Đánh giá hiệu quả của một số loại phụ gia tăng dẻo trong bê tông dùng cho mố trụ cầu

Tóm tắt Đánh giá hiệu quả của một số loại phụ gia tăng dẻo trong bê tông dùng cho mố trụ cầu: ...liệu phối trộn nguyên liệu theo các tỷ lệ được trình bày trong bảng 2. Bảng 2. Thành phần bê tông xi măng cho 1 m3. STT Nguyên liệu, đơn vị Giá trị 1 Xi măng PCB40, kg/m3 400 2 Cốt liệu nhỏ, kg/m3 680 3 Đá dăm 1x2, kg/m3 1130 4 Nước, lít/m3 188 5 Phụ gia tăng dẻo, lít/m3 3,2 -...9,5 15,5 8,5 3,5 1,0 Sika 2000AT 18,0 18,0 17,0 15,0 11,0 Grace D100 16,0 15,0 13,5 10,0 6,0 Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -588- Hình 2. Sự suy giảm độ sụt của hỗn hợp bê tông theo thời gian. Từ kết quả hình trên cho thấy độ sụt của hỗn hợp bê...ường độ ép chẻ O-Basf R561 Sika 2000- 10AT Grace D100 Ký hiệu R561 S2000 D100 1 Rec 3 ngày (MPa) 2,12 2,49 2,16 2 Rec 7 ngày (MPa) 2,68 2,86 2,43 3 Rec 28 ngày (MPa) 3,35 3,92 3,17 2,12 2,68 3,35 2,49 2,86 3,92 2,16 2,43 3,17 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 0 3 6 9 12 15 18 21 ...

pdf11 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của một số loại phụ gia tăng dẻo trong bê tông dùng cho mố trụ cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hành thử nghiệm thời gian duy trì độ 
linh động của hỗn hợp bê tông, chế tạo mẫu thử cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo 
khi ép chẻ, thử độ hút nước của bê tông và đánh giá về giá thành; tác giả đã đề xuất sử 
dụng phụ gia Sikament 2000AT đáp ứng nhiều nhất các tiêu chí cần có về yêu cầu kỹ 
thuật và tính kinh tế cho loại kết cấu bê tông này. 
Từ khóa: Phụ gia tăng dẻo, Napthtalene Sunfonic Fomandehit (NFS), mố trụ cầu, 
cường độ chịu nén, độ linh động. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam đã dùng PG nước thải của nhà máy giấy, 
giảm nước 10% từ những năm 1970 (Thủy điện Hòa Bình), đến năm 1980 dùng PG 
Lignhin kiềm giảm 15% nước, PG này được coi là PG tăng dẻo thế hệ thứ 1 giảm nước 
thấp. Sau đó các hãng PG nước ngoài lần lượt vào thị trường Việt Nam đã phát triển 
mạnh mẽ các dòng PG hóa dẻo thế hệ thứ 2 giảm nước 15% -25% với gốc Ligno 
Sulfonate, gốc Melamin, rồi tới PG siêu dẻo thế hệ thứ 3 gốc Polycacboxylat giảm 
nước lên tới 35% - 40%. Một số công ty PG nước ngoài nổi tiếng như: Sika (Thụy Sĩ), 
O-Basf (Đức), Fosroc (Anh), Grace (Mỹ), Radmix (Úc), Mapei (Anh), Simon (Anh), 
Vinkems (liên doanh) đã đầu tư ồ ạt vào nước ta. Nhận thấy thị trường PG tăng dẻo 
giảm nước cho bê tông quá tiềm năng nên một số công ty trong nước đã đầu tư nghiên 
cứu như: Viện Vật liệu xây dựng (IBM), Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST), 
Viện khoa học công nghệ giao thông vận tải (ITST), công ty phụ gia Siêu Cường, 
[1] 
Trong các công trình lớn hiện nay, nhất là các công trình thi công cầu, cảng, hầm, 
thủy điện, nhà cao tầng,để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thì cần phải sử dụng 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-584- 
PG tăng dẻo cho bê tông nhằm giảm nước, tăng độ linh động giúp dễ thi công, nhất là 
nơi có cốt thép dày đặc, tăng cường độ nén, tăng khả năng chống thấm, chống ăn mòn, 
giảm độ hút nước, kéo dài tuổi thọ công trình, nhất là kết cấu làm việc trong môi 
trường ngập nước. Do đó vấn đề lựa chọn loại, hàm lượng PG của công ty nào là việc 
cần quan tâm. Hiện nay xét về chất lượng và sự ổn định thì trên thị trường có 3 hãng 
PG nước ngoài có nhà máy sản xuất ở Việt Nam là: O-Basf, Sika, Grace được tin dùng 
cao. Trong ba thế hệ của PGSD thì thế hệ thứ 2 với gốc NFS là phù hợp về yêu cầu kỹ 
thuật, giá thành trên dưới 1USD/lít PG, thích hợp thi công vùng khí hậu nóng ẩm. Vì 
vậy vấn đề nghiên cứu sử dụng 3 loại PG của 3 hãng: O-Basf (R561), Sika (Sikament 
2000AT), Grace (Daracem 100) cho kết cấu bê tông mố trụ cầu cấp C30 là cấp thiết 
[2] ,[5]. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.8. Nguyên vật liệu 
Trong nghiên cứu này các nguyên vật liệu sau đây đã được sử dụng [3], [4], [11]. 
