Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long

Tóm tắt Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long: ...c tiếp từ nguồn nước sinh hoạt của dân cư ven biển, khách du lịch, nuôi trồng thủy sản... Theo số liệu quan trắc, với tốt độ xả thải như hiện nay, mỗi năm Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long phải hứng chịu khoảng 43 nghìn tấn COD và 9 nghìn tấn BOD (chất hữu cơ lơ lửng) đổ vào Vịnh. Khoảng 5,6 nghìn ...ng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững; - Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. - Góp phần tích cực ... ma, đi đánh bắt, lúc ốm đau họ đều làm lễ cúng thuỷ thần để cầu bình an,may mắn. Các làng chài nổi trên vịnh Hạ Long không có đình làng tại nơi sinh sông. Đến ngày hội các làng chài thường tập trung lại tại các đình làng xưa kia của cha ông họ (ngư dân Giang Võng – Trúc Võng xưa có đình làng ...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bảo tồn và phát huy văn hóa làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tài 
nguyên thiên nhiên, sinh sống và am hiểu vùng đất, vùng nước, cộng đồng là kho tàng chi thức về 
đang dạng sinh học trong khu vực, khu vực phân bố, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến 
tài nguyên thiên nhiên, các tác nhân có lợi, có hại cho tài nguyên thiện nhiện. 
+ Là người trực tiếp chịu những thay đổi của môi trường tự nhiên: Dưới những tác 
động của con người, biến đối khí hậu...đã làm cho môi trường bị ô nhiễm và suy thoái tài nguyên: 
nước, không khí, rừng,...làm suy giảm nguồn lợi tự nhiên việc này đã gây ảnh hưởng trước tiếp 
đến cuộc sống và sinh kế của cộng đồng làng chài (suy giảm nguồn nước, hoạt động nuôi trồng 
và khai thác thủy sản trở nên khó khăn, phát sinh các bệnh mới...). 
+ Điều tiết các mối quan hệ trong cộng đồng nhằm giảm thiểu các tác động tới tự 
nhiên: Với phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa ...cộng đồng là nhân tố chính để điều tiết 
các mối quan hệ trong cộng đồng nhằm giảm thiểu các tác động tới tự nhiên như: Tuyên truyền 
nâng cao nhận thức công đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (cấm khai thác bằng ngu cụ 
cấm, cấm đánh bắt động vật quý hiếm, bảo vệ môi trường...); xây dựng hương ước cộng đồng, 
xây dựng các mô hình cộng đồng ... 
* Vai trò của cộng đồng với phát triển du lịch: 
Với việc phát huy vai trò của cộng đồng thông qua phát triển du lịch cộng đồng sẽ có 
những tác động tích cực bao gồm : 
- Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng biển nơi mà con 
người có sự phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm 
giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn 
tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững; 
- Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp tham 
gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện, 
nước, bưu chính viễn thông, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực để đảm bảo sự công bằng trong 
phát triển du lịch, một trong những nội dung quan trọng của phát triển du lịch bền vững; 
- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu, 
nâng cao trình độ lao động khu vực này. 
- Góp phần tích cực trọng việc phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, 
nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi 
trường du lịch; 
- Tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao lưu kinh tế giữa các vùng 
miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn 
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở 
những vùng còn khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng. 
IV. GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG CHÀI TRÊN VỊNH HẠ LONG 
Quảng Ninh là nơi có nền văn hoá lâu đời và liên tục. Đây là một nền văn hoá có những 
đặc trưng riêng, phân phối tập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền 
với nền văn hoá Hoà Bình- Bắc Sơn nổi tiếng. Cho đến nay, đã làm rõ được một lịch sử văn hoá 
ít nhất 25000 năm cách ngày nay ở Hạ Long- nền văn hoá Soi Nhụ, kế tiếp là văn hoá Cái Bèo- 
gạch nối giữa văn hoá Soi Nhụ và văn hoá Hạ Long. 
