Cuộc đời và thành tựu của Napoléon Bonaparte

Tóm tắt Cuộc đời và thành tựu của Napoléon Bonaparte: ...c xứ Bavaria, Wurttemberg và Baden. Sau đó, ngai vàng của dòng họ Bourbons tại vương quốc Naples đã được dành cho người anh của Napoléon là Joseph. Vào tháng 7 năm 1806, Liên Bang Sông Rhine được thành lập, bao gồm tất cả miền tây nước Đức và được đặt dưới quyền bảo hộ của người Pháp. Thán... bão, như trong trận Austerlitz. Vào đầu thế kỷ 19, quân đội Pháp có vẻ như vô địch nhưng thật ra, vẫn có các khuyết điểm. Dịch vụ y tế tại mặt trận rất yếu kém khiến cho nhiều người lính bị chết vì bệnh dịch, vì các vết thương không được chăm sóc cẩn thận. Lương bổng trả cho người lính còn...hôn nhân 15 năm không con và vào năm 1810, Napoléon đã kết hôn với công chúa Marie Louise, con gái của Vua Francis I, thuộc dòng họ Hapsburg. Bà Marie Louise này đã có với Napoléon một đứa con trai, được gọi là “Vua La Mã” (the king of Rome) nhưng về sau, đứa bé này đã không hề làm vua xứ sở...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cuộc đời và thành tựu của Napoléon Bonaparte, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc đời và thành tựu của 
Napoléon Bonaparte 
Tại xứ Haiti, đa số người da đen địa phương đã vui mừng khi Hội Nghị 
Quốc Ước hủy bỏ chế độ nô lệ, nhưng khi các Tổng Tài đặt lại chế độ 
bất công kể trên tại xứ Haiti thì Francois Toussaint L Ouverture (c. 1744-
1803) và Jean Jacques Dessalines (c. 1758-1806) đã cầm đầu các cuộc 
nổi dậy chống lại người Pháp. Thêm vào đó, bệnh sốt vàng da đã gây 
tổn thất lớn lao cho quân đội viễn chinh Pháp, khiến cho Napoléon phải 
bỏ dở kế hoạch chinh phục Mỹ Châu. Năm 1803, Napoléon đã bán miền 
đất Louisiana cho Hoa Kỳ với giá 80 triệu quan tiền. 
Từ năm 1803 tới năm 1805, chỉ còn nước Anh là miền đất Napoléon 
Bonaparte phải chinh phục và muốn vậy, người Pháp phải đổ bộ lên đất 
Anh và ngược lại, người Anh muốn đánh bại Napoléon thì phải lập nên 
một liên minh trên lục địa châu Âu. Vào thời gian này, Napoléon bắt 
đầu chuẩn bị công cuộc xâm lăng nước Anh trên một quy mô rộng lớn. 
Gần 2,000 con tầu chiến Pháp được thu về các hải cảng nằm giữa quân 
cảng Brest và thành phố Antwerp trong khi đó, Đại Quân Pháp tập trung 
tại Boulogne. Nhưng khó khăn vẫn là làm sao vượt qua được eo biển 
Channel và muốn vậy, người Pháp phải làm chủ được mặt biển. 
