lý học, nước chia làm 2 loại:
- Nước nội địa: Nước sông, suối, ao, hồ
- Nước biển : Nước các đại dương, nước các vùng ven bờ
+ Đặc điểm của nước:
- Là môi trường thích hợp cho VSV sinh trưởng, phát triển vì:
. Nước chứa đủ các chất hữu cơ, vô cơ
. Không khí, nhiệt độ của nước ở trong giới hạn sinh trưởng của 
VSV
. Độ pH, oxy hoà tan, độ chiếu sáng đều thích hợp với VSV
Balol làm thí nghiệm: 
Nuôi VSV trong nước cất 2 lần  VSV vẫn phát triển 
+ Khu hệ vi sinh vật trong nước:
- Trong tự nhiên không có nước vô trùng
- Nguồn VSV có trong nước chủ yếu là từ đất, không khí, các 
chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt cùng phân của gia 
súc
- Hệ VSV trong nước có nhiều loại: vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm 
men, nấm mốc
Nhưng chủ yếu vẫn là vi khuẩn:
.Trong nước vi khuẩn không bào tử chiếm ưu thế(87%)
.Trong bùn vi khuẩn có bào tử chiếm ưu thế (75%) 
- Có thể phân VSV làm 2 nhóm chính:
. Nhóm VSV thường trú trong nước: Những VSV thích nghi, 
thường trú trong nước như: Azotobacter
. Nhóm VSV vãng lai: 
Những VSV nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau vào nước 
Chỉ tồn tại một thời gian trong nước.
+ Quy luật phân bố của VSV trong nước:
Sự phân bố của VSV trong nước theo 2 chiều:
* Thẳng đứng: (Mặt cắt) 
Sự tồn tại của VSV có quan hệ lớn đến độ sâu của nước.
- Nước bề mặt :
. Có nhiều chất hữu cơ, độ thoáng và nhiệt độ thích hợp nên có nhiều loại 
VSV ,phát triển mạnh như: vi khuẩn, tảo hiển vi, nấm mốc, protozoa, xạ 
khuẩn,
Nhưng trừ độ 5cm nước bề mặt, ở đây độ chiếu sáng quá mạnh nên chỉ có 
VSV tự dưỡng quang năng và vi khuẩn sinh nha bào...
. Càng xuống sâu chất hữu cơ giảm, nhiệt độ lạnh, số lượng và số loại 
VSV càng giảm
- Nước tầng sát đáy:
Số lượng VSV tăng vọt vì ở đáy có nhiều chất hữu cơ lắng đọng.
VSV yếm khí chiếm ưu thế
* Nằm ngang: (Vị trí địa lý)
Sự tồn tại của VSV có quan hệ lớn đến vị trí địa lý
. Nước gần bờ số lượng VSV nhiều. Càng xa bờ lượng VSV càng ít
+Sự phân bố VSV trong các nguồn nước khácnhau:
Sự tồn tại của VSV trong nước còn phụ thuộc vào :nguồn 
nước, thời tiết khí hậu, loại hình VSV
Nguồn nước khác nhau số lượng,chủng loại khác nhau
* Nước mưa:
. Được hình thành do nước nội địa, nước biển bốc hơi lên 
cao ngưng tụ rơi xuống đất
. Nước mưa mang theo bụi trong không khí, nên nó có số 
lượng, chủng loại VSV như trong không khí
Ví dụ:
Nước mưa rơi trên vùng biển : 1ml có vài chục VK
Nước mưa rơi trên thành phố : 1ml có hàng trăm VK
+ Nước mạch ngầm, nước giếng:
* Nước mạch ngầm:
Có số lượng VSV ít có khoảng 100 tế bào VSV/ ml
Vì tầng đất làm màng lọc rất tốt: phần lớn chất hữu cơ, VSV bị giữ 
lại 
* Nước giếng:
Có nguồn gốc từ nước mạch ngầm, nhưng được giữ lại ở trong giếng
Nên số lượng VSV trong nước giếng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố 
khác:
. Vị trí giếng
. Cách giữ vệ sinh giếng nước
. Cách sử dụng nước
Có khoảng hàng chục vạn  hàng triệu VSV/ 1lit nước
+Nước sông: 
- Đặc điểm của sông có đầu nguồn, cuối nguồn
- Nước sông luôn thay đổi theo dòng chảy
- Vì vậy chủng loại, số lượng VSV luôn thay đổi: 
. Đoạn sông chảy qua thành phố nước sông có số lượng 
VSV lớn
. Đoạn sông chảy qua rừng núi nước sông có số lượng VSV
- Nước sông chứa nhiều chất hữu cơ, muối khoáng, thông 
khí tốt là môi trường thích hợp cho VSV phát triển
Theo Arannop: nước sông trước khi chảy qua khu dân cư có 
197.000 VK/ 1 lit nước
Đoạn chảy qua khu dân cư có 400.000 VK/ 1lit nước
+ Nước ao hồ:
- Ao hồ là nơi chứa nhiều chất hữu cơ, muối khoáng 
- Trong nước thường có xác động, thực vật, nước thải sinh 
hoạt, nước thải công nghiệp
Đây là môi trường rất thuận lợi cho VSV phát triển
ví dụ: 1 lít nước ao có tới hàng triệu VSV
- Hệ VSV chủ yếu là các VSV sống hoại sinh
Đặc biệt trong ao hồ còn chứa khá nhiều VSV gây bệnh 
nhiễm từ phân, nước tiểu, nước thải..tồn tại khá lâu trong 
nước.