Từ đầu thế kỷ 19 người ta đã thấy sự có mặt của ngư dân Giang Võng, Trúc Vong trên 
vịnh Hạ Long mà hậu duệ của họ là những người dân chài sống trên các làng chài nôi Ba Hang, 
Cống Tàu, Vông Viêng, Cửa Vạn ngày. Họ lấy thuyền, bè làm nhà và chọn vịnh làm quê hương. 
Cuộc sống, sinh hoạt, kiếm sôngtrên biển đã tạo ra những nét văn hóa đặc trưng riêng cho 
người dân làng chài trên vịnh Hạ Long. 
Nằm lênh đênh giữa sóng nước của kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những con 
người làng chài đã sống và gắn bó cả cuộc đời mình với biển, vất vả và bấp bênh, nhưng bằng 
tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, họ đã sáng tạo nên những câu hát giao duyên trữ tình và 
truyền lại cho con cháu. Câu hát giao duyên như gửi gắm biết bao tâm tư, tình cảm của người dân 
làng chài. Những cung bậc của cảm xúc, của tình yêu được bộc lộ kín đáo mà duyên dáng, có 
buồn có vui, có giận hờn, ghen tuông Họ hát để được giải tỏa, để trải lòng mình với sóng nước 
mênh mông, hát để kết bạn, kết duyên vợ chồng. Chính vì thế, câu hát giao duyên có ca từ hết sức 
phong phú, là một kho tàng khổng lồ về ca dao, tục ngữ, dân ca và cả phong tục tập quán, lễ hội. 
Hát giao duyên có nhiều hình thức nhưng tiêu biểu là hát đúm, hò biển và hát cưới trên 
thuyền. Mỗi hình thức lại có nét đặc sắc và điểm nhấn riêng. Nhưng dù có hát theo hình thức nào 
đi nữa thì hát giao duyên cũng đã trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo riêng của ngư dân vùng 
vịnh, một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, cưới hỏi. 
Hát giao duyên: Hát Giao duyên của ngư dân làng chài trên Vịnh Hạ Long xưa gần gũi 
với cách hát của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng nhưng mang những nét riêng của địa 
hình biển đảo đặc thù của vùng Quảng Ninh. Hát Giao duyên là lối hát đối đáp giữa các nhóm 
nam nữ thanh niên, còn được gọi là hát Ghẹo, hát Đúm và ngư dân Hạ Long gọi dân dã là hát 
Giai gái. Nội dung, ca từ chủ yếu về thuyền, biển, tôm cá, ca ngợi tình yêu đôi lứa, cảnh đẹp quê 
hương. Mỗi cuộc hát Giai gái thường trải qua các trình tự: hát Chào – hát Tìm - hát Hỏi - hát Gặp 
- hát Giã bạn. Có những cuộc hát kéo dài đến hết đêm nhưng cũng có đôi khi chỉ là đôi ba câu hát 
làmquen khi bất chợt gặp gỡ rồi chia tay vội vàng. 
Hò biển: Còn gọi là hát chèo thuyền, hát chèo đườngmà lời ca cũng chính là các bài 
hát giao duyên đối đáp. Điểm khác biệt của Hò biển với hát Giai gái và hát đám cưới là Hò biển 
luôn bắt đầu với từ “Hò ơ..ơ..!" với âm điệu ngân dài, chậm rãi, mềm mại và sâu lắng, thường 
được ngân lên những khi đang chèo thuyền thả câu, quăng lưới một mình trên quãng đường dài 
hay trong những đêm trăng thanh vắng. Mỗi câu hò ngân lên như để đánh tiếng rằng “có tôi ở 
đây”, để tìm bạn, để chia sẻ cho vơi bớt nỗi cô đơn. 
