Chuyên đề Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Vũ Đình Hiển

Tóm tắt Chuyên đề Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Vũ Đình Hiển: ... toán. Hoá đơn giá trị gia tăng (mẫu 01-GTKT-2LN): dùng cho các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phƣơng pháp khấu trừ bán lẻ hàng hóa với số lƣợng nhỏ. Cách ghi tƣơng tự nhƣ mẫu trên (mẫu 01-GTKT-3LL). Hoá đơn bán hàng (mẫu 02-GTTT-3LL): dùng trong các doanh nghiệp nộp thuế... liệu thiếu (có thuế GTGT). Có TK 331: Số tiền phải thanh toán theo hoá đơn. - Số bị thiếu tuỳ theo nguyên nhân mà xử lí nhƣ sau: + Trƣờng hợp 1. Nếu do ngƣời bán giao thiếu: Nợ TK 152: Giá trị vật liệu giao bổ sung. Nợ TK 331: Ghi giảm nợ Có TK 138 (1381): Giá trị vật liệu thiếu được ... Phần còn lại được thanh toán bằng TGNH sau khi trừ đi số tiền giữ lại 10% giá trị hợp đồng để bảo hành công trình. TSCĐ này được xây dựng bằng nguồn vốn khấu hao. Các bút toán ghi sổ như sau: BT1, Nợ TK 211: 400 Nợ TK 133: 40 Có TK 331: 440 BT2, Nợ TK 331: 240 Có TK 344: 44 C...

pdf112 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyên đề Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa - Vũ Đình Hiển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dang 
Giá thành 
1500 T. phẩm 
Giá thành 
đơn vị TP 
BTP bước 1 chuyển sang 5 760 000 960 000 4 800 000 3 200 
Nhân công trực tiếp 1 650 000 150 000 1 500 000 1 000 
Chi phí sản xuất chung 330 000 30 000 300 000 200 
Tổng cộng 7 740 000 1 140 000 6 600 000 4 400 
Ghi chú: giá trị sản phẩm dở dang đƣợc tính theo phƣơng pháp ƣớc tính sản lƣợng 
tƣơng đƣơng. 
5.4.2.2. Tính giá thành theo phương án phân bước không tính giá thành bán thành 
phẩm (gọi tắt là phương án phân bước không có bán thành phẩm) 
Phƣơng án này áp dụng trong trƣờng hợp bán thành phẩm không bán ra ngoài hoặc 
nhu cầu quản lý không đòi hỏi phải tính giá thành bán thành phẩm. Theo phƣơng án này ở 
mỗi bƣớc chế biến chỉ cần tính chi phí sản xuất phân bổ cho thành phẩm và sản phẩm dở 
dang. Giá thành sản phẩm hoàn thành đƣợc tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất 
phân bổ cho thành phẩm ở các bƣớc chế biến. 
Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phƣơng án này 
nhƣ sau: 
Bƣớc 1: Mở phiếu tập hợp chi phí sản xuất theo từng bƣớc chế biến. 
Bƣớc 2: Phân bổ chi phí sản xuất ở từng bƣớc chế biến (CPCB) cho thành phẩm ở 
bƣớc cuối cùng. 
99 
Chi phí vật 
liệu chính 
trong TP 
= 
Bƣớc 3: Xác định giá thành sản phẩm theo công thức sau: 
Giá 
thành 
TP 
= 
Chi phí vật 
liệu chính 
trong TP 
+ 
Chi phí chế biến 
bước 1 phân bổ 
cho TP 
+ 
Chi phí chế biến 
bước 2 phân bổ 
cho TP 
+ ... 
Sơ đồ 5.2.sơ đồ kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm 
Chi phí VL chính phân bổ cho TP Tổng giá 
thành 
sản 
phẩm 
hoàn 
thành 
Chi phí bước 1 phân bổ cho TP 
Chi phí bước 2 phân bổ cho TP 
Chi phí bước ... phân bổ cho TP 
Chi phí bước n phân bổ cho TP 
Phƣơng án này kết chuyển chi phí song song vào giá thành vì vậy nó còn đƣợc gọi là 
“phƣơng án kết chuyển song song”. 
