Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang

Tóm tắt Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang: ... làm việc nơi nguồn phóng xạ (kín và hở) - Nhiễm xạ nước, thực phẩm khi địch sử dụng vũ khí hạt nhân. - Chống tác hại bức xạ siêu cao tần của bộ đội ra đa, tên lửa. 4. Vệ sinh không khí, khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm ảnh hưởng đến sức ...ng phối hợp với rau sam, chữa lỵ rất tốt.  Chữa hắc lào: Cả cây tươi giã bôi.  Chưa hen suyễn: Cả cây khô sắc uống. V. THUỐC HO VIÊM HỌNG: 23. HÚNG CHANH: Tên khoa học: Coleus Amboinicus Lour Họ hoa môi: Lamiaceae a. Nhận dạng: Cây cỏ sống lâu năm.... chương nhiễm độc chất độc hóa học chiến tranh. 2. Chất độc tâm thần a. Đại cương Trong những năm chín mươi, ở Mỹ bắt đầu nghiên cứu phát triển một chất độc quân sự mới có tác dụng loại khỏi vòng chiến đấu tạm thời, bằng cách gây những rối loại...

pdf249 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Y học quân sự - Bùi Xuân Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng băng dính khả năng 
da ngăn chặn xâm nhập chất phóng xạ hấp thụ vào bên trong kém đi. Vì 
nhiễm xạ (nhiễm lâu do) nhiều lần gây nguy hiểm. Nên dùng băng dính 
tẩy xạ khi bị nhiễm xạ nặng ở da trên một diện tích hẹp. 
c. Phương pháp hóa học. 
Dùng các hóa chất để tẩy xạ, phương pháp thông dụng có nhiều ưu điểm, 
thường dùng dưới dạng dung dịch, bột nhão (kem). 
Diễn biến quá trình tẩy xạ: 
 Giai đoạn chất tẩy xạ hóa học bám trên bề mặt nhiễm xạ (bề mặt + chất 
phóng xạ + dung dịch tẩy xạ). 
 Giai đoạn chất phóng xạ tách ra khỏi bề mặt (bề mặt + chất phóng xạ + 
dung dịch tẩy xạ). 
- Hóa chất tẩy xạ bao gồm các chất hoạt động bề mặt, các chất tạo phức các 
chất ăn mòn bề mặt, các dung môi hữu cơ và hóa chất tổng hợp. 
 Các chất hoạt động bề mặt: làm giảm sức căng bề mặt của nước, làm 
tăng khả năng thấm ướt dung dịch tẩy xạ, thành huyền phù nhũ tương 
Nên khi chất phóng xạ đã tách khỏi bề mặt vật liệu rơi vào dung dịch tẩy 
xạ thì không có khả năng bám vào vật liệu nữa. Các chất hoạt động bề 
mặt có 2 loại: 
- Những chất tạo ion: Hay là những chất tạo Anion. 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
241 
 Xà phòng chế tạo từ axit béo R – COONa, là loại xà phòng đóng bánh 
dùng phổ biến ở mọi nơi có thể dùng người và dụng cụ. Nhược điểm là 
dùng trong nước thường bị thủy phân tạo thành NaOH. Nên không dùng 
để tẩy xạ len, dạ, lụa tự nhiên. RCOONa + HOH # ROOH + NaOH. 
 Dùng trong nước biển hoặc nước cứng, nó sẽ tạo muối không hòa tan nên 
không tác dụng tẩy xạ. 2RCOONa + CaCl2 # (RCOO)2Ca # + 2NaCl 
 Trong môi trường axit nó tạo thành axit béo không hòa tan nên hiệu quả 
kém đi. RCOONa + HCl # RCOOH + NaCl. 
 Alkyl sunfat: là loại xà phòng tổng hợp, có công thức chung RO-SO2-O-
Na (muối estesunphat của rượu). Sức căng bề mặt của dung dịch ankyl 
sunphat 0,5% ở 20
0
C khoảng 34dyn/cm. Ankyl sunphat chế tạo từ mỡ cá 
voi, cá nhà táng. Ưu điểm dùng được cả trong nước cứng, nước mặn, nước 
có axit, hoặc kiềm nhẹ. 
