Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an

Tóm tắt Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an: ...hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I nói riêng, cần tập trung vào các nội dung: Nhận thức về vai trò và chức năng tự học, kế hoạch tổ chức hoạt động tự học cho học sinh, thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng dạy - tự học, cải tiến việc kiểm tra đánh giá hoạt động...giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học như: ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm kiếm tư liệu .v.v. Đánh giá về việc vận phương pháp dạy học tích cực thì giữa cán bộ quản lý và giáo viên chưa có sự thống nhất khi 80% giáo viên đánh giá việc vận dụng...nh. - GVCN ngoài việc hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng tự học phải luôn nắm chắc tình hình học sinh lớp chủ nhiệm, tình hình học sinh môn mình được giao giảng dạy trên cơ sở đó mới có thể phân loại chính xác được trình độ học sinh để rèn luyện cho học sinh phát triển vững chắc các k...

pdf92 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I - Bộ Công an, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nhà trường với điều kiện thực tế trong thời gian qua. 
Các biện pháp tác động tích cực đến hoạt động tự học, đến giáo viên và học 
sinh - hai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý 
luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, đồng thời kèm theo các điều kiện để 
thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý để đảm bảo 
tính khả thi. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
73 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Hoạt động tự học có phạm vi và nội dung nghiên cứu rất rộng và phong 
phú phù hợp với nhiều đối tượng và nhiều loại hình giáo dục. Để góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục, việc nghiên cứu và tổ chức hoạt động tự học cho học sinh 
THPT ngày càng được quan tâm và cần phải đẩy mạnh các hình thức tổ chức trên 
các đối tượng cụ thể. Hình thành năng lực tự học cho học sinh bậc học này có tầm 
quan trọng đặc biệt, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp cận giáo dục sau phổ 
thông cũng như tăng cường tính tự lập trong cuộc sống. 
1.2. Trường Văn hoá I là trường đặc thù của ngành Công an với nhiệm vụ 
hoàn thiện học vấn THPT cho học sinh người dân tộc thiểu số, đồng thời hướng 
nghiệp theo ngành. Do đó, nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh ý thức say mê, trách 
nhiệm cao trong học tập, có được các phương pháp tự học khoa học, biết cách lập 
kế hoạch tự học, độc lập, sáng tạo trong tư duy là điều rất quan trọng. Yêu cầu quan 
trọng đối với các cán bộ quản lý, các giáo viên của nhà trường là cần nhận thức 
đúng đắn về tự học, cần phải có tư duy đúng và có kế hoạch tổ chức tự học, coi 
quản lý hoạt động tự học là một nội dung trọng tâm của hoạt động quản lý. Đồng 
thời, thực hiện các biện pháp tổ chức tự học một cách đồng bộ và sáng tạo, mục 
tiêu cơ bản là tạo điều kiện, thiết lập môi trường giáo dục để học sinh thực hiện tốt 
nhiệm vụ học tập của mình. 
1.3. Cấu trúc năng lực tự học của học sinh gồm các thành phần tâm lý phức tạp 
song tập trung vào những yếu tố cơ bản về năng lực tự giác cao độ, mức độ nhận thức 
về tính độc lập cao, có khả năng tự mình giải quyết các vấn đề của cuộc sống và 
nhiệm vụ học tập; các yếu tố phẩm chất gồm ý chí nghị lực cao, tự giác, biết lập kế 
hoạch cá nhân và thiết lập các điều kiện để thực hiện. Cơ chế hình thành năng lực tự 
học đòi hỏi phải có định hướng - kích thích tập trung của các nhân tố nhà trường và 
xã hội, tiếp đó là quá trình tiếp nhận tự giác của chủ thể học sinh. Các yếu tố này là 
thành phần quan trọng của cấu trúc nhân cách người chiến sĩ CAND trong tương lai. 
Do vậy, kết quả của quá trình rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo trong học tập cho 
học sinh còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho quá trình đào tạo sau này. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
74 
1.4. Để hoạt động tự học của học sinh nhà trường ngày càng chất lượng, cần phải: 
- Quan tâm đẩy mạnh hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy học. Từng 
bước hình thành và phát triển vững chắc kỹ năng tự học, phương pháp tự học, hình 
thành cho học sinh động cơ, ý thức tốt về tự học để các em có thể học tập tốt trong 
các trường nghiệp vụ. Để hoạt động dạy học hướng tới người học đòi hỏi mỗi giáo 
viên phải là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo. Thông qua đội ngũ giáo viên bộ 
môn cần có biện pháp tổ chức hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp tự học chu 
đáo và chặt chẽ. Muốn làm được điều này, người giáo viên phải là người quan sát, 
hướng dẫn và áp dụng nhiều biện pháp giáo dục khác nhau để giúp đỡ học sinh. 
