Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới

Tóm tắt Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới: ...ăm dò khác, 55% dân Mĩ tin rằng Saddam Hussein trực tiếp yểm trợ Al Qaeda! Cho đến nay, không ai có bằng chứng về hai mối quan hệ đó. Thực ra, đại đa số các học giả Mĩ và giới ngoại giao quốc tế đều cho rằng cả hai tuyên bố của ông Bush là sai. Nhưng đây là một câu hỏi mà quần chúng không bao giờ n... 1986, công ty General Electric đã mua mạng truyền hình mỹ NBC, công ty viễn thông khổng lồ mỹ AT&T năm 1999 đã nắm quyền kiểm soát hệ thống truyền hình cáp TCI, rồi đến năm 2004 thôn tính tiếp mạng Mediaone. Từ năm 1999, tập đoàn Viacom đã thôn tính công ty điện ảnh Pamount và hãng truyền hình CBS.... sản văn hoá và xã hội đa sắc tộc của Singapore.   1.4. Tại Thái Lan Theo thông báo phát trên truyền hình quốc gia Thái Lan, các kênh thông tin trong nước và quốc tế sẽ được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Bộ thông tin liên lạc. Ngày 20/9/2006 các tướng chỉ huy cuộc đảo chính đã ra lệnh kiểm d...

doc95 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Báo cáo Lịch sử báo chí thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên mục “Ý kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân.
Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng:
Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền:
1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;
2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin;
3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 
4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó. 
Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm:
l) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;
2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.
Như vậy, dù với động cơ nào, người ta không thể bưng tai, nhắm mắt phủ nhận pháp luật Việt Nam về tự do hoạt động báo chí; phủ nhận tính dân chủ, văn minh của báo chí Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể hiện tự do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người này không thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với nhau để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những tờ báo hoạt động xâm hại tôn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội đều bị xử phạt theo các quy định của pháp luật.
Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà nước Việt Nam đã lập ra các trường đại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ đại học và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các trường đào tạo nhà báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác, liên kết với các trường đại học báo chí của Pháp và một số nước phương Tây để bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm làm báo. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga,... Báo chí Việt Nam không đóng cửa, biệt lập với thế giới, mà luôn luôn mở rộng quan hệ với các đồng nghiệp ở nhiều nước. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Việt Nam đã có Hội Nhà báo toàn quốc và các hội địa phương, thu hút hơn 12.000 nhà báo là hội viên. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực và thế giới, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng. Vậy là, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam không phải là sự cản trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của các nhà báo. Việt Nam đã mở cửa trong hoạt động báo chí với bên ngoài để góp phần nâng cao trình độ báo chí của mình, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa với bầu bạn bốn phương.
Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo chí. Phải khẳng định rằng không có báo chí tư nhân thì không thể quy chụp là không có “tự do báo chí”. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề ra báo tư nhân hiện nay là không cần thiết. Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà nước tiếp thu, trả lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực tiễn việc ra đời báo tư nhân ở nhiều nước gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị-xã hội ở nhiều nước vốn quảng cáo rầm rộ cho cái gọi là “tự do báo chí” đã là bài học thấm thía cho nhân dân ta. Có lẽ nào, chúng ta lại trượt theo vết xe đổ ấy.
Sở dĩ có đòi hỏi vô lý trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi “tự do báo chí” theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của "tinh thần dân chủ”, tự phong cho mình là “người hăng hái đấu tranh cho dân chủ”. Song, họ không hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có sự góp phần của những tờ báo theo khuynh hướng "tự do báo chí” kiểu phương Tây đó. Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản lại quyền lợi của dân tộc.
Trong số những người cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực xấu ở bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ. 
Những bài báo, những hồi ký của họ đầy rẫy sự xuyên tạc, vu cáo hèn hạ, bêu riếu những người dân nước Việt đang ngày đêm cần cù lao động sáng tạo, chắt chiu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thật trớ trêu khi họ cho rằng, nếu chúng ta không có tự do báo chí như họ mong muốn, thì "đất nước này vẫn không thể cất đầu lên được", vẫn "sống trong vòng lạc hậu tối tăm" (!). Những người nuôi dã tâm xấu xa đó không có quyền nói đến “tự do báo chí”, theo nghĩa chân chính nhất của từ này.
