Chuyên đề 3: Thơ kháng chiến (1945-1954) - Vấn đề 3: Đất nước

Tóm tắt Chuyên đề 3: Thơ kháng chiến (1945-1954) - Vấn đề 3: Đất nước: ...rong cảnh nước nhà đang rơi vào vòng máu lửa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mọi người rời lên chiến khu để tham gia kháng chiến, phố phường trở nên hoang vắng và hiu hắt buồn. Nhưng cái buồn ấy là cái đà, cái cần thiết cho mùa thu vui. Người ra đi buồn tha thiết với lí tưởng đất nước, và... Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh đều nói lên khát vọng làm chủ đất nước. Hơn thế nữa lịch sử dân tộc với hàng ngàn năm kiên cường chống xâm lược luôn vang vọng tiếng nói đến hiện tại và mỗi người đều có thể tự hào khi nghĩ đến truyền thống của...ng đãng, một buổi sáng trong lành, một bầu trời cao xanh, tất cả đều mang một sức sống mới. “Trong biếc nói cười thiết tha” cái gì “trong biếc”? Ai nói cười? Câu thơ quả thật là khó hiểu, có đến ba vị ngữ và đồng thời khả năng xuất hiện chủ ngữ rất nhiều. Phải chăng cái cảm giác mà nhà thơ đã ...

pdf7 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyên đề 3: Thơ kháng chiến (1945-1954) - Vấn đề 3: Đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 3: THƠ KHÁNG CHIẾN (1945-1954) 
 Vấn đề 3: ĐẤT NƯỚC 
“Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội 
Mỗi bước đường  
 mỗi bước hy sinh” 
(Nguyễn Đình Thi) 
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN 
 1/ Đoạn 1 (Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về”) Niềm vui và niềm tự hào của 
nhà thơ về Đất nước trong vùng tự do. 
 - Cảnh Hà Nội được hiện lên trong hoài niệm: buổi sáng, gió mùa thu thổi đem mùi “hương cốm 
mới” tới khiến nhà thơ nhớ “những ngày thu đã xa” hoang vắng, thoáng buồn, trong sáng nhưng lòng 
đầy lưu luyến: 
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” 
 - Mùa thu nay đứng giữa đất trời giải phóng của núi rừng chiến khu, tác giả thấy vui tươi, phấn 
chấn tự hào: 
 + Đất nước tươi đẹp: Không gian với “Trời xanh, núi rừng, ruộng đồng, ngả đường, dòng sông” 
đều hiện lên trong vẻ đẹp gợi cảm. 
 + Điệp ngữ: “Đây là của chúng ta” và điệp từ “Những” thể hiện niềm say mê, tự hào bởi đất 
nước là sở hữu “của chúng ta”. 
 - Suy ngẫm về đất nước: 
 Truyền thống bất khuất trong quá khứ tiếp sức sống cho hiện tại: 
“Đêm đêm rì rầm nói về” 
 2/ Đoạn 2: 
 - Đất nước đau thương và anh dũng trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh thơ có tính điển 
hình cao: rất cụ thể nhưng rất khái quát: 
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu” 
“Dây thép gai đâm nát trời chiều” 
 Từ chất liệu thực tế đã xây dựng một hình tượng nghệ thuật độc đáo! 
 - Những câu thơ đã dùng một số biểu tượng không có tính sáng tạo cao và khá dàn trải, dòng cảm 
xúc nặng nề chính luận và ý tưởng mới. Tuy nhiên hai câu kết rất đáng lưu ý: 
“Nước Việt Nam từ máu lửa 
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” 
 Những câu thơ bình dị, gây ấn tượng. Nó đã nói lên được đất nước Việt Nam từ đau khổ đạn bom 
“đã đứng lên thành những anh hùng” tạo nên cái “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” với vẻ đẹp lung 
linh, hùng tráng. Đây cũng là quá trình từ “than bụi lầy bùn”, từ những ngày tháng “máu trộn bùn non” 
với bao nhiêu hi sinh gian khổ mới làm nên chiến thắng. 
