Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

Tóm tắt Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới: ... tiêu cực khác.(1) Về quy trình đánh giá, sau khi viên chức chuyên môn nghiệp vụ viết bản tự nhận xét, đánh giá thì người đứng đầu đơn vị (ban, phòng) của tổ chức khoa học và công nghệ trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức triệu tập cuộc họp để tập thể viên chức khoa học, công nghệ cùn... khen thưởng còn được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc. Trong xử lý các vi phạm của viên chức, ngoài 4 hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc, viên chức bị kỷ luật còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của ...ác viên chức này cũng đồng thời bị buộc thôi việc và không được giữ bất cứ một chức vụ nào trong hệ thống công quyền suốt đời(8). Một số căn cứ có thể khác nhau, chẳng hạn ở Việt Nam, một trong những việc viên chức không được làm đó là tham gia đình công, trong khi ở Pháp, trừ khi là v...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý viên chức 
khoa học, công nghệ ở nước ta đồng bộ với Luật Viên chức năm 2010 và Luật Khoa học công nghệ. 
Từ khóa: Đánh giá; khen thưởng; kỷ luật; viên chức khoa học, công nghệ. 
Ngày nhận bài: 15/8/2013; Ngày duyệt đăng bài: 30/9/2013. 
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban 
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (số 
20-NQ/TW ngày 01/11/2012) về phát triển 
khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội 
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, xác định 
khoa học và công nghệ là động lực then 
chốt phát triển lực lượng sản xuất hiện 
đại, tạo chuyển biến về chất của khoa học 
công nghệ để nâng cao năng suất, chất 
lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, 
bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an 
ninh, góp phần đẩy nhanh quá trình công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển 
kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở 
thành nước công nghiệp theo hướng hiện 
đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp 
hiện đại vào giữa thế kỷ XXI. Trong 
những giải pháp nhằm phát triển khoa 
học, công nghệ, vấn đề nâng cao hiệu quả 
công tác quản lý, sử dụng đội ngũ viên 
chức làm công tác khoa học, công nghệ 
chiếm vị trí trung tâm, bởi con người là 
yếu tố quyết định thành công hay thất bại 
của việc đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý, cơ 
chế hoạt động khoa học, công nghệ. 
Do vậy, trong bài viết này chúng tôi 
nghiên cứu so sánh vấn đề đánh giá, khen 
thưởng và xử lý kỷ luật đối với viên chức 
khoa học, công nghệ ở Việt Nam và một số 
nước trên thế giới, với mục tiêu dần hoàn 
thiện cơ sở pháp lý cho công tác quản lý 
viên chức khoa học, công nghệ ở Việt Nam 
hiện nay và trong tương lai.(*) 
1. Về đánh giá viên chức khoa học, công nghệ 
Việc đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ phải dựa vào các cam kết trong hợp 
đồng làm việc đã ký kết giữa hai bên, quy 
định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng 
xử của viên chức. Căn cứ vào nội dung 
đánh giá, viên chức được phân loại thành: 
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn 
thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm 
vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu viên 
chức có 02 năm liên tiếp không hoàn 
thành nhiệm vụ thì người đứng đầu đơn vị 
sự nghiệp công lập được đơn phương chấm 
dứt hợp đồng làm việc và giải quyết cho 
thôi việc theo quy định. 
Quyết định số 03/2008/QĐ-BKHCN 
ngày 19/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa 
học và Công nghệ ban hành Quy chế đánh 
giá viên chức ngành khoa học, công nghệ 
quy định cụ thể về đánh giá viên chức 
chuyên ngành mình. 
(*) ThS. NCS Khoa Luật, Học viện Khoa học xã hội. 
 đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 5-2013 10 
Quy chế này quy định nguyên tắc, nội 
dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh 
giá hàng năm đối với viên chức được tuyển 
dụng, bổ nhiệm vào các ngạch thuộc 
chuyên ngành khoa học và công nghệ (gọi 
chung là viên chức khoa học, công nghệ) 
làm việc trong các tổ chức nghiên cứu 
khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và 
phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa 
học và công nghệ công lập (gọi chung là tổ 
chức khoa học và công nghệ). Viên chức 
thuộc các chuyên ngành khác làm việc tại 
tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện 
việc đánh giá theo quy định của các 
chuyên ngành tương ứng hoặc cũng áp 
dụng Quy chế này. 
Đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ là để làm rõ phẩm chất đạo đức, 
trình độ, năng lực và kết quả công tác của 
viên chức khoa học, công nghệ, làm cơ sở 
xây dựng quy hoạch, bố trí sử dụng, đào 
tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, 
điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ 
luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với 
viên chức khoa học, công nghệ; nâng cao 
năng lực, kết quả công tác của viên chức 
khoa học, công nghệ và góp phần nâng 
cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa 
học và công nghệ(1). 
Khi đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ phải bảo đảm các nguyên tắc như: 
tập trung dân chủ, khách quan, toàn diện, 
công khai, minh bạch và công bằng, phản 
ánh đúng năng lực và phẩm chất của viên 
chức khoa học, công nghệ; gắn chức danh, 
nhiệm vụ với kết quả hoàn thành chức 
trách, nhiệm vụ được giao; làm rõ được ưu 
điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về 
phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả 
công tác và khả năng, triển vọng phát 
triển của viên chức khoa học, công nghệ; 
việc đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ được thực hiện hàng năm vào tháng 
cuối của năm công tác. 
Đánh giá viên chức khoa học, công nghệ 
dựa vào Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch 
viên chức ngành khoa học và công nghệ; 
theo quy định của Luật Viên chức; theo 
những quy định trong điều lệ về tổ chức 
và hoạt động của tổ chức khoa học và công 
nghệ nơi viên chức khoa học, công nghệ 
làm việc và theo kết quả hoàn thành công 
việc được giao. 
Về nội dung đánh giá, việc đánh giá 
viên chức khoa học, công nghệ căn cứ vào 
các tiêu chuẩn trên và những nội dung cụ 
thể sau: 
- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm 
vụ được lãnh đạo đơn vị phân công cho 
từng vị trí công tác: khối lượng công việc 
hoàn thành và chưa hoàn thành, chất 
lượng và hiệu quả công việc, thực hiện kế 
hoạch và tiến độ công việc. 
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 
nhận thức, tư tưởng chính trị và việc chấp 
hành chính sách, pháp luật của Đảng và 
Nhà nước; tinh thần học tập nâng cao 
trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên 
môn, ngoại ngữ, tin học; tinh thần trách 
nhiệm, trung thực trong công tác, tinh 
thần và thái độ phục vụ nhân dân; ý thức 
tổ chức kỷ luật, đoàn kết, hợp tác, phối 
hợp trong công việc; tinh thần phê bình và 
tự phê bình, thái độ chống quan liêu, 
tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện 
tiêu cực khác.(1) 
Về quy trình đánh giá, sau khi viên 
chức chuyên môn nghiệp vụ viết bản tự 
nhận xét, đánh giá thì người đứng đầu 
đơn vị (ban, phòng) của tổ chức khoa học 
và công nghệ trực tiếp quản lý, sử dụng 
viên chức triệu tập cuộc họp để tập thể 
viên chức khoa học, công nghệ cùng làm 
việc trong đơn vị tham gia nhận xét, góp ý 
(1) Quyết định số 03/2008/QĐ-BKHCN, Điều 2. 
 lê thị thu hằng 
Số 5-2013 Nhân lực khoa học xã hội 11 
đối với bản tự nhận xét, đánh giá của viên 
chức; những ý kiến nhận xét, góp ý được 
ghi vào biên bản cuộc họp; sau đó người có 
thẩm quyền đánh giá viên chức tham 
khảo ý kiến góp ý của tập thể và bản tự 
nhận xét, đánh giá của viên chức để tổng 
hợp, đánh giá và phân loại viên chức. Kết 
quả đánh giá phải được thông báo đến 
từng viên chức và được tổng hợp để báo 
cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của 
đơn vị. 
