Bài giảnh Sing lý học

Tóm tắt Bài giảnh Sing lý học: ...nh lý tối thiểu về protein là lượng protein nhỏ nhất đủ duy trì thăng bằng nitrogen trong điều kiện ăn đủ nhiệt lượng do có glucid, lipid. Ở người cần khoảng 1g protein/kg trọng lượng/ngày (theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng). Con số này cũng còn khác nhau tuỳ tác giả và tuỳ địa phương. 6.4...dưới dạng kết tinh và đến năm 1904 đã có thể tổng hợp nhân tạo hormon này. Adrenaline là sản phẩm chuyển hoá của amino acid có tên là thyrosine. Sau đó một thời gian người ta tìm được noradrenaline. Đến năm 1949, cấu trúc hoá học của nó được xác định và nó chính là tiền thân của adrenaline. ... học của mắt gồm: giác mạc, thủy tinh thể, thủy tinh dịch (chất dịch trong suốt chứa đầy cầu mắt). - Phần dẫn truyền: dây thần kinh thị giác - Phần trung ương thần kinh: vùng thị giác trên vỏ não 10.2.5.2. Cơ chế thụ cảm ánh sáng. Quá trình thụ cảm ánh sáng diễn ra ở võng mạc. - Khi án...

pdf129 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảnh Sing lý học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỳ kéo dài khoảng từ 1 giờ 30 phút đến 
khoảng 2 giờ và trong một đêm có khoảng 4 đến 5 chu kỳ ngủ. Ngoài ra trong quá trình nghiên 
cứu người ta còn nhận thấy trời càng về sáng thời gian của pha ngủ nhanh càng kéo dài hơn so với 
các pha trước đó. Sự chuyển từ pha ngủ chậm sang pha ngủ nhanh thường được thực hiện rất 
nhanh, trong vòng khoảng 1-2 phút, thỉnh thoảng mới quan sát được sự chuyển từ từ nhưng quá 
trình chuyển từ pha ngủ nhanh sang pha ngủ chậm được thực hiện rất chậm và thường chuyển qua 
giai đoạn II. 
13.6.4. Tầm quan trọng của giấc ngủ 
 Ý nghĩa của giấc ngủ nói chung và các pha ngủ nói riêng là bảo vệ tế bào thần kinh trong 
não bộ, tránh các tế bào thần kinh khỏi bị suy kiệt vì hoạt động kéo dài. 
13.6.5. Các thuyết về giấc ngủ. 
- Thuyết về trung khu ngủ. 
- Thuyết độc tố. 
- Thuyết của Pavlov. 
13.7. Đặc điểm hoạt động thần kinh cấp cao ở người 
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của mình, I.P.Pavlov đã nhận định rằng các quy luật 
hoạt động phản xạ có điều kiện ở động vật cũng là các quy luật hoạt động thần kinh cấp cao ở 
người. Tuy nhiên, do ở người có tín hiệu thứ hai nên những biểu hiện của quy luật chung đó trong 
hoạt động thần kinh cấp cao ở người và động vật có sự khác nhau. 
Đặc điểm đặc trưng trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người là sự có mặt hai hệ thống 
tín hiệu và sự tác động qua lại giữa chúng. Chính nhờ có sự khác biệt này, thông qua hoạt động 
thần kinh cấp cao đã tách con người ra khỏi động vật và đặt con người vào vị trí cao hơn mọi 
động vật. 