Bảng 1. Đặc tính của nguyên vật liệu đầu vào. 
STT 
Loại 
nguyên 
liệu 
Tên 
nguyên 
 liệu 
Nơi sản 
xuất 
Tiêu 
chuẩn 
Giá trị các chỉ tiêu 
1 
Cốt 
liệu 
nhỏ 
Cát sông 
Đồng 
Nai 
TCVN 
7572:2006 
Mô đun độ lớn 2,2; khối 
lượng riêng 2,60 g/cm3; 
khối lượng thể tích xốp 
1310 kg/m3; độ hổng 
49,6%. 
2 
Cốt 
liệu lớn 
Đá dăm 
 Bình 
Dương 
TCVN 
7572:2006 
Khối lượng riêng 2,70 
g/cm3; khối lượng thể tích 
xốp 1430 kg/m3, độ hút 
nước: 0,5%. 
3 
Xi 
măng 
Xi măng 
Poóc lăng 
hỗn hợp 
PCB40 
Xi 
măng 
Nghi 
Sơn 
TCVN 
6260:2009 
Khối lượng riêng 3,10 
g/cm3; độ mịn ( lượng sót 
trên sàng 80m) 1,0 %; 
Thời gian bắt đầu, kết thúc 
ninh kết 110 phút, 160 
phút; Cường độ chịu nén, 
uốn tuổi 28 ngày 52 MPa; 
5,4 MPa. 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-585- 
4 Nước Nước máy 
TCVN 
4506:2012 
5 Phụ gia 
Rheobuild 
561 
O-Basf 
ASTM 
C494 loại 
B, D và G 
Gốc: NFS; Dạng lỏng, 
màu nâu; KLTT:1,170 
kg/lít; liều dùng: 0,7-1,2 
l/100kg XM; hàm lượng 
chất khô 36,44%; pH 
6,92. 
 Phụ gia 
Sikament 
2000AT 
Sika 
ASTM 
C494 loại 
G 
Gốc: NFS và chất hữu cơ; 
Dạng lỏng, màu nâu đậm; 
KLTT:1,175 kg/lít; liều 
dùng: 0,6-1,3 l/100kg XM; 
hàm lượng chất khô 
36,42%; pH 8,95. 
 Phụ gia 
Daracem 
100 
Grace 
ASTM 
C494 loại 
F và G 
Gốc: NFS; Dạng lỏng, 
màu nâu; KLTT:1,200 
kg/lít; liều dùng: 0,4-1,2 
l/100kg XM; hàm lượng 
chất khô 39,96%; pH 
5,76. 
Hình 1. Các loại PG thử nghiệm trong nghiên cứu: R561, Sikament 2000AT, Daracem 
100 (từ trái qua). 