Hát đám cưới trên thuyền: Hát đám cưới là tục lệ có từ lâu đời ở vùng dân tộc thiểu số 
và cả đồng bào kinh. Song mỗi nơi có cách hát trong đám cưới khác nhau. Sách Đại Nam nhất 
thống chí chép: “Về lễ giá thú thì mỗi nơi một khác”. Có thể nói hát cưới trên thuyền là một “hội 
hát giao duyên”. Ở đây tập trung hầu hết các điệu hát giao duyên vùng biển. Do đắc tính là các 
làng chài nổi trên biển nên “hát đám cưới” của ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long của mang 
những nét đặc trưng riêng. Đám cưới làng chài thường được tổ chức vào ngày rằm (giữa tháng 
Âm lịch) trong mùa cưới từ tháng tám năm trước đến tháng ba năm sau. Những đêm giữa tháng 
trăng sáng, cá ăn tãi dân chài thường nghỉ đánh bắt nhưng lại là những đêm non nước lung linh 
kỳ ảo rất thuận tiện cho một sinh hoạt của cộng đồng - ngày cưới. Nhà trai thường đi đón dâu 
bằng vài ba thuyền lớn. Thuyền nhà gái neo đậu sát nhau, trong đó có một thuyền lớn có bàn thờ 
gia tiên ở trong khoang giữa. Bên ngoài, trên mặt sạp phía mũi thuyền có chăng ba dải lụa thứ tự 
từ phía mũi thuyền về phía khoang giữa: Dải lụa màu xanh tượng trưng ngõ khách; Dải lụa màu 
vàng tượng trưng ngõ treo; Dải lụa màu đỏ tượng trưng ngõ hoa. Ở cửa vào trong khoang giữa 
còn treo một đôi chim bằng bông hoặc đan bằng tren dán giấy (hình chim phượng hoặc chim 
câu). Khi thuyền nhà trai đến đón dâu phải dừng trước thuyền nhà gái và lần lượt hát đáp lại 
những câu hát hỏi của nhà gái cho đến khi cởi được ba dải lụa màu thì mới đón được dâu về. Màn 
hát đối đáp vừa mang tính nghi lễ vừa là phần Hội của đám cưới, không chỉ chúc đôi vợ chồng trẻ 
bách niên giai lão, mừng hai họ có dâu hiền rể thảomà đây còn là dịp để trai gái đôi bên làm 
quen, kết bạn, xóm làng thêm gần gũi, đoàn kết. 
Thuyên buồn nét văn hóa đặc trưng của ngư dân Vịnh Hạ Long: Xưa kia phương tiện 
khai thác thủy sản của ngư dân Giang Võng, Trúc Võng trên vịnh Hạ Long là những chiếc thuyền 
nan. Do ngư trường khai thác hoạt động chủ yếu trong vịnh (không có sóng lớn) nên những chiếc 
thuyền nan của ngư dân Giang Võng, Trúc Võng thường gắn buồn. Hình ảnh những chiếc thuyền 
buồn lướt nhẹ trên sóng, giữa không gian kỳ quan thiên nhiên đã tạo nên một “bức tranh thủy 
mặc” hết sức đẹp, hình ảnh này đã được các nhiếp anh gia người Pháp (đầu thế kỷ 19) ghi lại và 
giới thiệu cùng cộng đồng thế giới từ đó thuyền buồn đã tạo nên nét đặc trng của vịnh Hạ Long. 
Câu hát giao duyên trữ tình, đằm thắm của ngư 
dân vùng chài vịnh Hạ Long 
Thuyên buồn nét văn hóa đặc trưng của ngư 
dân Vịnh Hạ Long 
Nhà bè: Đây là một hình thức ở mới xuất hiện những năm đầu thế kỷ 20, dần thay thế cho 
những con thuyền. Nhà dựng bằng gỗ trên một chiếc bè lớn, được làm nổi bởi các phao xốp hoặc 
phi nhựa, mái nhà lợp tôn hoặc cót ép. Tuy diện tích không lơn (khoảng 20 m2 đến 30m2) nhưng 
nhà bè được bố trí không gian rất hợp lý với 2 gian ở, khu thờ cúng tổ tiên, khu bếp và nhà vệ 
sinh riêng. 
Thời cúng thủy thân: Trước biển cả đầy huyền bí và bất trắc, dân chài Hạ Long tin thờ 
thần biển và gọi giản dị là ông Sông bà Bể. Khi có việc cưới hỏi, tang ma, đi đánh bắt, lúc ốm 
đau họ đều làm lễ cúng thuỷ thần để cầu bình an,may mắn. Các làng chài nổi trên vịnh Hạ 
Long không có đình làng tại nơi sinh sông. Đến ngày hội các làng chài thường tập trung lại tại 
các đình làng xưa kia của cha ông họ (ngư dân Giang Võng – Trúc Võng xưa có đình làng trên 
đất liền) để tổ chức lễ cũng thủy thần với tục rước nước và hội thi bơi chải. 
