Đánh giá hiệu quả giảm phát thải CO2 của bê tông chất lượng siêu cao sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay
Tóm tắt Đánh giá hiệu quả giảm phát thải CO2 của bê tông chất lượng siêu cao sử dụng tổ hợp phụ gia khoáng Silica Fume và tro bay: ...ấp phối bê tông UHPC sử dụng đơn phụ gia khoáng FA CP N/CKD (theo KL) C/CKD (theo KL) FA (% theo KL CKD) PGSD (% theo KL CKD) CKD kg/m3 XM kg/m3 FA kg/m3 Cát kg/m3 Nước kg/m3 PGSD kg/m3 Rn28, MPa 1 0,16 1 0 0,65 1170 1170 0 1170 183 25,3 134 2 0,16 1 20 0,47 1145 916 229 1... là Tiềm năng nóng lên toàn cầu GWP, được tính bằng số kg khí CO2 quy đổi. Khí CO2 phát thải ra môi trường đến từ các hoạt động như khai thác, sản xuất vật liệu thô (sử dụng nguồn tài nguyên) và tiêu hao nhiên liệu, năng lượng để vận hành máy móc, được xác định theo công thức: GWPUHPCi = GWPA1UHP...PC sử dụng silica fume Hình 7. Ảnh hưởng của hàm lượng CKD sử dụng SF quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC Hình 8. Ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng SF Ảnh hưởng của hàm lượng SF để chế tạo 1 MPa UHPC là không đáng kể với hàm lượng từ 10- 30%, nhưng lại rất đáng kể khi h...
FT ×CEFT trong đó S i j là cự ly vận chuyển của vật liệu thành phần thứ j của cấp phối bê tông UHPC thứ i; FT là mức tiêu hao nhiên liệu của phương tiện vận chuyển; CEFT là mức phát thải CO2 của 1 đơn vị nhiên liệu tiêu thụ. GWPA3UHPCi = l∑ k=1 Mk × FMk ×CEFMk trong đó: Mk là số ca máy loại k sử dụng trong quá trình trộn bê tông; FMk là mức tiêu hao nhiên liệu/năng lượng của loại máy k;CEFMk là mức phát thải CO2 của 1 đơn vị nhiên liệu/năng lượng để vận hành máy k; l là số loại máy sử dụng trong quá trình trộn bê tông. 164 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Tác động môi trường của các loại vật liệu sử dụng trong nghiên cứu này được đo bằng mức phát thải CO2 và tập hợp trong Bảng 5. Bảng 5. Mức phát thải CO2 của 1 đơn vị vật liệu [36] STT Loại vật liệu Đơn vị tính GWP của 1 đơn vị vật liệu (kg CO2 eq) 1 Xi măng kg 0,931000 2 Cát kg 0,002600 3 Nước kg 0,000196 4 PGSD kg 0,250000 5 FA kg 0,019600 6 SF kg 0,028000 c. Ảnh hưởng của chất kết dính và tác động môi trường đến cường độ bê tông Đối với vật liệu bê tông, chất kết dính giữ vai trò rất quan trọng, chất kết dính (xi măng, phụ gia, . . . ) làm nhiệm vụ liên kết các cốt liệu thô với các cốt liệu mịn, và làm cho hỗn hợp bê tông trở thành một khối cứng. Bằng việc sử dụng các loại phụ gia khoáng thay thế một phần xi măng trong chế tạo bê tông UHPC, tỷ lệ chất chất dính trong hỗn hợp bê tông sẽ thay đổi, kéo theo sự thay đổi về cường độ chịu nén của bê tông, cũng như thay đổi về mức phát thải CO2. Do đó, để kết quả tính toán có tính so sánh giữa các loại cấp phối, xét về khả năng chịu lực của bê tông, nghiên cứu này xem xét đến mức độ ảnh hưởng của chất kết dính và tác động môi trường để tạo ra 1 MPa cường độ chịu nén của bê tông. fCKD = mCKDUHPCi RnUHPCi trong đó: fCKD là hệ số ảnh hưởng của chất kết dính đến cường độ chịu nén của bê tông; mCKDUHPCi là khối lượng chất kết dính của cấp phối bê tông UHPC thứ i; RnUHPCi là cường độ chịu nén của cấp phối bê tông UHPC thứ i. fCO2 = GWPUHPCi RnUHPCi trong đó: fCO2 là hệ số ảnh hưởng của phát thải CO2 đến cường độ chịu nén của bê tông; GWPUHPCi là mức phát thải CO2 của cấp phối bê tông UHPC thứ i;RnUHPCi là cường độ chịu nén của cấp phối bê tông UHPC thứ i. Cường độ chịu nén của mỗi loại cấp phối bê tông được lấy theo kết quả nén mẫu bê tông (hình lập phương có kích thước 100×100×100 mm) của loại cấp phối đó, được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. Cường độ này chỉ được xét đến khi có giá trị ≥ 120 MPa, bởi nếu cấp phối cho kết quả Rn < 120MPa thì mẫu bê tông đó không phải là bê tông UHPC. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay Khi đánh giá hỗn hợp bê tông UHPC sử dụng tro bay, 5 loại cấp phối sử dụng các hàm lượng tro bay khác nhau, dao động từ 0 đến 70% theo khối lượng chất kết dính, được nghiên cứu. Từ Bảng 1 cho thấy, khi thay đổi hàm lượng FA thay đổi, hàm lượng cát trong 5 loại cấp phối vẫn được giữ nguyên và 165 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất (46%). Tuy nhiên hàm lượng xi măng được giảm mạnh từ 46% xuống 14%, và các loại vật còn lại thay đổi không đáng kể. Mức phát thải khí CO2 của 5 loại cấp phối này được thể hiện qua Hình 3. Hình 3. Mức phát thải CO2 của từng vật liệu thành phần trong các cấp phối UHPC sử dụng tro bay Xét về tổng thể, với sự thay đổi hàm lượng FA từ 0 đến 70%, mức phát thải khí CO2 của 1 m3 bê tông UHPC được giảm xuống rất mạnh, từ 1098,67 xuống còn 332,84 kg CO2/m3. Hiệu quả này đến từ việc tiết kiệm lượng lớn xi măng, nhân tố tác động môi trường lớn nhất trong thành phần cấu tạo của bê tông. Thật vậy, lượng CO2 do xi măng thải ra được giảm đáng kể từ 1089 xuống còn 304 kg CO2/m3, tương ứng với 72%. Vì FA được sử dụng để thay thế cho một phần xi măng, nên điều này cũng gây ra thêm một phần tác động môi trường, từ 0 đến 14,92 kg CO2, tuy nhiên, mức phát thải này là không đáng kể so với phần giảm tác động môi trường do xi măng gây ra. Các loại vật liệu khác cũng có sự thay đổi về mặt phát thải CO2 nhưng nhìn chung không đáng kể. Ở một khía cạnh khác, khi thành phần cấp phối bê tông thay đổi thì cường độ chịu lực của cấp phối bê tông đó cũng sẽ thay đổi theo. Bảng 1 cho thấy, với việc sử dụng FA để thay thế một phần xi măng, cường độ chịu nén của bê tông bị giảm đi đáng kể, từ 134 MPa xuống 86 MPa. Do đó, để có thể so sánh hiệu quả của việc thay đổi hàm lượng tro bay trong các loại cấp phối bê tông UHPC, hệ số hàm lượng chất kết dính/MPa và mức phát thải CO2/MPa được tính toán như Hình 4 và Hình 5. Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng CKD sử dụng FA quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC 166 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Hình 5. Ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng FA Hệ số hàm lượng chất kết dính/MPa phản ánh hàm lượng chất kết dính quy đổi để chế tạo được 1 MPa cường độ chịu nén của bê tông UHPC. Thật vậy, với sự thay đổi hàm lượng FA từ 0 – 30%, hệ số này thay đổi không đáng kể. Nhưng với 2 cấp phối sử dụng 50% và 70% FA, ảnh hưởng của hàm lượng FA đến cường độ bê tông UHPC lại có sự thay đổi rõ rệt. Điều này là do cường độ nén ở độ tuổi 28 ngày của bê tông UHPC sử dụng tro bay hàm lượng lớn bị giảm dần, do đó lượng chất kết dính phải tăng lên (tăng 51% đối với bê tông UHPC sử dụng 70% FA) để đạt 1 MPa cường độ của bê tông. Từ ví dụ của 5 loại cấp phối này, có thể thấy hàm lượng FA tối ưu dùng để chế tạo bê tông UHPC là 30%. Tương tự, mức phát thải CO2 quy đổi để tạo ra 1 MPa cường độ bê tông cũng được tính toán cho 5 loại cấp phối sử dụng FA. Kết quả cho thấy rằng khi tăng hàm lượng FA thì phát thải CO2 quy đổi cho 1 MPa giảm đáng kể. Lượng phát thải CO2 giảm tương đối đều khi tăng hàm lượng FA từ 0-20%, 20-30%, 30-50% và từ 50-70%. Đặc biệt khi bê tông sử dụng 70% hàm lượng FA thì lượng phát thải CO2 đã giảm đi hơn 50% so với bê tông không sử dụng FA. Đây là một điều rất quan trọng trong việc chế tạo