3.9. Tỷ lệ phối trộn 
Nghiên cứu tiến hành thiết kế thành phần bê tông xi măng dùng cho mố trụ cầu 
sử dụng phụ gia tăng dẻo gốc NSF với mức độ giảm nước tầm trung từ 15% đến 25%; 
duy trì thời gian ninh kết cho bê tông rất phù hợp cho cấu kiện mố trụ cầu có mật độ 
cốt thép dày đổ tại hiện trường; cường độ chịu nén yêu cầu ở 28 ngày tuổi là Rb=38,53 
MPa (tương ứng cấp C30). Ngoài ra bê tông sử dụng dòng phụ gia này còn cải thiện 
một số đặc tính như độ linh động cao rất dễ thi công, tăng cường độ sớm ngày cho bê 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-586- 
tông, lượng xi măng giảm khá nhiều trong thành phần cấp phối, cải thiện bề mặt hoàn 
thiện, giảm co ngót cho bê tông, đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu nóng làm tăng 
nhiệt độ bê tông khi đổ,... Thiết kế thành phần bê tông theo “Chỉ dẫn chọn thành phần 
bê tông các loại theo quyết định 778/1998/QĐ-BXD” [3], [4]. 
Số liệu phối trộn nguyên liệu theo các tỷ lệ được trình bày trong bảng 2. 
Bảng 2. Thành phần bê tông xi măng cho 1 m3. 
STT Nguyên liệu, đơn vị Giá trị 
1 
Xi măng PCB40, kg/m3 
400 
2 
Cốt liệu nhỏ, kg/m3 
680 
3 Đá dăm 1x2, kg/m3 1130 
4 Nước, lít/m3 188 
5 Phụ gia tăng dẻo, lít/m3 3,2 - 6,0 
6 Nước/Xi măng (N/X) 0,47 
3.10. Phương pháp nghiên cứu [4]. 
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; 
- Phương pháp điều tra, phân tích và tổng hợp kinh nghiệm; 
- Phương pháp lý thuyết kết hợp với thực nghiệm khoa học; 
- Trong nghiên cứu đã sử dụng các tiêu chuẩn thử nghiệm như sau: 
• TCVN 3106:1993: Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp thử độ sụt. 
• TCVN 3118:1993: Bê tông nặng - Phương pháp xác định cường độ chịu 
nén. 
• ASTM C496-90: Xác định cường độ ép chẻ của bê tông mẫu trụ chuẩn. 
• TCVN3113:1993: Bê tông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước. 
• TCVN 325:2004: Phụ gia hóa học cho bê tông. 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
4.4 Khảo sát lựa chọn hàm lượng sử dụng phụ gia hợp lý 
Theo nhà sản xuất khuyến cáo, hàm lượng sử dụng Phụ gia của 3 hãng lần lượt 
là: R561: 0,7 -1,2 %XM; Sikament 2000AT: 0,6 - 1,3%XM; Daracem: 0,4 - 1,2%XM. 
Vì ngưỡng sử dụng phụ gia của 3 loại trên chênh nhau không quá nhiều nên khi thí 
nghiệm ta chọn 4 hàm lượng là 0,8%; 1,0%; 1,2%; 1,5% phụ gia so với xi măng cho 
cả 3 loại phụ gia của 3 hãng để thử cùng 1 cấp phối. Như vậy với 4 hàm lượng phụ gia 
cần thử cho 3 loại, ta tiến hành trộn tổng cộng 12 mẻ trộn và đo độ sụt để khảo sát tính 
công tác của bê tông. Ta có kết quả độ linh động như bảng 3. 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-587- 
Bảng 3. Độ sụt của bê tông với hàm lượng khác nhau của các hãng PG (cm). 
Loại phụ gia Độ sụt của BT với hàm lượng khác nhau của 3 hãng PG (cm) 
 0,8% 1,0% 1,2% 1,5% 
O-Basf R561 15,0 19,5 21,5 25,0 
Sika 2000AT 13,0 18,0 20,0 23,0 
Grace D100 9,0 16,0 18 20,0 
Đặc tính hỗn 
hợp bê tông 
Hỗn hợp bê 
tông linh 
động vừa, 
hoặc kém 
linh động 
Hỗn hợp bê 
tông linh 
động tốt 
Hỗn hợp bê tông 
linh động tốt, 
hoặc hơi nhão 
Bê tông gần 
như bị tách 
nước, độ 
linh động 
quá mức 
Tại hàm lượng dùng phụ gia 0,8%, đây là mức dùng gần thấp nhất theo khuyến 
cáo của cả 3 loại phụ gia nên hỗn hợp bê tông kém linh động, độ sụt này không đảm 
bảo cho hỗn hợp bê tông được vận chuyển, đổ, thi công trong thời gian dài. Tại hàm 
lượng dùng phụ gia 1,5%, đây là mức dùng vượt ngưỡng cao nhất theo khuyến cáo của 
3 hãng phụ gia làm hỗn hợp bê tông bị tách nước ngay, nên hàm lượng này cũng 
không đạt sử dụng. Tại hàm lượng sử dụng phụ gia 1,0 % và 1,2% thì hỗn hợp bê tông 
có độ linh động tốt. Tại hàm lượng phụ gia chiếm 1,2% thì phụ gia R561 của O-Basf 
cho độ sụt tới 21,5 cm, hỗn hợp bê tông hơi nhão. Ngoài ra, với kết cấu mố trụ cầu yêu 
cầu Cấp C30 cũng không quá lớn nên ta chọn hàm lượng phụ gia chiếm 1,0% Xi măng 
để vừa đảm bảo độ linh động và tiết kiệm chi phí sử dụng phụ gia. 
