Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 3: Kính gửi cụ Nguyễn Du

Tóm tắt Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 3: Kính gửi cụ Nguyễn Du: ...đất trời Nghe như non nước vọng lời ngàn thu Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng người” Như vậy điều tạo nên giá trị đặc sắc của những đoạn thơ vừa trích nói riêng và của cả bài thơ nói chung chính là... kỉ Cách mạng. Cách mạng không chỉ đổi thay số phận dân tộc mà còn đem đến cho thơ ca, văn học một nguồn mạch mới. Một khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ này là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị mà Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu. - Đúng như SGK Văn học 12 nhận định “Thơ Tố Hữu tiêu b...ác của Từ ấy, không thể căn cứ vào sự giống nhau của hình ảnh mà kết luận là nhà thơ đã chịu ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực của Thơ mới. Cái quyết định trong quan hệ ảnh hưởng không chỉ ở tính chất tích cực hay tiêu cực của hiện tượng văn học có trước, mà ở lập trường, bản lĩnh của chủ thể ti...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Chuyên đề: Thơ Tố Hữu - Vấn đề 3: Kính gửi cụ Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn Du. Hai khổ “Tiếng đàn hại người” là liên hệ với 
thời đại ngày nay để khẳng định sức sống lâu dài và giá trị của tác phẩm. Khổ tiếp theo 
Tố Hữu đánh giá cao với lòng trân trọng và biết ơn Nguyễn Du. Hai câu cuối trở về thơ 
hiện tại sôi động và của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
2. Câu thơ “Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều” là cảm hứng bao trùm bài thơ 
và nói lên tâm trạng rất phù hợp của Tố Hữu. Khi “Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân”. 
Những suy ngẫm có dịp trỗi dậy để tác giả nhớ “người xưa”. 
Tố Hữu xúc cảm nhất đối với nàng Kiều là nghĩ đến một thân phận bơ vơ, tâm trạng ngổn 
ngang đau đớn không lối thoát, đành phó thác cuộc đời mình cho số phận (những tâm 
trạng ba đào và cảnh ngộ đáng thương của Kiều nhi được biểu hiện gợi cảm nhất ở các từ 
láy: “tê tái, lênh đênh, ngẩn ngơ”) 
Chỉ mấy câu mà tác giả gợi được cả cuộc đời Kiều và cho thấy niềm cảm thông sâu sắc 
với nhân vật này. 
Từ xưa đến nay có rất nhiều nhà thơ vịnh Kiều, say Kiều, và Tố Hữu đóng góp một tiếng 
nói rất riêng của mình, của thời đại mình để chia sẻ với thân phận và tâm sự của Kiều. Tố 
Hữu thấy Kiều số phận lênh đênh, bơ vơ và tâm trạng luôn ngổn ngang, ngẩn ngơ. Không 
phải ngẫu nhiên mà ở thời điểm hiện tại câu thơ “Nửa đêm” lại liên tưởng đời Kiều. 
“Trời đêm biết giữ thân mình nơi nao”. Quả là cái bi kịch không thể tìm được đường đi, 
không có lối thoát cho số phận là một bi kịch của một thời đại và của chính Nguyễn Du 
nữa “Đau đời có cứu được đời đâu” (Huy Cận), “Cha ông xưa từng đấm nát tay trước 
cửa cuộc đời”  “Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi” (Chế Lan Viên). 
3. Phần chính của bài thơ dành những câu thấm thía cho sự tưởng nhớ, cảm thông và trân 
trọng biết ơn Nguyễn Du. 
Điều đặc sắc là tác giả dùng rất nhiều câu thơ nguyên văn cũng như những ý thơ của 
Nguyễn Du để nói về nhà thi hào đồng thời thể hiện niềm trân trọng cảm thông sâu sắc 
với tâm sự của Nguyễn Du. 
Tố Hữu cho rằng, đáng trân trọng nhất ở Nguyễn Du là tình đời, là tấm lòng của một nhà 
thơ đã từng quan niệm “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Vì thế những từ “tơ lòng”, 
“nhân tình”, “lòng người”, “tình đời” được Tố Hữu sử dụng tập trung với ý nhấn mạnh. 
