Lịch sử đất nước Lào

Tóm tắt Lịch sử đất nước Lào: ...ó tới cỗ máy chiến tranh kinh khủng của ông. Đất nước Vạn Tượng trải dài từ biên giới phía bắc với Trung Quốc tới Sambor phía dưới các thác ghềnh của sông Mê Kông tại khu vực đảo Khong và từ phía đông là biên giới với Đại Việt tới các dốc đứng phía tây của cao nguyên Khorat. Khi đó, nó đã từ... tiếp theo của Vạn Tượng (Lào) đều đóng vai trò vua của quốc gia chư hầu cho vương quốc Ayutthaya. Vương quốc do người Lào, người Thái và một số bộ lạc miền đồi núi khác dựng lên, đã tồn tại trong vùng ranh giới này trong vòng khoảng 300 năm nữa và trong một khoảng thời gian ngắn thậm chí ...Pathet Lào nhằm giành độc lập cho Lào. Lào hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những người cộng sản Việt Nam đánh bại và sau Hội nghị Genève năm 1954. Các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 1955, và chính phủ liên hiệp đầu tiên, do Hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo được thành lập năm 1957. Chí...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Lịch sử đất nước Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC LÀO 
Thời kỳ đầu 
Lịch sử Lào thông thường có thể truy nguyên nguồn gốc từ khi Fa Ngum 
thành lập vương quốc Lan Xang năm 1353, trải qua các thời kỳ phong 
kiến, chư hầu và thuộc địa của Xiêm, Pháp, Nhật, và độc lập ngày nay. 
Người Lào, nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một 
nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Thái, những người mà cho 
tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây 
nam Trung Quốc. Từ Nam Chiếu, người Thái đã di cư dần dần về phía 
nam, vào sâu trong bán đảo Trung Ấn; sự di cư của họ đã được đẩy 
mạnh vào thế kỉ 13 khi quân Nguyên Mông của hoàng đế Hốt Tất Liệt 
xâm chiếm miền Nam Trung Hoa. Cùng với các dân tộc Thái khác, 
người Lào đã dần dần chiếm lĩnh địa bàn của các bộ lạc thổ dân bản địa 
(thường được gọi chung là người Kha, nghĩa là "nô lệ") đã sống từ thế kỉ 
5 tại nơi mà nay là nước Lào, dưới quyền cai trị của đế quốc Khmer. 
Trong các thế kỉ 12 và 13, người Thái thiết lập lãnh địa Muong Swa (sau 
là Luang Prabang), do các lãnh đạo người Thái cai trị. 
Từ khi Fa Ngum dựng nước, những người kế tục ông, đặc biệt là vua 
Photisarath ở thế kỷ 16 đã giúp đưa Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn 
giáo chính trong nước. Trong thế kỷ 17, Lang Xang rơi vào giai đoạn 
suy tàn và tới cuối thế kỷ 18, nước Xiêm (Thái Lan hiện nay) đã thiết lập 
được quyền kiểm soát lên toàn bộ nước Lào ngày nay. Lãnh thổ bị chia 
thành ba quốc gia phụ thuộc lẫn nhau với quốc gia lớn nhất Luang 
Prabang ở phía bắc, Vientiane ở trung tâm, và Champasak ở phía nam. 
Vùng Vientiane Lào đứng lên khởi nghĩa năm 1828 nhưng bị dẹp tan, và 
vùng này bị sáp nhập vào Xiêm. Sau khi chiếm Việt Nam, người Pháp 
đưa Lào vào trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp thông qua các 
hiệp ước với nước Xiêm năm 1893 và 1904. 
Vương quốc Lan Xang 
Các nghĩa khác của Vạn Tượng, xem Vạn Tượng (định hướng). Vương 
quốc của người Lào Vạn Tượng, hiện nay một số sách báo viết là Lan 
Xang, Lan Ch'ang (tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: lâansâang, 
tiếng Trung: 南掌 - Nam Chưởng hay 萬象 - Vạn Tượng) nghĩa là “đất 
nước triệu voi”, được Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri 
Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara 
(tức vua Phà Ngùm) thành lập năm 1354. 