13.7.1. Khái niệm về hệ thống tín hiệu 
 - Một tác nhân nào đó đại diện cho một tác nhân kích thích khác để gây ra một phản ứng 
nào đó của cơ thể được gọi là hệ thống tín hiệu. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ nhất là tất cả những sự vật hiện tượng khách quan và những thuộc 
tính của chúng được gọi là tín hiệu thứ nhất 
 121 
 Ví dụ: các tín hiệu giao thông, đèn xanh tín hiệu sự thông đường, đen đỏ tín hiệu chướng 
ngại vật; tiếng trống trường buổi sáng là tín hiệu bắt đầu vào giờ học hay nhiệt độ cơ thể tăng cao 
tín hiệu của cơ thể bị sốt 
 + Hệ thống tín hiệu thứ nhất bao gồm toàn bộ hoạt động của vỏ não nhằm biến các kích 
thích thành các tín hiệu đặc trưng cho các dạng hoạt động khác nhau của cơ thể - là toàn bộ các 
đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành với các kích thích cụ thể. Đối với động vật, hệ 
thống tín hiệu thứ nhất là hệ thống đường thông tin duy nhất về môi trường xung quanh. 
 + Các tín hiệu khác nhau, các kích thích quang học, hóa học và vật lý sau khi trở thành tín 
hiệu có điều kiện sẽ làm nhiệm vụ thông báo cho cơ thể biết trước những gì xảy ra. Kết quả, các 
phản ứng thích nghi cần thiết hình thành được hình thành được kịp thời. Đó là các phản xạ cso 
điều kiện thuộc các cấp độ khác nhau, là cơ sở sinh lý của quá trình tư duy cụ thể. Hệ thống tín 
hiệu thứ nhất là hoạt động đặc trưng cho hệ thần kinh của người và động vật. Nó biểu hiện rõ ở trẻ 
am trong sau tháng đầu tiên của thời kỳ phát triển phôi thai. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai là toàn bộ hoạt động của vỏ não đặc trưng cho con người do 
tiếng nói và chữ viết đảm nhiệm. 
 + Con người đã quan hệ với nhau và thực hiện mọi nhiệm vụ theo mệnh lệnh của tiếng nói. 
Nhờ tiếng nói mà hoạt động thần kinh cấp cao của con người nâng lên một bậc so với các loài 
động vật bậc cao khác. Tiếng nói đã thay thế các kích thích thuộc hệ thống tín hiệu thứ nhất nhằm 
tạo ra khả năng phản ứng không chỉ đối với vật cụ thể mà cả với tên gọi của chúng. Mối liên hệ 
giữa tiếng nói và các kích thích cụ thể được thực hiện theo nguyên tắc hình thành phản xạ có điều 
kiện – tạo ra các con đường liên hệ thần kinh tạm thời. 
 Hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ, chữ viết, lời nói, có thể nhìn thấy được, nghe thấy 
được và tư duy được. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển các thể trong các 
môi trường xung quanh nhất định, điều này có thể quan sát được ở trẻ, nhờ hoạt động phân tích 
của vỏ não đã hình thành mối liên hệ giữa các từ với nhau, nó đảm bảo sự liên kết giữa các vần 
trong từ rồi giữa các từ trong câu đơn giản. Việc bắt chước cách ăn nói của người lớn cũng giữ vai 
trò quan trọng đối với phát triển ngôn ngữ. 
 Đối với con người, ngôn ngữ đóng vai trò là một kích thích giống như các sự vật hiện 
tượng của môi trường xung quanh vì bất kì tác nhân kích thích nào cũng liên quan với ngôn ngữ. 
Các tín hiệu ngôn ngữ 
13.7.2. Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai 
 Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất và nó phản ánh sự vật hiện 
tượng một cách khái quát vì thế hệ thống tín hiệu thứ hai có những bản chất sau: 
 122 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện tương đương 
với mọi tác nhân kích thích có điều kiện khác. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai là loại tác nhân kích thích đặc biệt đặc trưng ở người. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai là tín hiệu loại hai, tín hiệu của tín hiệu, báo hiệu gián tiếp sự 
vật. 