- Củng cố và nâng cao động cơ nhận thức về hoạt động tự học cho học sinh, có 
kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giỏi chuyên môn, vững vàng 
trong quản lý, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đặc biệt trong tự học, 
tự nghiên cứu. 
- Có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên sử 
dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật dạy học, đầu tư nâng cấp trang thiết bị 
học tập để đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. 
2. Khuyến nghị 
2.1. Đối với Bộ Công an 
- Cần nâng cao các tiêu chuẩn đối với học sinh được cử tuyển vào trường. 
Đảm bảo học sinh được cử tuyển vào trường phải có học lực từ trung bình trở lên, 
hạnh kiểm tốt. 
- Quan tâm đầu tư các dự án hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, các dự án 
đầu tư cần tính toán đến tính hiện đại, đồng bộ đáp ứng với yêu cầu đổi mới của 
giáo dục phổ thông. 
- Hình thành các chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh phù hợp với 
đặc thù các trường Văn hoá: 
+ Chuẩn đánh giá giáo viên phải được xuất phát từ kết quả học tập của học 
sinh nhằm khuyến khích hoạt động dạy học của giáo viên hướng vào học sinh. 
Tránh sự trau truốt cho riêng mình theo sách giáo khoa mà phải tạo điều kiện cho 
học sinh tự học. 
+ Chuẩn đánh giá học sinh phải theo hướng tiếp cận mục tiêu đào tạo, đề cao 
năng lực thực hành vận dụng của học sinh. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
75 
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên 
Giúp đỡ nhà trường trong việc bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để giáo viên 
cập nhật những nội dung kiến thức, phương pháp dạy học mới. 
2.3. Đối với Nhà trường 
- Phải quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh ngay từ đầu 
khoá học và trong suốt năm học nhằm giúp học sinh ý thức rõ nhiệm vụ học tập. 
- Tập huấn cho toàn thể giáo viên về phương pháp dạy - tự học. Quy chế hoá 
yêu cầu đối với giáo viên trong việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học. 
- Nghiên cứu cải tiến quy trình đổi mới phương pháp dạy học gắn lý thuyết với 
thực tiễn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
- Cải tiến chế độ kiểm tra, ra đề kiểm tra, đề thi phải gắn với nội dung tự học. 
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của học sinh phải dưới nhiều hình 
thức khác nhau. Huy động toàn bộ các lực lượng trong nhà trường tham gia quản lý 
hoạt động tự học của học sinh. 
- Đầu tư kinh phí hoàn thiện cơ sở vật chất, các phương tiện thiết bị hỗ trợ cho 
hoạt động tự học. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
76 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh 
trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Bộ GD&ĐT. 
2. Bộ Công an (2007), Quy chế Quản lý Giáo dục học sinh các trường Văn hoá CAND. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THPT. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 40 ban hành quy chế đánh giá 
xếp loại học sinh Trung học. 
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ 
thông dân tộc nội trú. 
6. Nguyễn Gia Cầu (2007), “Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài liệu 
học tập”, tạp chí giáo dục, (số 177). 
7. Phạm Chí Cường (2004), Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên 
trường Cao đẳng kinh tế Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, 
trường Đại học sư phạm Hà Nội. 
8. Phạm Khắc Chương (1997). Jan Amos Komenxki, Ông tổ của nền sư phạm cận 
đại, NXB GD, Hà Nội. 
9. Nguyễn Nghĩa Dân (1998), “Vì năng lực sáng tạo của học sinh”, Tạp chí nghiên 
cứu giáo dục (số 2). 
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng 
khoá VII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCH TW Đảng 
khoá VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
IX, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Kết luận Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành 
Trung ương Đảng khoá IX, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
77 
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
X, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
16. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB chính trị Quốc gia, 
Hà Nội. 
17. Nguyễn Văn Đạo, Tự học là kinh nghiệm suốt đời của mỗi con người. Tự học - 
tự đào tạo tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXB GD, 
Hà Nội. 
