Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước

Tóm tắt Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước: ...n (PM10) và tổng lượng các hạt lơ lửng (TSP) đã vượt qua giới hạn an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào khoảng 3-4 lần. PM10 là nguyên nhân của các bệnh hô hấp như viêm phế quản và hen suyễn. Năm 1996, một nghiên cứu do WB tiến hành đã ước tính, PM10 ở thung lũng Kathmandu là nguyên nh...uá trình kết bông còn khử được nhiều kim loại và các chất độc khác, tăng thêm ích lợi của phương pháp xử lý chỉ riêng với chất tẩy trắng. Công ty Procter và Gamble, Newscasle-upon-Type, Anh, đã chế tạo ra hỗn hợp, với tên thương phẩm PUR. Hỗn hợp làm sạch nước ô nhiễm là sản phẩm đầu tiên dành...m hợp chất vi sinh có khoảng từ 6 đến 8 tỷ con vi khuẩn, các chất hữu cơ được loại bỏ nhanh chóng. Kết thúc quy trình không gây ra ô nhiễm hoặc sản sinh ra các phế phẩm, nước được làm sạch. Jiang nói thêm, vốn đầu tư ban đầu để xử lý cho mỗi m2 là 102 nhân dân tệ (tương đương 12,4 USD), và c...

pdf42 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chế tạo thành công thiết bị lọc khử nitơ trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thực hiện xử lý nước biển ở quy mô công 
nghiệp". 
Từ cơ sở lý thuyết này, sau gần một năm ông Kim cùng một số đồng nghiệp đã 
chế tạo được một dây chuyền gồm 5 thiết bị xử lý nước biển qua 5 công đoạn khác 
nhau với tỷ lệ nội địa hóa 70%. Nước biển được bơm qua thiết bị đầu tiên sẽ được lọc 
sạch rong, rêu, tảo bằng một màng lọc có kích thước lỗ 50 micromet. Sau đó, thiết bị 
lọc "vạn năng" (Multimedia) sẽ lọc sạch các chất có kích thước lớn hơn 20 micromet. 
Sang thiết bị thứ ba, các chất Ca, Mg, Br,v.v... được loại ra khỏi nước biển dưới dạng 
muối cacbonat bằng phương pháp trao đổi cation. Thiết bị lọc thứ tư tiếp tục loại các 
chất có kích thước lớn hơn 5 micromet ra khỏi nước biển. Và đến thiết bị cuối cùng sử 
dụng màng lọc RO có kết cấu đặc biệt. Quá trình thẩm thấu ngược diễn ra tại đây khi 
nước biển (sau khi đã qua các công đoạn tiền xử lý trước đó) được bơm áp suất cao tới 
70 at-mốt-phe qua hệ thống màng lọc này. Kết thúc quá trình thẩm thấu ngược, người 
ta sẽ thu được một lượng nước ngọt bằng 36% lượng nước biển lọc qua dây chuyền. 
Ông Kim cho biết, khó khăn lớn nhất gặp phải khi nghiên cứu chế tạo dây chuyền 
xử lý nước biển là chọn được vật liệu phù hợp. Vật liệu này phải chịu được sự ăn mòn 
của nước biển, chịu được áp suất cao. "Các loại thép không rỉ mã bình thường không 
đáp ứng được yêu cầu. Các loại sợi thủy tinh hay chất dẻo chịu áp lực của nước ngoài 
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, nhưng hoặc là khó mua hoặc là giá quá cao". Tuy 
nhiên, cuối cùng ông cũng chọn được một loại thép không rỉ mã hiệu đặc biệt cho dây 
chuyền của mình. Vấn đề gia công thiết bị lọc có màng RO ở khâu cuối cùng cũng 
được chọn từ sản phẩm trong nước sản xuất để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược 
điểm là đường ống ngắn nên phải nối. Vậy là phải mất nhiều công sức gia công với độ 
chính xác cao nhằm bảo đảm tuyệt đối không lọt nước trong điều kiện áp suất cao. 
