Cách tiếp cận của Eisenhower

Tóm tắt Cách tiếp cận của Eisenhower: ...n - nhà xã hội học David Riesman đã gọi xã hội mới này là một xã hội bị ảnh hưởng bên ngoài chi phối, mà đặc trưng của nó là tính tuân theo chuẩn mực, nhưng đồng thời cũng có tính bình ổn. Truyền hình, vẫn còn có ít các chương trình để lựa chọn, cũng đã đóng góp vào xu hướng đồng hóa văn hóa n...ủa anh khi biểu diễn. Nhưng một vài năm sau, các buổi biểu diễn của anh đã phần nào ít gây sốc hơn cùng với sự ra đời của những ca sỹ và ban nhạc sau đó, như ban nhạc Rolling Stones của Anh. Tương tự, trong thập niên 50, các họa sỹ như Jackson Pollock đã loại bỏ giá vẽ và xếp đặt các toan vẽ t...hi đấu của những cầu thủ da đen khác trở nên dễ dàng hơn. Những cầu thủ này bắt đầu rời khỏi các đội bóng chày của người da đen mà trước kia, họ buộc phải thi đấu ở đó. Các quan chức chính phủ và nhiều người Mỹ khác đã phát hiện thấy mối quan hệ giữa các vấn đề chủng tộc và các vấn đề chính...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách tiếp cận của Eisenhower, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH TIẾP CẬN CỦA EISENHOWER 
 Khi kế nhiệm Truman, Dwight Eisenhower đã đồng ý về căn bản với khung 
trách nhiệm của Chính phủ do Chính sách kinh tế mới xác lập nên, nhưng ông cố 
gắng giữ một giới hạn nhất định đối với các chương trình và các khoản chi tiêu. 
Ông gọi đó là Chủ nghĩa bảo thủ năng động hay là Chủ nghĩa cộng hòa cấp tiến. 
Có nghĩa là, theo ông giải thích, các chương trình này mang tính bảo thủ khi nó 
liên quan tới tiền bạc, mang tính tự do khi nó liên quan tới con người. Có những 
chỉ trích cho rằng Eisenhower đã mạnh mẽ lên tiếng khuyến nghị xây dựng thật 
nhiều trường học... nhưng lại không chịu bỏ tiền ra. 
 Ưu tiên thứ nhất của Eisenhower là làm cân bằng ngân sách sau nhiều năm thâm 
hụt. Ông muốn cắt giảm chi tiêu, cắt giảm thuế và duy trì giá trị của đồng đô-la. 
Đảng Cộng hòa tỏ ra sẵn sàng liều lĩnh phó mặc nạn thất nghiệp để kiểm soát được 
nạn lạm phát. Do không muốn kích thích phát triển kinh tế quá mức, cho nên họ đã 
phải chứng kiến nước Mỹ ba lần đã phải trải qua suy thoái trong vòng tám năm 
dưới thời Eisenhower, nhưng không đợt suy thoái nào xảy ra quá trầm trọng. 
 Trong những lĩnh vực khác, Chính phủ Liên bang đã trao quyền kiểm soát các 
khu khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Chính quyền Liên bang cho các bang. Chính 
phủ cũng ủng hộ việc phát triển các công ty năng lượng tư nhân chứ không bắt 
buộc phải theo quan điểm công cộng mà phái Dân chủ đã đề xướng. Nói chung, 
thiên hướng của Chính phủ là ủng hộ giới doanh nghiệp. 
 So với Truman, Eisenhower chỉ có một chương trình quốc nội khiêm tốn. Mỗi 
khi ông hăng hái vận động xây dựng một đạo luật mới, thì dường như điều đó lại 
làm cho tính kế thừa của Chính sách kinh tế mới giảm đi đôi chút - chẳng hạn như 
vấn đề giảm trợ cấp nông nghiệp hay vấn đề hạn chế phần nào hoạt động của các 
nghiệp đoàn. Việc ông không thúc đẩy những thay đổi căn bản theo một hướng cụ 
thể nào đã tương thích với tinh thần của những năm 50 giàu có. Ông là một trong 
số rất ít những vị tổng thống Mỹ vẫn còn được lòng dân khi chấm dứt nhiệm kỳ 
của mình. 