13.7.3. Đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ hai 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng khái quát sự vật: từ những sự vật cụ thể, hệ thống 
thứ hai khái quát chúng thành những khái niệm chung 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai có khả năng trừu tượng hóa sự vật: từ những dấu vết của tín 
hiệu thứ hai, vỏ não giúp cho tư duy trừu tượng phát huy tác dụng, nhờ đó mà vỏ não có thể sản 
sinh ra những suy nghĩ mới, những phản xạ mới, những kiểu phản ứng mới chưa có trong thực 
tiễn. Đó là cơ sở sinh học của sự sáng tạo trong tư duy và trong hành vi. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành sau hệ thống tín hiệu thứ nhất, nhưng khi vỏ 
não bị ức chế lại bị mất trước hệ thống tín hiệu thứ nhất. 
 - Hệ thống tín hiệu thứ hai tác động mạnh hơn hệ thống tín hiệu thứ nhất vì nó có khả năng 
khái quát hóa, trừu tượng hóa sự vật, mặt khác, nó làm tăng tính đa dạng cả về mặt số lượngg của 
kích thích và số lượng của phản ứng trả lời qua lời nói và chữ viết 
13.7.4. Mối quan hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. 
- Hệ thống tín hiệu thứ hai được xây dựng trên hệ thống tín hiệu thứ nhất. Dựa trên hệ 
thống tín hiệu thứ nhất, hệ thống tín hiệu thứ hai dần dần được hình thành và ngày càng phong 
phú. 
- Sau khi được hình thành, hệ thống tín hiệu thứ hai có thể ảnh hưởng lên hệ thống tín hiệu 
thứ nhất. 
13.7.5. Sự hình thành ngôn ngữ ở người 
Các phản xạ hình thành tiếng nói bắt đầu xuất hiện ở trẻ em vào những tháng cuối của năm 
đầu tiên sau khi sinh. Trong thời gian này nhờ tiếp xúc với người lớn mà trẻ em nhận được phức 
hợp tiếng nói với một kích thích cụ thể nào đó hay một phức hợp nhiều kích thích cụ thể. Ví dụ, 
người lớn bảo em bé “ông nội”, “bà nội”, đồng thời chỉ vào ông và bà của em bé. Lúc đầu vai trò 
của tiếng nói chưa có tác dụng như một kích thích độc lập, mà chỉ có tác dụng khi được đi cùng 
một tác nhân cụ thể nào đó. Tiếng nói chỉ có tác dụng phối hợp với các kích thích cảm giác - vận 
động (vị trí của cơ thể trong không gian), với kích thích thị giác (hoàn cảnh, hình dạng), với kích 
thích thính giác (âm thanh và giọng nói). Vì vậy, nếu thay đổi một trong các yếu tố của phức hợp 
kích thích thì tiếng nói sẽ không gây ra phản ứng ở em bé như trước nữa. nhờ sự lặp đi, lặp lại 
 123 
giữa tiếng nói với các kích thích cụ thể và các hoàn cảnh khác nhau, tiếng nói dần dần sẽ chiếm 
ưu thế, còn các kích thích cụ thể sẽ giảm dần ý nghĩa của chúng. Lúc này ta hỏi “ông đâu”, “bà 
đâu”, dù không có ông, bà ở đó và hỏi ở bất cứ chổ nào em bé cũng hiểu được câu hỏi và trả lời. 
Như vậy, từ lúc chỉ là một thành phần chưa có ý nghĩa quan trọng trong phức hợp kích thích 
(tiếng nói + các kích thích cụ thể), tiếng nói đã trở thành tín hiệu thay thế được cho toàn bộ phức 
hợp kích thích. Tiếng nói đã trở thành tín hiệu có điều kiện độc lập, có khả năng thay thế cho cả 
hệ thống tín hiệu cụ thể. Quá trình chuyển tiếng nói thành kích thích độc lập và giải phóng nó 
khỏi các yếu tố đồng hành diễn ra khoảng cuối năm đầu, khi đứa trẻ sắp tròn một tuổi. 