 Alkylaryl sunphat có công thức R-Ar-SO2-O-Na chế tạo ở dạng bột tan 
trong nước hoạt động tốt ở nhiệt độ từ 5-40
0
C dùng được cả trong nước 
cứng, nước mặn, môi trường axit dung dịch 1% chất này có sức căng bề 
mặt: 34 – 35dyn/cm thường dùng tẩy xạ vải, khí tài cá nhân. 
- Những chất không tồn tại ion: 
Thường dùng trong công tác tẩy xạ là loại estepoliethylenglycol. Đó là chất 
cao phân tử ở dạng dung dịch quánh hoặc bột nhão có công thức chung là: R 
= -O-(CH2 – CH2 – O)n – CH2 – CH2 - OH. 
R là gốc Hydrocacbua chứa 7 – 10 nguyên tử cacbon. 
Số lượng nhóm (CH2 – CH2 – O) từ 6 – 12 nhóm càng tăng số nhóm này thì 
tác dụng tẩy xạ càng tốt. chất này hòa tan tốt trong nước ấm và ít tan trong 
dung môi hữu cơ. Dùng dung dịch có nồng độ 0.3% PH = 6 – 8 có thể dùng 
cả trong nước cứng, nước biển môi trường axit. 
 Các chất tạo phức: các chất tạo polyphotphat và một số axit hữu cơ 
(axitaxetic); Muối Amoni của axit trên. Các chất này kết hợp với một 
chất phóng xạ hòa tan trong nước và làm mềm nước. 
Các chất ăn mòn bề mặt: các axit vô cơ kết hợp với một các cation phóng xạ tạo 
thành những muối hòa tan trong dung dịch. Khi dùng nên pha loãng với nước được 
nồng độ 2 – 5% thường dùng để tẩy xạ những bề mặt có lớp oxy hóa bền vững. 
Dung môi hữu cơ: dầu hỏa, dầu xăng, rượu ete, dầu thông tetraclorua cacbon 
(CCl)4 dicloetan tricloetheglen dùng để tẩy xạ các bề mặt nhẵn bóng. Các vật liệu 
rắn chắc không ngấm nước không có khe, kẽ hở nhưng có dính dầu mỡ và có sơn 
bao phủ bên ngoài. 
- Dung môi hữu cơ có tác dụng tẩy xạ nhanh và hiệu quả cao đối với những 
vật liệu không lớn lắm và có thể nhúng chìm trong dung môi. 
- Nhược điểm: là dung môi hữu cơ lại dễ cháy lại có độc tính cao nên cũng 
hạn chế sử dụng. 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
242 
Một số hóa chất tổng hợp: 
CF2 Sunfonol (Alkyl sunphat) : 18% 
 Na – sunphat : 16% 
 Na – photphat : 30% 
 Nước và một số chất thơm : 36% 
CF2u Sunfonol (Alkyl sunphat) : 25% 
 Na – sunphat : 18% 
 Napenta photphat : 50% 
 Nước và một số chất thơm : 7% 
- Hai chất trên dùng được cả trong nước cứng, nước mặn ít ăn mòn bề mặt, ít 
ảnh hưởng đến độ bền vững vật liệu. 
- Ngoài tác dụng tẩy xạ còn có tác dụng tiêu độc, khử khuẩn, thường dùng 
dung dịch 0,3%. 
d. Phương pháp tự nhiên. 
Nhiều chất phóng xạ có chu kỳ bán rã (T ½) ngắn nhiễm xạ bề mặt được tẩy 
rửa sơ bộ bằng nước thường, sau đó cứ để các vật đó trong kho riêng một thời gian 
nhất định thì hoạt tính phóng xạ sẽ hết và sau đó có thể mang dùng. Đó là phương 
pháp tự nhiên. 
Tóm lại khi tẩy xạ cần chú ý: 
Nhóm 1: là các biện pháp tách các chất phóng xạ có mối liên kết không bền 
vững với bề mặt. thường dùng nước dung môi hữu cơ để hòa tan chất phóng xạ. 
Nhóm 2: là các biện pháp tẩy rửa các đồng vị phóng xạ liên kết bền vững 
với bề mặt vật liệu. Nguyên lý cơ bản để tẩy xạ là: tạo keo trao đổi ion, ăn mòn 
bề mặt, tạo phức. 