Do Hải Quân Pháp còn thua kém Hải Quân Anh, hạm đội Pháp cần tới 
sự giúp đỡ của Hải Quân Tây Ban Nha nhưng dù vậy, hai hạm đội này 
cũng chỉ có thể đánh bại một hạm đội Anh. Vào tháng 12 năm 1804, đã 
có quyết định theo đó các hạm đội Pháp và Tây Ban Nha sẽ tập trung tại 
quần đảo Antilles để nhử cho hạm đội Anh tới đó mà tiêu diệt rồi về 
sau, trận đánh trên biển Channel mới có hy vọng chiến thắng. Theo kế 
hoạch, hạm đội Pháp do Đô Đốc Pierre de Villeneuve từ Địa Trung Hải 
đã tới quần đảo Antilles nhưng không thấy hạm đội Tây Ban Nha, rồi 
hạm đội Pháp bị hạm đội của Đô Đốc Nelson săn đuổi. Đô Đốc De 
Villeneuve phải cho đoàn tầu chạy về châu Âu, trú ẩn tại hải cảng Cadiz 
thuộc nước Tây Ban Nha vào tháng 7-1805 rồi tại đó, bị hạm đội Anh 
bao vây. Bị Napoléon cho là hèn nhát, De Villeneuve đành phải phá 
vòng vây và dù với sự trợ giúp của một hạm đội Tây Ban Nha, hạm đội 
Pháp đã bị Hải Quân Anh tấn công bên ngoài hải cảng Trafalgar vào 
ngày 21-10-1805. Mặc dù Đô Đốc Nelson bị tử thương trong trận hải 
chiến này nhưng hai hạm đội Pháp và Tây Ban Nha đã bị hoàn toàn phá 
hủy. Chiến thắng của Hải Quân Anh có tính quyết định, đã chấm dứt 
mọi hy vọng xâm lăng các hải đảo Anh Cát Lợi của Napoléon và cho 
phép người Anh làm chủ được mặt biển. 
 Trước khi trận Trafalgar xẩy ra, ba nước Anh, Áo và Nga đã lập nên Liên 
Minh thứ ba chống lại nước Pháp, do sự vận động của Thủ Tướng 
William Pitt trong khi đó, Napoléon muốn vẽ lại bản đồ của nước Đức 
bằng cách dẹp bỏ hàng trăm thành phố và các vương quốc nhỏ để tạo 
ra các xứ miền nam, đặt dưới quyền cai trị của nước Pháp. 
Ngày 24-7-1805, Napoléon Bonaparte đã ra lệnh chuyển Đại Quân từ 
Boulogne qua miền sông Danube và trong trận đánh tại Ulm vào tháng 
10 năm đó, Napoléon đã bắt được 30,000 tù binh người Áo. Hầu Tước 
người Áo Ferdinand chạy thoát với một toán kỵ binh nhỏ. Ngày 13-11, 
Napoléon tiến vào Vienna. Ngày 02 tháng 12 năm 1805, Napoléon 
Bonaparte đã kín đáo và với tốc độ chuyển quân thần tốc, đem lực 
lượng tăng cường đánh bất ngờ vào đạo quân liên hợp Áo-Nga tại làng 
Austerlitz, gây nên thiệt hại cho địch quân là 27,000 người, so với 9,000 
người tổn thất của Pháp. Sau trận đánh lừng danh này, trên lục địa 
châu Âu đã lan truyền lời nói của Napoléon : “Ta đã đánh bại đạo quân 
Nga và Áo do hai Hoàng Đế chỉ huy”. 
Trong vòng một tháng, Napoléon Bonaparte đã ép buộc Hoàng Đế 
Hapsburg là Francis I phải ký Hòa Ước Pressburg theo đó nước Áo chấp 
nhận mất hết ảnh hưởng tại nước Ý và nhường 2 miền Venetia và 
Dalmatia cho Napoléon, cũng như bằng lòng để người Pháp cai quản 
các xứ Bavaria, Wurttemberg và Baden. Sau đó, ngai vàng của dòng họ 
Bourbons tại vương quốc Naples đã được dành cho người anh của 
Napoléon là Joseph. Vào tháng 7 năm 1806, Liên Bang Sông Rhine được 
thành lập, bao gồm tất cả miền tây nước Đức và được đặt dưới quyền 
bảo hộ của người Pháp. 
Tháng 9 năm 1806, nước Phổ gây chiến với nước Pháp và vào ngày 14 
tháng 10 năm đó, các đạo quân Phổ đã bị Napoléon đánh bại tại Jena và 
Auerstadt. Năm 1807, khi tiến quân vào thành phố Warsaw, Napoléon 
đã gặp bà Bá Tước Marie Walewska, một người Ba Lan yêu nước, muốn 
kết hôn với Napoléon để nhờ đó quốc gia Ba Lan được tái lập. 