18. P. V. Exipop (1997), Những cơ sở lý luận dạy học, NXB GD, Hà Nội . 
19. S.M.Hecbơt (1984), Nghiên cứu hoạt động học tập như thế nào, NXB GD, Hà Nội. 
20. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cố yếu của quản lý, NXB khoa học kỹ 
thuật, Hà Nội. 
21. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, 
NXB GD, Hà Nội. 
22.Trịnh Khắc Hậu (2006), Một số biện pháp quản lý hoạt động tự học của học 
sinh trường THPT nội trú Đồ Sơn, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục. 
23. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, 
Hà Nội. 
24. Bùi Thị Hạnh Lâm (2008), “Đôi nét về tự đánh giá kết quả học tập của học 
sinh”, Tạp chí giáo dục (số 193). 
25. Phan Trọng Luận (1995), Về khái niệm “Học sinh là trung tâm”, Tạp chí 
nghiên cứu giáo dục, (số 2). 
26. Luật Giáo dục (2005), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 
27. A.M.Machiukin (1986), Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy 
học, Tư liệu trường Đại học sư phạm Hà Nội. 
28. Hồ Chí Minh (1957), Bàn về học tập, NXB GD Hà Nội. 
29. Quản Thành Minh (1998), Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học 
của sinh viên Học viện Quân Y, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Hà Nội. 
30. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, NXB GD, Hà Nội 
31. Phan Thị Tố Oanh, Lê Khắc Mỹ Phượng (2003), “Năng lực tự học của học 
sinh THPT ở một số trường tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí giáo dục 
(số 63). 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
78 
32. A. V. Petropxki (1982), Tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, NXB GD, 
Hà Nội. 
33. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo 
dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương. 
34. Phạm Hồng Quang (1993), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi, 
NXB Đại học sư phạm Hà Nội. 
35. N. A.Rubakin (1973), Tự học như thế nào, NXB TN, Hà Nội. 
36. Nguyễn Văn Tám (2008), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở 
trường cao đẳng nghề công nghiệp Việt Bắc - TKV, Luận văn thạc sĩ quản lý 
giáo dục, Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên. 
37. Phạm Thị Thu Thảo (2005), Biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học 
của học sinh THPT ở Quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc 
sĩ Quản lý giáo dục, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục 
38. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Ân, Lịch sử giáo dục Thế giới, NXB GD Hà Nội 
39. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1997), Quá trình 
dạy - Tự học, NXB GD Hà Nội. 
40. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự học - Tự giáo dục - Tự 
nghiên cứu, trường Đại học sư phạm Hà Nội. 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
79 
Phụ lục số 1 
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN 
(Dành cho học sinh) 
Để giúp công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trường Văn hoá I đạt 
kết quả cao, chúng tôi đề nghị em cho biết một số ý kiến của mình về hoạt động tự 
học bằng cách cho điểm, đánh dấu (X) vào các cột hoặc các ô mà em cho là thích 
hợp nhất. 
1. Em nhận thức nhƣ thế nào về vai trò, ý nghĩa của tự học? (Chấm điểm theo 
thang điểm từ 1 đến 10 theo mức độ nhận thức về các vai trò, ý nghĩa của tự học) 
TT Vai trò, ý nghĩa của tự học Điểm 
1 Giúp học sinh hiểu sâu bài 
2 Giúp học sinh củng cố kiến thức 
3 Giúp học sinh mở rộng tri thức 
4 Giúp học sinh hình thành tính kỷ luật tự giác 
5 Giúp học sinh có kết quả cao trong kiểm tra và các kỳ thi 
6 Giúp học sinh có phương pháp học tập tốt 
7 Giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng 
tạo trong học tập 
8 Giúp học sinh rèn luyện được cách học tập, làm việc, tư duy khoa học 
9 Giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách 
10 Giúp học sinh tự biến đổi và tự hoàn thiện nhân cách 
2. Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học sau đây em thực hiện nhƣ 
thế nào? 