Nhóm 3: bao gồm các biện pháp trừ chất phóng xạ bằng cách phủi giũ, hút 
chân không, ly tâm, siêu âm để tách các chất phóng xạ ra. 
Trong thực tế phải tẩy xạ bằng tổng hợp các biện pháp đã nêu trên. 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
243 
BÀI 31: CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG 
VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN 
I. CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HÓA HỌC. 
1. Các biện pháp phòng chống. 
- Vũ khí hóa học gây tác hại trên phạm vi rộng lớn và lâu dài, gây tác hại 
nhanh chóng và khó đề phòng. Vì vậy để hạn chế thiệt hại do vũ khí hóa học 
gây nên, giữ vững sức chiến đấu của bộ đội và góp phần bảo vệ nhân dân 
cần thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh. 
- Phát hiện sớm tình huống hóa học và thông báo báo động kịp thời cho bộ đội 
và nhân dân biết để phòng tránh. 
- Luôn luôn chuẩn bị đầy đủ các trang bị đề phòng và luyện tập sử dụng thành 
thạo. Kịp thời mang các trang bị đề phòng khi địch sử dụng vũ khí hóa học. 
- Bảo vệ nguồn nước, lương thực, thực phẩm. 
- Nhanh chóng ra khỏi khu độc, khi được phép và tiến hành cấp cứu nạn nhân 
rồi đưa đi điều trị. 
- Khi hoạt động trong khu độc, phải nghiêm túc và triệt để chấp hành các biện 
pháp an toàn. 
- Tiến hành tiêu độc sớm cho mặt đất, vũ khí, trang bị và các cơ sở vật chất kỹ 
thuật khác. 
2. Các phương tiện đề phòng đối với người. 
a. Các chất độc hóa học xâm nhập vào cơ thể người qua các đường chủ yếu: 
 Qua hô hấp: do hít thở phải không khí có nhiễm độc (ở dạng khói, bụi, 
sương, hơi và khí). 
 Qua da, niêm mạc: do tiếp xúc với hơi độc, bụi độc hay các giọt chất độc 
thể lỏng. 
 Qua tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm chất độc. 
 Qua vết thương: do chất độc rơi vào vết thương hay do vết thương tiếp xúc 
với môi trường xung quanh bị nhiễm độc. 
Trong các đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể nói trên thì sự xâm nhập 
qua hô hấp và qua vết thương là nguy hiểm và dễ gây tác hại trầm trọng. 
b. Các phương tiện phòng hóa cá nhân: 
- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp và mắt: 
Những phương tiện thô sơ, đơn giản như khẩu trang tẩm hóa chất, kính đeo mắt 
kínchủ yếu dùng để đề phòng các chất độc ở thể bột. 
Hiện nay, đã có nhiều loại mặt nạ trang bị cho cá nhân sử dụng chống tác hại 
của chất độc và bụi phóng xạ. trang bị phổ biến trong quân đội các nước là mặt nạ 
phòng độc kiểu lọc (mặt nạ lọc độc). 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
244 
Mặt trùm cao su là bộ phận bảo vệ mắt, mặt, đầu, có hai mắt kính để nhìn và 
hai van một chiều để thở vào và thở ra. Mặt trùm cao su có cỡ số, số 0 là bé, số 4 
là lớn nhất. 
 Mặt nạ lọc độc: 
o Sử dụng để bảo vệ cơ quan hô hấp, mắt, mặt, đầu chống tác hại của 
chất độc và bụi phóng xạ. cấu tạo gồm có mặt trùm cao su, ống dẫn 
hơi và hộp lọc độc. Tất cả đựng trong túi bằng vải, có trọng lượng toàn 
bộ khoảng 2kg. 
1. Hộp lọc độc 2. Nút đậy bằng cao su 3. Mặt trùm cao su 
4. Mắt kính 5. Hộp van 6. Ống dẫn hơi 7. Túi đựng 
o Ống dẫn hơi là bộ phận để nối mặt trùm với lọc độc khi sử dụng. 
o Hộp lọc độc là bộ phận chủ yếu của mặt nạ, có tác dụng lọc không khí 
bị ô nhiễm thành không khí sạch khi thở vào. Phối liệu lọc độc trong 
hộp lọc được chia thành 2 lớp: lớp dưới là giấy lọc để lọc các chất độc 
ở dạng khói, bụi, sương và bụi phóng xạ; lớp trên là than họa tính tẩm 
hóa chất để lọc các chất độc ở dạng hơi, khí. 