13.8. Các loại hình thần kinh 
13.8.1. Các điều kiện và tiêu chí cơ bản để phân loại hình thần kinh. 
Theo Pavlov, hoạt động chức năng của vỏ não được xác định dựa vào một số đặc điểm xác 
định như: 
 - Cường độ của các quá trình thần kinh hay nói cách khác là cường độ của quá trình hưng 
phấn và ức chế. Dựa vào cường độ hoạt động, người ta phân biệt loại hình hoạt động thần kinh: 
 + Mạnh có giới hạn nhất định về mặt khả năng lao động cao 
 + Yếu có giới hạn về khả năng lao động thấp 
 - Tính cân bằng thể hiện mối tương quan giữa các quá trình hưng phấn và ức chế. 
 + Nếu hai quá trình này có mức độ thể hiện ngang nhau thì hệ thần kinh thuộc loại cân 
bằng. 
 + Nếu một trong hai quá trình thể hiện mạnh hơn hoặc yếu hơn ta sẽ có kiểu thân kinh 
không cân bằng. 
 - Tính linh hoạt của tế bào thần kinh: 
 + Ở các con vật có hệ thần kinh linh hoạt thì trong quá trình nghiên cứu thực nghiệm hay 
trong sinh hoạt hàng ngày, não chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách nhanh 
chóng. 
 + Ở các con vật không linh hoạt thì quá trình não chuyển từ trạng này sang trạng thái kia 
xảy ra chậm chạp, khó khăn. 
 Dựa vào 3 đặc điểm này, hệ thần kinh được phân thành nhiều loại khác nhau. 
13.8.2. Các loại hình thần kinh chung cho người và động vật. 
Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bằng cách sử dụng các phương pháp đặc biệt, 
người ta chia hoạt động thần kinh ra thành 4 loại hình khác nhau. 
 - Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt: 
- Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt. 
 124 
- Loại mạnh, không cân bằng. 
- Loại yếu: 
Trên thực tế, việc xác định các loại hình thần kinh của một cá thể nào đó rất khó khăn. 
Nhiều các thể không thể xác định được thuộc loại hình thần kinh nào trong số 4 kiểu trên. Thực tế 
cho thấy, đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh luôn là sự kết hợp tác động qua lại giữa các yếu tố 
di truyền và điều kiện sống. Nhờ có khả năng thích nghi cao của bán cầu đại não nên các đặc điểm 
di truyền có thể bị thay đổi đáng kể tùy thuộc vào các điều kiện sống. Cụ thể, những con vật hèn 
nhát yếu đuối sau thời gian rèn luyện đã có loại hình thần kinh mạnh và linh hoạt. Song cũng có 
những trường hợp xảy ra theo chiều ngược lại. Nguyễn nhân của sự thay đổi này là do ảnh hưởng 
của điều kiện giáo dục trong những ngày đầu của cuộc sống. 
13.8.3. Các loại hình thần kinh ở người. 
Ở người, trong hoạt động thần kinh cấp cao, hệ thống tín hiệu thứ hai chiếm ưu thế, tiếng 
nói và chữ viết thay thế toàn bộ các kích thích trực tiếp, cụ thể. Chính vì vậy, các phân loại hình 
thần kinh ở người không hoàn toàn giống như ở động vật, tuy nhiên cơ sở phân loại hình thần 
kinh cũng dựa vào 3 tính chất như: cường độ của các quá trình thần kinh, tính cân bằng và tính 
linh hoạt. 