Kết quả phân tích hóa học nước qua xử lý trên dây chuyền của Viện Y học Lao 
động và Vệ sinh Môi trường của Bộ Y tế cho thấy, nước đạt độ tinh khiết cao, có thể 
dùng uống trực tiếp. Công nghệ này sử dụng tới 70% nguyên vật liệu trong nước nên 
giảm được ½ giá thành sản xuất nước ngọt so với công nghệ nhập ngoại. Với dây 
chuyền này, nước ngọt sản xuất ra có giá khoảng 20.000 đồng/m3 gồm cả chi phí vận 
hành và khấu hao dây chuyền trong 8 năm. Giá thành này chỉ bằng 1/5 so với giá nước 
ngọt bán kinh doanh cho các tàu đánh cá ở đảo Bạch Long Vĩ hiện nay; Theo ông 
Kim, giá này có thể giảm xuống đáng kể nếu dây chuyền được lắp đặt để xử lý nước lợ 
hay được chế tạo với công suất lớn hơn để xử lý nước mặn ở các vùng ven biển. 
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, 7/11/2003 
Máy ôzôn khử độc rau quả và nước ăn 
 Tình hình ô nhiễm nước và thực phẩm tại Việt Nam đang diễn ra tương đối trầm 
trọng do chất thải công nghiệp cũng như do nông dân sử dụng tuỳ tiện hoá chất bảo vệ 
thực vật. Trước thực tế đó, Công ty cổ phần Công nghệ sạch Lino JSC đã sản xuất một 
loại máy ôzôn khử độc rau quả thực phẩm, khử kim loại nặng trong nước, khá thuận 
tiện cho các hộ gia đình. Loại máy này được gọi là Lin với nhiều phiên bản. Cấu tạo 
của nó khá đơn giản, hình chữ nhật, có kích thước và độ dày bằng một cuốn từ điển 
loại lớn. Ban đầu, không khí được hút vào bộ lọc hút ẩm và bụi, bị nén và hoạt hoá 
làm lạnh. Sau đó, nó được dẫn vào buông nén. Cùng lúc, một dòng điện lần lượt đi qua 
bộ biến tần và bộ cao áp để nâng hiệu điện thế tới 6.000-8.000 V, rồi được phóng vào 
buồng nạp. Dòng điện hiệu điện thế cao gặp không khí trong buồng nạp sẽ sinh ra 
ôzôn (O3). Ôzôn tiếp tục đi qua bộ phận phóng điện rung khí siêu thanh tới buồng nén 
để tạo thành linozone (ôzôn tích hợp năng lượng). Cuối cùng, linozone được dẫn ra 
khỏi máy bằng một ống dẫn bình thường tới chậu nước có chứa rau quả. 
Chỉ cần sục khí linozone vào chậu nước chứa 5 lít, 1-2 kg rau quả, trong thời gian 
10-15 phút, nó sẽ khử dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dính ngoài rau quả. Nguyên 
nhân là do ôzôn oxy hoá các kim loại nặng, biến chúng thành những oxit bền vững, 
không còn độc hại. Mọi vi khuẩn bám bên ngoài, đặc biệt là khuẩn E.-coli, đều bị tiêu 
diệt do ôzôn có tính diệt khuẩn oxy hoá mạnh. Các bà nội trợ chỉ cần đem rau quả rửa 
lại là có thể an tâm. Ngoài ra, sục khí ôzôn vào nước ăn hoặc uống hàng ngày cũng có 
thể khử được các kim loại nặng, bao gồm cả thạch tín. 
Có thể nói trái tim của máy ôzôn khử độc rau quả, thực phẩm và nước là ống ôzôn 
do chính các kỹ sư tại công ty chế tạo. Ống ôzôn gồm 3 bộ phận: buồng nạp, bộ phận 
phóng điện rung khí siêu thanh và buồng nén. Điều đặc biệt là nếu có vô tình trạm vào 
ống ôzôn đặt trong máy, người sử dụng cũng không bị điện giật mặc dù hiệu điện thế 
rất cao. Đây là một đặc điểm hoàn toàn khác so với máy ôzôn công nghiệp hoặc gia 
dụng do Trung Quốc, Đài Loan hoặc Mỹ sản xuất. Công ty cũng tự sản xuất bộ biến 
tần và bộ cao áp. 