Như vậy tác giả chọn được hàm lượng phụ gia hợp lí về yếu tố độ linh động và 
tính kinh tế là 1,0% cho cả 3 loại phụ gia để làm cơ sở cho việc cố định hàm lượng này 
tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu cơ lý khác của Bê tông nhằm đề xuất ra loại phụ gia 
nào tối ưu về nhiều tính năng nhất để lựa chọn sử dụng cho kết cấu mố trụ cầu. 
4.5 Tính công tác của hỗn hợp bê tông 
Quy trình xác định độ sụt của hỗn hợp bê tông nặng được tiến hành theo TCVN 
3106:1993. Độ sụt là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá tính công tác cho bê tông. Tuy 
nhiên, yếu tố quan trọng hơn là thời gian duy trì độ sụt, vì bê tông thường được trộn tại 
nhà máy nên cần thời gian duy trì độ linh động để vận chuyển, đổ, đầm, hoàn thiền bề 
mặt cho các kết cấu mố trụ cầu. Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm theo dõi sự suy giảm 
độ sụt theo thời gian của hỗn hợp bê tông với 3 loại phụ gia. Mỗi loại phụ gia đều phối 
trộn với tỉ lệ được cho là phù hợp chiếm 1,0 % so với xi măng như trên để tiến hành 
khảo sát, kết quả được trình bày ở Bảng 4. [7] 
Bảng 4. Độ sụt suy giảm theo thời gian (cm). 
Loại phụ gia 
Độ sụt suy giảm theo thời gian (cm) 
0 phút 15 phút 30 phút 60 phút 90 phút 
O-Basf R561 19,5 15,5 8,5 3,5 1,0 
Sika 2000AT 18,0 18,0 17,0 15,0 11,0 
Grace D100 16,0 15,0 13,5 10,0 6,0 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-588- 
Hình 2. Sự suy giảm độ sụt của hỗn hợp bê tông theo thời gian. 
Từ kết quả hình trên cho thấy độ sụt của hỗn hợp bê tông suy giảm theo thời gian 
nhưng rất không đều mặc dù cả 3 mẻ trộn của 3 loại phụ gia đều giống tỷ lệ cấp phối. 
Đều này được giải thích do mỗi loại phụ gia có thành phần khác nhau nên khả năng tạo 
ra và duy trì độ linh động là khác nhau. Cụ thể Phụ gia R561 có độ sụt ban đầu là cao 
nhất 19,5cm nhưng lại tổn thất độ sụt nhanh nhất, sau 30 phút đã mất hơn 50% độ sụt 
ban đầu, sau 60 phút thì còn lại 3,5cm. Như vậy loại phụ gia R561 này chỉ phù hợp 
cho những kết cấu cần độ linh động cao nhưng thời gian vận chuyển, thi công đầm nén 
phải nhanh trước 30 phút. Phụ gia Sikament 2000AT cho độ sụt ban đầu cũng tương 
đối cao là 18cm và duy trì độ linh động rất tốt, sau 30 phút chỉ giảm 1cm độ sụt, sau 
90 phút độ sụt vẫn còn 11cm đủ để thi công cho kết cấu mố trụ cầu. Phụ gia Daracem 
100 thì độ sụt ban đầu thấp và sự suy giảm độ sụt nằm mức giữa của 2 loại phụ gia 
R561 và Sikament 2000AT [8], [9]. 