Ví dụ 5.5. Theo số liệu của ví dụ 5.4 các chi phí phân bổ cho thành phẩm được tính 
như sau (đơn vị: đ): 
Giá trị vật liệu chính trong TP = Error! 1 500 = 3 000 000 
Chi phí nhân công trực tiếp bước 1 
phân bổ cho TP 
= Error! 1 500 = 1 500 000 
Chi phí sản xuất chung bước 1 phân 
bổ cho TP 
= Error! 1 500 = 300 000 
Chi phí nhân công trực tiếp bước 2 
phân bổ cho TP 
= Error! 1 500 = 1 500 000 
Chi phí sản xuất chung bước 1 phân 
bổ cho TP 
= Error! 1 500 = 300 000 
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH 
100 
Tên sản phẩm: Thành phẩm A 
Tháng...năm... ... 
Đơn vị: đồng 
Khoản mục chi phí 
CP bước 1 
phân bổ cho 
thành phẩm 
CP bước 2 
phân bổ cho 
thành phẩm 
Tổng giá 
thành 1500 
TP 
Giá thành 
đơn vị TP 
Nguyên, vật liệu chính 3 000 000 -- 3 000 000 2 000 
Nhân công trực tiếp 1 500 000 1 500 000 3 000 000 2 000 
Chi phí sản xuất chung 300 000 300 000 600 000 400 
Tổng cộng 4 800 000 1 800 000 6 600 000 4 400 
5.4.3. Phương án tính giá thành theo định mức 
Áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất ổn định, các định mức chi phí đƣợc xây 
dựng phù hợp với thực tế sản xuất. Nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá 
thành sản phẩm theo phƣơng án này là kiểm tra, phát hiện mọi chênh lệch so với định mức 
trong quá trình sản xuất theo từng nơi phát sinh chi phí, từng đối tƣợng tính giá thành và 
theo từng nguyên nhân. 
Giá thành thực tế của sản phẩm đƣợc tính theo công thức sau: 
Giá thành 
thực tế của 
sản phẩm 
= 
Giá 
thành 
định 
mức 
 
Chênh lệch CPSX 
do thay đổi định 
mức 
 
Chênh lệch 
CPSX thoát li 
định mức 
Trong quá trình sản xuất định mức chi phí có thể thay đổi do các nguyên nhân thay 
đổi giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất (vật tƣ, tiền công,...) hoặc do tiến bộ kĩ thuật 
làm thay đổi công nghệ và vật liệu dùng vào sản xuất. Việc áp dụng công nghệ, thiết bị 
mới làm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và có thể sử dụng các nguyên, vật 
liệu thay thế rẻ hơn,... Khi các định mức kinh tế kĩ thuật thay đổi cần kịp thời tính lại giá 
thành theo định mức mới. 
Chênh lệch thoát li định mức thƣờng do các nguyên nhân tiết kiệm hoặc lãng phí vật 
tƣ, .... Các nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất cần đƣợc hạch toán phát hiện kịp thời 
để có biện pháp khắc phục. 
Ƣu điểm của phƣơng án hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo 
định mức là có thể đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của tiến bộ kĩ thuật và trình độ tổ chức sản 
xuất cũng nhƣ phát hiện kịp thời các nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất. 
Nhƣợc điểm của phƣơng án này là giá thành sản phẩm chỉ có thể tính đƣợc khi đã kết 
thúc chu kì sản xuất. Do vậy, phƣơng án này không thích hợp với các doanh nghiệp có 
chu kì sản xuất dài, mặt hàng sản xuất không ổn định. 
101 
CHƢƠNG 6: MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG 
– LỢI NHUẬN VÀ QUYẾT ĐỊNH PHƢƠNG ÁN KINH DOANH 
6.1. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận 
Trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh, không giống nhƣ các công ty, tổ 
chức kinh tế quy mô lớn, quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng phải ra quyết 
định trong điều kiện thiếu sự hỗ trợ có tính chất chuyên nghiệp của hệ thống thông tin tài 
chính kế toán bài bản, chuyên sâu. Chính vì vậy, những công cụ phân tích đơn giản, dễ 
dàng sử dụng sẽ trợ giúp hữu hiệu các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc 
định hƣớng và ra quyết định đối với các hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình. 