4. Tập trung nhất là tác giả đánh giá Nguyễn Du: 
“Tiếng thơ ai động những ngày” 
Tiếng thơ Nguyễn Du là kết tinh của cả nghìn năm văn hiến và nó sẽ vang dội đến nghìn 
năm sau nữa. Nghĩa là thơ Nguyễn Du tồn tại mãi mãi bất chấp quy luật nghiệt ngã của 
thời gian. Bởi vì đó là tiếng nói của tình đời, tình người, là tình thương của lòng mẹ. Cho 
nên nó sẽ có ảnh hưởng mãi các thế hệ đời sau. 
5. Bài thơ mang đậm tính dân tộc. Nó thể hiện sự quý trọng và vận dụng truyền thống thơ 
ca dân tộc của tác giả. 
Những câu thơ lục bát có âm điệu cổ điển gợi ta nhớ tới những câu Kiều. Nhiều câu được 
lấy lại Kiều, nhiều câu vận dụng ý của Kiều (lối “tập Kiều”). Thế nhưng tình ý vẫn là 
của tác giả. Ngay cả khi nói về thời đại mình, tác giả cũng có dụng ý dùng lối nói ước lệ, 
tượng trưng và kết thúc là hình ảnh gợi không khí trang nghiêm cổ kính. 
Bài thơ đã làm một vạch nối giữa quá khứ với hiện tại. Nó đã nói lên sự trân trọng những 
giá trị tinh thần trong quá khứ. Nó nói lên tấm lòng của chúng ta với thiên tài Nguyễn Du 
và Truyện Kiều bất hủ của ông. 
B. LUYỆN TẬP 
I. CÂU HỎI 
1. “Nội dung Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu là sự đồng cảm và thái độ đánh giá cao 
thi hào dân tộc Nguyễn Du”. Anh chị hãy làm rõ nhận định trên. 
2. Vài nét về nghệ thuật của bài thơ. 
3. Tìm ra (và chép lại) vài câu thơ tiêu biểu trong bài để thấy được Tố Hữu đã tập Kiều 
rất thành công trong bài thơ này. 
* Gợi ý trả lời 
1. Trong bài thơ này, với tư cách là một nhà thơ chiến sĩ, nhân danh thời đại mới, Tố Hữu 
bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với Nguyễn Du ở sự bế tắc không có phương hướng. Sự bế 
tắc của Nguyễn Du cũng chính là sự bế tắc của thời đại ông sống. Sự cảm thông của Tố 
Hữu được thể hiện qua việc nhà thơ bộc lộ niềm cảm thông đối với thân phận của nàng 
Kiều - Một nhân vật tài sắc vẹn toàn, hiếu thảo thủy chung nhưng bị dập vùi phũ phàng. 
(Nói đến Thúy Kiều cũng chính là nói đến Nguyễn Du. Nỗi đau của Kiều cũng chính là 
nỗi đau của Nguyễn Du. Thương cảm Thúy Kiều cũng chính là thương cảm Nguyễn Du). 
“Hỡi lòng tê tái thương yêu 
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh 
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình 
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao? 
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào 
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường” 
Trong sáu dòng thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng hàng loạt từ láy để thể hiện sinh động tâm 
trạng “tê tái”, “ngổn ngang” đau đớn, lẫn cảnh ngộ bi đát nổi chìm “lênh đênh” đành 
phó thác cuộc đời cho số phận của nàng Kiều. Điều đáng lưu ý là một bằng mấy câu thơ, 
Tố Hữu đã tóm lược khái quát được toàn bộ cuộc đời, số phận Thuý Kiều, và niềm cảm 
thương sâu sắc của nhà thơ đối với nhân vật. 