Tự do báo chí cho ai, vì ai? Câu hỏi lớn đó đã được thực tiễn đổi mới đất nước nói chung và thực tiễn đổi mới báo chí nói riêng trong gần 20 năm qua cùng thực tiễn trên thế giới ngày nay cho ta câu trả lời rành rọt. Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức đúng xu thế tiến lên của dân tộc, trong đó có hoạt động rất sôi động và hiệu quả của báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong tiến trình đổi mới.
4. Nhìn thẳng về báo chí Việt Nam và báo chí TBCN (Mỹ làm đại diện)
Bàn về vấn đề tự do báo chí trong khi bom đạn đang giết chết nhiều người dân vô tội ở Iraq, ông Đỗ Phượng - nguyên Uỷ viên Trung ương đảng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN cho rằng, khái niệm tự do kiểu phương Tây mới chỉ được cắt nghĩa ở cái ngọn, mà không giải thích được quyền tự do lớn nhất của một quốc gia, dân tộc là quyền sống trong độc lập đang bị vùi dập bằng sự hủy diệt của bom đạn cường quyền.
Có tới hai nghìn nhà báo được Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ cấp thẻ phóng viên chiến trường. 500 người được "tập huấn" như những chiến binh thực thụ. Họ được tập trung tại căn cứ tiền phương ở Kuwait và Qatar. Giới báo chí được chuẩn bị dài ngày như một cuộc biểu dương lực lượng cho "tự do thông tin- tự do báo chí" trong chiến tranh tổng lực của đội quân viễn chinh có sức tiến công và kỹ thuật cao ở đầu thế kỷ 21. Cùng với văn phòng báo chí tại Qatar, một trung tâm báo chí tạm thời thành lập ở Kuwait có nhiều sĩ quan cấp tá thường xuyên liên hệ và tạo điều kiện cho các nhà báo hoạt động. Mọi sự chuẩn bị làm cho dư luận hiểu rằng: Sẽ không có độc quyền và bưng bít thông tin như chiến tranh vùng Vịnh hơn 10 năm trước!
Người ta chờ đợi sự bùng nổ tự do thông tin ngay khi cuộc chiến tranh chống nhân dân Iraq bắt đầu.
Sáng 20-3, nhận hai thông tin chính thức: chiến tranh đã bắt đầu bằng cuộc tiến công trúng mục tiêu của máy bay và tên lửa xuống Baghdad. Nhiều nhà lãnh đạo Iraq đã bị tử thương, S.Hussein cũng nằm trong số đó. Tổng thống Iraq đã không chạy thoát những trái bom và cả tên lửa "siêu thông minh" trúng nơi ông đang ngủ. Các nhà báo có mặt ở Bagdad và đài truyền hình Iraq đã phát đi những thông tin ngược lại.
Vài ngày liền, thông tin chính thức được phát đi theo đúng kịch bản "cuộc chiến tranh 72 giờ". Cùng với những "cú sốc kinh hoàng" và chiến dịch "Iraq tự do", dường như các thành phố, cảng biển, căn cứ chỉ huy và các đơn vị mạnh của lực lượng Vệ binh cộng hòa của Iraq đã bị chiếm đóng và tiêu diệt đúng theo bản đồ quân sự đã được ghi chú sẵn theo kế hoạch (!)
Chưa tới 72 giờ, chỉ sang ngày thứ ba của cuộc chiến, các tư lệnh chiến trường, kể cả Tổng chỉ huy quân Mỹ, ngay tại trung tâm báo chí ở Qatar và Kuwait đã không ít lần phải bổ sung thông tin, thông tin lại và nói với các nhà báo: "Xin hãy chờ xem". Có nhà báo bị mắc kẹt tại chiến tuyến, liên hệ với các sĩ quan liên lạc của trung tâm báo chí mong được giúp đỡ nhưng chỉ nhận được những hứa hẹn mơ hồ: "Xin chờ đợi, tình hình sẽ sớm sáng sủa". Một màn kịch vụng về của chiến tranh thông tin là hình ảnh hàng đoàn binh lính Iraq đầu hàng được chiếu trên màn ảnh máy thu hình. Một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam vừa xem đã nói ngay: Ðúng là một vở diễn, không có bối cảnh chiến tranh, mọi thứ như sắp đặt sẵn! Một nhân vật gần gũi với sở chỉ huy Mỹ ở Qatar tiết lộ: Băng hình đã có sẵn từ trước khi phát lệnh nổ súng.