4.6 Cường độ chịu nén của bê tông 
Quy trình xác định cường độ chịu nén của bê tông nặng được tiến hành theo 
TCVN 3118:1993. Mỗi loại phụ gia sẽ chế tạo 3 tổ mẫu thử cường độ chịu nén tại 3, 7, 
28 ngày tuổi. Như vậy tại liều lượng 1,0% phụ gia so với Xi măng thì 3 loại phụ gia sẽ 
đúc 9 tổ mẫu cho thử cường độ chịu nén. Kết quả xác định cường độ chịu nén được thể 
hiện ở bảng 5, hình 3 và 4. 
Bảng 5. Kết quả cường độ chịu nén bê tông sử dụng 3 loại PG ở các ngày tuổi. 
STT Cường độ chịu nén O-Basf R561 
Sika 2000-
10AT 
Grace D100 
 Ký hiệu R561 S2000 D100 
1 Rn 3 ngày (MPa) 27,7 32,2 29,1 
2 Rn 7 ngày (MPa) 36,1 37,3 31,9 
3 Rn 28 ngày (MPa) 42,6 45,2 41,3 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-589- 
Hình 3. Thử cường độ chịu nén và dạng vết nứt sau khi nén của bê tông. 
27,7
36,1
42,6
32,2
37,3
45,2
29,1 31,9
41,3
20
22
24
26
28
30
32
34
36
38
40
42
44
46
48
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30
C
ư
ờ
n
g 
đ
ộ
 c
h
ịu
 n
én
 (M
P
a)
Ngày tuổi (ngày)
R561
S2000
D100
Hình 4. Biểu đồ quan hệ cường độ chịu nén ở 3, 7 và 28 ngày tuổi của mẫu bê tông 
với 3 loại phụ gia. 
Cường độ chịu nén bê tông của cả 3 loại phụ gia đều tăng dần theo thời gian 
nhưng không đều: tăng nhanh giai đoạn sớm ngày tuổi, 7 ngày đã đạt hơn 90% cường 
độ, 28 ngày hầu như đều đạt gần 120% so với cường độ chịu nén của bê tông yêu cầu 
cấp C30 (Rn=38,53MPa). Đây là lợi ích khi sử dụng phụ gia giảm nước và tăng nhanh 
cường độ sớm ngày. Như vậy với cường độ chịu nén ở 28 ngày tuổi này, cả 3 loại PG 
đều đáp ứng được yêu cầu về cường độ của mố trụ cầu cần phải đảm bảo hệ số an toàn 
nhất định. 
Trong 3 loại phụ gia khảo sát thì phụ gia Sikament 2000AT cho cường độ cao 
nhất ở cả 3 ngày tuổi, rồi tới phụ gia R561, thấp nhất là phụ gia Daracem 100. Sự 
chênh lệch về cường độ chịu nén ở các ngày tuổi của Sikament 2000AT với Daracem 
100 là cỡ 10%. 
4.7 Cường độ kéo khi ép chẻ của bê tông 
Vì bê tông là vật liệu giòn nên rất khó để chế tạo mẫu thử cường độ chịu kéo trực 
tiếp nên ta thí nghiệm cường độ kéo khi ép chẻ. Sau khi có kết quả thử nghiệm sẽ tính 
gián tiếp được cường độ chịu kéo. Đối với kết cấu bê tông dùng cho mố trụ cầu ngoài 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-590- 
cường độ chịu nén khá quan trọng thì cường độ chịu kéo cũng cần được quan tâm khi 
làm việc. 
Thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ được tiến hành theo ASTM C496-
90, đúc mẫu trụ chuẩn dxh=15x30 (cm). Tương tự như thử cường độ chịu nén, ta cũng 
chế tạo 9 tổ mẫu cho thử cường độ chịu kéo khi ép chẻ cho 3 loại phụ gia. Kết quả thí 
nghiệm cường độ kéo khi ép chẻ được thể hiện ở hình 5, hình 6 và bảng 6. 
Hình 5. Thí nghiệm xác định cường độ kéo khi ép chẻ ở 3, 7 và 28 ngày tuổi của mẫu 
bê tông với 3 loại phụ gia. 
Bảng 6. Kết quả cường độ kéo khi ép chẻ của 3 loại PG ở các ngày tuổi. 