Tố Hữu đặc biệt đề cao tác giả Truyện Kiều ở tấm lòng nhân ái của một nghệ sĩ lớn, 
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du). Với Tố Hữu, Nguyễn Du được khẳng 
định là nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của dân tộc. Tiếng nói của Nguyễn Du là tiếng 
nói có thể lay động cả đất trời, là lời của non nước, tựa hồ như tiếng ru của người mẹ 
thấm vào thế hệ này sang thế hệ khác, bất tử trong đời sống dân tộc. Tiếng thơ ấy được 
chúng ta ngày nay trân trọng, đón nhận và phát huy, trong cuộc đấu tranh giải phóng đất 
nước: 
“Tiếng thơ ai động đất trời 
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu 
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du 
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày 
Hỡi người xưa của ta nay 
Khúc vui xin lại so dây cùng người” 
Như vậy điều tạo nên giá trị đặc sắc của những đoạn thơ vừa trích nói riêng và của cả bài 
thơ nói chung chính là cái tình của Tố Hữu đối với Nguyễn Du. 
2. Trước hết ở bài này, Tố Hữu đã khơi gợi được không khí của cả một thời đã trôi vào dĩ 
vãng, bằng cách tập Kiều, phác hoạ thời đại Nguyễn Du bằng chính ngôn ngữ và nhân vật 
của Nguyễn Du. Tố Hữu chọn lựa trong bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du (bài Độc tiểu 
thanh ký) và nhất là trong Truyện Kiều những câu thật tiêu biểu, và một số nhân vật đã 
gây đau khổ cho Kiều (“Gớm quân Ung Khuyến, ghê bầy Sở Khanh”) đưa vào bài thơ 
một cách nhuần nhụy, tự nhiên nhằm phác họa thân phận chìm nổi, cô đọng của Kiều và 
tác giả Truyện Kiều (“Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như?” - “Dẫu lìa ngó ý, còn vương 
tơ lòng” - “Mai sau dù có bao giờ” -  “Đau đớn thay phận đàn bà”). 
Bên cạnh đó, những từ cổ và những ảnh cổ đã được sử dụng khá phổ biến tạo nên hiệu 
quả nghệ thuật đáng kể (“Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào Ngẫm xem qua kiếp phong 
trần -  Bỗng nghe trống giục ba hồi gọi quân”). Nhờ đó, bài thơ vừa có âm hưởng 
trang trọng cổ kính, vừa gần gũi quen thuộc rất phù hợp cho việc biểu đạt ý tưởng: Trân 
trọng biết ơn những gì tốt đẹp của ông cha và quyết tâm phát huy chúng trong thời đại 
mới. 
II. LÀM VĂN (TỰ LUYỆN TẬP) 
* Đề 1: Bình giảng đoạn thơ: “Nửa đêm () thân ấy biết là mấy thân?” (Kính gởi cụ 
Nguyễn Du - Tố Hữu) 
* Đề 2: Bình giảng đoạn thơ: “Tiếng thơ ai () cùng người” 
C. LỜI BÌNH 
Sinh thời Nguyễn Du từng tự hỏi không biết ba trăm năm sau có ai người tri kỉ vì mình 
mà nhỏ nước mắt không. Từ đó đến nay chưa đến ba trăm năm. Nhưng những người có 
thể gọi là tri kỉ của nhà thơ, những người hiểu rõ những đau xót, căm giận, ước mơ và cả 
những băn khoăn bế tắc của Nguyễn Du, những người rất yêu quý cái tài và lại càng yêu 
quý hơn nữa cái tình của Nguyễn Du, những người ấy có đến hàng triệu. Những người ấy 
hôm nay không nhỏ nước mắt khóc Nguyễn Du mà rất phấn khởi kỉ niệm Nguyễn Du, 
lắng nghe lại tiếng nói sâu sắc của Nguyễn Du, trong khi tiếng súng chống Mĩ cứu nước 
vẫn nổ giòn suốt từ Nam chí Bắc. 
 Giữa lúc cuộc chiến đấu chống Mĩ đang diễn ra ác liệt trên cả hai miền , Ban bí thư 
Trung ương Đảng đã chỉ thị tổ chức trọng thể lễ kỉ niệm Nguyễn Du trong cả nước và 
theo đề nghị của Hội đồng hòa bình thế giới, lần đầu tiên một danh nhân văn hóa Việt 
Nam được kỉ niệm ở nhiều nước châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ. Trong một bài thơ 
viết vào dịp ấy, Tố Hữu sau khi phê phán cái nhìn tối tăm không lối thoát của Nguyễn 
Du, đã hết lời ca ngợi tấm lòng ưu ái của nhà thơ và đối với tiếng thơ Nguyễn Du đã có 
một sự đánh giá cao, xưa nay chưa từng thấy: 
“Tiếng thơ ai động đất trời! 