Phân tích Chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận (CVP) là một công cụ rất hữu dụng giúp 
cho các nhà quản lý hiểu đƣợc các mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận. 
Phân tích CVP không đòi hỏi nhà quản lý phải có toàn bộ thông tin kế toán chi tiết, nó tập 
trung vào giải thích lợi nhuận bị ảnh hƣởng bởi năm yếu tố sau nhƣ thế nào: 
1. Các mức giá bán khác nhau. 
2. Doanh số bán hàng. 
3. Chí phí biến đổi trên một đơn vị. 
4. Tổng chi phí cố định. 
5. Cơ cấu các sản phẩm đƣợc bán. 
Bởi vì bản phân tích CVP giúp cho các nhà quản lý hiểu đƣợc rằng các mức lợi 
nhuận bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố chủ yếu này nhƣ thế nào nên nó là một công cụ quan 
trọng trong nhiều các quyết định kinh doanh. Những quyết định này có thể bao gồm: Nên 
bán những sản phẩm và dịch vụ nào, nên bán với mức giá bao nhiêu, sử dụng chiến lƣợc 
marketing nào và áp dụng các cơ cấu chi phí nào. 
Phân tích CVP dựa trên nền tảng hành vi biến đổi của chi phí kinh doanh đối với 
thay đổi của khối lƣợng hoạt động (sản xuất và bán hàng). Một số khoản mục chi phí nhƣ 
nguyên vật liệu trực tiếp, lao động trực tiếp biến đổi khi khối lƣợng sản phẩm sản xuất 
hoặc bán hàng thay đổi, tuy nhiên lại có một số khoản mục chi phí không thay đổi khi 
khối lƣợng sản phẩm sản xuất hoặc bán hàng thay đổi, chẳng hạn nhƣ chi phí khấu hao 
máy móc thiết bị, nhà xƣởng, tiền lƣơng lao động quản lý. 
Theo thông tƣ 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2006 về Hƣớng dẫn áp dụng 
kế toán quản trị trong doanh nghiệp thì các loại chi phí biến đổi hay cố định của doanh 
nghiệp đƣợc định nghĩa nhƣ sau: 
Chi phí biến đổi còn gọi là khả biến (hay biến phí): Là những chi phí sản xuất, kinh 
doanh thay đổi tỷ lệ thuận về tổng số, về tỷ lệ với sự biến động về khối lượng sản phẩm, 
gồm: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số khoản 
102 
chi phí sản xuất chung, như: Chi phí nhân công, chi phí điện nước, phụ tùng sửa chữa 
máy,...Chi phí khả biến không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc. 
Chi phí cố định còn gọi là chi phí bất biến (hayđịnh phí): Là những chi phí mà tổng 
số không thay đổi với sự biến động về khối lượng sản phẩm, công việc, gồm: chi phí khấu 
hao TSCĐ, lương nhân viên, cán bộ quản lý,...Chi phí bất biến của một đơn vị sản phẩm, 
công việc có quan hệ tỷ lệ nghịch với khối lượng, sản phẩm, công việc. 
Trong ngắn hạn, sự biến động về khối lƣợng hoạt động sẽ tác động trực tiếp tới tổng 
khối lƣợng chi phí biến đổi và lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó chi phí cố định 
không thay đổi và không có ảnh hƣởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của kỳ. 
6.2. Xác định điểm hòa vốn trong phƣơng án kinh doanh 
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí, hay nói cách khác 
là tại điểm lợi nhuận bằng không. Trong xây dựng phƣơng án kinh doanh điểm hòa vốn là 
mốc tối thiểu mà quản lý doanh nghiệp có thể chấp nhận đƣợc trong xem xét có nên tiến 
hành hay không. Hòa vốn là công cụ đơn giản nhƣng hiệu quả trong đánh giá phƣơng án, 
nó không đòi hỏi quản lý phải sử dụng hạch toán chi tiết và tính toán phức tạp để có câu 
trả lời cho hiệu quả dự tính của phƣơng án kinh doanh. 