STT Cường độ ép chẻ O-Basf R561 
Sika 2000-
10AT 
Grace D100 
 Ký hiệu R561 S2000 D100 
1 Rec 3 ngày (MPa) 2,12 2,49 2,16 
2 Rec 7 ngày (MPa) 2,68 2,86 2,43 
3 Rec 28 ngày (MPa) 3,35 3,92 3,17 
2,12
2,68
3,35
2,49
2,86
3,92
2,16
2,43
3,17
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30
C
ư
ờ
n
g 
đ
ộ
 é
p
 c
h
ẻ 
(M
Pa
)
Ngày tuổi (ngày)
R561
S2000
D100
Hình 6. Biểu đồ quan hệ cường độ ép chẻ ở 3, 7 và 28 ngày tuổi của mẫu 
bê tông với 3 loại phụ gia. 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-591- 
Cường độ chịu kéo khi ép chẻ của mẫu cả 3 loại phụ gia đều tăng dần theo thời 
gian, tăng nhanh trong giai đoạn từ 1 đến 7 ngày đầu. Cường độ Rec của mẫu cả 3 loại 
phụ gia đều xấp xỉ bằng 1/12 đến 1/13 so với Rn ở 28 ngày tuổi. Như vậy cường độ ép 
chẻ này đạt yêu cầu cho kết cấu bê tông làm mố trụ cầu (Rec 28 ngày của mẫu cả 3 
loại phụ gia đều lớn hơn 3,0 MPa). 
Trong 3 loại phụ gia khảo sát thì phụ gia Sikament 2000AT cho cường độ ép chẻ 
cao nhất ở cả 3 ngày tuổi, rồi tới phụ gia R561, thấp nhất là phụ gia Darace100. Điều 
này cũng hợp lí khi đối chiếu với kết quả của cường độ chịu nén đã thử nghiệm ở trên. 
4.8 Độ hút nước của bê tông 
Thử nghiệm độ hút nước của bê tông được tiến hành theo tiêu chuẩn 
TCVN3113:1993. Kết quả độ hút nước của 3 mẫu bê tông sử dụng 3 loại phụ gia được 
trình bày trong bảng 7 và hình 7 sau. 
Bảng 7. Kết quả thí nghiệm xác định độ hút nước của 3 loại PG ở các ngày tuổi. 
 Tính chất O-Basf R561 
Sika 2000-
10AT 
Grace D100 
Hp 28 ngày 
(%) 4,0 3,8 4,1 
Hình 7. Mối quan hệ giữa độ hút nước của bê tông ở 28 ngày của mẫu 3 loại PG. 
Độ hút nước theo khối lượng của các mẫu bê tông với 3 loại phụ gia đều ở mức 
nhỏ so với quy định (mức nhỏ hơn 5,0%). Độ hút nước theo khối lượng của mẫu bê 
tông sử dụng phụ gia Sikament 2000AT thấp nhất trong 3 mẫu (3,8%), điều này hoàn 
toàn hợp lí vì loại phụ gia này giảm nước mạnh nhất, cho cường độ chịu nén và cường 
độ kéo khi ép chẻ cao hơn so với mẫu của 2 loại phụ gia R561 và Daracem 100. Đối 
với kết cấu bê tông làm mố trụ cầu thì cần khả năng chống hút nước cao nên việc sử 
dụng phụ gia tăng dẻo cho bê tông là rất cần thiết. 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-592- 
4.9 Tính kinh tế của 3 loại phụ gia khảo sát 
Bảng 8. Kết quả đánh giá chi phí sử dụng của 3 loại PG. 
STT Loại phụ gia Hàm lượng đề 
xuất sử dụng, 
lít/100kg XM 
Giá thành, 
đồng/lít 
Chi phí phụ gia, 
đồng/ m3 bê tông 
dùng 400kg XM 
1 R561 1,0% 20.000 80.000 
2 Sikament 2000AT 1,0% 22.000 88.000 
3 Daracem 100 1,0% 25.000 100.000 
Từ bảng trên ta thấy, phụ gia R561 là loại có chi phí rẻ nhất, rồi đến loại phụ gia 
Sikament 2000AT (hơn R561 10% chi phí), chi phí cao nhất là phụ gia D100, loại này 
chênh lệch với loại rẻ nhất R561 tới 25% giá thành. Đây là mức chênh lệch rất nhiều 
nếu sử dụng cho việc chế tạo bê tông với số lượng lớn. 