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu 
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du 
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày” 
 (Kính gửi cụ Nguyễn Du) 
Tố Hữu đã nói lên tất cả tấm lòng yêu quý và biết ơn của chúng ta với nhà thơ cổ điển lớn 
nhất trong văn học Việt Nam. Đúng là tiếng thơ ấy, yêu thương như tiếng ru của mẹ, tha 
thiết như tiếng gọi của quê hương, nghìn năm sau sẽ còn vọng mãi. (Hoài Thanh) 
ĐỀ TỔNG HỢP NÂNG CAO 
Nhận định về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, SGK Văn học 12, Tập một, NXB Giáo 
dục, H., 2002 viết: “ thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị”. 
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. 
I. TÌM HIỂU ĐỀ 
- Đề thuộc kiểu bài bình luận một vấn đề văn học (về đặc trưng phong cách một nhà thơ). 
- Bài làm không chỉ bàn luận về sự kết hợp giữa chất “trữ tình” và “chính trị” trong thơ 
Tố Hữu mà còn phải đặt thơ Tố Hữu vào trong tương quan với các nhà thơ khác thuộc 
khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Từ đó làm sáng tỏ thơ Tố Hữu là “tiêu biểu” cho 
khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. 
- Về phạm vi kiến thức: học sinh có thể vận dụng các kiến thức về thơ Tố Hữu và thơ văn 
cách mạng trong và ngoài nhà trường để làm sáng tỏ yêu cầu của đề. 
II. DÀN BÀI SƠ LƯỢC 
1. Mở bài: 
- Thế kỉ XX đối với dân tộc Việt Nam là một thế kỉ Cách mạng. Cách mạng không chỉ 
đổi thay số phận dân tộc mà còn đem đến cho thơ ca, văn học một nguồn mạch mới. Một 
khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ này là khuynh hướng thơ trữ tình chính trị mà 
Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu. 
- Đúng như SGK Văn học 12 nhận định “Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ 
trữ tình chính trị”. 
2. Thân bài: 
Bài làm cần đảm bảo nội dung sau: 
- Mối quan hệ biện chứng giữa “thơ trữ tình” và “chính trị” trong thời đại cách mạng; 
- Các kiểu thơ trữ tình chính trị và nét độc đáo trong thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu. 
- Những biểu hiện của thơ trữ tình chính trị ở thơ Tố Hữu và những đóng góp mới mẻ của 
nó trong đời sống sáng tác văn học đương thời. Trên cơ sở đó đánh giá và chỉ ra ý nghĩa 
văn học sử của phong cách thơ Tố Hữu. 
3. Kết bài: 
- Từ hiện tượng thơ trữ tình của Tố Hữu rút ra một vấn đề có tính lí luận: mối quan hệ 
giữa văn học và thực tiễn đời sống chính trị; giữa nhà văn và nhà chính trị. 
- Khẳng định ý nghĩa và đóng góp quan trọng của thơ Tố Hữu trong dòng văn học cách 
mạng của dân tộc. 
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO 
“Một hiện tượng thơ khi đã phát triển trọn vẹn, viên mãn cần được xác định và gọi tên. 
Xác định đúng, gọi tên đúng mới đánh giá đúng. Thơ Tố Hữu thường được gọi bằng các 
tên khác như thơ tranh đấu, thơ thời cuộc, thơ thời sự, thơ cảm hứng xã hội, thơ chính trị, 
thơ đặt hàng Gọi là thơ đặt hàng rõ ràng là không hay vì nó gọi lên một quan hệ hàng 
hóa, gọi là thơ tranh đấu, thơ thời cuộc tuy chỉ ra tác dụng xã hội nhưng còn chung 
chung. Gọi là thơ thời sự và thơ cảm hứng xã hội đều chưa xác đáng bởi vì cốt lõi trong 
thơ Tố Hữu không phải là các sự kiện thời sự hay các vấn đề xã hội khác nhau mà là tình 
cảm chính trị, ý thức chính trị thường trực. 