 - Hypocrat là người đầu tiên đề xuất ra cách phân loại hình thần kinh ở người. Hypocrat đã 
xếp con người thành 4 loại: 
 + Loại nhiều máu 
 + Loại nhiều mật 
 + Loại nhiều chất nhầy 
 + Loại mật hỏng và có nhiều chất nhày 
 - Crasnogorski (1948) khi nghiên cứu vào hoạt động thần kinh, dựa vào mối tương quan 
giữa vỏ não và các phần dưỡi vỏ đã phân chia hoạt động thần kinh cấp cao ở người thành 4 loại: 
 + Loại dưới vỏ 
 + Loại cần bằng, trung ương 
 + Loại vỏ não 
 + Loại không cân bằng 
 - Ivanov – Smolenski dựa vào các tiêu chuẩn tốc độ hình thành và củng cố mối liên hệ có 
điều kiện giữa quá trình hưng phấn và ức chế đã phân chia hoạt động của hệ thần kinh cấp cao 
thành 4 loại: 
 + Loại linh hoạt 
 + Loại hưng phấn 
 125 
 + Loại ức chế 
 + Loại ỳ. 
 - Dựa vào sự khác biệt về cường độ của quá trình hưng phấn và ức chế, tính cân bằng của 
hai quá trình hưng phấn và ức chế và mức độ chuyển hóa của các quá trình thần kinh, I.P.Pavlov 
đã chia hoạt động thần kinh cấp cao thành 4 loại. 
 + Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt 
 + Loại mạnh, cân bằng, không linh hoạt 
 + Loại mạnh, không cân bằng 
 + Loại yếu. 
 Trong phân loại hoạt động thần kinh ở người Pavlov nhấn mạnh ý nghĩa của mối tương 
quan giữa hệ thống tín hiệu thúa nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai. Ông dựa vào mối tương quan 
giũa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai để phân biệt các loại hình thần kinh 
với nhau. Cũng dựa vào mối tương quan hay sự tác động qua lại giữa hai hệ thống tín hiệu ông 
chia các loại hình hoạt động thần kinh ở người thành các nhóm: nhóm bác học (tư tưởng); nhóm 
nghệ sĩ (nghệ thuật) và nhóm trung gian. 
13.9. Cảm xúc 
13.9.1. Khái niệm và phân loại cảm xúc 
 Cảm xúc là thái độ chủ quan của con người hay động vật đói với các sự vật và hiện tượng 
của thế giới xung quanh. Có những hiện tượng, sự kiện làm cho con người cảm thấy phấn khởi, 
vui mừng., ngược lại có những hiện tượng làm cho con người cảm thấy bực tức buồn chán.và 
có những hiện tượng làm cho con người cảm thấy thờ ơ lãnh đạm 
 Cảm xúc là sự phản ánh trong não bộ những rung động hiện thực (thái độ) của con người 
đối với những kích thích có ý nghĩa nhất định đối với cơ thể. 
 Con người khi cảm xúc thường xuất hiện những biến đổi về tâm sinh lý như: thay đổi về 
nét mặt, sắc mặt, nhịp tim, nhịp hô hấp. 
 Nếu dựa vào những biến đổi về sinh lý do cảm xúc tạo ra, cảm xúc được chia thành: 
 - Cảm xúc cường 
 - Cảm xúc nhược 
 Nếu dựa vào tính chất và tác dụng của cảm xúc đối với hoạt động của con người, cảm xúc 
có thể được chia thành: 
 - Cảm xúc tích cực 
 - Cảm xúc tiêu cực 
 126 
 Nếu dựa vào hình thức biểu hiện của cảm xúc có thể chia thành: tâm trạng, xúc động, say 
mê, stress 
 Căn cứ vào mức độ phức tạp và nội dung, cảm xúc được chia thành: 
 - Cảm xúc thấp 
 - Cảm xúc cao 
13.9.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc 
 Cảm xúc có được là do kích thích từ môi trường sống tác động lên các thụ cảm thể của cơ 
thể và tận cùng của cơ quan cảm giác nằm ở não bộ. Mọi quá trình sinh lý được phát sinh khi cảm 
xúc là phản xạ. Sau khi xử lý thông tin từ ngoại vi truyền về, các trung khu thần kinh sẽ phát ra 
các xung động ly tâm đến các cơ quan thực hiện phản ứng trả lời kích thích 