B. LUYỆN TẬP 
I. Câu hỏi và bài tập 
 Đề bài: Bình giảng đoạn thơ: 
“Sáng mát trong () vọng nói về” 
II. Gợi ý trả lời 
* Bài làm 1: 
 Đối với mảnh đất quê hương của mình, ai mà chẳng có những kỉ niệm, sự gắn bó, thân thương. 
Bài thơ “Đất nước” ra đời với tất cả sự nâng niu, ấp ủ của tác giả trong một thời gian dài 1948 – 1955. 
Mặc dù dựa trên những suy ngẫm của tác giả về đất nước và con người Việt Nam từ “Sáng mát trong như 
sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949). “Đất nước” vẫn có được tính chỉnh thể của một tác 
phẩm nghệ thuật và người đọc vẫn cảm nhận được nó một cách sâu sắc. 
 Khơi nguồn cho những cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác trực tiếp trong một 
buổi sáng mùa thu gợi lên nỗi nhớ về đất nước: 
“Sáng mát trong như sáng năm xưa 
Gió thổi mùa thu hương cốm mới 
Tôi nhớ những mùa thu đã xa” 
 Hà Nội hiện lên trong tâm tưởng người thanh niên trí thức đi theo tiếng gọi cách mạng với tất cả 
những hình ảnh thân thuộc ngày nào: buổi sáng mùa thu trong lành, gió nhẹ thổi và đặc trong gió thoang 
thoảng mùi hương cốm mới – một mùi hương rất đỗi quen thuộc của Hà Nội – đã gợi lên trong tâm trí 
nhà thơ một nỗi nhớ da diết, bồi hồi. Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã gợi lên cả không gian và thời 
gian, cả màu sắc và hương vị. Một điều gây thắc mắc cho ta là tại sao giữa vùng rừng núi Việt Bắc lại có 
được mùi “hương cốm mới”ấy. Nhưng nếu liên hệ đến hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có lẽ mùi hương 
cốm ấy là có thật và điều này cũng có thể được hiểu: các chiến sĩ hoạt động ở vùng rừng núi rất ít khi có 
điều kiện về Hà Nội thăm gia đình, do đó mỗi lần về Hà Nội họ đều nhớ mang theo đặc sản của quê 
hương – cốm. Khi trở lại Việt Bắc và mùi hương cốm vào buổi sớm tinh mơ có lẽ bắt nguồn từ đó. Ắt 
phải là một người yêu quê hương ghê gớm lắm tác giả mới cảm nhận được mùi hương ấy. Và có lẽ mùi 
hương cốm mới đã dẫn nhà thơ ngược dòng thời gian, sống lại những kỉ niệm xưa: 
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may 
Người ra đi đầu không ngoảnh lại 
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” 
 Mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra trong hoài 
niệm thật cụ thể, sinh động và gợi cảm. Sự nhạy cảm, tinh tế đã giúp nhà thơ nhận ra cái “chớm lạnh” 
của buổi sáng mùa thu, cảm giác thật cụ thể cái “xao xác hơi may trên những phố dài”. Câu thơ rất gợi 
cảm, đầy ấn tượng, một phần là nhờ cách đảo ngữ: “Những phố dài xao xác hơi may”. Cả Hà Nội dường 
như trở thành một thành phố trống không, chỉ có những chiếc lá vàng bị những đợt gió heo may cuốn 
bay. Nhân vật người ra đi – có lẽ là người duy nhất và cuối cùng giã biệt Hà Nội để lên chiến khu Việt 
Bắc để lại thềm nắng đầy lá vàng rơi cho nên “đầu không ngoảnh lại” nhưng là cả một sự xao xuyến, 
bâng khuâng trong tâm tưởng. Hình ảnh người ra đi giữa không gian đầy màu sắc ánh sáng, tạo một ấn 
tượng sâu đậm, chất chứa những nỗi niềm, những tâm trạng.Với bảy chữ “Sau lưng thềm nắng lá rơi 
đầy”tác giả đã vẽ nên một bức tranh cực kì gợi cảm: Một người đang bước đi, sau lưng là thềm nhà đầy 
nắng vàng và lá rụng. Có thể nói bốn câu thơ viết về mùa thu Hà Nội trong niềm hoài niệm của nhà thơ là 
những câu thơ hay nhất, đẹp nhất của bài thơ. Quả là một mùa thu buồn. Mùa thu thường buồn nhưng 
mùa thu ở đây có một nét buồn khó hiểu hơn. Đó là cái buồn của người công dân trong cảnh nước nhà 
đang rơi vào vòng máu lửa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mọi người rời lên chiến khu để tham 
gia kháng chiến, phố phường trở nên hoang vắng và hiu hắt buồn. Nhưng cái buồn ấy là cái đà, cái cần 
thiết cho mùa thu vui. Người ra đi buồn tha thiết với lí tưởng đất nước, và theo Tố Hữu: 
“Dẫu chưa trọn vẹn đã bay cờ hồng” 
 Đó là đất trời giải phóng ở chiến khu Việt Bắc. Có lẽ chính tình người đã đổi thay nên niềm vui 