Phải sống lưu vong từ khi còn nhỏ sang Đế quốc Khmer, hoàng tử Lào 
từ Xieng Dong Xieng Thong (tên chính thức là Muang Sua sau khi Lào 
chiếm được nó từ đế quốc Khmer) cuối cùng đã kết hôn với một trong 
các công chúa của vua Khmer. Năm 1349 bắt đầu từ Angkor với việc chỉ 
huy của đội quân 10.000 lính, Phà Ngùm đã tổ chức các lãnh địa mà ông 
chiếm được thành các mường (tương tự như tỉnh ngày nay) và giành lại 
Xieng Dong Xieng Thong từ tay bố và anh trai. Phà Ngùm được tôn lên 
làm vua của Vạn Tượng tại Viêng Chăn, nơi ông đã giành được chiến 
thắng (trận Phay Nam) vào tháng 6 năm 1354. Vạn Tượng, theo nghĩa 
đen là "triệu voi", một cách nói bóng gió tới cỗ máy chiến tranh kinh 
khủng của ông. Đất nước Vạn Tượng trải dài từ biên giới phía bắc với 
Trung Quốc tới Sambor phía dưới các thác ghềnh của sông Mê Kông tại 
khu vực đảo Khong và từ phía đông là biên giới với Đại Việt tới các dốc 
đứng phía tây của cao nguyên Khorat. Khi đó, nó đã từng là một trong 
các quốc gia quốc gia lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á. Muang Sua là 
vương quốc đầu tiên được các bộ lạc người Lào/Thái thành lập và chiếm 
đóng từ lãnh thổ của đế quốc Khmer. 
Những năm đầu trong thời gian trị vì của Phà Ngùm tại kinh đô Xieng 
Dong Xieng Thong đã không có biến cố gì. Tuy nhiên, sáu năm tiếp theo 
(từ 1362 tới 1368), lại là khoảng thời gian bất ổn do mâu thuẫn tôn giáo 
giữa nhánh Lạt ma giáo trong Phật giáo mà Phà Ngùm theo với Phật 
giáo Tiểu thừa (Theravada) truyền thống của khu vực. Ông đã trấn áp 
khốc liệt sự ủng hộ trong giới bình dân với những ý định chống lại người 
Mông Cổ và cho phá hủy nhiều chùa chiền. Năm 1368, người vợ gốc 
Khmer của Phà Ngùm chết. Sau đó ông cưới con gái của vua Ayutthaya, 
người dường như đã có ảnh hưởng tới các cố gắng kiến lập hòa bình. Ví 
dụ, bà là người ra lệnh chào đón phái bộ tôn giáo và nghệ sĩ đã mang 
một bức tượng Phật là Phra Bang tới đây, mà theo tên gọi của nó kinh đô 
của vương quốc được đổi tên. Bức tượng Phật này cũng đã trở thành vật 
hộ mệnh cho vương quốc. Tuy nhiên, sự oán hận trong dân chúng vẫn 
tiếp tục diễn ra và năm 1373 Phà Ngùm phải rút về Muang Nan (nay 
thuộc tỉnh Nan của Thái Lan). Con trai của ông, Oun Heuan, người phải 
sống lưu vong tại miền nam Vân Nam, đã quay trở lại để làm nhiếp 
chính cho đế quốc mà Phà Ngùm đã tạo ra. Oun Heuan chính thức lên 
ngôi (tức vua Samsenethai – nghĩa là 300.000 người Thái) năm 1393 khi 
Phà Ngùm chết, đánh dấu sự kết thúc vai trò chúa tế của người Mông Cổ 
tại khu vực thung lũng trung lưu sông Mê Kông. Các ghi chép lịch sử 
của người Thái cho thấy Samsenthai và toàn bộ các vị vua tiếp theo của 
Vạn Tượng (Lào) đều đóng vai trò vua của quốc gia chư hầu cho vương 
quốc Ayutthaya. 
Vương quốc do người Lào, người Thái và một số bộ lạc miền đồi núi 
khác dựng lên, đã tồn tại trong vùng ranh giới này trong vòng khoảng 
300 năm nữa và trong một khoảng thời gian ngắn thậm chí còn mở rộng 
thêm được về phía tây bắc. Các hậu duệ của Phà Ngùm còn tại vị trên 
ngai vàng tại Muang Sua, đổi tên nó thành Luang Phrabang, trong gần 
600 năm sau khi ông chết, duy trì sự độc lập của Vạn Tượng cho tới cuối 
thế kỷ 17 thông qua một mạng lưới phức tạp các mối quan hệ chư hầu 
với các công quốc nhỏ hơn. Vào cùng khoảng thời gian này, các vị vua 
của Vạn Tượng cũng phải chiến đấu để đẩy lui các cuộc xâm lấn từ phía 
Đại Việt (1478-1479), Xiêm La (1536), và Myanmar (1571-1621). 
Thời kỳ chia cắt và bị phụ thuộc 
Năm 1694, Vạn Tượng rơi vào cảnh tranh giành ngai vàng, và kết quả là 
nó đã chính thức chấm dứt khi bị phân chia thành ba vương quốc nhỏ - 
Luang Phrabang ở miền bắc, Viêng Chăn ở trung tâm và Champasak ở 
phía nam vào năm 1707. Khu vực tỉnh Houaphan có địa vị bán độc lập 
và tự trị do kết quả của cuộc sáp nhập bởi quân đội Đại Việt cuối thế kỷ 
15, đây cũng là sự khởi đầu cho quan hệ triều cống cho các triều đại tại 
Việt Nam sau này. 