Trung khu của các phản xạ này nằm ở vùng trán của võ não, quá các trung khi thần kinh 
dinh dưỡng, hệ limbic và thể lưới. Hưng phấn tại các trung khu này truyền theo các dây thần kinh 
giao cảm và phó giao cảm đã có tác dụng làm thay đổi các chức năng của các cơ quan nội tạng 
bên trong cơ thể, gây tác dụng dinh dưỡng gây ảnh hưởng lên hệ cơ xương và có tác dụng chuyển 
vào máu các hormon, các chất trung gian hóa học và các chất được tạo ra trong quá trình chuyển 
hóa vật chất của cơ thể. Các chất này, đến lượt nó lại có tác động lên các cơ quan do hệ thần kinh 
dinh dưỡng chi phối. Tùy thuộc vào cường độ kích thích mà mức độ biểu hiện của các phản ứng 
cảm xúc có khác nhau 
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh được vai trò của não trung gian, não giữa, não khứu giác 
và các nhân trong hệ limbic trong việc điều hòa các phản ứng cảm xúc. Nếu kích thích hay phá 
hủy các trung khu này sẽ gây ra phản ứng giân dữ, lo lắng, sợ hãi, hài lòng 
13.10. Trí nhớ 
13.10.1. Khái niệm về trí nhớ. 
 Dưới dạng khái quát có thể hiểu trí nhớ là khả năng tái hiện các kinh nghiệm cũ, khả năng 
duy trì thông tin về các sự kiện của thế giới bên ngoài và các phản ứng của cơ thể để thể hiện vào 
lĩnh vực ý thức và tập tính, 
 Theo Pettigri: trí nhớ là sự biến đổi một cách bền vững trong cấu trúc thần kinh. Biến đổi 
này được duy trì trong suốt đời sống cá thể, nó phát sinh dưới ảnh hưởng của những sự kiện có ý 
nghĩa sống còn đối với các cá thể và sau đó cho phép con người và con vật nhận biết được hiện 
tượng sự vật tương tự. 
 Một số tác giả cho rằng, trí nhớ là sự duy trì thông tin tín hiệu (kích thích) đã ngừng tác 
dụng. Thông tin này có thể được sử dụng để chế biến các tín hiệu tiếp theo hoặc tái hiện đầy đủ 
các tính chất và đặc điểm của nó. 
 127 
 Trong sinh lý học thần kinh, trí nhớ được xem như là thuộc tính của người và động vật có 
hệ thần kinh phát triển đầy đủ, là khả năng tư duy lâu dài thông tin về các sự kiện của thế giới bên 
ngoài về các phản ứng xảy ra trong cơ thể, là khả năng tái hiện các kinh nghiệm cũ, sử dụng 
chúng trong lĩnh vực ý thức và tập tính. Khối lượng trí nhớ, thời gian và độ tin cậy trong việc duy 
trì thông tin, cũng như khả năng tiếp nhận các tín hiệu phức tạp của môi trườn và sự chế biến 
thông tin được hoàn thiện và tăng trong bước tiến hóa của giới động vật và theo đà tăng số lượng 
các tế bào thần kinh cũng như mức độ phức tạp trong cấu trúc của não bộ 
13.10.2. Phân loại trí nhớ. 
 Dựa vào quá trình hình thành và đặc điểm, trí nhớ được chia thành: 
 - Trí nhớ hình tượng 
 - Trí nhớ vận động 
 - Trí nhớ cảm xúc 
 - Trí nhớ logic (ngôn ngữ) 
 - Trí nhớ phản xạ có điều kiện 
 Theo thời gian tồn tại ở trong não, trí nhớ được chia thành: 
 - Trí nhớ ngắn hạn 
 - Trí nhớ trung hạn 
 - Trí nhớ dài hạn 
 Theo quá trình hình thành, trí nhớ được chia thành: 
 - Trí nhớ chủng loại phát sinh 
 - Trí nhớ cá thể phát sinh 
13.10.3. Cơ chế hình thành trí nhớ 
* Cơ chế hình thành trí nhớ ngắn hạn 
 Đa số các nhà nghiên cứu cho rằng trí nhớ ngắn hạn liên quan đến sự tuần hoàn các xung 
động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron và do quá trình khử cực kéo dài tại các synap 
thuộc các vòng hay các chuỗi neuron đó. 