 Những rối loạn chức phận sinh lý do sử dụng mặt nạ gây nên: 
o Mặt nạ lọc độc có nhiều kiểu khác nhau, nói chung đã có cấu trúc 
tương đối phù hợp với cơ thể và sinh lý con người. Tuy vậy, khi sử 
dụng mặt nạ còn gây ra một số rối loạn chức phận sinh lý, đặc biệt khi 
đeo mặt nạ phải làm việc lâu, với cường độ lao động cao trong điều 
kiện khí hậu nóng, ẩm. 
o Rối loạn do mặt trùm cao su gây ra: do mặt trùm cao su luôn áp sát 
vào da mặt, da đầu, đè ép lên các đầu dây thần kinh ngoại biên và các 
mạch máu nông làm cho sự lưu thông máu ở mặt bị cản trở, gây nhức 
đầu, choáng váng, đau hai bên tai, hai bên thái dương. Nói và nghe rất 
hạn chế, thị trường giảm, bí hơi, khó chịu, gây “vướng” nên ảnh hưởng 
đến sự chính xác của động tác. 
o Rối loạn do thay đổi những điều kiện hô hấp trong mặt nạ: 
o Khi đeo mặt nạ lọc độc, đường thở vào bị kéo dài ra do luồng không 
khí vào phải qua hộp lọc độc, ống dẫn hơi và hệ thống van của mặt 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
245 
trùm nên ảnh hưởng đến lượng không khí vào phổi, nhất là trong 
trường hợp lao động nặng. 
- Các phương tiện bảo vệ da. 
Phương tiện bảo vệ da loại ngăn cách thường có hai lớp: lớp làm nền bằng vải 
hoặc sợi vải và lớp bảo vệ bằng nhựa hay cao su, là những vật liệu khó ngấm hơi, 
giọt lỏng, ngăn cách da với chất độc hóa học. 
 Bộ quần áo phòng độc số 2: may bằng vải cao su, có thời gian an toàn 
phòng độc từ 70-120 phút đối với các chất độc thể lỏng (loại V, C và H). 
Có hai kiểu: kiểu mũ, áo, quần, ủng liền với nhau và kiểu mũ liền với áo, 
quần liền với ủng; Mỗi bộ có một đôi găng tay và một túi đựng. trọng 
lượng mỗi bộ từ 2,5 đến 3kg. Ưu điểm: da được ngăn cách với môi trường 
bị nhiễm độc bên ngoài, cho nên có tác dụng phòng độc tốt đối với các 
chất độc thể lỏng, sương, bụi, khói, hơi (kể cả bụi phóng xạ). Nhưng có 
nhược điểm là nặng nề, bí hơi, dễ gây ra say nóng, do sự thải nhiệt từ cơ 
thể qua da (là đường thải nhiệt chủ yếu) ra môi trường xung quanh bị 
giảm sút hoặc đình chỉ thì sẽ dẫn tới hiện tượng tích lũy nhiệt lượng trong 
cơ thể, làm cho thân nhiệt lên cao, do đó gây ra nhiều hậu quả trầm 
trọng. 
Theo Vôn zinski thì sự quan hệ giữa nhiệt độ không khí của môi trường và 
thời gian làm việc trong bộ áo quần phòng độc số 2 như sau: 
Nhiệt độ không khí 
của môi trường (
0
C) 
Thời gian làm việc trong bộ 
áo quần phòng độc (phút) 
Ghi chú 
Từ 30 trở lên 
Từ 25 đến 29 
Từ 20 đến 24 
Từ 15 đến 19 
Dưới 15 
15 đến 20 
Tới 30 
40 đến 50 
90 đến 120 
Trên 180 
Có thể xảy ra choáng nóng 
Ít nguy hiểm 
Nguy hiểm không đáng kể 
 Bộ quần áo phòng độc số 3: 
Để bảo vệ cho ngực, bụng, chân tay của những người làm công tác tiêu độc 
cho vũ khí, trang bị kỹ thuật hoặc hướng dẫn làm vệ sinh (tiêu độc, tẩy xạ) 
cho ngườiLoại này gồm tấm choàng (tablier) bằng vải cao su hoặc cao su; 
một đôi giầy bằng vải cao su, dưới đế co may thêm vải bạt để tăng độ bền, 
một đôi bao tay bằng vải cao su (loại có 3 ngón) hoặc cao su (loại có 5 ngón) 
và một túi đựng bằng vải. Trọng lượng toàn bộ khoảng từ 1,6 – 1,7kg. Sử 
dụng bộ phòng độc số 3 phải có mặt nạ bảo vệ nhưng không ảnh hưởng tới 
quá trình thải nhiệt của cơ thể ra môi trường. 