Sau khi đánh giá, viên chức khoa học, 
công nghệ được phân theo 4 loại: loại xuất 
sắc, loại khá, loại trung bình và loại kém. 
Cách đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ của Trung Quốc cũng gần với cách 
đánh giá của Việt Nam, đó là trong các 
tiêu chí đánh giá thì tiêu chí phẩm chất 
được xem là rất quan trọng bên cạnh các 
tiêu chí như năng lực, trình độ và điểm 
tương đồng; thứ hai, đó là việc đánh giá 
viên chức được sự tham gia đóng góp ý 
kiến của tập thể cơ quan. Ngoài ra, Trung 
Quốc có cách đánh giá viên chức nhấn 
mạnh đến tính cạnh tranh, việc xếp hạng 
và công khai kết quả xếp hạng thông qua 
các Báo cáo Chính phủ, niên giám thống 
kê, tạp chí khoa học... nhằm thúc đẩy viên 
chức các đơn vị quan tâm xem mình được 
đánh giá thế nào so với đồng nghiệp để có 
sự phấn đấu. Việc bị tụt hạng tuy không 
bị kỷ luật từ phía cơ quan chủ quản nhưng 
bản thân sự tụt hạng đã là một hình thức 
“kỷ luật” to lớn đối với viên chức. 
Đối với Singapore, việc đánh giá viên 
chức, công chức khoa học, công nghệ 
thông qua kỳ thi sát hạch hàng năm, đây 
là kỳ thi được tiến hành nghiêm túc và 
thông báo kết quả công khai, người nào 
không vượt qua kỳ thi này đồng nghĩa với 
việc bị sa thải(2). 
Chúng ta có thể tham khảo cách đánh 
giá viên chức khoa học từ Hoa Kỳ, quốc 
gia đứng hàng đầu trên thế giới về khoa 
học và công nghệ. Hoa Kỳ đánh giá nhà 
khoa học nói chung và các nhà khoa học 
làm việc trong khu vực công nói riêng theo 
tiêu chí cơ bản là kết quả hoạt động, trong 
đó các công bố khoa học được coi là yếu tố 
hàng đầu để đánh giá chất lượng hoạt 
động của nhà khoa học(3). Để đề bạt một 
nhà khoa học, việc đầu tiên là thẩm định 
các công trình khoa học của nhà khoa học 
đó. Vì Hoa Kỳ giao quyền tự chủ gần như 
hoàn toàn cho các tổ chức sự nghiệp công 
lập nên việc đánh giá được các tổ chức tự 
làm. Thông thường, các tổ chức này lập ra 
hội đồng đánh giá và kết quả khoa học 
thông qua các công trình khoa học, phát 
minh, sáng chế... mà viên chức khoa học 
công bố chính là căn cứ để hội đồng xem 
xét, đánh giá viên chức. Tiêu chí đánh giá 
mang tính định lượng chứ không định tính 
và luôn cụ thể, rõ ràng, là căn cứ để nâng 
lương hay khen thưởng. Chính nhờ tiêu 
chí này nên hoạt động nghiên cứu khoa 
học của viên chức khoa học Mỹ luôn hướng 
tới những kết quả cụ thể, mang tính mới 
để thuyết phục hội đồng đánh giá, thuyết 
phục các nhà khoa học trong giới và nâng 
cao vị thế của họ. Các công trình khoa học 
được công bố cũng kích thích cạnh tranh 
lành mạnh trong nghiên cứu khoa học, để 
viên chức khoa học có thể tự đánh giá 
mình và phấn đấu. 
2. Về khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi 
phạm viên chức khoa học, công nghệ 
Kết quả đánh giá viên chức sẽ là căn cứ 
để xét khen thưởng cho viên chức có thành 
tích và cống hiến, ngoài việc được khen 
thưởng theo quy định của Luật Thi đua, 
(2) Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ: 
Kết quả nghiên cứu về cải cách hành chính tại Trung 
quốc, Hàn quốc và Singapore, 2004. 
