Đại cương Lý luận dạy học sinh học - Nguyễn phúc chỉnh
Tóm tắt Đại cương Lý luận dạy học sinh học - Nguyễn phúc chỉnh: ...ướng nghiệp cần chuẩn bị trước cho thực tế để mỗi người có nghị lực sẵn sàng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, đó là giáo dục tính thích ứng. - Không có quá trình đào tạo nào là hoàn thiện, nên người học luôn có tâm lý tìm tòi bổ sung trong cuộc sống của họ. - Giáo dục hướng nghiệp ...ao (nghiên cứu sự sống ). tính thực hành và tính ứng dụng thực tiễn cao và hướng vào xây dựng các năng lực tạo nên một nền chung các kiến thức và cac năng lực thìa khoávà quỹ thời gian rút gọn 1giờ+0,5 g/tuần ở collège. Tổng hợp từ nguồn Website EduScol của Bộ Giáo dục Pháp Mạng Google...tính thống nhất của thế giới hữu cơ). Thực hiện chương trình này, GV còn đóng góp tích cực vào việc bồi dưỡng quan điểm duy vật và phương pháp tư tưởng biện chứng cho HS trong việc nhìn nhận quá trinh phát triển của thế giới hữu cơ từ một nguồn gốc thống nhất. 2. Nội dung Nội dung cơ bản...
ngữ (S) và vị ngữ (V). Hai vế của câu có thể đảo vị trí cho nhau. * Ví dụ: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại Protein hay một loại ARN nào đó. Định nghĩa khái niệm phải cho ta biết hai khía cạnh của một sự vật hiện tượng. Thứ nhất sự vật hiện tượng đó là gì ? Phân biệt với các loại sự vật hiện tượng khác ở điểm nào. Thứ hai là có bao nhiêu sự vật hiện tượng cùng loại. Mặt thứ nhất là nội dung khái niệm hay còn lại là nội hàm. Mặt thứ 2 là hình thức hay là phạm vi, dung tích của khái niệm - ngoại diên. Trong lôgic người ta phân biệt khái niệm giống và khái niệm loài. Khái niệm giống là khái niệm rộng hơn khái niệm loài, khái niệm loài ít phổ biến hơn. * Ví dụ: Khái niệm đột biến là khái niệm giống Khái niệm đột biến gen là khái niệm loài Khi định nghĩa khái niệm phải đặt nó vào một khái niệm chung hơn và không cần nêu những dấu hiệu nào là chung nữa mà chỉ cần vạch thêm dấu hiệu nào là của riêng nó. * Ví dụ: Sinh sản là khái niệm rộng và gần nhất với khái niệm sinh sản hữu tính nên khi đặt khái niệm sinh sản hữu tính vào khái niệm chung ta chỉ Ch−¬ng 6 100 cần nêu dấu hiệu bản chất của sinh sản hữu tính là có sự kết hợp vật chất di truyền của hai loại tế bào sinh dục khác nhau. Làm như vậy ta sẽ không phải liệt kê toàn bộ các dấu hiệu của đối tượng cần định nghĩa. Một số lưu ý khi đưa ra câu định nghĩa. • Hai vế của câu định nghĩa phải tương đương nhau và có thể đổi vị trí của 2 vế. * Ví dụ: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp vật chất di truyền của hai tế bào. • Định nghĩa phải nêu được dấu hiệu bản chất của đối tượng được định nghĩa. Ví dụ câu định nghĩa sau là sai: Người là động vật 2 chân • Định nghĩa không được vượt cấp, nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa phải là khái niệm giống gần nhất. * Ví dụ: Khi định nghĩa khái niệm đột biến NTS ta không nói "Đột biến nhiễm sắc thể là biến dị di truyền"... Mà phải nói đột biến nhiễm sắc thể là loại đột biến do sự biến đổi cấu trúc, số lượng NST trong tế bào, vì định nghĩa như thế là vượt cấp. BIẾN DỊ BIẾN DỊ DI TRUYỀN BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN ĐỘT BIẾN BIẾN DỊ TỔ HỢP ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN NST Ch−¬ng 6 101 • Khi định nghĩa không được dùng câu phủ định như: Gen lặn không phải là gen trội. • Câu định nghĩa phải ngắn gọn tránh vòng vo như: Sinh sản là hình thức tăng số lượng cá thể bằng sinh sản. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHÁI NIỆM Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của học sinh và cấu trúc của chương trình, các khái niệm khoa học không thể hình thành đầy đủ ngay một lúc mà phải được phát triển tuần tự trong suốt quá trình học tập. Chương trình học tập phải được triển khai dần từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Nội dung của các khái niệm ngày càng đổi mới, cụ thể hoá, chính xác hoá. Trong dạy học ta thường gặp các hình thức phát triển khái niệm sau: 1. Cụ thể hoá nội dung khái niệm Sự vật hiện tượng phản ánh trong khái niệm khảo sát dần dần dưới nhiều khía cạnh mới. Nội dung khái niệm được phân tích thành nhiều yếu tố, nhờ đó học sinh nắm khái niệm một cách đầy đủ chính xác. * Ví dụ: Khái niệm "Đột biến gen" Bản chất của hiện tượng đột biến gen: Biến đổi trong cấu trúc của gen tức là thay đổi một cặp Nucleotit gây lên biến dị đột ngột ở một tính trạng. Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen: Cá biệt, không định hướng, thường có hại Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá và của chọn giống. 2. Chỉnh lý nội dung khái niệm Do những hạn chế của chương trình, do học sinh chưa đủ kiến thức để nắm ngay khái niệm ở mức đầy đủ, đôi khi phải hình thành khái niệm ở dạng chưa hoàn toàn chính xác (nhưng không được sai) sau đó khi đã có đủ điều kiện, khái niệm được chỉnh lý cho chính xác hơn. 3. Sự xuất hiện khái niệm mới Ch−¬ng 6 102 Trong khoa học, sự hình thành những lĩnh vực nghiên cứu mới đi kèm với sự xuất hiện những khái niệm mới. Mỗi lần chuyển sang một phân môn mới học sinh lại được tiếp xúc với những khái niệm mới. Các khái niệm mới trong khoa học thường xuất hiện không phải bằng con đường phủ định hoàn toàn các khái niệm cũ mà chủ yếu bằng sự chỉnh lý giới hạn của khái niệm cũ. * Ví dụ: Khái niệm kiểu gen (Genotip) ban đầu được hiểu là tổ hợp gen trên các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào, về sau người ta biết rằng trong tế bào chất cũng có gen, vì vậy phải đặt thêm khái niệm mới là kiểu gen trong tế bào chất (Plasmon) để phân biệt với kiểu gen trong nhân (Genom) GIẢNG DẠY CÁC QUÁ TRÌNH SINH HỌC 1. Đặc điểm của quá trình sinh học Kiến thức về quá trình cũng là loại kiến thức khái niệm. Loại khái niệm này không phản ánh một sự kiện, hiện tượng riêng lẻ, mà nó phản ánh một chuỗi các sự kiện liên tiếp xảy ra theo một trình tự chặt chẽ, có tính định hướng rõ rệt. * Ví dụ: Quá trình sinh tổng hợp Protein trong tế bào 2. Các bước giảng dạy quá trình sinh học Bước 1: Mô tả diễn biến của quá trình: Trình bày các sự kiện theo một trình tự xác định, nêu bật tính định hướng, liên tục và thống nhất của quá trình, nêu rõ các giai đoạn chính, các cấu trúc vật chất tham gia vào quá trình. Bước 2: Phân tích cơ chế của quá trình: Trong bước này phân tích rõ chức năng của từng cấu trúc , sự tương tác giữa các cấu trúc, xác định cấu trúc chủ yếu nhất, thường sử dụng phương pháp diễn giảng hoặc giảng giải và sử dụng các biện pháp hỏi đáp kết hợp với trực quan. Bước 3: Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình: Ch−¬ng 6 103 Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình đối với sự sống của cơ thể, đối với sự tiến hoá và khả năng vận dụng vào thực tiễn. 3. Ví dụ về cách dạy "Quá trình sinh tổng hợp Protein trong tế bào " Bước 1: Mô tả diễn biến quá trình sinh tổng hợp Protein gồm 2 bước: Sao mã và giả mã * Sao mã: Là quá trình sinh tổng hợp mARN trong nhân tế bào, sau đó mARN ra khỏi nhân tới các Ribôxom để tham gia giải mã. * Giải mã: Gồm 2 bước: + Hoạt hoá axít amin: Các axít amin có