Máy khử độc rau quả thực phẩm có công suất 400 mg linozone/giờ với lưu lượng 
khí là 1,5 l/phút. Sản phẩm đã được Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 
quốc gia kiểm định và công nhận về độ an toàn, đoạt Cúp vàng vệ sinh an toàn thực 
phẩm 2003 của Bộ Y tế. Hiện tại, trên thị trường cũng có một số sản phẩm cùng loại 
do Trung Quốc và Đài Loan sản xuất (Mỹ chỉ sản xuất máy ôzôn công nghiệp), song 
công suất ghi trên máy không chính xác và giá thành lại cao hơn. 
Ngoài các máy tạo ôzôn gia dụng, công ty còn sản xuất các máy công nghiệp bền 
và có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với máy của các nước tư bản. Lợi dụng phản ứng 
oxy hoá của ôzôn với các loại khí độc chẳng hạn như CO, NO, H2S,v.v..., Công ty 
cũng vừa đưa ra thị trường loại máy ôzôn xách tay khử mùi phòng ngủ trong các căn 
hộ hoặc khách sạn với cơ chế hoạt động tương tự máy ôzôn khử độc rau quả và làm 
sạch nước. 
Nguồn: VietNamNet, 4/11/2003 
Nghiên cứu thành công bao bì bảo quản thủy sản bằng vỏ tôm 
Các nhà khoa học công nghệ thực phẩm (CNTP) trường đại học Nông lâm 
(ĐHNL) TP. Hồ Chí Minh vừa hoàn thành đề tài khoa học: "Nghiên cứu tạo màng vỏ 
bọc chitosan từ vỏ tôm và ứng dụng bảo quản thủy sản". Nghiên cứu mới này cho ra 
đời loại bao bì mới có tính năng "đặc biệt", không những bảo quản tốt thực phẩm ở 
dạng khô và tươi mà còn góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường. 
Tạo vỏ màng chitosan từ vỏ tôm 
Lâu nay, Chitin là một polisaccarit (polysaccharide) xuất hiện nhiều trong thiên 
nhiên, chỉ sau xenluloza (cellulose). Chitin có mặt trong vỏ các loài giáp xác, màng tế 
bào nấm thuộc họ Zygemycetes có trong sinh khối nấm mốc và một vài loại tảo. Còn 
chitosan chính là sản phẩm biến tính của chitin, là một chất rắn, xốp, nhẹ, hình vảy, có 
thể xay nhỏ theo các kích cỡ khác nhau, có mầu trắng hay vàng nhạt, không mùi vị, 
không tan trong nước, trong dung dịch kiềm và a-xít đậm đặc nhưng tan trong a-xít 
loãng (pH6), tạo dung dịch keo trong, có khả năng tạo màng tốt, nhiệt độ nóng chảy 
309-311oC, trọng lượng phân tử trung bình: 10.000-500.000 dalton tùy loại. Chính nhờ 
vào những đặc tính sinh học này mà chitosan được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực 
y học, xử lý nước, công nghiệp nhuộm, giấy, mỹ phẩm, thực phẩm,v.v... Chitosan có 
trong vỏ tôm. Ở nước ta, sản phẩm tôm đông lạnh chiếm sản lượng lớn nhất trong các 
sản phẩm đông lạnh. Vì vậy, vỏ tôm phế liệu là nguồn nguyên liệu tự nhiên rất dồi 
dào, rẻ tiền, có sẵn quanh năm, nên rất thuận tiện cho việc cung cấp chitin và chitosan. 
Các nhà khoa học thuộc khoa Công Nghệ Thực Phẩm, ĐHNL TP. Hồ Chí Minh, 
đã nghiên cứu tạo ra một lớp màng vỏ bọc chitosan được xem như là một loại bao bì 
có tính năng bảo vệ và có thể sử dụng như thực phẩm mà không hề ảnh hưởng đến môi 
trường. Đặc biệt, sản phẩm này có thể sử dụng để bọc các loại thực phẩm tươi sống 
giàu đạm, dễ hư hỏng như cá, thịt,v.v... Quy trình tạo chitosan từ vỏ tôm, dựa trên 
nguyên tắc loại bỏ muối canxi, protein và các tạp chất khác. Quy trình tóm lược như 
sau: Vỏ tôm xử lý → vỏ tôm sạch → loại bỏ khoáng và tách protein → chitin → 
deacetyl hóa → chitosan. Từ nguồn chitosan thu được này, các tác giả tiếp tục nghiên 
cứu để tạo ra lớp vỏ màng bọc chitosan bằng cách sử dụng các chất phụ gia khác nhau 
(nhưng có cùng bản chất hóa học), thường là các chất hóa dẻo được sử dụng nhằm làm 
tăng tính dẻo dai và đàn hồi của màng. Thí dụ như phụ gia: ethylen glycol (EG), 
polyethylen glycol (PEG), glycerin,v.v... 