Ngoài các phương tiện bảo vệ chế sẵn như đã giới thiệu ở trên, có thể tự tạo 
những phương tiện thô sơ, đơn giản bằng những vật dụng sẵn có để phòng 
cho da như sử dụng tấm che mưa, bạt nằm, võng 
c. Các phương tiện phòng hóa tập thể: 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
246 
Trường hợp phải đề phòng cho nhiều người trong thời gian dài để ẩn nấp hoặc 
tiến hành công tác như: sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trạm quân y thì phải sử 
dụng các phương tiện phòng hóa tập thể như: 
- Hầm phòng hóa loại ngăn cách: là loại hầm yêu cầu kín hơi, cách ly với môi 
trường bị nhiễm độc bên ngoài, người ẩn nấp sử dụng lượng không khí sẵn có 
ở trong hầm. vì vậy, thời gian sử dụng phụ thuộc vào kích thước của hầm, số 
người ẩn nấp, hình thức lao động của những người ẩn nấp trong hầm, đặc 
biệt là nồng độ CO2 ở trong hầm. 
Có thể sử dụng công thức đơn giản sau để tính thời gian sử dụng hầm: 
Trong đó: 
- t là thời gian sử dụng hầm 
- V là thể tích toàn bộ của hầm. 
- V’ là thể tích tổng cộng của những người ẩn nấp trong hầm (mỗi người ẩn 
nấp trong hầm chiếm từ 0,25 – 0,3m2). 
- N là số người ẩn nấp trong hầm 
Sơ đồ hầm phòng hóa có hệ thống lọc khí hiện đại 
1. Bộ phận lọc độc; 2. Van một chiều; 3. Máy hút hơi. 
- Hầm có hệ thống thông lọc khí: cấu trúc chung giống như hầm phòng hóa 
loại ngăn cách nhưng có thêm một hệ thống lọc khí, hệ thống này gồm có: 
hộp lọc độc, máy hút hơi, hệ thống ống dẫn hơi và một số thiết bị kèm theo 
như nhiệt kế, ẩm kế, van để thoát hơi ra ngoài 
Khi máy hút hơi chạy, không khí bị nhiễm độc bên ngoài qua hộp lọc độc được 
lọc sạch trước khi vào hầm. khi áp suất trong hầm vượt quá giới hạn an toàn thì hệ 
thống van tự động làm giảm áp suất không khí trong hầm. Loại hầm này thường 
dùng cho các sở chỉ huy, trung tâm thông tin, các trạm quân y. 
d. Đề phòng đối với nguồn nước, lương thực, thực phẩm, thuốc và dụng cụ y tế. 
- Nguồn nước, lương thực, thực phẩm rất cần thiết cho đời sống con người, cho 
nên ngay trong thời bình, việc bảo quản, giữ gìn nguồn nước và lương thực, 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
247 
thực phẩm đã có tầm quan trọng. trong thời chiến đặc biệt là trong chiến 
tranh có sử dụng vũ khí hóa học thì việc đó càng được chú ý hơn. 
- Nguồn nước, lương thực, thực phẩm và dụng cụ y tế nếu nghi ngờ bị nhiễm 
độc, nhiễm chất phóng xạ thì phải đình chỉ sử dụng, gửi vật mẫu và báo cáo 
lên cấp trên đưa đi xét nghiệm. Khi đã có kết luận an toàn của cơ quan xét 
nghiệm và được chuẩn y của cấp trên mới được tiếp tục sử dụng. 