Như: S.typhi tồn tại trong nước: 2 – 93 ngày
Shigella : 15 – 27 ngày
Vibrio cholerae : 4 - 28 ngày
+ Nước biển :
- Biển chiếm 3/4 diện tích trái đất
- Nước biển mặc dù có hàm lượng muối cao, nhiệt độ nói 
chung thấp, nhưng vẫn có 1 số lượng lớn VSV
Tuy nhiên số lượng VSV nhỏ hơn so với nước ao, hồ, 
sông, suối.
Trong nước biển có từ 35 – vài nghìn VSV/ 1 lit.
- Trong nước biển chủ yếu nhóm VSV ưa muối, thích ứng 
nồng độ muối 3,5 %
Đa phần là trực khuẩn có nha bào (Bacillus) và không có 
nha bào (Bacterium) còn cầu khuẩn, nấm men, nấm mốc, 
xạ khuẩn ít.
Đa phần là vi khuẩn Gram âm (80%), có lông (80%), có sắc 
tố (70%), kích thước nhỏ hơn VSV trong đất
+ Vấn đề làm sạch nước:
- Trong tự nhiên không có nước vô trùng
- Nước rất cần cho hoạt động sống của con người, cho chế biến thực phẩm, 
nuôi trồng thuỷ sản
Ví dụ:
* Nước dùng trong sinh hoạt :
. Phải không độc, không có mùi vị lạ
. Không có VSV gây bệnh. 
. Tổng số VSV < 100 / 1ml
. Chỉ số coli < 3/ lit, chuẩn coli không nhỏ hơn 300 ml
*Nước giếng, nước ở các thuỷ vực có chất lượng tốt:
. Tổng số vi khuẩn < 1000 / 1ml
. Chỉ số coli ( Coli – Inder) < 10/ lit
. Chuẩn coli ( Coli – Titre) không nhỏ hơn 100 ml
Nước không đạt tiêu chuẩn phải làm sạch.
Vấn đề làm sạch nước là bức thiết.
+ Trước hết bảo vệ nước tránh bị ô nhiễm bởi nước thải:
Muốn tránh nước bị ô nhiễm phải thực hiện các biện pháp:
- Xây dựng trạm xử lý nước thải
- Xây dựng, xác định các nguồn nước thích hợp
- Các hố chứa nước thải phải có sự chống thấm tốt
- Có biện pháp tránh nhiễm chất thải vào bể chứa, giếng nước: 
dùng nắp đậy..
+ Phương pháp làm sạch nước
Gồm 2 bước:
- Làm trong nước:
. Nước đục là do trong nước tồn tại những vật thể nhỏ không tự 
lắng được hoặc các vật thể này tích điện âm nên đẩy nhau.
. Dùng muối nhôm Al2(SO4)3, muối sắt Fe2SO4 để làm trong 
nước:
Ví dụ : Al2(SO4)3 + 3Ca(OH)2  Al(OH)3 + 3CaSO4
Al(OH)3 ở dạng keo có các hạt tích điện dương xung quanh 
.vật tích điện âm kết hợp với nó tạo thành khối lớn 
. vật không tích điện cũng được kéo theo lắng xuống
Cách làm này có thể kéo đi 70 – 75% VSV trong nước
Tiếp theo lọc bằng cơ học:
Cho nước chảy qua bể lọc với các vật liệu sắp xếp theo thứ tự sau: đá 
lớn -> đá dăm -> cát to -> cát mịn
Tạp chất cơ học và hầu hết VSV (90 – 98%) được giữ lại ở lớp cát mịn
- Khử trùng nước:
Đây là bước cuối cùng để làm sạch nước
Thường dùng các biện pháp sau:
* Dùng Clo và hợp chất chứa Clo
* Dùng Ozon( O3)
Là chất oxy hoá mạnh hơn Clo, hiệu quả khử trùng cao, nước 
không có mùi vị lạ
Giá thành cao, sử dụng rộng ở các nước phát triển
* Dùng tia tử ngoại(UV – Utra violet)
Dùng với nước có màu và độ đục thấp
Nước thải và làm sạch nước thải:
- Nước thải:
. Nước dùng các cơ sở sản xuất thải ra ngoài -> nước thải công 
nghiệp
. Nước dùng trong khu dân cư, trường học, bệnh viện -> nước 
thải sinh hoạt
Trong nước thải có nhiều chất hữu cơ, vô cơ, nhiều VSV, có cả 
VSV gây bệnh
Ví dụ: 
Sản xuất 1000 tấn giấy cần 25 – 30 triệu m3 nước.