Điểm hòa vốn đƣợc xác định dựa trên đẳng thức sau: 
Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi – Tổng chi phí cố định = 0 
Điểm hòa vốn có thể đƣợc xác định theo khối lƣợng sản phẩm (khối lƣợng hòa vốn) 
hoặc theo giá trị (doanh thu hòa vốn). 
Ví dụ 6.1Công ty Hoa Viên sản xuất và bán sản phẩm X với thông tin chung nhƣ sau: 
 Giá bán 1 đơn vị sản phẩm X 30.000 đồng 
 Tổng chi phí biến đổi/1 SP 19.500 đồng 
 Tổng chi phí cố định trong kỳ của công ty 147.000.000 đồng 
Hỏi công ty phải bán bao nhiêu sản phẩm trong kỳ thì mới hòa vốn? 
Áp dụng đẳng thức hòa vốn ở trên, gọi Q là khối lƣợng sản phẩm cần bán để hòa 
vốn, ta có phƣơng trình nhƣ sau: 
 Qx30.000 – Qx19.500 – 147.000.000 = 0 
Giải phƣơng trình xác định Q = 14.000 sản phẩm 
Nhƣ vậy nếu công ty Hoa Viên muốn hòa vốn thì họ phải bán đƣợc ít nhất 14.000 
đơn vị sản phẩm trong kỳ. Nếu phƣơng án kinh doanh của Hoa Viên có dự báo khối 
lƣợng sản phẩm tiêu thụ dƣới 14.000 đơn vị công ty sẽ cầm chắc lỗ (thu trong kỳ 
không đủ bù chi). Nếu dự báo khối lƣợng sản phẩm đƣợc bán ra lớn hơn 14.000 đơn 
vị, công ty sẽ có lãi. 
Nếu tính theo giá trị thì công ty Hoa Viên sẽ phải đạt đƣợc mức doanh thu hòa vốn ở 
420.000.000 đ (14.000 SP x 30.000 đ) 
103 
Ta có thể minh họa điểm hòa vốn bằng phƣơng pháp đồ thị nhƣ sau: 
Hình 6.1 đồ thị điểm hòa vốn 
Trong đồ thị này đƣờng tổng doanh thu và đƣờng tổng chi phí giao nhau tại khối 
lƣợng 14.000 SP hay 420.000.000 đ. 
Bên cạnh phƣơng pháp xác định hòa vốn sử dụng đẳng thức và lập phƣơng trình ở 
trên. Quản lý còn có thể tính hòa vốn nhanh qua ứng dụng khái niệm lãi góp, còn có tên 
gọi khác là số dƣ đảm phí (theo thông tƣ 53/2006/TT-BTC thì khái niệm này đƣợc gọi là 
“lãi trên biến phí”). 
Lãi góp là chênh lệch giữa giá bán (doanh thu) và chi phí biến đổi. Chỉ tiêu lãi góp 
có thể đƣợc xác định trên cơ sở đơn vị sản phẩm hoặc trên cơ sở tổng lãi góp. Lãi góp 
cũng có thể đƣợc đo lƣờng bằng giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (trên giá bán). 
Trở lại với ví dụ của công ty Hoa Viên, ta có thể xác định đƣợc chỉ tiêu lãi góp của 
sản phẩm X nhƣ sau: 
 Lãi góp trên một sản phẩm: 30.000 – 19.500 = 10.500đ/SP 
 Tỷ lệ lãi góp: 10.500/30.000 = 35% 
Lãi góp là phần doanh thu sau khi trừ chi phí biến đổi do đó về ý nghĩa kinh tế thì lãi 
góp chính là phần để bù đắp chi phí cố định và tạo lợi nhuận. Nếu điểm hòa vốn là điểm 
mà tại đó lợi nhuận bằng không thì có thể suy ra là công ty sẽ hòa vốn nếu lãi góp vừa đủ 
để bù đắp tổng chi phí cố định. 