trong tế bào chất được gắn với các hợp chất giàu năng lượng (ATP) nhờ enzim đã được hoạt hoá lại liên kết với tARN tạo nên phức hợp axít amin - ARN (a.a-tARN) + Tổng hợpchuỗi Polipeptit: Mô tả sự tiếp xúc của mARN với Riboxom ở vị trí mã mở đầu,sự tiếp xúc của a.a- tARN với mARN, nhờ các ezim xúc tác tạo chuỗi Polypeptit. Bước 2: Phân tích mối quan hệ AND mARN Protein Giải mãSao mã Bước 3: Nêu ý nghĩa của sinh tổng hợp Protein đảm bảo cho Protein trong tế bào luôn đổi mới và vẫn giữ được tính đặc thù của mỗi loài. GIẢNG DẠY MỘT QUY LUẬT SINH HỌC 1. Đặc điểm của kiến thức quy luật Kiến thức quy luật cũng thuộc loại kiến thức khái niệm. Loại khái niệm này phản ánh xu thế vận động, phát triển tất yếu của các sự vât, hiện tượng và phản ánh mối liên hệ bản chất giữa các mặt khác nhau của cùng một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật khác nhau,trong đó đặc biệt là mối quan hệ nhân quả. Ví dụ: Quy luật chọn lọc tự nhiên. Ch−¬ng 6 104 Những quy luật của sự sống được phát hiện từ thực nghiệm sinh học được gọi là các định luật sinh học. Ví dụ: Định luật di truyền của Menden. Việc giảng dạy một quy luật sinh học (hoặc một định luật sinh học) có thể lặp lại con đường khoa học đã khám phá ra quy luật đó. 2. Các bước giảng dạy một quy luật sinh học Bước 1: Giới thiệu nội dung quy luật: Có thể thực hiện theo con đường quy nạp hay diễn dịch - Theo con đường quy nạp: Sử dụng các phương tiện trực quan để giới thiệu một số hiện tượng điển hình phản ánh quy luật đang xét. Hướng dẫn học sinh bằng suy lý quy nạp mà rút ra nhận xét, phát biểu nội dung quy luật, sau đó giáo viên bổ sung. - Theo con đường diễn dịch: Dẫn từ kiến thức liên quan đến nội dung quy luật, sau đó minh hoạ bằng một ví dụ điển hình Bước 2: Phân tích bản chất quy luật: Giải thích nguyên nhân làm cho sự vật và hiện tượng phát triển theo xu thế đã nêu. Bước 3: Phân tích ý nghĩa của quy luật; Dùng vấn đáp, hoặc giảng giải cho học sinh thấy được ý nghĩa của quy luật về mặt lý thuyết và mặt thực tế. Bước 4: Vận dụng quy luật: Học sinh vận dụng quy luật mới vào giải quyết các bài tập nhỏ, các thí nghiệm thực hành... Ch−¬ng 7 104 Chương 7 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU Sau khi nghiên cứu chương này sinh viên phải đạt được những yêu cầu sau : • Trình bày được các hình thức tổ chức dạy học sinh học. • Giải thích được cấu trúc của một bài lên lớp. • Hình thành được các kỹ năng chuẩn bị bài giảng. BÀI LÊN LỚP Các hình thức tổ chức dạy học cho phép thực hiện mối liên hệ nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dạy học. ở trường Phổ thông dạy học sinh học được thực hiện dưới các hình thức tổ chức sau: Bài lên lớp ;- Bài tập ở nhà; Tham quan; Bài tập ngoài giờ ; Ngoại khoá; Lao động sản xuất. Trong các hình thức tổ chức dạy học trên bài lên lớp là hình thức tổ chức dạy học cơ bản. Tuy nhiên các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan và hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ của quá trình dạy học. 1. Khái niệm về bài lên lớp Bài lên lớp (Bài học, tiết học) là hình thức tổ dạy học cơ bản của quá trình dạy học.Nó được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định,tại một điểm xác định với số lượng học sinh ổn định. Bài lên lớp cho phép thực hiện nhiệm vụ, nội dung và phương pháp dạy học một cáchchọn vẹn. Trong bài lên lớp, những nguyên tắc dạy học và giáo dục được vận dụng. Nội dung bài học đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc dạy học và thể hiện được mục đích đồng thời hình thành