Lượng nước thải ra này chứa nhiều hợp chất hữu cơ,
hợp chất Clo, CaCO3, axit dư thừa, sạn
kim loại độc hại như: Hg,Pb, NAOCl, 
VSV gây bệnh có thể tồn tại 1 thời gian dài trong nước thải: 
- Vi khuẩn gây bệnh thương hàn sống từ 20 - 25 ngày vào mùa 
hè, 60 – 70 ngày vào mùa đông 
- E.coli sống từ 20 - 25 ngày ở nhiệt độ 20 – 250C
- Vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ có thể sống 10 - 15 ngày ở nhiệt độ 
20 – 250C
- Phảy khuẩn tả sống tối đa 13 - 15 ngày
- Vi khuẩn lao sống tối đa 21 ngày
- Virus sống tối đa 15 ngày 
Vì vậy việc sử dụng ao hồ, sông suối làm nơi thoát nước thải
chưa được xử lý làm cho nước đó bị ô nhiễm gây nguy hiểm cho 
người dùng. 
Để bảo vệ môi trường, nước thải trước khi cho chảy vào các thuỷ 
vực phải làm sạch 
Phương pháp làm sạch nước thải:
Sử dụng các phương pháp lý, hoá, sinh học
- Làm lắng nước thải – làm sạch về cơ học
- Biện pháp sinh học:
. Trên cơ sở: nhờ hoạt động sống của VSV hiếu khí, kỵ 
khí khử các tạp chất trong nước
- Khử trùng nước 
Nước sau khi được làm sạch cho đổ vào các nguồn nước
3. Vi sinh vật trong không khí
+ Đặc điểm của không khí:
- Không khí là môi trường không thuận lợi cho VSV phát triển :
. Không có chất dinh dưỡng
. Môi trường khô
. Luôn bị ánh sáng mặt trời chiếu 
+ Hệ VSV trong không khí :
- VSV có trong không khí chủ yếu do bụi từ đất đưa vào, hay từ hơi 
thở cuả người và động vật bị bệnh 
- VSV có trong không khí là những loai chịu được tác dụng của tia tử
ngoại và khô hạn như: vi khuẩn có khả năng hình thành bào tử,
bào tử của nấm mốc, nấm men
- Thành phần, khu hệ VSV có trong không khí cũng là thành phần, 
khu hệ VSV có trong đất ở khu vực.
Có thể gặp nấm mốc, xạ khuẩn, nấm men, virus, vi khuẩn
Trong không khí các VSV gây bệnh cũng khá nhiều như:
- Trực khuẩn lao
- Trực khuẩn bạch hầu
- Virus cúm
- Virus sốt xuất huyết 
Ví dụ:
Hắt hơi có thể làm nước bọt bắn xa 3 – 4 m 
Tung ra không khí từ 10.000 - 20.000 vi khuẩn. 
Vì vậy không khí cũng có thể là nguồn truyền bệnh và
làm hư hỏng thực phẩm.
Hệ VSV trong không khí có quan hệ với các yếu tố:
- Hệ VSV trong đất: 
Số lượng, chủng loại VSV trong đất ở 1 vùng nào đó phản ánh số lượng, 
chủng loại VSV trong không khí ở vùng đó
- Sự hoạt động của người, động vật
. Nơi đông dân cư
. Nơi chăn nuôi nhiều gia súc
. Y thức con người với vệ sinh môi trường
- Tầng không khí
. Không khí càng gần mặt đất VSV càng nhiều
- Thời tiết khí hậu
. Mùa hè số lượng VSV lớn nhất, thấp nhất vào mùa đông.
. Mưa làm sạch VSV trong không khí.
. Không khí vùng đất lạnh coi như không có VSV 
- Thảm thực vật 
. Lá cây có khả năng giữ bụi, VSV.. 