Trong ví dụ của công ty Hoa Viên, lãi góp 1 đơn vị sản phẩm là 10.500đ, nếu tổng 
chi phí cố định là 147.000.000đ thì công ty phải bán tổng số sản phẩm để hòa vốn là: 
 Số SP hòa vốn = 147.000.000/10.500 = 14.000 SP 
Hay có thể xác định doanh số bán hàng hòa vốn nhƣ sau: 
 DS hòa vốn = 147.000.000/35% = 420.000.000 đ 
Khái niệm lãi góp không chỉ giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng xác định khối lƣợng 
bán hàng hòa vốn trong một phƣơng án kinh doanh, nó còn giúp quản lý doanh nghiệp 
104 
nhanh chóng xác định khối lƣợng hoạt động cần thiết để có thể đạt đƣợc một mức lợi 
nhuận mục tiêu trong điều kiện các yếu tố sản xuất nhất định. 
Giả sử nếu quản lý của công ty Hoa Viên đặt chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ phải đạt 
đƣợc là 196.000.000 đ thì họ phải dự kiến bán bao nhiêu sản phẩm hay đạt mức doanh thu 
bán hàng là bao nhiêu? 
Nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì lãi góp của số sản phẩm bán ra phải đủ để 
bù đắp toàn bộ chi phí cố định và tạo ra thêm 196.000.000 lợi nhuân. Nếu lãi góp trên một 
đơn vị sản phẩm là 10.500đ thì số sản phẩm phải bán ra sẽ là: 
 (147.000.000 + 196.000.000)/10.500 = 32.667 SP 
Hoặc công ty phải đạt đƣợc mức doanh thu bán hàng là: 
(147.000.000 + 196.000.000)/35% = 980.000.000 đ 
6.3. Đánh giá các phƣơng án kinh doanh bằng công cụ phân tích CVP 
Trong ví dụ ở trên phƣơng án kinh doanh của Hoa Viên mới chỉ đƣợc đánh giá với 
giả định thay đổi duy nhất là khối lƣợng bán hàng để đánh giá xem khả năng lợi nhuận 
của công ty sẽ thay đổi thế nào khi khối lƣợng bán hàng thay đổi. Trên thực tế, khi lập kế 
hoạch, quản lý doanh nghiệp thƣờng đứng trƣớc nhiều dự báo thay đổi trong các yếu tố 
nhƣ giá bán, khối lƣợng bán hàng, tình hình sử dụng chi phí (cả biến đổi và cố định). Và 
nhƣ vậy sẽ có nhiều phƣơng án khác nhau mà mỗi phƣơng án kế hoạch lợi nhuận sẽ thay 
đổi khi các yếu tố kể trên thay đổi. Để xác định đƣợc phƣơng án tối ƣu với lợi nhuận đƣợc 
tối ta, quản lý có thể sử dụng công cụ phân tích CVP. 
Sơ đồ 6.1 Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 
GIÁ 
BÁN 
CHI PHÍ 
BIẾN ĐỔI 
CHI PHÍ 
CỐ ĐỊNH 
KHỐI 
LƢỢNG 
BÁN 
LỢI NHUẬN 
105 
Trong sơ đồ trên ta có thể thấy rất rõ mối liên tƣơng tác lẫn nhau giữa các yếu tố giá 
bán, khối lƣợng, chi phí biến đổi, chi phí cố định và mối liên hệ giữa các yếu tố đó tới kết 
quả cuối cùng là lợi nhuận. Chẳng hạn khi có sự thay đổi về giá bán (giảm giá để kích 
cầu) thì khả năng khối lƣợng bán hàng sẽ thay đổi (tăng khối lƣợng bán). Tác động của 
giảm giá bán sẽ trực tiếp làm thu nhập trên đơn vị sản phẩm, từ đó có tác động làm giảm 
lợi nhuận. Tuy nhiên khối lƣợng bán hàng tăng lại làm tăng tổng lợi nhuận. Tổng thay đổi 
của lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào tác động nào tới lợi nhuận lớn hơn. Phân tích CVP là công 
cụ đơn giản và hiệu quả, giúp quản lý thấy đƣợc xu thế biến động của lợi nhuận khi các 
yếu tố thay đổi và cũng dễ dàng tính toán các kết quả ƣớc tính. 
Sau đây là ví dụ minh họa cho ứng dụng phân tích CVP trong đánh giá các phƣơng 
án kinh doanh. 
