Câu hỏi ôn tập môn Trắc địa - Học kỳ I

Tóm tắt Câu hỏi ôn tập môn Trắc địa - Học kỳ I: ...c phân mảnh và ghi số hiệu cho các tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000? b). Nguyên tắc phân mảnh và ghi số hiệu các tờ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn? c). Địa vật là gì? Cách biểu diễn địa vật? Câu 5: Địa hình là gì? Các phương pháp biểu thị địa hình? Tại sao ngày nay người ta sử dụng phương pháp đường đồng ...các đặc điểm? Câu 3: Trong đo đạc cùng độ chính xác, có những tiêu chuẩn nào đánh giá độ chính xác kết quả đo? Công thức tính sai số trung phương của Gauss và Bessel có điểm nào giống và khác nhau? Câu 4: Thành lập công thức tính sai số trung phương của hàm số các kết quả đo độc lập? Câu 5: Tạ...o đọc số gây ra) Câu 6: Trình bày cách đo góc bằng theo phương pháp toàn vòng? Phạm vi ứng dụng? Câu 7: Các sai số ảnh hưởng đến góc bằng? Biện pháp hạn chế? Câu 8: Cách xác định M0 và góc nghiêng tại mỗi trạm đo? Câu 9: Dùng máy kinh vĩ Theo020 đặt tại A, đo góc đứng cạnh AB được số liệu sa...