Số lượng vi sinh vật trong không khí ở các vùng như sau:
(tính theo 1 m3) 
- Khu vực nuôi gia súc tập trung:
1triệu - 2 triệu tế bào/1m3
- Khu tập thể, ký túc xá: 200.000 tế bào
- Vùng đông dân cư : 5.000 - 20.000
- Vùng nông thôn : 500 - 2.000
- Trên mặt biển : 700
- Bắc cực : 0 - 1
. Trong không khí, Streptococcus gây dung huyết được coi 
là vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh 
. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp,hầu,họng, 
xoang miệng
. Có thể đánh giá mức độ vệ sinh của không khí:
- Không khí trong lành:
. > 1500 vi khuẩn
. > 16 Streptococcus / 1m3 không khí
- Không khí ô nhiễm :
. 2500 vi khuẩn
. 38 Streptococcus / 1m3 không khí
Do đó cần chú ý công tác vệ sinh môi trường, làm sạch bầu không 
khí.
Trong thực tiễn người ta hay sử dụng các biện pháp sau:
- Lọc không khí:
. Dùng các thiết bị lọc không khí
. Dùng bông làm nút ống nghiệm, ống đựng môi trường
. Con người mang khẩu trang
- Khử trùng bằng tác nhân vật lý:
. Dùng đèn tử ngoại
- Khử trùng bằng tác nhân hoá học:
. Dùng formol pha với KMnO4
. 
4. Vi sinh vật trên cơ thể sinh vật
- Trong quá trình tiến hoá, giới sinh vật trong đó có con người, 
động vật và VSV có mối quan hệ thích ứng qua lại. 
. Kết quả là trên cơ thể người, động vật thường có những nhóm 
VSV thường cư trú ở bên ngoài cũng như các khoang bên trong 
cơ thể.
- Những VSV này chủ yếu từ môi trường bên ngoài (không khí, 
thức ăn, nước uống...) lây nhiễm vào cơ thể.
. Thành phần các nhóm VSV ngoại lai này không chỉ phụ thuộc 
vào các yếu tố bên ngoài mà còn phụ thuộc vào cơ thể sinh vật 
và điều kiện sống: sức đề kháng, điều kiện ăn uống, tắm rửa và 
đặc điểm sinh lý: da nhờn hay khô, sự tiết mồ hôi...
. Cơ thể động vật có các hệ VSV trong đường tiêu hoá, đường hô 
hấp, sinh dục, trên niêm mạc của các lỗ tự nhiên và trên da.
. Hệ VSV ở người, động vật khá phong phú và đa dạng 
+Trên da:
.Da thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài
.Da dễ cảm nhiễm VSV trong, không khí, đất, nước 
.Trên da có những VSV thích ứng được điều kiện ở đây nên có 
thể tồn tại lâu
Đa số VSV không thích ứng được điều kiện ở đây và bị tiêu diệt
. Trên da thường gặp các vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn.
Trong đó vi khuẩn chiếm đa số
Ví dụ: Bacillus subtilis
E.coli
Staphylococcus .
Trong khoang miệng:
.Xoang miệng là bộ phận đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với 
thức ăn, nước uống và môi trường bên ngoài
. Dễ cảm nhiễm nhiều thể loại VSV và ở đây có điều kiện 
sống rất thuận lợi cho VSV: độ ẩm, nhiệt độ, pH, thức 
ăn...
. Trong xoang miệng hay gặp:
* Cầu khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus
* Trực khuẩn: 
Trực khuẩn lactic: Lactobacter acidophilum
E. coli
* Vibrio
* Xoắn khuẩn
* Xạ khuẩn, nấm men.
Hệ VSV ở đường tiêu hoá cực kỳ phong phú và phức 
tạp, trong đó có các "cư dân" thường trú và các VSV
vãng lai.
. Các vi khuẩn thưòng có trong phân như:
- Nhóm Coliform đặc trưng là E. coli
- Nhóm Streptococcus đặc trưng là S. faecalis
- Nhóm Clostridium đặc trưng là Clos. perfringens
Các vi khuẩn này dễ nhiễm vào người, nước, đất, thức ăn
Các hốc tự nhiên như xoang mũi, đường sinh dục...
cũng có nhiều VSV
Hệ hô hấp có hệ VSV không ổn định nó phụ thuộc vào
thành phần hệ VSV của không khí.
Để hạn chế sự lây nhiễm các VSV cho người và động
vật cần thực hiện tốt các khâu:
- Vệ sinh môi trường
- Vệ sinh thân thể
- Vệ sinh thức ăn
- Vệ sinh nước uống...

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vinh_sinh_vat_hoc_dai_cuong_chuong_4_anh_huong_cua.pdf
Ebook liên quan