bê tông UHPC để giảm thiểu phát thải CO2. Khi xét đến cường độ nén mục tiêu là 120 MPa thì hàm lượng FA sử dụng tương ứng là 30% và lượng phát thải CO2 giảm 23,2% so với mẫu đối chứng không sử dụng FA. 3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng silica fume Đối với bê tông UHPC sử dụng phụ gia khoáng silica fume, 4 loại cấp phối với hàm lượng SF từ 0 đến 30% được nghiên cứu. Trong 4 loại cấp phối này, hàm lượng cát chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo sau là hàm lượng xi măng, với mức sử dụng hàm lượng SF từ 0 đến 30%, hàm lượng xi măng đã giảm từ 46 xuống 32%. Dựa vào kết quả phân tích kiểm kê và dữ liệu tác động môi trường ở Mục 2, kết quả mức phát thải CO2 của 4 loại cấp phối bê tông UHPC sử dụng SF được thể hiện qua Hình 6. Biểu đồ cho thấy khi thay đổi hàm lượng SF từ 0-30% thì lượng phát thải CO2 do xi măng thải ra giảm 1,53% (từ 99,35 xuống còn 97,82%), của SF tăng từ 0 lên 1,13%. Lượng phát thải CO2 của các vật liệu khác thay đổi không đáng kể. Điều này có nghĩa là việc sử dụng SF để thay thế một phần xi măng trong chế tạo bê tông UHPC cho phép làm giảm tác động nguy hại đến môi trường, thể hiện qua mức phát thải khí CO2 giảm. Ảnh hưởng của hàm lượng SF và ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa cường độ chịu nén của bê tông được tính toán và thể hiện qua Hình 7 và Hình 8. 167 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Hình 6. Mức phát thải CO2 của từng vật liệu thành phần trong các cấp phối UHPC sử dụng silica fume Hình 7. Ảnh hưởng của hàm lượng CKD sử dụng SF quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC Hình 8. Ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng SF Ảnh hưởng của hàm lượng SF để chế tạo 1 MPa UHPC là không đáng kể với hàm lượng từ 10- 30%, nhưng lại rất đáng kể khi hàm lượng FA tăng từ 0 – 10%. Khi tăng hàm lượng SF thì làm giảm lượng chất kết dính. Điều này là do cường độ nén ở độ tuổi 28 ngày của bê tông UHPC sử dụng silica 168 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng fume tăng, do đó lượng chất kết dính phải giảm đi để đạt 1 MPa cường độ của bê tông. Khi tăng hàm lượng SF thì lượng phát thải CO2 tính quy đổi về 1 MPa cường độ nén của bê tông UHPC giảm rất đáng kể. Lượng phát thải CO2 giảm mạnh 44,4% (từ 9,17 xuống còn 5,1 kg CO2/1 MPa UHPC), khi sử dụng tới 30% hàm lượng silica fume so với bê tông không sử dụng. Như vậy việc sử dụng phụ gia khoáng silica fume vừa làm giảm hàm lượng CKD, vừa làm giảm lượng phát thải CO2. Đây là một điều rất quan trọng trong việc chế tạo bê tông UHPC để giảm thiểu phát thải CO2. 3.3. Ảnh hưởng của hỗn hợp tro bay và silica fume Có 05 loại cấp phối bê tông UHPC sử dụng hỗn hợp tro bay và silica fume được nghiên cứu (Bảng 3). Hàm lượng tro bay được thay đổi từ 0-70% theo khối lượng chất kết dính, trong khi hàm lượng silica fume lấy bằng 10% khối lượng chất kết dính. Ngoài ra tỷ lệ nước/chất kết dính được thay đổi theo 4 cấp độ 0,12; 0,14; 0,16 và 0,18 theo khối lượng. Xét thành phần cấu tạo của 20 loại cấp phối này, cát vẫn là vật liệu có hàm lượng nhiều nhất, hàm lượng xi măng giảm và hàm lượng FA tăng, các vật liệu khác thay đổi không đáng kể. Khi sử dụng 10% SF và thay đổi hàm lượng FA từ 0-70%, mức phát thải CO2 giảm đi rất nhiều. Đặc biệt khi sử dụng tới 70% FA thì lượng CO2 giảm 754,89 kg CO2/m3 (từ 976,34 xuống còn 221,45 kg CO2/m3). Lượng phát thải CO2 của xi măng giảm 765,29 kg CO2/m3, của FA thì tăng 14,7 kg CO2/m3, mức tăng này của FA là rất nhỏ, không đáng kể so với mức giảm phát thải của xi