Ví dụ 6.2 Công ty TNHH Hoa Lƣ là một công ty nhỏ chuyên sản xuất hàng nhựa gia 
đình, hàng của công ty bán chủ yếu trong thị xã Ninh Bình, các thông tin về chi phí sản 
xuất của công ty nhƣ sau: 
Đơn vị nghìn đồng 
 Trên 1 đv SP % 
Giá bán 250 100% 
Chi phí biến đổi 150 60% 
Lãi góp 100 40% 
Khối lƣợng bán hiện thời của công ty là 400 sản phẩm mỗi tháng. 
Để chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh trong thời gian sắp tới, những ngƣời quản lý 
của công ty đang cân nhắc một số các phƣơng án dƣới đây. Hãy phân tích ảnh hƣởng của 
các dự kiến tới lợi nhuận của công ty và xác định mức thay đổi của lợi nhuận nếu những 
biến động đó là hiện thực. 
Phó giám đốc công ty dự tính rằng nếu tăng chi phí quảng cáo hàng tháng lên 10 
triệu thì doanh thu hàng tháng có thể tăng thêm được 30 triệu. 
Trong phƣơng án này chi phí quảng cáo tăng thêm 10 triệu đồng sẽ làm tổng chi phí 
cố định của công ty tăng thêm 10 triệu đồng, tổng lợi nhuận sẽ giảm tƣơng ứng 10 triệu 
đồng. Tuy nhiên đồng thời doanh thu bán hàng của công ty tăng thêm 30 triệu đồng/tháng, 
nó sẽ kéo lợi nhuận của công ty tăng thêm là 12 triệu đồng (30 triệu X 40%). 
Nhƣ vậy, tổng thay đổi của lợi nhuận theo phƣơng án này sẽ tăng thêm là 2 triệu 
đồng. 
Quản lý công ty dự định thay thế một số vật liệu bằng loại rẻ tiền hơn, điều này cho 
phép giảm chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm 25 nghìn đồng/sản phẩm. Tuy nhiên 
106 
bộ phận bán hàng cho biết nếu thay thế một số chi tiết của sản phẩm sẽ dẫn tới chất lượng 
chung của sản phẩm sẽ giảm đi và khối lượng bán sẽ chỉ còn 300 sản phẩm mỗi tháng. 
Trong phƣơng án này chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm giảm sẽ giúp cho công 
ty giảm đƣợc tổng chi phí biến đổi. Tổng lợi nhuận dự tính vì thế sẽ tăng lên tƣơng ứng là 
7,5 triệu đồng (300 SP x 25.000 đ). Tuy nhiên hệ quả của việc giảm khối lƣợng bán hàng 
(giảm 100 đơn vị sản phẩm) sẽ dẫn tới giảm lợi nhuận, tƣơng đƣơng với 10 triệu đồng 
(100 SP x 100.000 đ). Tổng thay đổi của lợi nhuận theo phƣơng án này là giảm đi 2,5 
triệu đồng. 
Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thị trường, quản lý công ty nhận thấy rằng 
nếu kết hợp giữa việc giảm giá bán xuống còn 230 nghìn đồng, đồng thời tăng chi phí 
quảng cáo hàng tháng lên 15 triệu thì sản phẩm bán ra hàng tháng có thể tăng lên 50%. 
Phƣơng án này kết hợp ảnh hƣởng của biến đổi các yếu tố giá bán, chi phí cố định, 
khối lƣợng bán tới kết quả lợi nhuận cuối cùng. Giá bán giảm 20 nghìn đồng/sản phẩm (từ 
250 nghìn đồng xuống 230 nghìn đồng) sẽ làm giảm lợi nhuận tƣơng ứng 20 nghìn 
đồng/sản phẩm. Chi phí quảng cáo tăng 15 triệu đồng sẽ làm tăng tổng chi phí cố định của 
công ty, nó sẽ làm giảm tổng lợi nhuận của công ty tƣơng ứng 15 triệu đồng. Cả hai yếu tố 
đó lại tác động làm tăng khối lƣợng bán hàng thêm 200 sản phẩm/tháng (600 – 400), ảnh 
hƣởng này sẽ tác động làm tăng tổng lợi nhuận của công ty. 