 VĂN HÓA MỸ THẬP NIÊN 1950 
 Trong suốt thập niên 1950, nhiều sự kiện văn hóa đã chứng tỏ rằng tư tưởng 
đồng nhất đã thâm nhập khắp xã hội Mỹ. Tính tuân theo chuẩn mực là rất phổ 
biến. Mặc dù cả nam giới lẫn phụ nữ đều buộc phải theo những mô thức nghề 
nghiệp trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhưng khi chiến tranh kết thúc, thì vai 
trò truyền thống liền được phục hồi. Đàn ông là chủ gia đình, còn phụ nữ thì coi vị 
trí thích hợp nhất của mình là tề gia nội trợ, thậm chí cả khi họ là người làm công 
ăn lương. Trong cuốn sách gây ảnh hưởng mạnh của mình - cuốn Đám đông cô 
đơn - nhà xã hội học David Riesman đã gọi xã hội mới này là một xã hội bị ảnh 
hưởng bên ngoài chi phối, mà đặc trưng của nó là tính tuân theo chuẩn mực, 
nhưng đồng thời cũng có tính bình ổn. Truyền hình, vẫn còn có ít các chương trình 
để lựa chọn, cũng đã đóng góp vào xu hướng đồng hóa văn hóa này thông qua việc 
cung cấp cho thanh niên và người già những khuôn mẫu xã hội chung dễ được 
chấp nhận. 
 Nhưng không phải tất cả những người Mỹ đều thích ứng với những chuẩn mực 
văn hóa này. Nhiều nhà văn, những thành viên của Thế hệ lập dị đã phản kháng 
những giá trị quy ước, thách thức các tôn ti trật tự đang được tôn trọng và do đó 
gây ra một cú sốc về văn hóa. Nhấn mạnh vào tính tự phát và tâm linh, họ thích 
dùng trực giác hơn là lý trí, thuyết thần bí phương ông hơn là tôn giáo kinh viện 
của phương Tây. 
 Các tác phẩm văn chương của họ đã diễn tả cảm xúc về sự cách biệt và nhu cầu 
được công nhận bản thân. Jack Keronac đã đánh máy cuốn tiểu thuyết ăn khách 
nhất của ông, cuốn Trên đường, trên một băng giấy dài 75 mét. Bằng thủ pháp bỏ 
dấu chấm câu và không tuân theo quy tắc chung về cấu trúc đoạn văn, cuốn sách 
ca ngợi cuộc sống tự do. Nhà thơ Allen Ginsberg cũng trở nên nổi tiếng nhờ bài 
thơ Tiếng gào rú - một tác phẩm phê phán cay độc nền văn minh hiện đại được cơ 
khí hóa. Khi cảnh sát buộc tội tác phẩm này là suy đồi và tịch thu các bản in đã 
phát hành, Ginsberg đã đối chất thành công tại tòa án. 
 Các nhạc sỹ và các họa sỹ cũng nổi loạn. Ca sỹ Elvis Presley, bang Tennessee là 
người da trắng thành công nhất trong việc phổ biến thứ âm nhạc Mỹ gốc Phi đầy 
cảm xúc và rộn ràng với tên gọi nhạc Rock and Roll. Trước hết, ca sỹ này đã làm 
tầng lớp trung lưu Mỹ sửng sốt với kiểu tóc đuôi vịt và cách đánh hông uốn lượn 
của anh khi biểu diễn. Nhưng một vài năm sau, các buổi biểu diễn của anh đã phần 
nào ít gây sốc hơn cùng với sự ra đời của những ca sỹ và ban nhạc sau đó, như ban 
nhạc Rolling Stones của Anh. Tương tự, trong thập niên 50, các họa sỹ như 
Jackson Pollock đã loại bỏ giá vẽ và xếp đặt các toan vẽ trên sàn, sau đó dùng sơn 
dầu, cát và những chất liệu khác để tạo thành những vệt màu hoang dại mãnh liệt. 
Tất cả những họa sỹ và những nhà văn, nhà thơ đó, cho dù họ dùng phương tiện 
nào đi chăng nữa, thì đều đã đưa ra những mô hình mới cho một cuộc cách mạng 
xã hội rộng rãi và có ảnh hưởng sâu sắc của thập niên 1960. 
 NHỮNG CĂN NGUYÊN CỦA PHONG TRÀO ĐÒI QUYỀN CÔNG DÂN 
 Những năm sau chiến tranh, người Mỹ gốc Phi đã trở thành vấn đề ngày càng 
căng thẳng. Trong chiến tranh, họ đã đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc trong việc 
thực hiện nghĩa vụ quân sự, tuyển dụng lao động, và họ đã đạt được những thành 
quả nhất định. Hàng triệu người Mỹ da đen đã rời bỏ các nông trại miền Nam lên 
các thành phố miền Bắc nơi họ hy vọng sẽ tìm được công ăn việc làm tốt hơn. 