 Các luồng xung động trong các vòng neuron dễ bị ức chế dưới ảnh hưởng của các yếu tố 
khác nhau. Do đó trí nhớ ngắn hạn dễ bị mất khi bị shock điện, não bị kàm lạnh, hay não bị tổn 
thương, bị tác dụng của các thuốc gây mê 
 Sự tuần hoàn các luồng xung động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi neuron đều 
không bị ảnh hưởng của các chất có tác dụng ức chế sự tổng hợp ARN, protein và chất trung gian 
hóa học. Đây là cơ phân biệt cơ chế hình thành trí nhớ ngắn hạn với trí nhớ trung hạn và trí nhớ 
dài hạn. 
 128 
* Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn 
 Trí nhớ trung hạn được hình thành là do có sự thay đổi tạm thời các quá trình lý – hóa ở tận 
cùng thần kinh trước synap cũng như màng sau synap, đã tạo điều kiện dẫn truyền các xung động 
thần kinh trong một thời gian dài 
 Các thí nghiệm cho thấy, nếu kích thích vào sợi thần kinh cảm giác thì sau vài ba lần kích 
thích, hưng phấn sẽ không tiếp tục dẫn truyền qua synap nữa, đây chính là hiện tượng quen với 
kích thích. Nhưng nếu ta phối hợp kích thích dây thần kinh cảm giác với kích thích vào tận cùng 
sợi dây dẫn truyền cảm giác đau hưng phấn sẽ truyền liên liên tục qua synap cảm giác. Điều này 
chứng tỏ dấu vết của kích thích được duy trì lâu. 
 Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn là quá trình khử cực màng kéo dài, tạo điều kiện cho 
các xung động thần kinh truyền qua synap trong một thời gian dài. 
* Cơ chế hình thành trí nhớ dài hạn 
 Cơ chế hình thành trí nhớ dài hạn cũng là quá trình biến đổi lý - hóa ở màng trước synap và 
màng sau synap giống như cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn, nhưng bên cạnh đó còn có quá 
trình tạo ra protein mới (chất giữ nhớ) 
 Các công trình nghiên cứu đã khẳng định trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện ở 
động vật đã có sự tăng hàm lượng ARN và protein trong các neuron và các neuroglia thuộc cấu 
trúc não bộ. 
 Nếu dùng chất có tác dụng gây ức chế sự tổng hợp protein đã cho thấy không thể hình 
thành được các phản xạ có điều kiện và đi đến kết luận rằng quá trình thành lập phản xạ có điều 
kiện liên quan đến sự hình thành chất lưu trữ trí nhớ - engram nhớ. 
 Sự hình thành phản xạ có điều kiện trong não động vật đã có sự tăng số lượng các synap 
hoạt động, tăng tiết dẫn truyền hưng phấn qua synap, tăng nhánh tận cùng sợi thần kinh nhằm tạo 
ra các synap mới. Những thay đổi này dẫn đến cơ chế mở đường qua synap và tạo điều kiện để 
các xung động thần kinh truyền từ neuron này sang neuron khác. 
 Sự dẫn truyền liên tục các xung động thần kinh qua synap làm thay đổi vị trí các nucleotit 
trong ARN thông tin. Mã tổng hợp protein nay được duy trì trong neuron và synap để tái tổng hợp 
protein nhớ mới thay cho protein bị mất trong hoạt động sống. 
 129 

File đính kèm:

  • pdfbai_gianh_sing_ly_hoc.pdf