Ấy vậy mà khi đài truyền hình Iraq và một số đài nước ngoài truyền đi hình ảnh những tù binh Mỹ đang trả lời phỏng vấn và các phi công Mỹ bị dân quân Iraq bắt, thì ngay lập tức người Iraq bị kết tội "vi phạm Công ước quốc tế đối với tù binh". Và, có lẽ "vận dụng" Công ước quốc tế không mấy hiệu quả, cho nên ngày 25-3, đài truyền hình Iraq đã bị dội bom không dưới ba lần!
Thực tế của cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Mỹ, Anh phát động đã bị sự phê phán mạnh mẽ của cả thế giới. Phân nửa số người Mỹ không tán thành chiến tranh, tới 70% người dân Anh cũng không ủng hộ chính sách tham chiến của chính phủ nước họ. Ðiều rõ ràng là hãng CNN, đài tiếng nói Hoa Kỳ và đài BBC đã theo sát các nguồn tin của cơ quan chỉ huy liên quân Anh-Mỹ.
Vậy mà, người ta đã không tiếc lời thuyết minh về tự do báo chí, tự do ngôn luận như biểu tượng văn hóa Mỹ!
Ở nước tự cho mình cái quyền hướng dẫn các quốc gia, dân tộc về quyền con người, về tự do dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lại cho mình quyền tự ý kết tội, trừng phạt các quốc gia, dân tộc theo chuẩn mực của riêng họ. Các ông Hans Blix và Baradei với một đội ngũ chuyên gia quốc tế thanh sát Iraq một thời gian dài chỉ có thể kết luận: Iraq hợp tác chặt chẽ, chưa có điều gì chứng minh họ đang sản xuất, nhập khẩu và tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt, cần có thêm thời gian cho công việc thanh sát. Ðại đa số thành viên Hội đồng Bảo an LHQ tán thành đề nghị của hai ông. Nhưng nhà cầm quyền Mỹ, Anh đã bất chấp tất cả, đơn phương quyết định dùng vũ lực tiến công Iraq. Phải chăng họ đang nhân danh những giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ, đem các loại vũ khí siêu hiện đại, có sức tàn phá, khả năng hủy diệt rất lớn để gây tang tóc đến cho nhân dân của một đất nước chịu đựng 12 năm cấm vận, với một đội quân mà tổng hỏa lực, trang bị thua xa dù chỉ so với một hàng không mẫu hạm của Mỹ. Những kế hoạch "cú sốc khủng khiếp" đến "diệt gọn mọi ổ đề kháng cuối cùng", "chính phủ không có Saddam được quân đội quốc tế (Mỹ, Anh) làm chỗ dựa", "dự án 5 năm khôi phục và xây dựng lại Iraq tự do bởi chính hơn 10 tập đoàn, công ty Mỹ đã bỏ thầu", "số tiền cứu hộ nhân đạo đầu tiên sẽ là mấy tỷ USD của Iraq đang giữ ở các ngân hàng nước ngoài", v.v. Quả thật, khó ai có thể nghĩ ra nổi những bước đi được tính tới từng chi tiết đến như vậy.
Từ những gì đang diễn ra ở Iraq, người ta càng nhận rõ tính chất phi lý của những cái gọi là bản tổng kết, bản báo cáo, đôi khi cả nghị quyết hằng năm được phát đi từ Washington bình phẩm, lên án, tính điểm việc này, việc nọ ở các quốc gia trên khắp các lục địa, trong đó có Việt Nam, khi thì về "nhân quyền", khi thì về "tự do tôn giáo", "tự do báo chí", "tự do ngôn luận"... Mấy năm gần đây, lời lẽ của họ cũng có cung bậc cao thấp khác nhau, bởi vì họ không thể phủ nhận được thực tế ở Việt Nam quyền con người chẳng những được Hiến pháp, pháp luật khẳng định, bảo vệ mà còn được thực thi ngày càng tốt hơn trên thực tế. Tuy nhiên, những kẻ ăn theo, bảo hoàng hơn chủ, tiếp tục la lối về cái gọi là tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi hỏi chỉ có tư nhân hóa báo chí mới có báo chí tự do.