măng. Của các vật liệu khác thay đổi không đáng kể. Phân tích 5 loại cấp phối cùng tỷ lệ N/CKD = 0,16 với hàm lượng tro bay thay đổi như Hình 9, ta thấy khi tăng hàm lượng sử dụng FA từ 0% lên 70% thì lượng phát thải CO2 của xi măng giảm tương đối nhiều (từ 98,79% xuống còn 89,97%, giảm 8,82%). Giảm dần ở 0-50% FA sau đó giảm ở 50-70% FA giảm 5,55%. Bên cạnh đó, hàm lượng CO2 của các vật liệu khác tăng, tăng nhiều nhất là của FA từ 0 lên 6,638%, lượng phát thải CO2 của các vật liệu khác thay đổi nhưng không đáng kể. Hình 9. Mức phát thải CO2 của từng vật liệu thành phần trong các cấp phối UHPC sử dụng hỗn hợp FA và SF, SF = 10% Ảnh hưởng của hàm lượng CKD quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng hàm lượng 10% SF và thay đổi FA từ 0-70% được thể hiện ở Hình 10. Ảnh hưởng của hàm lượng FA để chế tạo 1MPa UHPC là không đáng kể với hàm lượng từ 0-30%, nhưng lại rất đáng kể khi hàm lượng FA tăng từ 30 – 70%. Điều này là do cường độ nén ở độ tuổi 28 ngày của bê tông UHPC sử dụng tro bay hàm lượng lớn bị giảm dần, do đó lượng chất kết dính phải tăng lên (thậm chí đến 116% đối với bê tông UHPC sử dụng 70% FA) để đạt 1 MPa cường độ của bê tông. Như thế hàm lượng tối ưu dùng để chế tạo UHPC khi sử dụng 30% FA. 169 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng Hình 10. Ảnh hưởng của hàm lượng CKD sử dụng hỗn hợp FA và SF để chế tạo 1 MPa UHPC Ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng hàm lượng 10% SF và thay đổi FA từ 0-70% được thể hiện ở Hình 11. Khi tăng hàm lượng FA, lượng phải thải CO2 giảm rất đáng kể khi tính quy đổi về 1 MPa cường độ nén của bê tông UHPC. Lượng phát thải CO2 giảm rất mạnh khi tăng hàm lượng FA từ 0-30% (giảm 30,8%) sau đó giảm dần từ 30-70%. Đặc biệt khi bê tông sử dụng 70% hàm lượng FA thì lượng phát thải CO2 đã giảm đi 41,3% so với bê tông không sử dụng FA. Đây là một điều rất quan trọng trong việc chế tạo bê tông UHPC để giảm thiểu phát thải CO2. Khi xét đến cường độ nén mục tiêu là 120 MPa thì hàm lượng FA sử dụng tương ứng là 30% và lượng phát thải CO2 giảm 30,9% so với mẫu đối chứng không sử dụng hỗn hợp FA và SF. Hình 11. Ảnh hưởng của phát thải CO2 quy đổi để chế tạo 1 MPa UHPC sử dụng FA 4. Kết luận Trong bê tông nói chung và UHPC nói riêng, xi măng chiếm một tỷ trọng lớn so với các loại vật liệu còn lại khi xét đến phát thải CO2. Do đó, để giảm tác động môi trường đối với chế tạo UHPC thì giải pháp giảm mức sử dụng xi măng bằng thay thế một phần bởi các loại phụ gia khoáng khác nhau như FA, SF và hỗn hợp FA+SF là một giải pháp hiệu quả. Kết quả cho thấy, việc sử dụng các phụ gia khoáng này để thay thế một phần xi măng giúp làm giảm đáng kể lượng phát thải CO2 khi chế tạo bê tông UHPC, và hiệu quả này khác nhau đối với từng loại cấp phối, cụ thể như sau: 170 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng - Đối với cấp phối dùng đơn phụ gia khoáng FA, lượng phát thải CO2 giảm rất đáng kể (23,2%) khi tăng hàm lượng FA từ 0-30%, nghĩa là giảm từ 8,569 kg CO2-eq xuống còn 6,565 kg CO2-eq tính cho 1 MPa UHPC; - Đối với cấp phối dùng đơn phụ gia khoáng SF, lượng phát thải CO2 giảm rất đáng kể 44,3% khi tăng hàm lượng SF từ 0-30%, nghĩa là giảm từ 9,168 kg CO2-eq xuống còn 5,103 kg CO2-eq tính cho 1 MPa UHPC; - Đối với cấp phối dùng hỗn hợp phụ gia khoáng 10% SF và FA, lượng phát thải CO2 (tính cho 1 MPa UHPC) giảm đáng kể 30,9% khi tăng hàm lượng FA từ 0-30%, nghĩa là giảm từ 7,012 kg CO2-eq xuống còn 4,846 kg CO2-eq tính cho 1 MPa UHPC. Tài liệu tham khảo [1] Goel, A., Ganesh, L. S., Kaur, A. (2019). Sustainability