đã hát lên thành lời trong bức tranh mùa thu: 
“Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi 
Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trong biếc nói cười thiết tha” 
 Đầu tiên là xác định điểm nhìn hiện tại “mùa thu nay” và rõ ràng là “mùa thu nay” và “mùa thu 
quá khứ” đã “khác rồi”. Tư thế ở đây không phải là tư thế người ra đi mà là tư thế đứng giữa đất trời của 
người làm chủ đất nước. Tâm trạng ở đây là tâm trạng đứng giữa đất trời của người làm chủ đất nước. 
Tâm trạng ở đây không buồn mà được xác định là “vui giữa đất trời”. Thiên nhiên đã được nhân hóa, nó 
không im lặng mà như đang lên tiếng nói từ “rừng tre phấp phới” cho đến trời thu “trong biếc nói cười 
thiết tha”. Giọng điệu thơ biến đổi hẳn: khỏe khoắn với những câu thơ ngắn gọn. Khổ thơ không hề xuất 
hiện những hình ảnh ước lệ sen tàn, cúc nở như mùa thu trong thơ cổ, cũng không có “áo mơ phai dệt lá 
vàng” đài các như mùa thu trong thơ mới mà hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khỏe khoắn 
và tươi vui hơn. Cảnh sắc thiên nhiên vừa tươi sáng vừa trong trẻo hòa hợp với tâm trạng vui hồ hởi của 
con người tạo nên một vẻ đẹp mới của mùa thu đất nước. Nếu mùa thu ở trên với những chiếc lá vàng 
bay đem theo cái se lạnh cả lòng người thì ở đây cảnh vật đã hoàn toàn đổi khác. Thiên nhiên đang trở 
mình và cùng con người đón mùa thu mới, một mùa thu với những thắng lợi vẻ vang - làm lạc quan, xao 
xuyến lòng người. Rõ ràng cảm hứng công dân đã tạo cho bài thơ một cảnh thu và tình thu rất khác so 
với những bài thơ mùa thu khác. Nguyễn Đình Thi đã đem đến một nét mới cho những bài thơ viết về 
mùa thu. 
 Từ cảm xúc mới mẻ về mùa thu, mạch thơ vận động một cách khá tự nhiên dẫn đến niềm tự hào 
về tình yêu sâu nặng đối với đất nước: 
“Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta 
Những cánh đồng thơm ngát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa” 
 Điệp ngữ “của chúng ta” cùng với những từ chỉ định “đây” có tính chất khẳng định vang lên một 
cách đường hoàng, dõng dạc thể hiện niềm tự hào về quyền làm chủ đất nước chính đáng của nhân dân 
Việt Nam – một đất nước giàu tiềm lực với “những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, 
những dòng sông đỏ nặng phù sa”. Điệp từ “những”thể hiện một sự đa dạng, phong phú khó có thể kể 
hết. Là công dân của một nước, ai lại không sung sướng trước cảnh nước nhà ấm no, hạnh phúc, “trời 
đầy chim và đất đầy hoa”. Và cùng với niềm tự hào chân chính ấy là tình cảm gắn bó thiết tha, sâu nặng 
với đất nước mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Từ giọng thơ phơi phới bốc men say, giọng thơ bỗng trở 
nên sâu lắng, đằm thắm khi nói tới truyền thống lịch sử bất khuất của đất nước: 
“Nước chúng ta 
Nước những người chưa bao giờ khuất 
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về” 
 Ở đây cảm hứng thời đại được kết hợp hài hòa với cảm hứng lịch sử. Câu thơ tạo không khí trang 
trọng, thiêng liêng vì đã khơi đúng mạch truyền thống tinh thần ngàn đời của dân tộc. Tổ quốc từ ngàn 
xưa đến nay với biết bao áng văn đã ca ngợi tinh thần làm chủ đất nước như thơ Lý Thường Kiệt, Bình 
Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh đều nói lên 
khát vọng làm chủ đất nước. Hơn thế nữa lịch sử dân tộc với hàng ngàn năm kiên cường chống xâm lược 
luôn vang vọng tiếng nói đến hiện tại và mỗi người đều có thể tự hào khi nghĩ đến truyền thống của cha 
ông. Đó là một đất nước và nhân dân anh hùng với truyền thống không chịu khuất phục trước bất kì thế 
lực ngoại xâm nào. Những vang vọng của quá khứ qua những trang sử vàng luôn là những lời tâm huyết 
nhất của cha ông gởi đến chúng ta, những thế hệ trẻ đang ngày đêm tiếp nối truyền thống của cha ông: 
dựng nước, giữ nước mà cụ thể ở đây là cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp. 