Thật ra, đó là những người cố tình không hiểu gì về những phát triển vượt bậc của báo chí Việt Nam mà bất cứ ai quan tâm hoặc đã đến Việt Nam đều thừa nhận. Không chỉ là sự phát triển về số lượng, về kỹ thuật mà quan trọng hơn là những tiến bộ không ngừng về nội dung, chất lượng, về đội ngũ những người làm báo, về sự đóng góp to lớn của họ trong tổng hợp tiếng nói từ thực tiễn, của mọi tầng lớp nhân dân đề xuất và hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phục vụ sự nghiệp đổi mới, phục vụ chính sách đối ngoại và gần nhất chính là đường lối phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo... Ai mà chẳng biết rằng, ở Việt Nam, hàng chục hiệp hội có báo, tạp chí, tập san hoặc bản tin định kỳ của mình. Ðường dây nóng trực tiếp ghi nhận các ý kiến của người dân được công khai ghi trên trang nhất của hàng chục tờ báo. Loại hình báo chí, chủ đề trên báo ngày càng rộng mở vì sự nghiệp đổi mới, vì xóa đói, giảm nghèo, vì làm giàu cho mỗi người và đất nước, vì sự công bằng và dân chủ.
Hơn 90% báo chí Việt Nam không nhận trợ cấp của Nhà nước. Ðoàn thể, hiệp hội cử ra tổng biên tập và tổng biên tập chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước những người bổ nhiệm họ về hoạt động của mình. Không ai can thiệp và có quyền duyệt nội dung bài viết và hình ảnh báo chí sử dụng. Ðương nhiên, mỗi tờ báo đều thể hiện tôn chỉ, điều lệ và quyền lợi của tổ chức của họ.
Cũng khó mà so sánh với bất cứ ai. Mỗi đất nước đều có pháp luật riêng, mỗi cơ quan báo chí đều có truyền thống, văn hóa, quy chế của riêng mình. Ta có nhiều dịp tiếp xúc, tìm hiểu và học tập được nhiều điều hay của các loại hình báo chí thế giới. Ta từng biết một cơ quan báo chí tư nhân có thâm niên hàng đầu thế giới, có khối lượng thông tin đồ sộ và sinh ra ở một đất nước khai sinh ra nền dân chủ tư sản. Vậy mà cơ quan báo chí đó đã trải qua những tháng ngày không có chủ tịch, tổng giám đốc. Một hãng báo chí tư nhân ở một nước lớn mà khi Tổng thống và Thủ tướng nước đó có đường lối chính trị trái ngược nhau, người ta không thể cử được người đứng đầu của hãng. Thì ra, ngân sách "mua tin" từ Phủ Tổng thống và Phủ Thủ tướng ngang nhau. Và cộng cả hai lại lớn hơn các nguồn thu khác. Thế là đã rõ.
Lại nhớ trong những năm chiến tranh cứu nước ác liệt, ta đối chiếu từng bài viết của các tờ báo Mỹ, nhất là giữa hai tờ Newsweek và Time để so sánh những cái đồng nhất và không đồng nhất giữa hai thế lực dân chủ và cộng hòa trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ðương nhiên, ta trân trọng thái độ khách quan trung thực và sự khôn ngoan trong bút pháp của không ít nhà báo Mỹ, song ta rất hiểu thế lực chính trị, tài chính nào đang chi phối từng tờ báo.
Vả lại, tại sao khái niệm tự do lại chỉ được cắt nghĩa ở cái ngọn không nhằm nhò gì so với việc quyền tự do lớn nhất của một quốc gia, dân tộc là quyền sống trong độc lập đang bị vùi dập bằng sự hủy diệt của bom đạn cường quyền?
KẾT LUẬN
Như vậy, những dẫn chứng về sự can thiệp của nhà nước TBCN đối với báo chí khá phong phú. Vẫn còn tồn tại sự can thiệp có nghĩa là sự tự do báo chí ở các nước TBCN vẫn chưa hoàn toàn.
Khi đúc kết báo chí xã hội TBCN, Lê Nin đã nói rằng: “ Tự do báo chí trong xã hội TBCN là tự do mua bán, trao đổi, chế biến thông tin phục vụ cho lợi ích của nhà cầm quyền”. Tự do báo chí trong xã hội TBCN chỉ là “ huyền thoại” mà thôi.