(3) Trịnh Hồng Giang: Nghiên cứu khoa học tại Hoa 
Kỳ, Nxb Hồng Đức, 2011. 
 đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 5-2013 12 
khen thưởng còn được xét nâng lương 
trước thời hạn, nâng lương vượt bậc. 
Trong xử lý các vi phạm của viên chức, 
ngoài 4 hình thức kỷ luật: khiển trách, 
cảnh cáo, cách chức và buộc thôi việc, viên 
chức bị kỷ luật còn có thể bị hạn chế thực 
hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định 
của pháp luật có liên quan. Các nguyên 
tắc xử lý kỷ luật gồm: khách quan, công 
bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật; mỗi 
hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một 
hình thức kỷ luật, nếu viên chức có nhiều 
hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có 
hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian 
đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử 
lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp 
luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn 
một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng 
với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường 
hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật 
bằng hình thức buộc thôi việc; thái độ tiếp 
thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu 
quả của viên chức có hành vi vi phạm 
pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng 
hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ 
luật; không áp dụng hình thức xử phạt 
hành chính thay cho hình thức kỷ luật và 
cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, 
danh dự, nhân phẩm của viên chức trong 
quá trình xử lý kỷ luật. 
Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành 
vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp 
sau(4): 
- Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của 
viên chức và những việc viên chức không 
được làm quy định tại Luật Viên chức; 
- Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết 
trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn 
vị sự nghiệp công lập; 
- Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án 
bằng bản án có hiệu lực pháp luật; 
- Vi phạm quy định của pháp luật về 
phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết 
kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; 
phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy 
định khác của pháp luật liên quan đến 
viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu 
trách nhiệm hình sự. 
Viên chức được miễn xử lý kỷ luật khi 
được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình 
trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi 
phạm pháp luật hoặc được cấp có thẩm 
quyền xác nhận có hành vi vi phạm pháp 
luật trong tình thế bất khả kháng khi 
thực hiện công việc, nhiệm vụ(5). 
Hình thức kỷ luật cho thôi việc là hình 
thức kỷ luật nặng nhất trong các hình 
thức kỷ luật viên chức, hình thức kỷ luật 
này tác động mạnh đến hành vi của viên 
chức, buộc họ phải thận trọng khi ra các 
quyết định quản lý, khi thực thi công việc 
của mình. 
Viên chức khoa học, công nghệ Mỹ được 
khen thưởng và kỷ luật thông qua việc 
đánh giá công việc theo định kỳ và cũng 
phải chịu các hình thức kỷ luật khi vi 
phạm quy chế, điều lệ của tổ chức. Hình 
thức kỷ luật có thể là khiển trách, cắt 
lương, buộc thôi việc... Khi vi phạm pháp 
luật, ngoài việc chịu trách nhiệm trước 
Tòa án, viên chức có thể đối mặt với hình 
thức kỷ luật buộc thôi việc. Những người 
có thành tích trong công việc thường được 
hưởng chế độ khen thưởng bằng tiền(6). 
Đối với nước Pháp, một số hình thức kỷ 
luật viên chức được áp dụng như: chế tài 
mang tính tác động về mặt tinh thần là 
(4) Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên 
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên 
chức, Điều 4. 
(5) Nghị định số 27/2012/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên 
chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên 
chức, Điều 6. 
(6) Viện Khoa học pháp lý: Luật Hành chính một số 
nước trên thế giới, Nxb Tư Pháp, 2004. 
 lê thị thu hằng 
Số 5-2013 Nhân lực khoa học xã hội 13 
khiển trách và cảnh cáo; chế tài tạm đình 
chỉ công tác hay tạm đình chỉ việc nâng 
bậc; chế tài chuyển vị trí công tác hay cách 
chức hay hạ cấp và buộc thôi việc(7). 
Căn cứ để áp dụng hình thức kỷ luật có 
thể có các điểm tương đồng bên cạnh điểm 
khác nhau của các quốc gia. Các nước đều 
áp dụng quy định xử lý kỷ luật viên chức 
khi viên chức vi phạm pháp luật bị Tòa án 
kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật. 