nhân cách cho học sinh. Lý luận dạy học phân biệt 3 kiểu bài lên lớp: - Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới. - Bài lên lớp hoàn thiện tri thức - Bài lên lớp kiểm tra đánh giá 2. Cấu trúc bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới Bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, giải quyết được các nhiệm vụ: Nghiên cứu tài liệu mới, sơ bộ củng cố, kiểm tra đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức mới của học sinh. Trong đó lĩnh hội kiến thức mới là chủ yếu. Ch−¬ng 7 105 Người ta thường hiểu cấu trúc bài lên lớp là sự phân chia tiết học thành các giai đoạn, các bước nối tiếp nhau gắn bó với nhau thành một chỉnh thể. Mỗi bước thực hiện một mục tiêu nhất định. a. Cấu trúc bài học ttuyền thống Từ lâu trong việc dạy học sinh học và các bộ môn khác, thường chia tiết học thành 5 bước. Bước 1: ổn định tổ chức lớp (1-2 phút) Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5-15 phút) Bước 3: Giảng bài mới (30-40 phút) Buớc 4: Củng cố hoàn thiện tri thức (3-5 phút) Bước 5: Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà hoàn thiện tri thức Các nhà lý luận dạy học gọi loại bài lên lớp này là kiểu hỗn hợp, tức là thực hiện cùng một lúc nhiều mục đích nhận thức. Nhưng thực chất chỉ là bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới và nhiệm vụ chính của nó là giảng bài mới. Ưu điểm cấu trúc truyền thống là: Các bước liên hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh đầy đủ các khâu của quá trình nhận thức do đó dễ sử dụng và rất phổ biến hiện nay. Nhược điểm của cấu trúc truyền thống là: Theo các nhà tâm lý học, khả năng tiếp thu tri thức của học sinh tốt nhất là vào khoảng 20-30 phút đầu tiết học, sau đó khả năng tiếp thu sẽ giảm dần do đó cần giảng bài mới ngay vào đầu tiết học. Hơn nữa việc rập khuôn máy móc 5 bước lên lớp vào tất cả các bài học đã làm mất tính sáng tạo của giáo viên. Lý luận dạy học hiện đại khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên trong việc cải tiến cấu trúc bài lên lớp. b. Cấu trúc cải tiến Cơ sở lý luận để cải tiến cấu trúc bài lên lớp là tìm hiểu bản chất của cấu trúc trong mối liên hệ giữa mục đích,nội dung và phương pháp dạy học trong tiết học, việc phân chia tiết học thành các bước chỉ là hình thức bên ngoài của cấu trúc. Dựa vào nội dung của bài khoá, giáo viên phải xác định mục tiêu của bài giảng cụ thể và chi tiết. Giáo viên có thể lựa chọn và sử dụng các phương pháp và biện pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất. Không nên bắt buộc phải thực hiện các bước tuần tự một cách hình thức, có thể cải tiến cấu trúc bài lên lớp theo hướng của dạy học nêu vấn đề. 3. Chuẩn bị bài lên lớp Ch−¬ng 7 106 Chuẩn bị bài lên lớp là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các giáo viên lên lớp kể cả những giáo viên lâu năm. Mỗi giáo viên phải lập kế hoạch cho cả năm học và kế hoạch của từng chương ,từng bài (giáo án) a. Lập kế hoạch bộ môn cho cả năm học Nội dung kế hoạch năm học gồm các mục sau: - Đặc điểm tình hình của trường và của lớp. - Xác định mục tiêu của bộ môn. - Công việc chính, biện pháp và thời gian thực hiện. - Phân phối chương trình: Phân phối các bài học, bài kiểm tra theo từng tháng, từng tuần (Lưu ý đến ngày lễ, ngày nghỉ). - Các hoạt động ngoại khoá. - Kế hoạch hướng dẫn học sinh học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. - Kế hoạch tự bồi dưỡng. - Kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm, kế hoạch bổ sung đồ dùng dạy học. b. Kế hoạch một tiết lên lớp ( Bài soạn) Bài lên lớp phải được chuẩn bị một cách chu đáo, trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị những nội dung sau: - Phân tích cấu trúc nội dung của từng bài. - Xác định mục tiêu. - Xác định phương pháp và các biện pháp thích hợp. - Viết bài soạn. Bài soạn viết ra thành văn bản là thể hiện sự nghiên cứu các nội dung trên trong quá trình chuẩn bị bài lên lớp. Sự thành công của bài giảng phụ thuộc vào mức độ chi tiết của bài soạn. Bài soạn dựa vào nội dung trong sách giáo khoa song nó có sự gia công sư phạm đáng kể của giáo viên. Trong khi viết bài soạn giáo viên phải tính toán những vấn đề có tính chất khả thi về nội dung phương pháp và phương tiện dạy học. Bài soạn có thể theo mẫu sau: - Tên bài soạn: - Họ và tên người soạn: - Ngày soạn: Ch−¬ng 7 107 - Dạy ở lớp ........................ tiết (thứ mấy ) ........... ngày dạy..........: - Mục tiêu của bài: - Dàn ý lên lớp: Thuờng được viết dưới dạng bảng gồm 3 cột sau: Thời lượng Nhiệm vụ và nội dung Hoạt động của thày và trò 1 2 3 Nội dung các cột (1) Thời gian: Khi soạn bài tuỳ thuộc nội dung của bài, giáo viên phân chia thời gian cho các phần của bài giảng hợp lý khi lên lớp căn cứ vào đó thực hiện sẽ không bị thừa hoặc thiếu thời gian. (2). Nhiệm vụ và nội dung - Phần nhiệm vụ chỉ cần ghi vắn tắt. Ví dụ: Kiểm tra bài cũ, bài mới, rèn luyện kỹ năng... Thực chất có thể hiểu như là các bước của cấu trúc bài giảng. - Phần nôi dung: Ghi nội dung chính những kiến thức cơ bản, những kết luận khái quát, những định luật, công thức, hình vẽ, sơ đồ... đó là dàn bài chi tiết học sinh sẽ ghi vào vở và thày ghi lên bảng trong giờ dạy, phần này sẽ lưu lại trong suốt tiết học. (3). Hoạt động của thày và trò Đây là cột chính ghi những hoạt động của thày và trò, ví dụ những câu hỏi của thày, dự kiến câu trả lời, những đề nghị, giải thích của thày... Lưu ý: Bài soạn phải viết hết sức ngắn gọn, câu văn rõ ràng, tránh sử dụng văn nói trong bài soạn. BÀI TẬP Ở NHÀ 1. Định nghĩa và tầm quan trọng Bài tập ở nhà là hình thức tổ chức dạy học để học sinh tự lực hoàn thành các nhiệm vụ, hoàn thiện và củng cố tri thức dưới hình thức bài tập thực hành và bài tập theo sách giáo khoa. Các bài tập ở nhà có tác dụng quan trọng trong việc hoàn thiện tri thức của học sinh giúp các em vận dụng những tri thức đã tiếp thu, giải quyết những tình huống mới xảy ra. Cần phải giao bài tập và kiểm tra thường xuyên. 2. Bài tập ở nhà theo sách giáo khoa Ch−¬ng 7 108 Sử dụng sách giáo khoa như là một nguồn tri thức quan trọng, đồng thời tập cho các em thói quen tự học với sách, bài tập ở nhà có tác dụng rèn luyện cho các em cách tra cứu sách. Trong khi nghiên cứu các phương pháp chúng ta đã nói về cách làm việc với cách giáo khoa ở trên lớp. Bằng cách tập cho các em học theo sách, làm dàn bài, làm đề cương, tóm tắt, chúng ta có thể chuyển một phần bài học hay cả bài cho các em làm việc ở nhà. Giáo viên có thể cho các em đọc bài trong sách giáo khoa trước khi giảng trên lớp để các em có thể hiểu sâu thêm. Có thể cho các em nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau mỗi bài, sau mỗi chương. Dựa vào sách có thể cho các em lập bảng so sánh, bảng tổng kết, vẽ sơ đồ... 3. Bài tập thực hành ở nhà Loại bài tập này thường đơn giản, không đòi hỏi phải có các thiết bị phức tạp, dễ làm và có tính chất bắt buộc đối với mọi học sinh, nhằm mục đích củng cố hay đào sâu tri thức rèn luyện kỹ năng. Thuộc về loại bài tập này có thể là: - Bài tập quan sát - Bài tập thí nghiệm - Bài tập rèn luyện kỹ năng