 Khép lại bài thơ là hình ảnh khái quát, tượng trưng cho đất nước từ trong máu lửa chiến tranh, từ 
trong đau thương căm phẫn đứng dậy hào hùng. 
“Súng nổ rung trời giận dữ 
Người lên như nước vỡ bờ 
Nước Việt Nam từ máu lửa 
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” 
 Đây là khổ thơ duy nhất trong bài có kết cấu ngắn gọn. Cách ngắt nhịp dồn dập tạo nên một âm 
hưởng hùng tráng. Nguyễn Đình Thi đã dựng lại hình ảnh hào hùng của đất nước với một bối cảnh rộng 
lớn bằng thủ pháp điện ảnh – một nghệ thuật có tính chất tổng hợp. Những hình ảnh này tác giả lấy chất 
liệu trực tiếp từ chiến trường Điện Biên, trong tiếng đại bác rền vang rung trời, các chiến sĩ ta từ các 
chiến hào ào ạt xông lên như nước vỡ bờ. Nhà thơ đã tạo nên bức tượng đài của đất nước sừng sững hiện 
lên chói ngời trên cái nền của máu, lửa, bùn lầy, trong một không gian dồn dập và ầm vang tiếng súng nổ. 
* Bài làm 2 
 Có thể nói trong dòng văn học thời kì kháng chiến chống Pháp là dòng văn học phát huy cao độ 
chủ nghĩa anh hùng. Trong giai đoạn này những sáng tác chủ yếu hướng về cảm hứng đất nước, dân tộc 
với những người lính đang bảo vệ Tổ quốc. Song hành với “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Bên kia sông 
Đuống” của Hoàng Cầm vốn là những tác phẩm xuất sắc, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi cũng đã làm 
rực rỡ không kém cho nền văn hóa thời kì oanh liệt này. Đặc biệt là đoạn “Mùa thu nay khác rồi 
Những buổi ngày xưa vọng nói về” đã phản ánh rõ nét chủ đề của bài thơ: 
“Mùa thu nay khác rồi 
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi” 
 Đứng giữa đất trời Việt Bắc mênh mông, nhà thơ đã nhớ lại một mùa thu đã xa của Hà Nội, mùa 
thu mà người chiến sĩ phải giã từ những gì thân thương nhất, từng góc phố, ngôi nhà, để ra đi vì nhiệm vụ 
của mình, để lại sau lưng cả một khung trời Hà Nội chỉ còn là “Những phố dài xao xác hơi may”.Thế 
nhưng thay vào quá khứ buồn đau đó là cả một hiện tại vui tươi và hết sức lạc quan. Tư thế của người 
chiến sĩ ấy không phải là tư thế của một người ra đi mà là tư thế của một con người làm chủ đất nước. 
“Mùa thu nay khác rồi”. Thật vậy, chiến thắng “Thu Đông” năm 1947 đã làm thay đổi tất cả. Mùa thu 
Việt Bắc đã đem lại cho con người ngập tràn niềm vui: 
“Gió thổi rừng tre phấp phới 
Trời thu thay áo mới 
Trong biếc nói cười thiết tha” 
 Hoàn toàn đối lập với mùa thu xưa, mùa thu nay là một nốt nhạc rộn rã, tươi vui và sống động. 