Cụ thể, ảnh hƣởng của giảm giá bán sẽ làm lợi nhuận công ty giảm tổng cộng 12 
triệu đồng (600 SP x 20.000 đ). Ảnh hƣởng của tăng chi phí quảng cáo làm lợi nhuận 
công ty giảm 15 triệu đồng. Ảnh hƣởng của tăng khối lƣợng bán sẽ làm lợi nhuận công ty 
tăng tƣơng ứng 20 triệu đồng (200 SP x 100.000 đ). Tổng ảnh hƣởng tới lợi nhuận của 
công ty trong phƣơng án này sẽ là giảm 7 triệu đồng (20 triệu – 12 triệu – 15 triệu) 
Để thúc đẩy bán hàng, và khuyến khích nhân viên tiêu thụ sản phẩm, giám đốc công 
ty dự kiến thay đổi chính sách trả lương cho nhân viên. Thay bằng trả lương hàng tháng, 
lương của nhân viên bán hàng sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà họ bán ra, mỗi 
sản phẩm bán ra nhận viên bán hàng sẽ được trả 15 nghìn đồng. Tổng tiền lương phải trả 
hàng tháng cho nhân viên bán hàng hiện nay là 6 triệu đồng một tháng. Với chính sách 
mới này ông chủ tổ hợp hy vọng sẽ khuyến khích được bộ phận bán hàng tăng số lượng 
sản phẩm bán lên vào khoảng 15%. 
Cơ sở của phƣơng án này là nhằm thay đổi cơ cấu chi phí, chuyển chi phí lƣơng bán 
hàng từ chi phí cố định sang chi phí biến đối, đồng thời sẽ làm tăng khối lƣợng bán hàng. 
Trong phƣơng án này chi phí biến đối của một đơn vị sản phẩm sẽ tăng, nó sẽ làm tăng 
tổng chi phí biến đổi 15.000 đồng/sản phẩm và sẽ làm giảm tổng lợi nhuận tƣơng ứng. 
Tuy nhiên công ty lại giảm đƣợc tổng chi phí cố định 6 triệu đồng/tháng. Đồng thời số 
lƣợng bán hàng tăng thêm 60 sản phẩm mỗi tháng (400 SP x 15%), sẽ làm tăng lợi nhuận. 
107 
Cụ thể, chi phí biến đổi tăng sẽ làm tổng lợi nhuận của công ty giảm 6,9 triệu đồng 
(460 sản phẩm X 15.000 đ). Chi phí cố định giảm 6 triệu đồng sẽ làm tăng lợi nhuận của 
công ty thêm 6 triệu đồng. Khối lƣợng bán hàng tăng 60 sản phẩm mỗi tháng sẽ làm lợi 
nhuận của công ty tăng thêm 6 triệu đồng (60 SP x 100.000 đ). Tổng lợi nhuận của công 
ty trong phƣơng án này sẽ tăng thêm 5,1 triệu đồng (6 triệu + 6 triệu – 6,9 triệu). 
108 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Tài Chính, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, ngày 14 tháng 9 năm 2006 của 
Bộ trƣởng Bộ tài chính “về việc ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và 
vừa” 
2. Bộ Tài Chính, Thông tƣ số 203/2009/TT-BTC, ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ 
trƣởng Bộ tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản 
cố định” 
3. Bộ Tài Chính, Thông tƣ số 45/2013/TT-BTC, ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ 
trƣởng Bộ tài chính “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản 
cố định” 
4. Bộ tài chính, thông tƣ số 53/2006/TT-BTC, ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Bộ 
trƣởng Bộ tài chính “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” 
5. Bộ tài chính, thông tƣ số 06/2012/TT-BTC, ngày 11 tháng 01 năm 2012 của Bộ 
trƣởng Bộ tài chính “hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, 
hướng dẫn thi hành nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và nghị định 
số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của chính phủ” 
6. Nghiêm Văn Lợi, giáo trình nguyên lý kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, 2006 
7. Weygandt, Kimmel, Kieso, Managerial Accounting, tools for business decision 
making; 5th edition; Wiley publisher 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_nhung_van_de_ke_toan_co_ban_trong_doanh_nghiep_nho.pdf
Ebook liên quan