Thơ Tố Hữu là thơ thể hiện các tư tưởng, tình cảm chính trị của thời đại, là thơ phát hiện 
ý nghĩa chính trị của các hiện tượng đời sống. Mồ côi rõ ràng là một hiện tượng xã hội có 
thể nói thời nào cũng có, nhưng với con mắt chính trị, Tố Hữu nhìn ra một điều: xã hội 
hiện tại lúc ấy không quan tâm đến vấn đề đó - Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng: “Có hề 
chi”. Mô típ lạnh lùng còn được nhà thơ sử dụng nhiều lần nữa để thể hiện tư tưởng cắt 
đứt ảo tưởng đối với xã hội cũ, do đó khác hẳn xu hướng cảm thương uỷ mị. Qua bức 
tranh Hai đứa bé, ông chỉ ra xung đột của hai thế giới, qua số phận người vú em, ông 
nhận ra vấn đề “chế độ”. 
Điều hết sức thú vị là trong tập thơ Từ ấy, Tố Hữu đề cập hết các hiện tượng xã hội được 
thể hiện trong Thơ mới lãng mạn và văn học hiện thực phê phán đương thời, và qua mỗi 
hiện tượng ông đều phát hiện ra ý nghĩa chính trị của chúng. Ông nhìn ra giải pháp cho 
mọi vấn đề bằng con đường đấu tranh chính trị. 
Đối với Tố Hữu, các hiện tượng “mồ côi”, “lạc loài”, “lầm than”, “lạnh lùng”, “khổ 
tủi”, “thảm sầu”, “hắt hủi”, “dâm ô”, “cô đơn”, “điêu tàn”, “đẹp và thơ” đều có nội 
dung xã hội cụ thể, chứ không phải là các hiện tượng chung chung, nghiệp dĩ của kiếp 
người. Tiếng đàn em bé hát rong, theo ông, phải là một hành vi chống lại chế độ cũ. Hai 
cái chết của hai đứa cháu người hành khất phải là cơ sở để nuôi căm hờn. Nhà thơ hướng 
mọi vấn đề xã hội vào một hướng duy nhất: Cách mạng. 
Đối diện với văn thơ lãng mạn tiêu cực về mặt chính trị - đúng như Hoài Thanh nhận 
định, Tố Hữu đã “chọi lại”, “chọi lại trên vấn đề cơ bản là thái độ sống và nhận thức 
chính trị”. Chọi lại như thế nào? Tố Hữu đã đưa lại cho các hiện tượng xã hội ấy một nội 
dung cụ thể, kéo chúng từ sự nhận thức trừu tượng trở về với mảnh đất hiện thực. Các bài 
Dửng dưng, Tháp đổ, Điêu tàn, Nhớ người, thể hiện rất rõ cho khuynh hướng đó. Ngay 
bài Lao Bảo mà rất nhiều khi bị xem là bằng chứng của việc nhà thơ “chưa thoát khỏi” 
ảnh hưởng tiêu cực của thơ mới, ta cũng thấy nhà thơ “chọi lại” bằng cách chỉ ra một 
hiện tượng điêu tàn, nhưng là do đế quốc Pháp gây nên. Đây cũng có “xương tàn”,”nắm 
mồ bao khối não”, có “huyết ứ dưới lời than”, nhưng là do “Roi đế quốc, báng súng 
trường quất xé. Thịt hi sinh của những kiếp đi đày”. Và đó là cơ sở để căm hờn, nung 
nấu ý chí chiến đấu. 
Trường hợp này cũng như nhiều trường hợp khác của Từ ấy, không thể căn cứ vào sự 
giống nhau của hình ảnh mà kết luận là nhà thơ đã chịu ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực 
của Thơ mới. Cái quyết định trong quan hệ ảnh hưởng không chỉ ở tính chất tích cực hay 
tiêu cực của hiện tượng văn học có trước, mà ở lập trường, bản lĩnh của chủ thể tiếp nhận. 