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ HẠT NHÂN. 
- Vấn đề phòng chống vũ khí hạt nhân trong chiến tranh là vấn đề vô cùng 
quan trọng nhất là việc phòng chống từ xa. Phòng chống vũ khí hạt nhân 
không chỉ là các biện pháp kỹ thuật mà phải bao gồm cả các biện pháp về tư 
tưởng và tổ chức, kinh tế và quốc phòng, chính trị và quân sự, biên chế và 
trang bị, chiến thuật và kỹ thuật. Phải vận dụng tổng hợp các biện pháp đó 
mới có thể phòng chống vũ khí hạt nhân có hiệu quả đảm bảo cho nhân dân 
và các lực lượng vũ trang nhân dân chiến thắng kẻ thù xâm lược trong điều 
kiện có chiến tranh hạt nhân xảy ra. 
- Trong phạm vi bài giảng này, chỉ nhằm giới thiệu những nét chung nhất về 
biện pháp đề phòng, phát hiện tẩy xạ cho người và vũ khí trang bị. Tất cả 
các biện pháp phòng chống vũ khí hạt nhân được phân cấp tóm tắt như sau: 
Cấp I: ngăn chặn từ xa: tích cực và kịp thời ngăn chặn tổ chức, diệt phá, đập 
tan sự chuẩn bị tập kích của vũ khí hạt nhân. 
Cấp II: hạn chế hoặc loại trừ tác hại của vũ khí hạt nhân. 
Cấp III: hạn chế và thanh toán hậu quả của vũ khí hạt nhân gây ra. 
- Trong đó vấn đề ngăn chặn từ xa là vấn đề phòng chống tích cực nhất, chủ 
động nhất, còn hạn chế tác hại và thanh toán hậu quả là vấn đề quan trọng. 
- Những biện pháp chính đề phòng vũ khí hạt nhân thuộc cấp II và cấp III: 
Sơ đồ phòng chống vũ khí hạt nhân ba cấp 
1. Lợi dụng địa hình, địa vật có lợi để phòng chống vũ khí hạt nhân. 
CẤP I: ngăn chặn đánh địch sử 
dụng VKHN 
CẤP II: hạn chế tác 
hại của VKHN 
CẤP III: hạn 
chế hậu quả 
do VKHN gây 
ra 
Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ Đại tá bác sĩ: BÙI XUÂN QUANG 
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ 
248 
a. Đối với cá nhân: 
Nếu không có công sự ẩn nấp khi vũ khí hạt nhân nổ, thì nhanh chóng lợi dụng 
địa hình để che chở, che khuất, bảo vệ. 
b. Đối với tập thể đơn vị: 
Khi bố trí đội hình chiến đấu cũng như trú quân, phải tính đến khả năng phòng 
chống vũ khí hạt nhân, để có phương án xây dựng công sự trận địa cho phù hợp. 
2. Sử dụng công sự để phòng chống vũ khí hạt nhân. 
a. Tất cả các loại công sự dù tạm thời hay kiên cố, chuyên dùng hay không 
chuyên dùng đều là những phương tiện có tác dụng tốt để phòng chống hoặc 
ít ra cũng giảm được tác hại khi vũ khí hạt nhân nổ. 
b. Nói chung các công sự phải xây dựng sâu dưới mặt đất tối thiểu 1,5m, phải 
kiên cố, vững chắc, chịu được áp lực tối thiểu là 2kg/cm
2
 để chống sóng nổ 
(với chiều dày 1,4m đất đã có thể làm giảm 1.000 lần liều lượng của bức xạ 
xuyên). Cửa hầm phải có cửa che kín chống bụi phóng xạ. 
Những hầm sử dụng lâu dài như hầm chỉ huy, hầm thông tin, hầm cấp cứu và 
điều trị thời gian bệnh binh của quân y thì phải có hệ thống lọc khí. 
c. Khi vũ khí hạt nhân nổ: phải tiến hành trinh sát và đo liều lượng phóng xạ; 
phải tiến hành tẩy rửa chất phóng xạ cho người và nước uống, lương thực, 
thực phẩm, thuốc và dụng cụ y tế. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_y_hoc_quan_su_bui_xuan_quang.pdf
Ebook liên quan