Napoléon đã có với bà Walewska một đứa con. 
Như vậy trên lục địa châu Âu chỉ còn một quốc gia chống đối Napoléon 
là nước Nga. Tại Eylau, quân đội Nga đã cầm cự được với đạo quân của 
Napoléon vào tháng 2-1807 nhưng rồi vào tháng 6 năm đó, đã phải bỏ 
chạy trước quân đội Pháp sau trận đánh Friedland. 
Sau các lần liên minh quân sự với nước Anh, Sa Hoàng Alexander I của 
nước Nga đã cảm thấy mệt mỏi và chán nản, nên đã hẹn gặp Napoléon 
trên một cái bè thả nổi trên dòng sông Niemen tại Tilsit, một nơi biên 
giới giữa hai xứ Nga và Đông Phổ. Hai hoàng đế Pháp và Nga đã ký một 
thỏa ước chia đôi châu Âu và tạo nên lãnh địa hầu tước Warsaw (Grand 
Duchy of Warsaw) từ các tỉnh Ba Lan được tách ra khỏi nước Phổ và 
lãnh địa này được Napoléon giao cho một nước đồng minh của Pháp 
cai quản, đó là Vua xứ Saxony. Lãnh thổ của nước Phổ nằm ở phía tây 
dòng sông Elbe thuộc quyền Napoléon và Napoléon có quyền đóng 
quân trên đất Phổ cũng như giới hạn quân số của nước này là 42,000 
người. 
Napoléon Bonaparte đã đoạt được hàng loạt chiến thắng quân sự nhờ 
thiên tài cầm quân của ông, nhờ các tướng lãnh tài giỏi và tinh thần 
chiến đấu anh dũng của quân sĩ dưới quyền, và cũng nhờ các lỗi lầm, sơ 
sót của địch quân. Từ nay, quân đội Pháp là lực lượng đáng sợ nhất và 
tiến bộ nhất của châu Âu. Đạo quân này có những lính mới do chế độ 
quân dịch, với quân số mới vào khoảng 85,000 người mỗi năm và các 
tân binh được bổ sung vào các đoàn quân tinh nhuệ cũ để đáp ứng nhu 
cầu chiến trường. Các sĩ quan Pháp dưới thời Napoléon được thăng cấp 
trên căn bản khả năng hơn là thâm niên hay thế lực, và các cấp chỉ huy 
này quan tâm tới tinh thần chiến đấu của binh sĩ hơn là lo áp dụng kỷ 
luật nghiêm ngặt. Về phần quyết định trận đánh, Napoléon Bonaparte 
chỉ ra lệnh tấn công khi lực lượng Pháp mạnh hơn hoặc bằng với lực 
lượng địch, và vào thời điểm tấn công thì dùng yếu tố bất ngờ như vũ 
bão, như trong trận Austerlitz. 
Vào đầu thế kỷ 19, quân đội Pháp có vẻ như vô địch nhưng thật ra, vẫn 
có các khuyết điểm. Dịch vụ y tế tại mặt trận rất yếu kém khiến cho 
nhiều người lính bị chết vì bệnh dịch, vì các vết thương không được 
chăm sóc cẩn thận. Lương bổng trả cho người lính còn thấp và không 
đều đặn, việc tiếp liệu thất thường, người và ngựa phải sống nhờ trên 
các miền đất bị chiếm đóng để tiết kiệm các chi phí và không lệ thuộc 
nhiều vào các đoàn xe tiếp tế. 
Từ nay, toàn thể châu Âu được coi như chia ra làm ba phần: thứ nhất là 
Đế Quốc Pháp, bao gồm nước Pháp và các miền đất sát nhập kể từ năm 
1789, thứ hai là các xứ vệ tinh của Pháp, cai trị bởi những người họ 
hàng của Napoléon, và các quốc gia bị bắt buộc theo Pháp do thua trận, 
gồm các nước Áo, Phổ và Nga, và thứ ba là ba nước Anh, Thụy Điển và 
Thổ Nhĩ Kỳ, nằm bên ngoài hệ thống cai trị của Napoléon. Vào năm 
1810, Bá Tước Bernadotte là một thống chế của Napoléon, đã được 
người dân Thụy Điển mời làm vua của xứ họ, thay thế cho vị vua không 
có con nối dõi ngai vàng. Và về sau, chính Tướng Bernadotte đã chủ 
trương các chính sách của Thụy Điển chống lại Napoléon. 