Tóm lại, chúng ta cần hiểu thật rõ rằng truyền thông có thể là công cụ để bảo vệ chế độ (độc tài lẫn dân chủ), và ngược lại, nó cũng là phương tiện để thay đổi chế độ đó. 
Hầu hết chúng ta, không loại trừ ai, đều ít hay nhiều chịu ảnh hưởng của truyền thông. Đối với mỗi một cá nhân, chọn một hay nhiều phương tiện truyền thông “thích hợp” với mình để theo dõi, thu nhận thông tin và từ đó nghe theo hay tự đi đến kết luận cho chính mình về các vấn đề khác nhau. Khi có những thông tin sai lệch, hay vì thiếu dữ kiện, hay vì có thói quen dựa vào quan điểm của người khác thì cái nhìn của ta về các vấn đề đó cũng sẽ bị thiên lệch, sai sót. Ngoài ra, một khi truyền thông, hay nói đúng hơn, một khi các chủ nhân sở hữu các phương tiện truyền thông, đồng loã với chính quyền hay một số thành phần chính trị nào đó, vì quyền lợi hay vì ý thức hệ, thì sự thông tin sai lệch từ các cơ quan truyền thông này cũng sẽ dẫn chúng ta đi lầm đường lạc lối. 
Truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong việc rút ngắn thời gian cần thiết để giáo dục đại chúng một cách nhanh chóng, thay đổi nhận thức và ý thức mới. Trong khi đó giáo dục phải cần một hay nhiều thế hệ mới đào tạo được những con người mới.
Trong truyền thông, tiêu chuẩn tối ưu là chính xác, trung thực, khách quan và nhanh chóng, và để làm được việc đó thì chúng ta cần những người có tài lẫn tâm (lương thiện trong nghiệp vụ). Nói tóm lại, không thể có một nền chính trị dân chủ đích thực nếu không có một nền truyền thông tự do và giá trị đích thực. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Blumler, Jay G., and Kavanagh, Dennis, The Third Age of Political communication: Influences and Features, Political Communication, Vol. 16, 1999. Trang 209-230.
2. Schultz, Julianne, Reviving the Fourth Estate. Democracy, Accountability and them media, Cambridge University Press, Cambridge, 1998. Trang 81.
3. Karol Jakubowicz, From party propaganda to corporate speech? Polish journalism in search of a new identity. Journal of Communication, Vol. 42, N3 (Summer 1992). Trang 64-73.
4. Street, John, Mass Media, Politics and Democracy, Palgrave, 2001. Trang 236. 
5. Ward, Ian, Politics of the Media, Macmillan, South Yarra, 1995. Trang 82
6. John Steven, "Tự do ngôn luận: thước đo mới" phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm quốc gia, NewYork, 1971. Trang 14-37 (tự dịch)
7. Noam Chomsky, Media control - The spectacular achievements of propaganda, Pennsylvania, 1957 (tự dịch)
8. Fredrick Seaton Siebert, Freedom of the Press in England, 1476-1776: The Rise and Decline of Government Control.
9. E. Malcolm Hause, The Western Political Quarterly, Vol. 19, No. 1 (Mar., 1966), Trang 201-202.
10. Zhanna Seitzhanov, TYPOLOGY OF MODERN PRESS, bài giảng của Hội đồng truyền thông của Kazakhstan.
11. Pierre Albert, Lịch sử báo chí, NXB Thế giới, 2003, Hà Nội
12. Bogdanov N. G., Viazemskii B. А. Leninizdat, Directory of the journalist, 1971.
13. Sibert F., Shram U., Piterson Т. М, Four theories of press, 1998.
14. Theory and practice of the Soviet periodic press, Pelta V. D. М, 1980.
15. Shkondin М. V, Press: bases of organisation and management, 1982
16. X.A.Mikhailốp, Báo chí hiện đại nước ngoài: những quy tắc và nghịch lý, NXB Thông tấn, 2004, Hà Nội.
17. Website: vietmedia.com
18. Website: Tuanvietnam.net
19. Website: BBC.co.uk
20. Website: nghebao.com
21. Các văn bản luật báo chí, đạo đức báo chí.

File đính kèm:

  • docbao_cao_lich_su_bao_chi_the_gioi.doc
Ebook liên quan