integration in the management of construction projects: A morphological analysis of over two decades’ research literature. Journal of Cleaner Produc- tion, 236:117676. [2] Hollberg, A., Ruth, J. (2016). LCA in architectural design—a parametric approach. The International Journal of Life Cycle Assessment, 21(7):943–960. [3] Lu, K., Wang, H. et al. (2019). Estimation of building’s life cycle carbon emissions based on life cycle assessment and building information modeling: a case study of a hospital building in China. Journal of Geoscience and Environment Protection, 7(06):147. [4] Lu, K., Jiang, X., Tam, V. W. Y., Li, M., Wang, H., Xia, B., Chen, Q. (2019). Development of a car- bon emissions analysis framework using building information modeling and life cycle assessment for the construction of hospital projects. Sustainability, 11(22):6274. [5] Goel, A., Ganesh, L. S., Kaur, A. (2019). Sustainability integration in the management of construction projects: A morphological analysis of over two decades’ research literature. Journal of Cleaner Produc- tion, 236:117676. [6] Yung, P., Wang, X. (2014). A 6D CAD model for the automatic assessment of building sustainability. International Journal of Advanced Robotic Systems, 11(8):131. [7] https://sdgs.un.org/goals. [8] Miller, S. A., Horvath, A., Monteiro, P. J. M. (2016). Readily implementable techniques can cut annual CO2 emissions from the production of concrete by over 20%. Environmental Research Letters, 11(7): 074029. [9] Quader, M. A., Ahmed, S., Ghazilla, R. R., Ahmed, S. (2014). CO2 Capture and Storage for the Iron and Steel Manufacturing Industry Challenges and Opportunities. Journal of Applied Science and Agriculture, 9(21):60–7. [10] Teng, J. G., Zhao, J. L., Yu, T., Li, L.-J., Guo, Y. C. (2016). Behavior of FRP-confined compound concrete containing recycled concrete lumps. Journal of Composites for Construction, 20(1):04015038. [11] Shi, X., Mukhopadhyay, A., Zollinger, D., Grasley, Z. (2019). Economic input-output life cycle assessment of concrete pavement containing recycled concrete aggregate. Journal of cleaner production, 225:414– 425. [12] Geng, Y., Wang, Y., Chen, J., Zhao, M. (2020). Time-dependent behaviour of 100% recycled coarse aggregate concrete filled steel tubes subjected to high sustained load level. Engineering Structures, 210: 110353. [13] Dong, Y. (2018). Performance assessment and design of ultra-high performance concrete (UHPC) struc- tures incorporating life-cycle cost and environmental impacts. Construction and Building Materials, 167: 414–425. [14] Niejenhuis, C. V., Walbridge, S., Hansson, C. (2017). Life-cycle cost analysis of concrete structures reinforced with stainless steel reinforcing bars. IABSE Symposium Report, International Association for Bridge and Structural Engineering, 109(56):872–879. 171 Bình, T. Đ., và cs. / Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng [15] Younis, A., Ebead, U., Judd, S. (2018). Life cycle cost analysis of structural concrete using seawater, recycled concrete aggregate, and GFRP reinforcement. Construction and Building Materials, 175:152– 160. [16] Malhotra, V. M., Mehta, P. K. (2002). High-performance, high-volume fly ash concrete: materials, mix- ture proportioning, properties, construction practice, and case histories. Ottawa, Canada. [17] AFGC-SETRA (2002). Ultra High Performance Fibre-Reinforced Concretes (UHPFRC)-State of the Art. AFGC Publication, Paris, France. [18] ASTMC1856-2017 (2017). Standard