Bên cạnh những giá trị nêu trên, làng chài trên vịnh Hạ Long còn chứa đứng những giá 
trị khác về văn hóa, tín ngương của các làng chài tại Việt Nam như: 
Nghề cá truyền thống đặc sắc: Việt Nam với nghề các truyền thống lâu đời đã kiến tạo 
ra trên 200 loại ngư cu và nhiều phương thức đánh bắt thủy sản khác nhau. Các ngư cụ và 
phương thức này là bằng chứng cho quá trình sáng tạo trong sản xuất và nét đặc trưng văn hóa 
Việt. 
Tục thờ cúng cá Ông: vị thần che chở, bảo vệ ngư dân; cầu ngư để mong mưa thuận gió 
hòa, bảo vệ ngư dân trên biển, thu hoạch được mùa. Nhiều ngư dân còn tin rằng các vị thần và tổ 
tiên của họ có quyền lực quyết định sự thành bại và hạnh phúc của ngư dân và thành viên gia 
đình họ (Ruddle, 1998). Đây chính là sợi dây vô hình kết nối mọi người ẩn đằng sau những yếu 
tố tâm linh là tình cảm, là cái chung của những người làm nghề sông nước. Tục thờ cá Voi (coi cá 
Voi là thần cứu mạng khi gặp nạn trên biển) đã dẫn đến quy định không đánh bắt cá Voi để làm 
thực phẩm (trong dân gian) do vậy đã gián tiếp góp phần bảo vệ loài cá này không bị tuyệt chủng 
ở Việt Nam, đây là một nét đặc sắc trong văn hóa mà không phải nước nào cũng có. 
V. THẢO LUẬN VỀ HƯỚNG LỒNG GHÉP VĂN HÓA LÀNG CHÀI TRONG PHÁT 
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG 
Mỗi địa phương, mỗi thắng cảnh đều manh trong mình một nét đẹp riêng. Bên cạnh nét 
đép của tự nhiên, cảnh quan, các công trình lịch sử là nét đẹp của văn hóa, truyền thống và 
tổng hòa tạo các nét đẹp đó tạo nên sự độc đáo, cái đặc trưng của từng địa phương, thắng cảnh. 
Nói đến Huế người ta không thể nhắc đền hò Huế, nói đến Bắc Ninh người ta không thể nhắc đến 
dân ca quan họ Bắc Ninh, nói đến Thái Bình người ta không thể nhắc đến chèohình ảnh Làng 
Chài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, không thể thiếu trên vịnh Hạ Long. Làng Chài chứa đứng 
trong nó nhiều giá trị văn hóa vẫn còn chưa được khai thác và phát huy một cách đúng mức. Trên 
cơ sở phân tích hiện trang tài nguyên môi trường, vai trò của cộng đồng và giá trị văn hóa làng 
chài chúng tôi xin được thảo luận mốt số định hướng cơ bản đối với phát triển du lịch sinh thái 
gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa làng chài và phát triển cộng đồng bao gồm: 
– Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù 
có tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch. 
Hiện nay, một trong những hạn chế cơ bản của du lịch Việt Nam là thiếu các sản phẩm du 
lịch đặc thù có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt 
Nam trong giai đoạn tới sẽ ưu tiên khắc phục hạn chế này. Trong trường hợp này, bản thân các di 
sản văn hoá, đặc biệt là các di sản thế giới như vịnh Hạ Long là những tài nguyên du lịch có giá 
trị. Vấn đề là cần có quy hoạch và đầu tư hợp lý để biến những giá trị văn hoá thành sản phẩm du 
lịch có sức cạnh tranh, thu hút khách du lịch. Sự tăng trưởng về khách du lịch đến các điểm di sản 
sẽ đồng nghĩa với việc những giá trị di sản này sẽ càng được phát huy. 