Thay vì những gì mơ ước, họ chỉ tìm được một chỗ ở chật chội, chen chúc trong 
các khu nhà ổ chuột tại các đô thị. Giờ đây các quân nhân người Mỹ da đen đã trở 
về quê nhà, và nhiều người trong số họ kiên quyết không chấp nhận thân phận 
công dân hạng hai của mình. 
 Jackie Robinson đã khuấy động vấn đề chủng tộc vào năm 1947, khi anh phá vỡ 
ranh giới màu da trong bóng chày và bắt đầu chơi cho các giải đấu bóng chày lớn 
hơn. Khi là thành viên của đội bóng Brooklyn Dodgers, anh thường phải đối mặt 
với những rắc rối do đối thủ cũng như các cầu thủ cùng đội gây ra. Những mùa thi 
đấu đầu tiên xuất sắc đã dẫn tới việc người ta phải thừa nhận tài năng của anh và 
khiến sự nghiệp thi đấu của những cầu thủ da đen khác trở nên dễ dàng hơn. 
Những cầu thủ này bắt đầu rời khỏi các đội bóng chày của người da đen mà trước 
kia, họ buộc phải thi đấu ở đó. 
 Các quan chức chính phủ và nhiều người Mỹ khác đã phát hiện thấy mối quan 
hệ giữa các vấn đề chủng tộc và các vấn đề chính trị trong Chiến tranh Lạnh. Với 
tư cách là người lãnh đạo thế giới tự do, Hoa Kỳ đã cố gắng tìm kiếm sự ủng hộ 
của châu Phi và châu Á. Nạn phân biệt chủng tộc trong chính nước Mỹ đã làm cản 
trở những nỗ lực lôi kéo đồng minh ở những khu vực khác trên thế giới. 
 Harry Truman đã ủng hộ phong trào đòi quyền công dân đầu tiên. Cá nhân ông 
tin vào quyền bình đẳng về chính trị, tuy ông không tin vào quyền bình đẳng xã 
hội, và ông đã công nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của cử tri người Mỹ gốc 
Phi ở các đô thị. Năm 1946, khi được thông báo về những vụ hành hình không hề 
xét xử của đám người phân biệt chủng tộc da trắng đối với người da đen và những 
hình thức bạo lực chống lại người da đen ở miền Nam, ông đã yêu cầu ủy ban 
Quyền Công dân có nhiệm vụ điều tra sự kỳ thị chủng tộc và tôn giáo. Bản báo 
cáo có nhan đề là Để đảm bảo những quyền con người này, được công bố vào năm 
sau đó, đã minh chứng rõ ràng địa vị hạng hai của người da đen trong đời sống xã 
hội Mỹ và đã khuyến nghị rất nhiều biện pháp mà Chính phủ Liên bang cần thực 
hiện nhằm bảo đảm những quyền vốn được dành cho tất cả công dân. 
 Truman đã phản ứng bằng việc gửi tới Quốc hội một chương trình 10 điểm về 
quyền công dân. Các thành viên thuộc Đảng Dân chủ miền Nam trong Quốc hội 
đã cản trở việc thông qua chương trình này. Một số người giận dữ nhất, đứng đầu 
là Strom Thurmond, Thống đốc bang Nam Carolina, đã thành lập nên Đảng Bang 
quyền năm 1948 để phản đối Tổng thống. Truman đã cho ban hành một sắc luật 
cấm kỳ thị chủng tộc trong việc tuyển dụng nhân viên cho các cơ quan Liên bang, 
ra lệnh đối xử bình đẳng trong các lực lượng vũ trang và yêu cầu một ủy ban có 
nhiệm vụ chấm dứt nạn chia rẽ sắc tộc trong quân đội. Cuối cùng, nạn phân biệt 
chủng tộc trong quân đội cũng đã chấm dứt vào thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên. 
 Trong những năm 1950, người Mỹ da đen ở miền Nam được hưởng rất ít (nếu 
không nói là không được hưởng) quyền công dân và quyền chính trị. Nhìn chung, 
họ không có quyền bầu cử. Những người cố gắng ghi tên vào danh sách cử tri đều 
có thể bị đánh đập, mất việc làm, mất tín nhiệm hoặc bị trục xuất ra khỏi nơi cư 
trú. Các cuộc hành hình không xét xử vẫn tiếp diễn. Các luật Jim Crow đã thực 
hiện sự chia rẽ sắc tộc trên ôtô, tàu hoả, khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, những cơ 
sở giải trí và trong công ăn việc làm. 

File đính kèm:

  • pdfcach_tiep_can_cua_eisenhower.pdf