4. KẾT LUẬN 
Qua các kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm, có thể rút ra một số kết 
luận như sau: 
Đề xuất được hàm lượng phụ gia sử dụng hợp lý về độ linh động và tính kinh tế 
là phụ gia chiếm 1,0% so với xi măng cho cả 3 loại phụ gia gốc NSF khảo sát của 3 
hãng. 
Phụ gia R561 của hãng O-Basf cho độ linh động cao nhất, giá thành thấp nhất 
nhưng khả năng duy trì độ linh động rất thấp, cường độ chịu nén, cường độ kéo khi ép 
chẻ, độ hút nước đều ở mức thứ 2 trong 3 loại phụ gia khảo sát. 
Phụ gia Sikament 2000AT của hãng Sika cho độ linh động không cao nhất nhưng 
khả năng duy trì độ linh động thì rất cao (tới 90 phút) vẫn thi công tốt, cường độ chịu 
nén, cường độ kéo khi ép chẻ cao nhất, độ hút nước thấp nhất, giá thành thì ở mức 
trung bình. 
Phụ gia Daracem 100 của hãng Grace có giá thành cao nhất nhưng các tính năng 
đã khảo sát còn lại đều ở mức thấp nhất. 
Đề xuất đối với kết cấu bê tông mố trụ cầu cấp C30 thì nên dùng phụ gia 
Siakmemt 2000AT với liều dùng 1,0% so với Xi măng sẽ đáp ứng tốt nhất các yếu tố 
về độ linh động, thời gian duy trì độ linh động lâu để thi công, cường độ chịu nén, 
cường độ kéo khi ép chẻ 28 ngày dư nhiều so với cấp yêu cầu thiết kế, độ hút nước 
thấp nhất; tuy loại phụ gia này không rẻ nhất nhưng giá thành như vậy là rất hợp lý với 
các tính năng kỹ thuật mà phụ gia này đã tác động lên bê tông. 
LỜI CẢM ƠN 
Cảm ơn 3 hãng phụ gia O-Basf, Sika, Grace đã gởi mẫu thử phụ gia tăng dẻo cho 
bê tông tài trợ cho nghiên cứu này. Thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành tại Phòng 
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải 
-593- 
Thí nghiệm vật liệu xây dựng của Trường đại học giao thông vận tải Phân hiệu tại 
Thành Phố Hồ Chí Minh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn Viết Trung, Nguyễn Ngọc Long, Phụ gia và hóa chất dùng cho bê tông, 
NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004. 
[2]. Noel P. Mailvaganam and M.R. Rixom, Chemical admixtures for concrete, Third 
edition, CRC Press, 2019. 
[3]. IU. M. Bazenov, Bạch Đình Thiên, Công nghệ bê tông xi măng, NXB Xây Dựng, 
Hà Nội, 2010. 
[4]. Phạm Duy Hữu, Vật liệu xây dựng, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2007. 
[5]. Nguyễn Tiến Đích, Cao Duy Tiến, Bài giảng lớp tập huấn chuyên đề công nghệ bê 
tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam, Bộ Xây dựng, Viện khoa học công 
nghệ xây dựng Hà Nội, 2002. 
[6]. TCVN 325:2004, Phụ gia hóa học cho bê tông, Bộ xây dựng, 2004. 
[7]. Haimei Zhang, Building Materials in Civil Engineering, Woodhead Publishing 
Limited and Science Press, 2011. 
[8]. J. Liua, C. Yub, X. Shub, Q. Rana, Y. Yang, Recent advance of chemical 
admixtures in concret, Cement and Concrete Research, 124 (2019) 105834. 
https://doi.org/10.1016/j.cemconres.2019.105834 
[9]. J. Plank, E. Sakai, C.W. Miao, C. Yu, J.X. Hong, Chemical admixtures- 
Chemistry, applications and their impact on concrete microstructure and durability, 
Cement and Concrete Research, 78 (2015) 81–99. 
[10]. V. Belyakov, L. Bannikova, Study of the Effect of Recent Chemical Admixtures 
on the Modified Polysterene Concrete Properties, Procedia Engineering. 150 (2016) 
1446 – 1451. doi: 10.1016/j.proeng.2016.07.079 
 [11]. Catalogue giới thiệu sản phẩm của 3 hãng phụ gia O-Basf, Sika, Grace. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_mot_so_loai_phu_gia_tang_deo_trong_be.pdf
Ebook liên quan