Cách tạo màng vỏ bọc như sau: Chitosan thu được từ vỏ tôm đem nghiền nhỏ bằng 
máy để nhằm mục đích gia tăng bề mặt tiếp xúc. Pha dung dịch Chitosin 3% trong 
dung dịch axit acetic 1,5%. Sau đó bổ sung chất phụ gia PEG - EG 10% (tỷ lệ 1 : 1) và 
trộn đều để yên một lúc để loại bọt khí. Sau đó đem dung dịch đã pha quét đều lên một 
ống inox đã được nâng nhiệt 64- 65oC (ống inox được nâng nhiệt bằng hơi nước nóng 
đun sôi). Để khô vỏ trong vòng 35 phút rồi tách vỏ. Lúc này ta được vỏ bóng có mầu 
vàng, ngà, không mùi vị, đó là lớp màng vỏ bọc chitosan có những tính năng mới ưu 
việt. 
Ứng dụng quan trọng của chitosan trong gói xúc xích và thủy sản 
Từ trước đến nay, việc bảo quản các loại thực phẩm tươi sống giàu đạm, dễ hư 
hỏng như thịt, cá,v.v... trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta là một trong 
những vấn đề đã và đang được các nhà sản xuất, chế biến và các nhà khoa học quan 
tâm, cho nên sau khi vỏ bọc chitosan từ vỏ tôm được chế tạo, các nhà nghiên cứu đã 
nghĩ ngay đến việc dùng màng bọc chitosan từ vỏ tôm này để làm vỏ bọc xúc xích. Do 
vậy, những vỏ bọc đầu tiên ra đời được chế tạo để gói xúc xích, những sản phẩm đầu 
tiên có chiều dài 460 mm, đường kính 25 mm. Các vỏ bọc này khi cho hỗn hợp 
nguyên liệu xúc xích vào thì dùng máy nhồi quay tay. Khi nhồi hỗn hợp nguyên liệu 
vào vỏ bọc xong thì buộc lại ở hai đầu. Do trong thành phần có những chất phụ gia 
nên lớp chitosan này đã kết dính các mao mạch của vỏ tôm lại với nhau, với áp lực của 
máy nhồi tay, vỏ bọc không bị nứt, mà tiếp tục bám sát vào nguyên liệu bên trong tạo 
thành những hình xúc xích xinh xắn. 
Ngoài việc giúp cho sản phẩm xúc xích có hình dáng đẹp, lớp vỏ màng chitosan 
này còn có tác dụng đặc biệt là không làm mất mầu và mùi đặc trưng của hỗn hợp 
nguyên liệu xúc xích. Từ thành công này, các nhà khoa học tiếp tục nghĩ tới việc sử 
dụng vỏ bọc chitosan để bảo quản thủy sản tươi và khô. Đối với cá tươi, các tác giả đã 
tiến hành xử lý lấy ruột, mang (để nguyên con hoặc filê,v.v...) rồi rửa sạch. Sau đó, 
nhúng cá đã xử lý vào dung dịch chitosan được pha sẵn ở các nồng độ 0,5%, 1%, 
1,5%, 2%, 2,5% tùy theo độ lớn của từng loại cá. Sau đó để cá ráo trong tủ mát khoảng 
10 phút để giúp màng chitosan được định hình rồi cho vào tủ cấp đông,v.v... Sau 18 
tiếng đồng hồ có thể tiến hành rã đông. Cá là nguyên liệu có cơ lỏng lẻo, nhiều nước. 