THAM QUAN 1. ý nghĩa và tầm quan trọng Tham quan là hình thức tổ chức dạy học tiến hành ở ngoài lớp học với cả lớp hay một nhóm học sinh, nhằm mục đích dạy học khi chohọc sinh xem các đối tượng trong điều kiện môi trường tự nhiên hay nhân tạo. Theo sự lựa chọn của giáo viên. Khác với bài lên lớp, tham quan có thể coi là một bài học ở ngoài lớp, ngoài trường, trong thiên nhiên hoặc ở các cơ sở sản xuất. Tham quan có tác dụng bổ sung cho bài lên lớp. - Tham quan mở rộng và hoàn thiện tri thức của học sinh, bổ sung nhiều tri thức sách vở vì ở trên lớp các đối tượng thường được nghiên cứu tách rời khỏi điều kiện môi trường của chúng. Trong điều kiện thiên nhiên học sinh có điều kiện quan sát những hoạt động sống tự nhiên. - Sự tiếp xúc với thiên nhiên, sự nhận thức các sự vật và hiện tượng không những giúp cho học sinh hình thành và phát triển, củng cố những biểu tượng và khái niệm sinh học đứng đắn, mà còn có một ý nghĩa giáo dục con người toàn diện. Có tác dụng làm cho học sinh nhận biết được ý nghĩa của tài nguyên thiên nhiên đối với con người. Ch−¬ng 7 109 Tham quan phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh, đồng thời cũng phát huy được kỹ năng quan sát và góp phần hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường. 2. Tham quan thiên nhiên a. Chuẩn bị tham quan Mỗi một đợt tham quan phải được chuẩn bị chu đáo. Giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh, nhằm định hướng cho hoạt động tham quan. Nhiệm vụ có thể được đặt ra dưới dạng các câu hỏi, yêu cầu các em quan sát nhận xét để trả lời. Trước đó giáo viên đến tìm hiểu nơi tham quan một cách kỹ lưỡng xác định đường đi, thời gian và kế hoạch tham quan. Chia các nhóm học sinh từ 5-10 người và có những nhóm trưởng chịu trách nhiệm về kỷ luật tham quan. Nếu lớp đông, giáo viên có thể nhờ giáo viên khác hướng dẫn giúp. b. Cách tiến hành tham quan Xác định địa điểm trên những đặc điểm của sinh cảnh, những thực vật, động vật đặc sắc ở mỗi nơi, chú ý đến những điểm nêu rõ sự phát triển có tính quy luật. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi, hướng dẫn phương pháp và nội dung tham quan Bước 2: Học sinh độc lập tham quan ghi chép và có những nhận xét sơ bộ Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo kết quả, trả lời các câu hỏi của giáo viên, giáo viên cũng có thể giải thích một số hiện tượng rồi rút kinh nghiệm buổi tham quan, cho các em làm báo cáo tường trình. CÔNG TÁC NGOẠI KHOÁ SINH HỌC 1. Tầm quan trọng của ngoại khoá sinh học Ngoại khoá là hình thức tổ chức các bài tập tự nguyện của học sinh ở ngoài lớp do giáo viên hướng dẫn để phát triển hướng tới nhận thức và phát huy tính độc lập sáng tạo trong việc mở rộng và bổ sung chương trình sinh học ở nhà trường. Ngoại khoá phát triển hứng thú học tập và mở rộng tri thức và kỹ năng. Ngoại khoá còn giúp cho học sinh hình thành thế giới quan duy vật, lòng yêu lao động, yêu thiên nhiên. 2. Các nguyên tắc hoạt động ngoại khoá - Tổ chức ngoại khoá phải phù hợp với trình độ của học sinh,với điều kiện vật chất và thời gian của các em. - Nội dung của ngoại khoá phải kết hợp chặt chẽ với nội khoá. Ch−¬ng 7 110 - Tổ chức ngoại khoá cần thu nạp cả học sinh giỏi lẫn học sinh trung bình và học sinh kém. - Công tác ngoại khoá có tính chất tự nguyện, tự giác nhưng cần đề cao tinh thần kỷ luật thì mới có kết quả. 3. Các hình thức công tác ngoại khoá - Tổ ngoại khoá - Ngoại khoá tập thể - Công tác ngoại khoá cá nhân
File đính kèm:
- dai_cuong_ly_luan_day_hoc_sinh_hoc_nguyen_phuc_chinh.pdf