- Phát triển du lịch di sản văn hóa gắn với phát triển cộng đồng. 
Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, trong nhiều trường hợp cộng 
đồng chính là linh hồn, là tâm điểm của di sản. Chính vì vậy phát triển du lịch di sản không thể 
tách rời phát triển cộng đồng ở khu vực di sản và lợi ích có được từ du lịch di sản phải được chia 
sẻ với cộng đồng. Trong trường hợp này, cộng đồng sẽ là nhân tố tích cực góp phần bảo tồn và 
phát huy các giá trị di sản trên quê hương của họ. 
Bên cạnh ý nghĩa trên, phát triển du lịch văn hoá gắn với cộng đồng sẽ còn khai thác được 
những giá trị văn hoá bản địa góp phần làm đa dạng và phong phú hơn sản phẩm du lịch điểm 
đến, làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh du lịch. 
– Phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản phải gắn với phát triển du lịch 
quốc gia và khu vực. 
Để phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản thế giới, hoạt 
động xúc tiến du lịch văn hóa thông qua sự hợp tác với các nước trong khu vực sẽ có ý nghĩa 
quan trọng. Sự hợp tác này trước hết sẽ tạo ra các tuyến du lịch văn hoá có tính liên vùng và khu 
vực như tuyến du lịch di sản miền Trung, tuyến du lịch di sản Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng 
(GMS), tuyến du lịch di sản Hành lang Đông Tây (WEC), v.v. Để các ý tưởng gắn kết du lịch di 
sản văn hoá, cần thiết phải có liên kết phát triển du lịch giữa các vùng du lịch; giữa du lịch Việt 
Nam với các nước trong khu vực thông quan một số chương trình cụ thể. Việc quảng bá và phát 
triển các chương trình này chính là phương thức phát huy có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa ở 
Việt Nam. 
VI. KẾT LUẬN 
Sức hấp dẫn của môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện để phát triển du lịch. 
Các yếu tố này hấp dẫn đặc biệt bởi sự hoang sơ, tính đa dạng sinh học cao, trong lành, không bị 
ô nhiễm... Sự suy giảm của môi trường tất yếu sẽ dẫn tới sự suy giảm về du lịch. Du lịch mạng lại 
giá trị kinh tế cao, tạo ra những tác động tích cực tới môi trường như nâng cao nhận thức về môi 
trường khi hiểu được giá trị của môi trường, tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu 
công nghệ, tuyên truyền, giáo dụcbảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của 
du lịch tới môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với những tác động tích cực mà du lịch mang lại 
nếu như việc phát triển không đúng hướng “phát triển không bền vững”. 
Cộng đồng đóng một vai trò quan trọng trong bảo vệ tài nguyên thiên và phát triển du 
lịch, là nhân tổ Chính – Trực tiếp – Mấu chốt cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. 
Làng chài chứa đựng trong nó nhiều giá trị văn hóa nếu được khai thác một cách đúng 
mức sẽ không chỉ giúp hài hòa lợi cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên mà còn làm tăng 
giá trị của sản phẩm du lịch. 
Đề phát huy được giá trị văn hóa làng chài và tăng cường vai trò của Cộng đồng với phát 
triển du lịch cần: 
Khai thác có hiệu quả các giá trị văn hoá để phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có 
tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch 
Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương từ hoạt động du lịch, theo đó cần có sự hỗ trợ 
vật chất từ thu nhập du lịch để cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để 
cộng đồng được tham gia vào hoạt động dịch vụ du lịch tại các khu di sản. Điều này sẽ góp phần 
hạn chế đáng kể “sức ép” của cộng đồng lên các giá trị di sản đồng thời sẽ khuyến khích họ trở 
thành chủ nhân thực sự đóng góp vào nỗ lực chung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. 