Trong quá trình cấp đông chậm (nhiệt độ -25oC) sẽ xảy ra hiện tượng mất nước, làm 
cho trọng lượng của cá giảm. Mặt khác, do môi trường trong tủ cấp đông là không khí 
lạnh và khô nên nước khuếch tán từ cơ thịt cá ra bề mặt của cá và từ bề mặt của cá ra 
môi trường bên ngoài rất lớn. Tuy nhiên khi sử dụng màng bao chitosan từ vỏ tôm thì 
khắc phục được hiện tượng này, do đó việc sử dụng màng bao chitosan bao phủ bề mặt 
của cá là rất hiệu quả. Đặc biệt, khi cho cá vào nước và nấu chín, dung dịch chitosan 
không làm thay đổi mùi vị của sản phẩm. Còn đối với thủy sản khô như cá khô và cá 
mực khô,v.v... thì tiến hành pha dung dịch chitosan 2% trong dung dịch axit acetic 
1,5%. Sau đó nhúng cá và mực vào dung dịch được pha, làm khô bằng cách sấy ở 
nhiệt độ 30oC có quạt gió. Sản phẩm thu được có thể bảo quản tốt ở nhiệt độ bình 
thường,v.v... Tùy theo độ ẩm của cá và mực mà sản phẩm có thời gian bảo quản khác 
nhau, độ ẩm càng thấp thời gian bảo quản càng dài. Với độ ẩm từ 26-30%, cá khô bảo 
quản được 83 ngày, mực khô giữ được 85 ngày, còn ở độ ẩm từ 41-45% thì cá khô giữ 
được 17 ngày, mực khô được 19 ngày,v.v... 
Nghiên cứu của các nhà khoa học ở Khoa CNTP của Trường ĐHNL TP. Hồ Chí 
Minh đã mở ra một hướng đi mới trong việc tận dụng các loại phế phẩm rẻ tiền để bảo 
quản các loại thủy sản ở nước ta. Thành công này còn góp phần rất lớn vào việc khắc 
phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất thải từ vỏ tôm gây ra. 
Nguồn: Khoa học và Đời sống, 12/11/2003 
Việt Nam chế tạo được màng polymer tự phân huỷ 
 Nhựa nhiệt dẻo phải mất từ 10 tới 30 năm, thậm chí là một thế kỷ, mới có thể 
phân huỷ. Nếu đốt, chúng sẽ gây ô nhiễm không khí. Trong khi đó, chôn lấp sẽ rất tốn 
đất và ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm. Hoạt động tái chế cần đầu tư thiết bị máy móc 
đắt tiền, hiệu quả kinh tế thấp. Chỉ riêng năm 1996, thế giới sử dụng 150 triệu tấn nhựa 
nhiệt dẻo. 
Thế giới đã bắt đầu nghiên cứu polymer tự phân huỷ kể từ những năm 1980 để sử 
dụng trong nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm (bao túi đựng thực phẩm) và y tế 
(màng mỏng phủ vết bỏng và polymer để gắn xương). Năm 1980 trên thế giới mới chỉ 
có 7-12 sáng chế trong ngành này. Tuy nhiên, con số đó đã tăng lên 1.500 trong 10 
tháng đầu năm 2003. Hiện Mỹ đã thay thế 30% nhựa nhiệt dẻo bằng polymer tự phân 
huỷ. 
Vật liệu chính dùng trong sản xuất màng polymer tự phân huỷ là nhựa LDPE (low 
density polyetylen - polyetylen tỷ trọng thấp) và tinh bột sắn. Ban đầu, nhóm nghiên 
cứu cho LDPE, tinh bột sắn và một số chất phụ gia đi qua máy trộn vật liệu cực đều ở 
nhiệt độ thích hợp. Tiếp đến, vật liệu được đùn ép trên máy đùn trục vít có 3 vùng điều 
khiển nhiệt độ khác nhau. Sau khi được bổ sung chất trợ tương hợp và chất phân tán, 
nhựa hạt đi qua máy chém hạt để tạo hạt compound. Chất trợ tương hợp đóng vai trò 
quyết định về khả năng phối trộn và sự đồng đều của vật liệu. Cuối cùng, hạt 
compound đi qua máy ép phun để tạo vật liệu định hình hoặc qua thiết bị thổi màng để 
thổi thành màng mỏng. Có thể tạo ra các màng có độ dày khác nhau theo yêu cầu của 
người sử dụng. 