Tại miền trung của châu Âu, Napoléon đã ban ra các đạo luật giải tán 
một số xứ chư hầu Đức, rồi tới năm 1806, Đế Quốc Thần Thánh La Mã 
(the Holy Roman Empire) bị giải thể. Vị hoàng đế cuối cùng của Đế Quốc 
Thần Thánh La Mã là Francis I, thuộc dòng họ Hapsburg, nay trở thành 
hoàng đế của nước Áo. Napoléon đã tạo ra Liên Bang Sông Rhine (the 
Confederation of the Rhine) bao gồm các miền đất bên ngoài nước Phổ 
và nước Áo. 
Đế quốc Pháp của Napoléon Bonaparte đã mỗi năm một mở rộng và 
Napoléon đã không do dự khi chỉ định các người trong dòng họ lên ngai 
vàng tại các xứ sở rải rác của châu Âu. Năm 1806, người em trai Louis 
Napoléon lên làm Vua xứ Hòa Lan. Anh Joseph Napoléon, sau hai năm 
làm Vua vương quốc Naples, nay được chỉ định làm Vua xứ Tây Ban Nha 
từ năm 1808. Người em Jerome làm Vua xứ Westphalie mới được 
thành lập năm 1807, còn các người em khác cũng không bị bỏ quên. Em 
gái Caroline, người kết hôn với Thống Chế Joachim Murat, đã thay thế 
anh Joseph, lên ngai vàng tại Naples vào năm 1808, còn một người em 
gái khác là Elisa, có chồng là ông hoàng Lucca, được phong Nữ Bá Tước 
(grand duchess) miền Tuscany năm 1809. Ngoài ra, người con riêng của 
bà Beauharnais là Eugène de Beauharnais được giữ chức Phó Vương 
của vương quốc Ý Đại Lợi. 
Napoléon Bonaparte cũng nghĩ tới người con nối dõi. Bà Josephine bị ly 
dị sau cuộc hôn nhân 15 năm không con và vào năm 1810, Napoléon đã 
kết hôn với công chúa Marie Louise, con gái của Vua Francis I, thuộc 
dòng họ Hapsburg. Bà Marie Louise này đã có với Napoléon một đứa 
con trai, được gọi là “Vua La Mã” (the king of Rome) nhưng về sau, đứa 
bé này đã không hề làm vua xứ sở nào cả. 
7- Đế Quốc Pháp sụp đổ. 
Chủ nghĩa đế quốc của Napoléon đã thể hiện rõ ràng qua “Hệ Thống 
Lục Địa” (the Continental System). Đây là chương trình muốn điều hành 
nền kinh tế của toàn thể châu Âu bằng các mục tiêu chính trị, kinh tế và 
quân sự, và qua một chính sách làm sao xây dựng nền xuất cảng của 
nước Pháp và làm tê liệt nền kinh tế của nước Anh. Dưới ảnh hưởng 
của Pháp là các nước Đan Mạch, Na Uy, Phổ và đế quốc Áo. 42 triệu 
người dân đã nằm dưới quyền hành của Napoléon Bonaparte. Bên 
ngoài ảnh hưởng của Hoàng Đế Napoléon là các nước Anh, Nga, Thụy 
Điển và Thổ Nhĩ Kỳ. Để triệt tiêu nước Anh, Napoléon đã ký đạo luật 
Berlin năm 1806, cấm đoán mọi mậu dịch với các hải đảo Anh và hạ 
lệnh bắt giữ mọi tầu biển Anh cũng như tịch thu các tài sản, hàng hóa 
của người Anh. Nước Anh đã phản ứng lại bằng cách bắt buộc các tầu 
biển trung lập phải trả thuế tại các hải cảng Anh trước khi chở hàng qua 
nước Pháp. 