Tố Hữu đã cắt nghĩa lại, giải thích lại, đổi mới hẳn nội dung của các hiện tượng đó. Tiếp 
nhận ở đây có nghĩa là cải tạo và đổi mới. 
Thơ Tố Hữu cũng có xuân ý, trời hồng, phảng phất của thơ Xuân Diệu. Nhưng Xuân 
Diệu, mùa xuân gắn với tuổi trẻ hưởng thụ của người cá nhân, còn ở Tố Hữu là “xuân 
nhân loại”, xuân của thời đại mới - một mùa xuân mang đầy nội dung cách mạng. Vậy thì 
ở đây, nên nói cái nào ảnh hưởng cái nào? Cái quyết định vẫn là tư tưởng và bản lĩnh 
người tiếp nhận. Ở đây thể hiện rõ bản sắc vững vàng của một nhà thơ chính trị. 
Thường có ý kiến cho rằng thơ Tố Hữu có ít những hiện tượng đời thường, ít các chi tiết 
thường nhật, thơ ông thiên về tổng hợp và về “cái lịch sử”, thơ ông ít viết về tình yêu. Đó 
là những nhận xét có cơ sở. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ở phương diện ít hay nhiều, mà 
chủ yếu ở tính chất của khái quát. Thực ra nhiều bài thơ của Tố Hữu không ít các chi tiết 
đời thường, hình ảnh của thực tại. Ta có thể căn cứ vào chi tiết mà nhận ra là bài thơ viết 
thời nào. Điều chủ yếu là nhà thơ tập trung khai thác khía cạnh nội dung chính trị của đời 
thường. Do đó, cái tiêu biểu của thơ Tố Hữu chủ yếu không nằm ở phía tái hiện đời 
thường, mà ở phía khái quát chính trị sâu sắc, thấm thía, đậm đà. Chẳng hạn như bài 
Người con gái Việt Nam hầu như chẳng có chi tiết sinh hoạt đời thường nào, mà rất “Tố 
Hữu”, và rất hay. Ngay tập thơ Việt Bắc giàu hiện tượng đời thường hơn cả nội dung của 
nó vẫn là ý thức chính trị của con người kháng chiến, khác hẳn chi tiết đời thường kiểu 
Na-dim Hi-cơ-mét. 
Không phải đợi đến bài Quê mẹ nhà thơ mới đưa các chi tiết đời tư vào đây. Ta đã biết 
Tố Hữu đưa đời tư vào ngay bài thơ đầu tiên của tập Từ ấy: bài Mồ côi. Nhà thơ mất mẹ 
từ khi ông hãy còn bé. Ông nhắc đến mẹ với những lời thơ rất mực thiết tha, nhưng 
thường bao giờ cũng gắn liền với lòng biết ơn Đảng: “Mẹ không còn nữa, con còn Đảng. 
Dìu dắt khi con chưa biết gì”, hay “mẹ ơi, mẹ sinh con ra trong cực khổ. Mẹ chưa hay từ 
đó có Liên xô. Có Lê-nin hằng che chở con thơ”. Nhắc đến con mình, nhà thơ liền 
nghĩ: “Còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi. Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. 
Cả tình yêu đôi lứa cũng thấm nhuần nội dung chính trị: “Mà nói vậy: Trái tim anh đó. 
Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ. Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều . Phần cho thơ 
và phần để em yêu”. Hoặc “Khi âu yếm cùng anh, em hỏi. Tên nào trong muôn ngàn 
tên gọi. Như mối tình chung thủy không tan?- Trong lòng anh, tên ấy: Miền Nam!”. 
Nhiệt tình chính trị của nhà thơ luôn luôn thường trực trong mọi trường hợp, xâm chiếm 
vào mọi lĩnh vực đời sống. Và như vậy dẫu cái đời thường có đi vào thơ Tố Hữu nhiều 
hơn nữa, chất sinh hoạt vẫn không thể tăng lên. Đó cũng là một hiện tượng có quy luật 
của văn học vô sản trong những thời kì đầu, chẳng hạn như Người mẹ của M. Go-rơ-ki 
hay Thép đã tôi thế đấy của N. Ot-xtơ-rốp-xki. Nói về phong cách M. Go-rơ-ki trong 
Người mẹ, nhà phê bình văn học Xô viết A. Chi-che-rin cho rằng đó là một chủ nghĩa 
hiện thực không thể hiện ở “miêu tả các chi tiết sinh hoạt và tâm lý mà ở trong sự tái 
hiện một cách cụ thể và mạnh mẽ phi thường, nhưng lại khái quát chặt chẽ, tươi tắn, trang 
trọng về những người công nhân và nông dân Nga trước cách mạng 1905”. 