 Ở nước ta, sau 4 năm nghiên cứu, Tiến sĩ Phạm Thế Trinh cùng đồng nghiệp 
thuộc Viện Hoá học công nghiệp đã phát triển thành công công nghệ sản xuất màng 
polymer tự phân huỷ dùng để phủ cây trồng và các bầu ươm cây. Có thể nói đây là sản 
phẩm đầu tiên của ngành sản xuất vật liệu polymer của Việt Nam. Ưu điểm chính của 
nó là không gây ô nhiễm môi trường giống như màng và túi đựng bằng nhựa nhiệt dẻo 
(PE, PP, PVC) hiện nay. 
Nhóm nghiên cứu đã phủ vật liệu mới này trên các luống lạc tại Nông trường 
Thanh Hà, Hoà Bình. Kết quả cho thấy, nó có tác dụng giữ ẩm, dinh dưỡng cho đất, 
chống xói mòn và diệt cỏ dại. Sau 4 tháng, toàn bộ màng polymer phân huỷ 100%. 
Hiện họ đang mở rộng ứng dụng cho mọi nông trường lạc, bông, ngô và thuốc lá trên 
toàn quốc. Tiến sĩ Phạm Thế Trinh, Phó Viện trưởng Viện Hoá học công nghiệp, cho 
biết: ''Nhu cầu sử dụng màng polymer tự phân huỷ trong nông, lâm nghiệp và thực 
phẩm là rất lớn. Chúng tôi mong nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan để sản 
xuất hàng loạt, tiến tới chế tạo bao gói thay thế bao bì nhựa nhiệt dẻo hiện nay''. 
 Nguồn: VietnamNet 11/2003 
Thước đo chuẩn để xác định mức độ ô nhiễm đất 
 Các giảng viên Bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng trường ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội 
đã xây dựng được một thước đo chuẩn để xác định mức độ tồn dư của một số kim loại 
nặng trong đất nông nghiệp, từ đó cảnh báo mức độ ô nhiễm đất. 
Qua khảo sát trên diện hẹp tại một số khu vực như Thanh Trì, Gia Lâm, Văn Lâm, 
Hưng Yên... cho thấy mức độ tồn dư kim loại nặng (đồng, kẽm, chì, niken...) trong đất. 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu mức độ kim loại nặng vượt quá ngưỡng 
cho phép, đất sẽ bị ô nhiễm, ngấm vào nước ngầm, làm nước bề mặt bị ảnh hưởng, 
ngấm vào cây trồng, con người hấp thu phải gây bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt, đây 
cũng là một trong những tác nhân góp phần gây bệnh ung thư. 
Tuy nhiên, nghiên cứu về ô nhiêm đất tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn bắt 
đầu, thậm chí còn chưa có một thước đo chuẩn để phân biệt mức độ ô nhiễm hay 
không tại các vùng đất canh tác, sản xuất. Trong quá trình nghiên cứu, lúc đầu, thầy và 
trò bộ môn Nông hóa Thổ nhưỡng ĐH Nông nghiệp 1 Hà Nội phải lấy chỉ số chuẩn 
của nước ngoài để áp dụng vào Việt Nam, dần dần, qua các thí nghiệm, khảo sát, các 
nhà khoa học đã xây dựng được thước đo chuẩn, tạm gọi là ISO của một số kim loại 
nặng có trong đất nông nghiệp, từ đó có một định mức để xác định mức độ tồn dư có 
nằm trong ngưỡng cho phép hay không của kim loại. Hiện đã có tiêu chuẩn Việt Nam 
về hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp, như đồng, kẽm... 
Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Thành, người trực tiếp nghiên cứu ô nhiễm đất nông 
nghiệp, để đối phó với hiện trạng này, hiện trên thế giới cũng chưa có biện pháp hữu 
hiệu. Tốt nhất là tìm ra được nguồn gây ô nhiễm (hiện chủ yếu là các nhà máy thải 
chất thải công nghiệp), tiến tới hạn chế kiểm soát chặt chẽ các loại phế thải đưa ra môi 
trường. Có thể báo động tình trạng ô nhiễm về hàm lượng kim loại nặng trong cặn bùn 
của một số nhà máy và sông thoát nước ở khu vực Hà Nội: Hàm lượng kẽm tại giao 
điểm sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu: 13773.40ppm; Nhà máy pin Văn Điển: 
1350,75 ppm - Trong khi tiêu chuẩn Canada chỉ cho phép là 200 ppm. Ngoài ra, đa số 
các chỉ số về đồng, chì, cadini đều vượt quá mức cho phép. 
Nguồn: Giáo dục - Thời đại 9-2003 
Hoa ngũ sắc xử lý ô nhiễm chì trong đất 
Cuối tháng 12/2000, Sở Khoa học và Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã ký hợp 
đồng với nhóm nghiên cứu của TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh,Trường đại học Khoa học 
tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh nhằm thực hiện một công việc cụ 
thể: khảo sát một số loài thực vật có khả năng hấp thu và tích lũy chì (Pb) và 
cadmium (Cd) từ môi trường đất. Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm tìm thấy 2 
trong số 15 loài thực vật được chọn nghiên cứu có khả năng hấp thu chì và 
cadmium rất cao: đó là cây thơm ổi và dây leo (Herterostrema villosum). Những 
kết quả phân tích mẫu còn cho thấy dây leo có khả năng hấp thu chì và cadmium 
cao hơn nhiều so với cây thơm ổi. 
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy cây thơm ổi hấp thu chì rất nhanh: trong 
điều kiện môi trường chứa 1000 ppm chì, sau 24 giờ (kể từ thời điểm tăng đột ngột 
nồng độ chì) rễ cây thơm ổi đã tích lũy một lượng chì hơn 470 lần so với cây đối 
chứng (sống trong điều kiện môi trường bình thường); trong môi trường chứa 
2000 ppm chì thì rễ cây thơm ổi tích lũy một lượng chì hơn 969 lần so với cây đối 
chứng; trong môi trường chứa 4000 ppm chì, rễ cây thơm ổi tích lũy một lượng chì 
hơn 4.908 lần so với cây đối chứng. 
Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, cây thơm ổi có khả năng tích lũy chì cao 
hơn 1% so với trọng lượng khô của rễ và bộ phận rễ cây được xem là “kho” chứa 
chì. Tương tự, đối với chất cadmium, cây thơm ổi cũng có khả năng hấp thu chất 
này rất tốt. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu còn thông báo đến nay vẫn còn hai cây 
thơm ổi sống trong môi trường ô nhiễm chì cực kỳ cao, nồng độ lên đến 10.000 
ppm và 20.000 ppm. Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là hai nguồn gen quý được 
tìm thấy để phục vụ nghiên cứu về cây siêu tích lũy chì và cadmium sau này. 
Chì rất phổ biến trong môi trường sống do các hoạt động công nghiệp như làm 
kính, in ấn, công nghiệp sơn,v.v... Đây là chất có độc tính, tác động mạnh nhất lên 
hệ thần kinh trẻ em, tác động lên thai nhi, gây sinh non, rối loạn tiêu hóa,v.v... Khi 
nồng độ chì trong máu lên đến 100-120 µg/dl (ở người lớn) và 80-100 µg/dl (ở trẻ 
em), chì sẽ gây chết người. 
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có giá trị cao về mặt khoa học và 
thực tiễn, góp phần giải thích cho khái niệm “phytoremediation”. 
Khái niệm phytoremediation, thực chất là quá trình sinh học để xử lý ô nhiễm 
đất hoặc nước bằng cách tận dụng tối đa các loài thực vật có khả năng hấp thụ hay 
phân hủy chất gây ô nhiễm. Đây là một công nghệ mới, chi phí cho công nghệ này 
trong việc xử lý ô nhiễm môi trường thường thấp hơn các phương pháp hóa học 
hoặc vật lý và không gây các tác dụng phụ lên môi trường, v.v... 
Nguồn: Tuổi trẻ, 13/12/2003 

File đính kèm:

  • pdfche_tao_thanh_cong_thiet_bi_loc_khu_nito_trong_nuoc.pdf