 Vào tháng 12 năm 1807, đạo luật Milan của Napoléon lại ra lệnh bắt giữ 
mọi tầu thuyền trung lập tuân theo chính sách của nước Anh và như 
vậy, các nước trung lập bị đẩy vào thế kẹt ở giữa. Kết quả của hai đạo 
luật kể trên của Napoléon đã tạo nên một loại phong tỏa lục địa châu 
Âu. Chính sách “nước Pháp là ưu tiên một” (France first) đã gặp thất bại 
nặng nề. Chỉ một số kỹ nghệ của nước Pháp hưởng lợi qua “Hệ Thống 
Lục Địa”, như việc cấm nhập cảng đường ăn từ các quần đảo Tây Ấn, đã 
làm phát triển củ cải đường (sugar beet). Ngược lại, nền ngoại thương 
của nước Pháp với các quốc gia bên ngoài bị suy sụp. Thành phố 
Bordeaux và các hải cảng nằm trên Địa Trung Hải trở nên tiêu điều, các 
nguyên liệu bị khan hiếm chẳng hạn như bông gòn. Nạn thất nghiệp, 
phá sản và buôn lậu gia tăng, nhất là tại xứ Hòa Lan, giá trị xuất cảng ra 
các thị trường hải ngoại của nước Pháp bị giảm đi hơn một phần ba 
giữa các năm 1805 và 1813. 
Mặt khác, Hệ Thống Lục Địa đã không làm sụp đổ nước Anh dù cho 
người dân Anh đã phải chịu đựng nhiều thiếu thốn: thực phẩm nhập 
cảng giảm, vật giá gia tăng, tiền tệ cung cấp không đủ cho sức cầu. 
Nhưng nước Anh đã vượt qua được các khó khăn nhờ các cải cách kinh 
tế, nhờ sự vượt trội về Hải Quân và Hàng Hải Thương Thuyền, nhờ các 
thị trường mới, phong phú hơn được mở ra tại châu Mỹ, tại đế quốc 
Ottoman và tại châu Á, và cũng nhờ ngành buôn lậu vào lục địa châu 
Âu. Nước Pháp của Napoléon vào thời kỳ này đã thiếu đi một lực lượng 
hải quân đủ mạnh để bắt giữ các kẻ buôn lậu, thiếu thốn các đội ngũ 
nhân viên quan thuế trong sạch điều hành các hải cảng và trong khi đó, 
quân đội Pháp lại rất cần một số mặt hàng sản xuất từ các cơ xưởng của 
nước Anh, chẳng hạn các quân trang bằng da và bằng vải. 
Hệ Thống Lục Địa của Napoléon đã tạo ra các hậu quả xấu về chính trị, 
kinh tế và quân sự khi vào năm 1807, Hoàng Đế Napoléon áp đặt các 
chính sách của mình lên nước Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Sau thời 
Cách Mạng Pháp, các tư tưởng dân chủ của người Pháp, các tinh thần 
quốc gia của các xứ tại châu Âu đã khiến cho người dân châu Âu dần 
dần nổi lên chống lại sự đô hộ của Napoléon. 
Vào năm 1808, Napoléon đã lật đổ dòng họ Bourbons của Tây Ban Nha 
và thay vào bằng người anh Joseph làm vua xứ này. Việc áp đặt chế độ 
quân chủ xa lạ và Hệ Thống Lục Địa lên nước Tây Ban Nha, việc hủy bỏ 
các đặc quyền của giới quý tộc và tu sĩ địa phương, đã là các vi phạm 
vào các phong tục, tập quán và niềm hãnh diện của người dân Tây Ban 
Nha, vì vậy một cuộc nổi loạn đã xẩy ra vào ngày 2-5-1808 tại Madrid. 

File đính kèm:

  • pdfcuoc_doi_va_thanh_tuu_cua_napoleon_bonaparte.pdf