Cả rừng tre như reo vui trong gió. Thật kì lạ, cơn gió mùa thu không mang đến cái hơi may, cái sầu thảm 
mà trái lại, nó còn cung cấp cho sự vật một nhựa sống tràn trề, trời thu cũng vậy. Câu thơ làm ta liên 
tưởng đến bầu trời “Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Nhưng giờ đây, bầu trời đã được mùa 
thu khoác lên mình một chiếc áo mới có lẽ là xinh xắn hơn, và rực rỡ hơn chứ không phải là một màu héo 
úa, tàn tạ. Ta hình dung tác giả đang đứng trước khung trời Việt Bắc, một không gian khoáng đãng, một 
buổi sáng trong lành, một bầu trời cao xanh, tất cả đều mang một sức sống mới. “Trong biếc nói cười 
thiết tha” cái gì “trong biếc”? Ai nói cười? Câu thơ quả thật là khó hiểu, có đến ba vị ngữ và đồng thời 
khả năng xuất hiện chủ ngữ rất nhiều. Phải chăng cái cảm giác mà nhà thơ đã có được khi cảm xúc về 
mùa thu ở Việt Bắc? Có lẽ ở đây, ít nhiều mùa thu cũng nhuốm một màu sắc của tâm trạng, tâm trạng của 
một con người được làm chủ đất nước: 
“Trời xanh đây là của chúng ta 
Núi rừng đây là của chúng ta” 
 Câu thơ vang lên, dõng dạc như một tuyên ngôn của đất nước, dân tộc và con người Việt Nam. 
“Đây là của chúng ta”, phải, Nguyễn Đình Thi như muốn nói to lên cho đồng bào và cho cả kẻ thù biết 
rằng chúng ta đã có được chủ quyền đất nước của mình vốn đã bị đánh cắp bấy lâu nay. 
“Những cánh đồng thơm ngát 
Những ngả đường bát ngát 
Những dòng sông đỏ nặng phù sa” 
 Ba câu thơ nhưng chỉ có một cấu trúc. Ở đây, điệp từ “những” đã làm cho không gian như rộng 
thêm ra. “Những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông”, đất nước Việt Nam dường như được 
trải ra vô tận. Con người Việt Nam đã được đứng lên cương vị làm chủ một đất nước rộng lớn, trù phú, 
quả thật, niềm vui đó đâu còn gì bằng, nhất là đối với chúng ta, những con người từng bị áp bức, bóc lột, 
mất chủ quyền biết bao năm qua. Nhịp thơ mạnh mẽ, hùng hồn bỗng chợt lắng xuống. 
“Nước chúng ta, 
Nước những người chưa bao giờ khuất 
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
Những buổi ngày xưa vọng nói về” 
 Niềm vui thắng lợi đã làm cho nhà thơ chợt nghĩ về truyền thống đấu tranh của dân tộc đã được 
phát huy trong cuộc kháng chiến. Đó là sự anh dũng, kiên trì, bất khuất. Quá khứ dường như được hiện 
lên trên trước mắt nhà thơ. “Chưa bao giờ khuất”. Những người dân, những chiến sĩ, những anh hùng 
thuở xưa, dẫu họ có ngã xuống, có hi sinh, nhưng dường như tâm hồn, cùng với tên tuổi họ vẫn còn, vẫn 
sống với chúng ta hôm nay. Nhưng có lẽ, Nguyễn Đình Thi còn muốn nói xa hơn nữa, xuyên suốt chiều 
dài lịch sử, trải qau bao ách đô hộ, họ, những con người kiên cường ấy, chưa hề khuất phục trước bất kì 
một kẻ thù nào. Và đó đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc, nó thấm nhuần trong từng tấc đất, 
từng mảnh vườn để rồi hôm nay, và cả mai sau, mỗi khi có giặc đến, thì nó lại trở nên dữ dội trong lòng 
người, như là một chí khí mãnh liệt sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lược để bảo vệ và giành lại đất nước 
thân yêu. 