TT Các loại kế hoạch tự học 
Lập 
 kế hoạch 
Mức độ thực hiện 
 kế hoạch 
Có Không Tốt Khá TB Yếu 
1 Kế hoạch tự học từng ngày 
2 Kế hoạch tự học từng tuần 
3 Kế hoạch tự học từng tháng 
4 Kế hoạch tự học từng học kỳ 
5 Kế hoạch tự học cả năm học 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
80 
3. Thời gian hàng ngày em dành cho tự học nhƣ thế nào? 
TT Thời gian dành cho tự học 
Mức độ 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Không 
bao giờ 
1 Học vào buổi sáng trước giờ lên lớp 
2 Theo quy định của nhà trường 
3 Học vào lúc đêm khuya 
4 Học khi chuẩn bị kiểm tra và thi 
5 Ngày hôm sau có giờ, có bài liên quan 
4. Khi tự học em thƣờng tiến hành những nội dung nào sau đây? 
a Học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn 
b Học nguyên văn theo sách giáo khoa 
c Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn và học nguyên văn theo 
sách giáo khoa 
d Kết hợp học theo yêu cầu giáo viên hướng dẫn, học nguyên văn theo 
sách giáo khoa và các tài liệu nâng cao, tài liệu tham khảo 
5. Các phƣơng pháp em sử dụng cho tự học? 
a Lập kế hoạch tự học và thực hiện theo kế hoạch tự học 
b Xác định mục tiêu tự học 
c Tự đào sâu suy nghĩ để đạt được mục tiêu 
d Trao đổi cùng nhóm bạn để hoàn thành nhiệm vụ 
e Khi gặp khó khăn hỏi thầy, hỏi bạn để hoàn thành nhiệm vụ 
g Kết hợp các phương pháp ghi nhớ, tư duy, vận dụng để giải quyết 
nhiệm vụ học tập 
h Tất cả các phương pháp trên 
Em hãy cho biết đôi nét về bản thân: 
- Giới tính: Nam Nữ 
- Học sinh lớp: Xếp loại học tập năm học 2008 - 2009: 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
81 
Phụ lục số 2 
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN 
(Dành cho Cán bộ quản lý và giáo viên) 
Để giúp chúng tôi nghiên cứu và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động tự học 
của học sinh trường Văn hoá I. Đề nghị các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của 
mình về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào các cột, các ô phù hợp với ý 
kiến của mình. 
1. Theo đồng chí đối với giáo dục THPT, quản lý hoạt động tự học của học sinh 
có vai trò, ý nghĩa nhƣ thế nào? 
TT Vai trò, ý nghĩa 
Mức độ 
Rất 
 quan trọng 
Tương đối 
quan trọng 
Không 
quan trọng 
1 Hình thành tính kỷ luật tự giác, 
thói quen và nền nếp học tập cho 
học sinh 
2 Giúp học sinh phát huy được 
tính tự giác, tích cực, chủ động, 
sáng tạo trong học tập 
3 Giúp học sinh rèn luyện được 
cách học tập, làm việc, tư duy 
khoa học suốt đời 
4 Hình thành và phát triển nhân 
cách học sinh 
5 Giúp học sinh tự biến đổi và tự 
hoàn thiện nhân cách 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
82 
2. Công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh trong nhà trƣờng hiện nay 
thực hiện ở mức độ nào? 
TT Quản lý hoạt động tự học 
Mức độ 
Thường 
xuyên 
Chưa 
thường 
xuyên 
Chưa 
 thực 
hiện 
1 Quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự 
học cho học sinh 
a Tổ chức cho học sinh tham quan phòng 
truyền thống 
b Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho học 
sinh ngay từ khi nhập học 
c Kích thích hứng thú tự học, đáp ứng nhu 
cầu của học sinh 
d Xây dựng bầu không khí thi đua học tập 
trong học sinh 
2 Quản lý việc hướng dẫn học sinh xây dựng 
kế hoạch tự học 
a Kế hoạch tự học cho từng tuần 
b Kế hoạch tự học cho từng tháng 
c Kế hoạch tự học cho từng học kỳ 
d Kế hoạch tự học cho cả năm học 
e Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học 
3 Quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội 
dung tự học 
a Giới thiệu sách tham khảo, bài tập 
b Giao bài tập thực hành, chuẩn bị nội dung 
thảo luận 
c Tập thiết kế bài học, làm báo cáo thuyết 
trình trên lớp. 