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa 
bản địa để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có được qua việc tham gia vào hoạt 
động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trước hết 
nhận thức này cần được nâng lên ở những người “già làng, trưởng bản”, những người có ảnh 
hưởng rộng rãi trong cộng đồng; 
Tăng cường phổ biến, giải thích các quy định hiện hành về bảo vệ tài nguyên tự nhiên, 
văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những hoạt động này cần được hỗ trợ từ 
ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí trích trực tiếp từ thu nhập du lịch; 
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù của địa phương để đảm bảo một phần từ 
thu nhập du lịch sẽ “quay lại” hỗ trợ cho cộng đồng và cho công tác bảo tồn, phát triển tài nguyên 
môi trường, văn hóa nơi diễn ra hoạt động du lịch với sự tham gia của cộng đồng; 
Xây dựng một số mô hình và cơ chế cụ thể nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho 
sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch như hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất 
ưu đãi, hỗ trợ đào tạo kỹ năng, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh 
dịch vụ du lịch, v.v.; 
Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tăng cường năng 
lực tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch để cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống và qua 
đó hạn chế các tác động của cộng đồng đến tài nguyên, môi trường, góp phần cho phát triển du 
lịch bền vững. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Đinh Xuân Lập, Cao Lê Quyên, Tưởng Phi Lai, Lưu Thế Phương, 2013. Tài liệu kỹ thuật dự 
án “Xây dựng mô hình cộng đồng ngư dân làng cá nổi ở vịnh Hạ Long thích ứng với biến đổi 
khí hậu (VN/MAP-CBA/2010/05)”. Hội nghề cá tỉnh Quảng Ninh, Qũy Môi trường toàn cầu, 
Chương trình tài trợ các dự án nhỏ tại Việt Nam (UNDF-GEP/SGP. 
2. Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Phan Hoành Sơn, Venus Le Nguyen, 2013. Công trình nghiên 
cứu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên làng chài. Kỷ lục Việt Nam 
HDTV.VK.GXLKL No 1425/KLVN/2013 ngày 21/9/2013. 
3. Phạm Ngọc Hùng, 2012. Đề án phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại làng chài Cửa Vạn, 
vịnh Hạ Long. Ban quản lý vịnh Hạ Long. 
4. Hoàng Ngọc Hà, Đào Huy Giáp, David Brown, Vũ Thị Hồng Hạnh, 2008. Ngư dân trên vịnh 
Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 
5. Hoàng Ngọc Hà, Đào Huy Giáp, Nguyễn Đăng Hải, 2008. Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái 
Rạn san hô trên vịnh Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản 
giáo dục. 
6. Ngô Xuân Tường, Hoàng Ngọc Hà, Vũ Duy Anh, 2008. Các loài chim thường gặp ở vịnh Hạ 
Long và Cát Bà. Chương trình giáo dục môi trường ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 
7. Tạ Hòa Phương, Đặng Khắc Vũ, Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Quang Thành, Hoàng Ngọc Hà, 
Don Miller, 2008. Địa chất – địa mạo vịnh Hạ Long. Chương trình giáo dục môi trường 
ECOBOAT, Nhà xuất bản giáo dục. 
8. Kenneth Ruddle. “Traditional community-based coastal marine fisheries management in Viet 
Nam”. Ocean & Coastal Management. Vol. 40, pp. 1-22, 1998. Elsevier Science Limited. 
9. Đinh Văn Hạnh, 2008. Sự phát triển hệ thống tín ngưỡng của người Việt trong quá trình di cư 
về phương Nam nhìn từ tục thờ cúng cá Ông. 
GID=940. 
10. Nguyễn Duy Thiệu, 2003. Các cộng đồng ngư dân thủy cư ở vùng biển Việt Nam. Tạp chí 
nghiên cứu Đông Nam Á, số 6. Hà Nội. 
11. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Ninh phát triển 
Ninh-phat-trien/ 
12. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa và phát triển cộng đồng tại Việt 
Nam 
13. Vương Minh Hoài, 2011, Luận văn thạc sĩ, Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng 
Ninh, Đại học Kinh tế quốc dân. 
14. Giá trị văn hóa của hát cưới trên thuyền của ngư dân làng chài vịnh Hạ Long, 
?maso=24 

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_va_phat_huy_van_hoa_lang_chai_trong_phat_trien_du_li.pdf