Từ giữa thế kỷ 18, các vương quốc lần lượt bị Xiêm xâm chiếm và trở 
thành các chư hầu của vương quốc Xiêm, người Pháp thành lập Liên 
bang Đông Dương năm 1887 gồm Việt Nam và Campuchia đã gây áp 
lực với Xiêm và thu hồi lại các tiểu vương quốc trên thành lập vương 
quốc AiLao và đưa Ai Lao vào Liên bang Đông Dương năm 1893. 
Giai đoạn từ 1945 
Trong Thế chiến thứ hai, người Nhật chiếm Đông Dương. Khi Nhật đầu 
hàng, những người quốc gia Lào tuyên bố độc lập, nhưng tới đầu năm 
1946, quân Pháp tái chiếm nước này và chỉ trao cho họ một số quyền tự 
trị hạn chế. Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Đảng cộng sản 
Đông Dương đã lập ra tổ chức kháng chiến Pathet Lào nhằm giành độc 
lập cho Lào. Lào hoàn toàn độc lập sau khi Pháp bị những người cộng 
sản Việt Nam đánh bại và sau Hội nghị Genève năm 1954. 
Các cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 1955, và chính phủ liên hiệp đầu 
tiên, do Hoàng tử Souvanna Phouma lãnh đạo được thành lập năm 1957. 
Chính phủ liên hiệp sụp đổ năm 1958 vì sức ép của Hoa Kỳ. Năm 1960 
các đơn vị quân đội thực hiện một cuộc đảo chính yêu cầu cải cách và 
một chính phủ trung lập. Chính phủ liên hiệp thứ hai ra đời, và lại do 
Souvanna Phouma lãnh đạo, nhưng chính phủ này không giữ được 
quyền lực. Những lực lượng cánh hữu dưới quyền của tướng Phoumi 
Nosavan loại bỏ những người trung dung ra khỏi chính phủ cùng trong 
năm đó. 
Một hội nghị Genève lần thứ hai được tổ chức năm 1961-62, quy định 
tính độc lập và trung lập của nước Lào, nhưng thoả thuận này lại bị cả 
Hoa Kỳ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phá vỡ và chiến tranh lại 
nhanh chóng diễn ra. Lào bị kéo vào Chiến tranh Đông Dương lần hai 
(1954-1975). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng vùng cán xoong của 
Lào làm đường vận chuyển hậu cần và chuyển quân từ miền Bắc Việt 
Nam vào miền Nam. Để chống lại nỗ lực này, Hoa Kỳ thành lập lực 
lượng của tướng Vàng Pao với mục đích quấy phá các cơ sở và lực 
lượng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đặt tại Lào. Xung đột cũng 
diễn ra giữa Quân đội quốc gia Lào và lực lượng Pathet Lào với hậu 
thuẫn là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong gần một thập kỷ, phần 
đông nam Lào là nơi phải chịu nhiều trận ném bom dữ dội nhất trong 
lịch sử chiến tranh [cần dẫn nguồn], khi Hoa Kỳ tìm cách phá huỷ đường 
mòn Hồ Chí Minh chạy xuyên nước Lào. Khu vực này của Lào cũng 
nhiều lần bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa xâm lấn (ví dụ Chiến dịch 
Lam Sơn 719) và các đội thám báo Mỹ thâm nhập với mục đích phá hoại 
tuyến đường hậu cần trên. 
Một thời gian ngắn sau Hiệp định hoà bình Paris dẫn tới sự rút quân của 
Mỹ khỏi Việt Nam, một cuộc ngừng bắn diễn ra giữa Pathet Lào và 
chính phủ dẫn tới việc thành lập một chính phủ liên minh mới. Tuy 
nhiên, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà không thực sự rút quân khỏi Lào 
và Pathet Lào vẫn là một đội quân phụ thuộc vào Việt Nam Dân Chủ 
Cộng Hoà. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Pathet Lào với sự hỗ trợ 
của Việt Nam đã có thể chiếm toàn bộ quyền lực mà chỉ gặp phải một sự 
chống đối ít ỏi. Ngày 2 tháng 12 năm 1975, nhà vua buộc phải thoái vị 
và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được thành lập. 
Chính phủ cộng sản mới do Kaysone Phomvihane lãnh đạo áp đặt nền 
kinh tế tập trung hoá và đưa nhiều thành viên của chính phủ và quân đội 
trước đây vào các "trại cải tạo", trong số đó có nhiều người Hmong. Các 
chính sách của chính phủ đã khiến 10% dân số phải bỏ nước ra đi. Lào 
phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Liên Xô thông qua Việt Nam cho tới 
khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong thập kỷ 1990 đảng cộng sản 
Lào chấm dứt quản lý kinh tế tập trung hoá nhưng vẫn nắm độc quyền 
về chính trị. 

File đính kèm:

  • pdflich_su_dat_nuoc_lao.pdf