Nói về Thép đã tôi thế đấy, có nhà phê bình Xô Viết gọi đó là “một cuộc sống không có 
đời thường”. 
Cách tiếp cận ấy rất gần với Tố Hữu. Chính nhà thơ đã nhiều lần liên hệ ngày sinh của 
mình với ngày sinh của Liên Xô (cũ), của Đảng và của Nhà nước Việt Nam Dân chủ 
Cộng hòa. Có thể nói Tố Hữu là nhà thơ chính trị từ trong máu thịt, cốt tủy. 
Là một nhà thơ, ông chỉ biết có cuộc sống duy nhất - cuộc sống chính trị. Có thể nói “Từ 
ấy trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim” mới thực là ngày khai sinh và 
điểm khởi đầu của đời ông. Các giai đoạn cách mạng, những ngày lễ lớn, những sự kiện 
trọng đại của đất nước mới thật sự là những cái mốc trong cuộc đời tình cảm của ông. 
Ông không chỉ ở tù có mấy năm rồi sau vượt ngục. Ông dường như đã ở tù suốt trăm 
năm, nghìn năm. Ông không sống cuộc đời có tình yêu đôi lứa,không có dằn vặt đời 
thường, ông sống trọn vẹn cuộc đấu tranh suốt trăm năm cho tự do, độc lập của nhân dân 
ta. Trái tim ông đập nơi cảnh đói nghèo, bơ vơ do xã hội cũ tạo nên, nó rớm máu dưới 
giày đinh của thực dân đế quốc. Ông nghẹt thở nơi đất nước bị chia cắt làm đôi, ông đau 
đớn với cỏ cây, rừng núi Việt Nam thấm đầy chất độc màu da cam của Mỹ. Ông bay múa 
trong ngày Tổ quốc giải phóng, ông trẻ lại cùng đất nước hồi sinh. Bao giờ Tố Hữu cũng 
giữ cho tình cảm mình rung động mãnh liệt với ý nghĩa chính trị của các hiện tượng đời 
sống. Ngay thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, nhà thơ cũng suy nghĩ tới chính trị. 
Hoài Thanh có lần nhắc lại: “Tố Hữu có lần nói, nghe chim kêu, thấy nắng đẹp mà không 
nghĩ do đâu mà có thì đánh giá mọi thứ đều sai”. Khi đứng trước một người ân nhân cách 
mạng sắp mất, nhà thơ cũng không hề để lộ niềm thương xót riêng tư, mà triền miên 
trong lẽ sống cách mạng lớn lao: 
“Anh nghe thu rứt lá gọi đời đi 
Tôi thấy cả một mùa xuân bước lại” 
 (Những người không chết) 
Như vậy thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu dựa trên tiền đề thống nhất hoàn toàn, lắm khi 
là đồng nhất chủ thể trữ tình cá nhân và chủ thể của hoạt động chính trị là giai cấp, Đảng, 
Nhân dân, Tổ quốc. Sự thống nhất cao độ ấy tự nó đã thủ tiêu lí do phân biệt tuyên truyền 
và trữ tình, làm gần lại phút bùng cháy của tâm hồn trữ tình với thời điểm bùng nổ của sự 
kiện chính trị. Tố Hữu đã kết hợp một tình cảm yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội thuần tuý 
nhất với một tình cảm cá nhân đằm thắm trong sáng nhất. Nhờ thế, ông đã sáng tạo được 
một thế giới nghệ thuật độc đáo của thơ trữ tình chính trị và nâng nó lên một trình độ 
mới. (Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hóa Thông tin, 2001) 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_tho_to_huu_van_de_3_kinh_gui_cu_nguyen_du.pdf