Practice for Fabricating and Testing Specimens of Ultra-High Per- formance Concrete. ASTM International, West Conshohocken, Pennsylvania, USA. [19] Richard, P., Cheyrezy, M. H. (1994). Reactive powder concretes with high ductility and 200-800 MPa compressive strength. Special Publication, 144:507–518. [20] Voo, Y. L., Foster, S. J. (2010). Characteristics of ultra-high performance ‘ductile’concrete and its impact on sustainable construction. The IES Journal Part A: Civil & Structural Engineering, 3(3):168–187. [21] Edwards, P. (2015). The rise and potential peak of cement demand in the urbanized world. Urbanization, City Growth, and the New United Nations Development Agenda. [22] Wilson, J. L., Tagaza, E. (2006). Green buildings in Australia: drivers and barriers. Australian Journal of Structural Engineering, 7(1):57–63. [23] Mehta, P. K., Malhotra, V. (2002). High-performance high-volume fly ash concrete. ACCA. [24] Malhotra, V. M. (1996). High-volume fly ash and slag concrete. Concrete Admixtures Handbook, Elsevier, 800–838. [25] Long, L. Đ. (2010). Nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện đốt than tầng sôi tuần hoàn có khử khí sufua (CFBC) của Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn cho sản xuất vật liệu xây dựng. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ, Viện Vật liệu Xây dựng. [26] Chen, C., Habert, G., Bouzidi, Y., Jullien, A., Ventura, A. (2010). LCA allocation procedure used as an incitative method for waste recycling: An application to mineral additions in concrete. Resources, Conservation and Recycling, 54(12):1231–1240. [27] ISO 14040:2006. Environmental Management-Life Cycle Assessment-Principles and Framework. The International Standards Organisation, Geneva, Switzerland. [28] Norris, G. A. (2001). Integrating life cycle cost analysis and LCA. The International Journal of Life Cycle Assessment, 6(2):118–120. [29] ISO 14044:2006. Environmental Management-Life Cycle Assessment-Requirements and Guidelines. The International Standards Organisation, Geneva, Switzerland. [30] Baumann, H., Tillman, A.-M. (2004). The Hitch Hiker’s Guide to LCA: An Orientation in Life Cycle Assessment Methodology and Applications. Studentlitteratur AB, Lund, Sweden. [31] Consoli, F., Allen, D., Boustead, I., Fava, J., Franklin, W., Jensen, A. A., de Oude, N., Parrish, R., Perri- man, R., Postlethwaite, D., Quay, B., Séguin, J., Vigon, B. (1993). Guidelines for Life-Cycle Assessment: A Code of Practice. Society of Environmental Toxicology and Chemistry (SETAC): Pensacola, FL, USA. [32] Klo¨pffer, W. (2008). Life cycle sustainability assessment of products. The International Journal of Life Cycle Assessment, 13(2):89–95. [33] TCVN ISO 14040:2000 (ISO 14040:1997). Về quản lý môi trường - Đánh giá chu trình sống của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ. Bộ Khoa học và Công nghệ. [34] TCVN ISO 14040:2009 (ISO 14040:2006). Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ. Bộ Khoa học và Công nghệ. [35] Salehi, S., Arashpour, M., Kodikara, J., Guppy, R. (2021). Sustainable pavement construction: A system- atic literature review of environmental and economic analysis of recycled materials. Journal of Cleaner Production, page 127936. [36] Yang, K.-H., Jung, Y.-B., Cho, M.-S., Tae, S.-H. (2015). Effect of supplementary cementitious materials on reduction of CO2 emissions from concrete. Journal of Cleaner Production, 103:774–783. 172
File đính kèm:
- danh_gia_hieu_qua_giam_phat_thai_co2_cua_be_tong_chat_luong.pdf