 “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là một thành tựu xuất sắc của văn học, trong thời kỳ chống 
Pháp. Giọng điệu khi tươi vui khi hùng hồn, khi lắng đọng. “Đất nước” còn có thể được xem là một đoạn 
để nối tiếp bản trường ca về cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam từ mấy thế kỉ qua. 
C. LỜI BÌNH 
 1/ Ở bài Đất nước, chúng ta nên đi sâu hơn vào những mảng tâm trạng của tác giả. Mảng đầu tiên 
là những gợi nhớ về Hà Nội, gợi nhớ bắt đầu từ thời tiết “Sáng mát trong như sáng năm xưa”. Sáng năm 
xưa ấy là ở Hà Nội, chớm lạnh, đầy hương cốm mới, phố phường như dài ra trong hơi gió heo may xao 
xác. Những chi tiết khởi gợi của gió đầu mùa có cái gì rất nhớ nhung, rất xa vắng 
 Mảng tâm trạng thứ hai: Tâm trạng trước hiện thực ở Việt Bắc. Giọng thơ vui, câu thơ ngắn như 
tiếng reo, có cái phấn chấn hồ hởi, gợi lên một không gian rộng, mới mẻ nhiều hoạt động không khí 
thu trong biếc nên các âm thanh trở nên vang vọng ngân nga, tiếng nói cười trở nên thiết tha khác lạ. 
(Vũ Quần Phương) 
 2/ Nguyễn Đình Thi với bài thơ Đất nước (trò chuyện với nhà thơ). Khi bài Đất nước của 
Nguyễn Đình Thi ra đời, trong giới thơ có nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng Đất nước được sáng tác 
không theo phương pháp cổ điển truyền thống, mà cũng không theo phong cách thơ mới. Phải chăng nó 
phóng túng quá mà trở nên xa lạ Nguyễn Đình Thi không chịu bó mình trong khuôn phép cũ, anh 
muốn tìm một cách thể hiện mới, anh muốn thơ phải gợi được nhiều cách cảm thu khác nhau. 
 Nguyễn Đình Thi thai nghén Đất nước từ những năm đầu kháng chiến cùng với những ca khúc 
Diệt phát xít, Người Hà Nội, nhưng hai ca khúc thì được sáng tác ngay, còn bài thơ mãi đến năm 1955, 
hòa bình lập lại, mới ra đời. 
  Nguyễn Đình Thi sôi nổi giải thích: Anh đã viết với một tình yêu say đắm vẻ đẹp hùng vĩ và 
rất thơ mộng của đất trời Việt Nam. Không chỉ thế, anh còn viết với cả những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi ấu 
thơ và cả một thời trai trẻ mê say nồng nhiệt. Anh nhớ lại năm 13, 14 tuổi, cậu thiếu niên học sinh Hà 
Nội Nguyễn Đình Thi đã nhiều lần nằm dưới gốc cây bên Hồ Tây, ngửa mặt ngắm trời xanh hàng buổi 
không chán với biết bao khát vọng đẹp đẽ. Rồi những buổi mê mải chơi bên bờ sông Hồng, ngụp lặn giữa 
sông mát lạnh nặng phù sa. Và những năm kháng chiến gian khổ, gắn bó với núi rừng Việt Bắc, và xa 
hơn nữa, còn có cả sự gắn bó với một miền rừng núi biên giới Lào – Thái Lan, nơi anh sinh ra và sống ở 
đó đến năm, sáu tuổi. 
 Với lời bình, “ kĩ thuật phối âm mới lạ, cái hay của Nguyễn Đình Thi là tổng hợp được các tiết 
điệu khác nhau và phân phối các âm bằng trắc một cách sáng tạo”, anh Thi cho đây là một nhận xét tinh. 
(Theo Đào Khương) 
D. ĐỀ LUYỆN TẬP 
Đề 1: Bình giảng: “Ôi những cánh đồng () mắt người yêu” 
Đề 2: Bình giảng khổ thơ kết bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. 
Đề 3: Phân tích tính bi tráng trong bài “Tây Tiến”của Quang Dũng. 
* * * 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_3_tho_khang_chien_1945_1954_van_de_3_dat_nuoc.pdf