4 Quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp 
tự học 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
83 
a Vận dụng phương pháp dạy học tích cực 
b Hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự học 
(ghi chép, đọc, vận dụng kiến thức, tìm 
kiếm tư liệu .v.v.) 
c Tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận về 
phương pháp học tập bộ môn 
5 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt 
động tự học của học sinh 
a Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao 
b Ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung 
đọc sách, đọc tài liệu 
c Động viên khen thưởng kịp thời 
6 Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết 
bị phục vụ cho hoạt động tự học 
a Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở thư viện 
b Phương tiện học tập, phòng thực hành 
c Phòng chức năng, đồ dùng dạy học 
3. Các biện pháp tổ chức quản lý hoạt động tự học của học sinh nhà trƣờng 
hiện nay? 
a. Thành lập ban chỉ đạo hoạt động tự học 
b. Xây dựng các lực lượng tổ chức, quản lý hoạt động tự học của học sinh 
c. Phân công, phân nhiệm trong quản lý hoạt động tự học của học sinh 
d. Xây dựng chế độ kiểm tra hoạt động tự học của học sinh 
4. Các biện pháp nhà trƣờng chỉ đạo quản lý hoạt động tự học của học sinh 
hiện nay? 
a. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học, xác định môi trường tự học 
b. Xây dựng nền nếp tự học 
c. Bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh 
d. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tự học của học sinh 
e. Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để học sinh tự học 
g. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy vai trò tự học của học sinh 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
84 
5. Để tăng cƣờng hiệu quả hoạt động tự học của học sinh, đồng chí đã tiến 
hành các biện pháp quản lý nào sau đây? 
a. Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động tự học của học sinh 
b. Xây dựng các lực lượng kiểm tra 
c. Tiến hành kiểm tra thường xuyên 
d. Tiến hành kiểm tra theo định kỳ 
e. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên về quản lý hoạt động 
tự học của học sinh 
g. Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra 
h. Hình thành tổ chức tự quản tự kiểm tra 
6. Đồng chí đánh giá nhƣ thế nào về hoạt động tự học của học sinh trƣờng ta? 
TT Đánh giá về hoạt động tự học Tốt Khá TB Yếu 
1 Nền nếp tự học 
2 Phương pháp tự học 
3 Kết quả tự học qua bài kiểm tra thường xuyên 
4 Năng lực thực hành, vận dụng 
7. Trong quản lý hoạt động tự học của học sinh, đồng chí thƣờng gặp phải 
những khó khăn nào sau đây? 
a. Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác quản lý 
b. Ý thức, động cơ học tập của học sinh chưa cao 
c. Cơ sở vật chất còn thiếu 
d. Năng lực quản lý còn hạn chế 
e. Thời gian dành cho hoạt động quản lý tương đối nhiều 
g. Chưa có phần mềm hỗ trợ cho quản lý hoạt động tự học 
Khó khăn khác: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
8. Kết quả học tập của học sinh so với mặt bằng chung tỉnh Thái Nguyên? 
Cao hơn Ngang bằng Thấp hơn 
9. Đồng chí vui lòng cho biết đôi nét về bản thân: 
- Nam Nữ 
- Thâm niên công tác: 1- 5 năm 6- 10 năm trên 10 năm 
- Chức vụ hiện nay: BGH LĐB, P TTCM GVCN 
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Đại học, cao đẳng 
Xin chân thành cảm ơn đồng chí! 
 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  
85 
Phụ lục số 3 
PHIẾU KHẢO NGHIỆM 
 Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý 
hoạt động tự học của học sinh trƣờng Văn hoá I - Bộ Công an 
Bằng lý luận và thực tiễn nghiên cứu hoạt động tự học chúng tôi đề xuất các 
biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động tự học của học sinh trường Văn 
hoá I - Bộ Công an. Đề nghị các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức 
độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất bằng cách đánh 
dấu (X) vào các cột phù hợp với ý kiến của mình. 
TT Các biện pháp 
Mức độ cần thiết Tính khả thi 
Rất 
cần 
thiết 
Cần 
thiết 
Không 
cần 
thiết 
Rất 
khả 
thi 
Khả 
thi 
Không 
khả 
thi 
1 
Giáo dục động cơ tự học 
cho học sinh gắn liền với 
nội quy kỷ luật của ngành 
Công an. 
2 
Tập huấn cho giáo viên 
hướng dẫn học sinh kỹ 
năng, phương pháp tự học 
3 
Tăng cường quản lý đổi 
mới phương pháp dạy học 
trên lớp của giáo viên 
4 
Hoàn thiện các điều kiện 
cơ sở vật chất, phương tiện 
thiết bị, tăng cường quản lý 
và sử dụng có hiệu quả cho 
tự học 
5 
Đổi mới hình thức kiểm tra 
đánh giá hoạt động tự học 
của học sinh 
Xin chân thành cảm ơn đồng chí! 

File đính kèm:

  • pdfcac_bien_phap_quan_ly_hoat_dong_tu_hoc_cua_hoc_sinh_truong_v.pdf
Ebook liên quan