doc30 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Trắc địa - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRẮC ĐỊA
HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2010 - 2011
CHƯƠNG 1:
	Câu 1: Đinh nghĩa mặt thủy chuẩn, ở Việt Nam mặt thủy chuẩn chọn gốc ở đâu? Tại sao trong xây dựng người ta hay dung mặt thủy chuẩn quy ước?
	Câu 2: Thế nào là độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, chênh cao?
	Câu 3: Ảnh hưởng độ cong trái đất đến các yếu tố đo đạc cơ bản như thế nào? Người ta có thể hạn chế được ảnh hưởng độ cong trái đất đến kết quả đo hay không?
	Câu 4: Điểm A có tọa độ địa lý như sau:
Nêu ý nghĩa của các chữ và số.
	Câu 5: Nội dung và phương pháp chiếu Gauss? Hệ tọa độ phẳng vuông góc Gauss được biểu diễn như thế nào? 
	Tại sao đối với các nước ở bắc bán cầu kinh tuyến trục của múi chiếu được dịch chuyển về phía Tây 500Km sau khi trải phẳng?
	Điểm B có tọa độ vuông góc:
Giải thích những con số cho ở trên?
	Câu 6: Phép chiếu Gauss và phép chiếu UTM giống và khác nhau ở những điểm nào?
	Câu 7: Trong trắc địa những loại hướng gốc nào làm cơ sở cho định hướng đường thẳng. Tại sao trên cùng một đường thẳng, ở cùng các vị trí khác nhau, góc phương vị thực có giá trị khác nhau.
	Câu 8: Góc định hướng là gì? Các công thức biểu thị mối quan hệ giữa góc định hướng với góc phương vị thực và góc bằng?
	 Câu 9: BÀI TẬP
Bài tập 1-3:
	Tính các góc theo sơ đồ hình 1-17, các số liệu cho trong bảng:
Điểm
x (m)
y (m)
A
329.52
403.61
B
203.85
318.92
I
212.47
485.18
CHƯƠNG 2:
	Câu 1: Tính diện tích đa giác 12345
	Câu 2: Bình đồ và bản đồ giống và khác nhau ở những điểm nào?
	Câu 3: Có tờ bản đồ tỷ lệ 1:10.000, hỏi khoảng cách nhỏ nhất ngoài thực địa là bao nhiêu để có thể biểu diễn lên tờ bản đồ đó?
	Câu 4: Hãy trình bày:
 a). Nguyên tắc phân mảnh và ghi số hiệu cho các tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000?
 b). Nguyên tắc phân mảnh và ghi số hiệu các tờ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn?
 c). Địa vật là gì? Cách biểu diễn địa vật?
	Câu 5: Địa hình là gì? Các phương pháp biểu thị địa hình? Tại sao ngày nay người ta sử dụng phương pháp đường đồng mức trong biểu diễn bản đồ địa hình?
	Câu 6: Trình bày các phương pháp xác định chiều dài giữa hai điểm thuộc một tuyến nào đó trên bản đồ?
	Câu 7: Cách sử dụng bản đồ địa hình để xác định độ dốc mặt đất giữa 2 điểm? Áp dụng phương pháp này để xác định tuyến đã biết độ dốc như thế nào?
	Câu 8: Các phương pháp xác định diện tích một khu vực trên bản đồ? Điều kiện để áp dụng cho mỗi phương pháp? 
	Câu 9: Cách sử dụng bản đồ để xây dựng mặt cắt dọc địa hình?
	Câu 10: BÀI TẬP
	Bài tập 2-4: Các điểm đặc trưng địa hình của một khu vực được thể hiện như hình vẽ. Vẽ các đường đồng mức của khu vực đó với khoảng cao đều là 1m.
CHƯƠNG 3:
	Câu 1: Sai số đo đạc là gì? Phân loại sai số theo bản chất. Tại sao sai lầm và sai số hệ thống có thể loại trừ khỏi kết quả đo?
	Câu 2: Sai số ngẫu nhiên là gì? Nêu các đặc điểm?
	Câu 3: Trong đo đạc cùng độ chính xác, có những tiêu chuẩn nào đánh giá độ chính xác kết quả đo? Công thức tính sai số trung phương của Gauss và Bessel có điểm nào giống và khác nhau?
	Câu 4: Thành lập công thức tính sai số trung phương của hàm số các kết quả đo độc lập?
	Câu 5: Tại sao nói “Sai số trung phương trị trung bình cộng là số đáng tin cậy nhất” ?
	Câu 6: BÀI TẬP
CHƯƠNG 4:
	Câu 1: Có mấy loại góc theo quan điểm của trắc địa? Nêu định nghĩa từng loại.
	Câu 2: Máy kinh vĩ gồm những bộ phận chính nào? Tác dụng của từng bộ phận chính đó?
	Câu 3: Tại sao trước khi đo góc, phải kiểm tra, kiểm nghiệm và điều chỉnh máy kinh vĩ? Nêu trình tự và cách kiểm nghiệm, điều chỉnh các điều kiện cở bản của máy kinh vĩ?
	Câu 4: Trình bày “Phương pháp đo đơn giản” trong đo góc bằng. Phạm vi ứng dụng?
	Câu 5: Góc AOB được đo bằng phương pháp đo đơn giản, số liệu vòng đo thứ nhất như sau:
	- Nữa vòng đo trái:
	- Nữa vòng đo phải:
	Sai số ở các lần đọc số là như nhau và bằng . Hãy:
	a). Ghi số liệu vào sổ đo và tính toán trị số góc.
	b). Tính sai số trung phương của góc (chỉ do đọc số gây ra)
	Câu 6: Trình bày cách đo góc bằng theo phương pháp toàn vòng? Phạm vi ứng dụng?
	Câu 7: Các sai số ảnh hưởng đến góc bằng? Biện pháp hạn chế?
	Câu 8: Cách xác định M0 và góc nghiêng tại mỗi trạm đo?
	Câu 9: Dùng máy kinh vĩ Theo020 đặt tại A, đo góc đứng cạnh AB được số liệu sau:
	Sai số đọc số ở các vị trí bàn độ là như nhau và bằng . Tính giá trị góc đứng theo các cách khác nhau và sai số tương ứng?
CHƯƠNG 5:
	Câu 1: Thực chất đo chiều dài giữa 2 điểm trên mặt đất tự nhiên là gì?
	Câu 2: Phân loại đo dài theo dụng cụ đo, theo độ chính xác?
	Câu 3: Trình bày phương pháp đo chiều dài bằng thước thép. Các sai số trong đo chiều dài bằng thước thép và biện pháp hạn chế. Những ưu nhược điểm của phương pháp?
	Câu 4: Chứng minh công thức đo dài bằng máy có cặp dây đo khoảng cách và mia đứng. Độ chính xác và phạm vi ứng dụng?
	Câu 5: Nêu các phương pháp xác định vận tốc song điện từ trong không gian và thời gian song truyền trên khoảng cách cần xác định? Những ưu điểm chính của phương pháp đo dài bằng song điện từ?
	Câu 6: BÀI TẬP
Câu 6.1: Tính chiều dài cạnh AB (hình 5.12) theo số liệu sau:
	S1 = 48.50m	V1 = 12030’
	S2 =39.60m	V2 = 6045’
Câu 6.2: chiều dài d giữa 2 điểm trên mặt đất được xác định bằng máy có cặp dây đo khoảng cách và mia đứng với số liệu như sau:
	n = 1042mm	Với 	mn = ± 5mm
	V = 5045’	mv = ± 45’
	Tính sai số trung phương tương đối của chiều dài trên (Coi sai số của K là có thể bỏ qua và K = 100)
Câu 6.3: Theo số liệu của bài tập 6.1, để đảm bảo chiều dài AB đạt sai số tương đối 1/2000 thì chiều dài nghiêng và góc nghiêng phải đo với độ chính xác bao nhiêu?
Đường chuyền toàn đạc (Kinh vĩ không đạt)

File đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_trac_dia_hoc_ky_i.doc