ở ý, khi các viên chức khoa học thuộc ủy 
ban Quốc gia về Tiên đoán và Phòng 
chống những nguy cơ lớn bị kết án tù vì 
thiếu trách nhiệm trong cảnh báo động 
đất, các viên chức này cũng đồng thời bị 
buộc thôi việc và không được giữ bất cứ 
một chức vụ nào trong hệ thống công 
quyền suốt đời(8). Một số căn cứ có thể 
khác nhau, chẳng hạn ở Việt Nam, một 
trong những việc viên chức không được 
làm đó là tham gia đình công, trong khi ở 
Pháp, trừ khi là viên chức quân sự, còn 
các viên chức khác vẫn có thể tham gia 
đình công, Anh cũng có quy định tương tự 
về quyền đình công, cho nên nếu viên chức 
tham gia đình công ở Việt Nam phải chịu 
các hình thức kỷ luật, còn ở Pháp hay Anh 
thì không(9). 
3. Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu trên, có thể 
thấy rằng thể chế quản lý viên chức khoa 
học, công nghệ ở Việt Nam hiện nay là 
chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ. Chẳng 
hạn Luật Viên chức năm 2010 quy định 
viên chức là người được tuyển dụng theo vị 
trí việc làm, là công việc hoặc nhiệm vụ 
gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức 
vụ quản lý tương ứng. Tuy nhiên, trong 
tuyển dụng viên chức khoa học, công nghệ 
chúng ta chưa xây dựng được hệ thống vị 
trí việc làm và hệ thống chức danh nghề 
nghiệp phù hợp với thể chế quản lý của 
Luật Viên chức năm 2010, Quy chế đánh 
giá viên chức khoa học, công nghệ vẫn 
chưa được sửa đổi, bổ sung hay thay đổi để 
phù hợp với Luật Viên chức năm 2010. Vì 
thế, chúng ta cần xây dựng, sửa đổi, bổ 
sung để hoàn thiện thể chế quản lý viên 
chức khoa học, công nghệ, nhằm góp phần 
phát triển đội ngũ viên chức khoa học, 
công nghệ, qua đó góp phần phát triển 
khoa học và công nghệ nước nhà.(7) 
Qua nghiên cứu so sánh với thể chế 
quản lý khoa học một số quốc gia, đặc biệt 
chú trọng hơn tới Trung Quốc do thể chế 
chính trị có nhiều điểm tương đồng với 
Việt Nam, với Pháp do nền hành chính 
của Việt Nam có nhiều điểm ảnh hưởng 
kế thừa từ nền hành chính Pháp, với 
Singapore và Mỹ là hai quốc gia có nền 
hành chính mạnh và nền khoa học phát 
triển nhất nhì trên thế giới, có thể thấy 
rằng: thể chế quản lý viên chức nói chung 
mà Luật Viên chức năm 2010 tạo lập đã đi 
gần với thể chế quản lý của các quốc gia 
trên, về tuyển dụng, sử dụng, khen 
thưởng, kỷ luật... hướng tới tạo lập khung 
pháp lý phù hợp trong quản lý viên chức. 
Riêng về thể chế quản lý viên chức 
khoa học, công nghệ của các quốc gia trên, 
có thể thấy mẫu số chung là: 
- Cơ quan quản lý rất coi trọng việc xây 
dựng hệ thống vị trí việc làm và chức danh 
nghề nghiệp, sản phẩm luôn là hệ thống 
quy định rất chi tiết, cụ thể và thường 
xuyên được rà soát, xem xét để hoàn 
thiện, coi đây là cơ sở bước đầu tối cần 
thiết cho công tác quản lý; 
- Trong quá trình sử dụng viên chức 
(7) Viện Khoa học pháp lý: Luật Hành chính một số 
nước trên thế giới, Nxb Tư Pháp, 2004. 
(8) Nguồn: www.nature.com/news ngày 22/10/2012. 
(9) Viện Khoa học pháp lý: Luật Hành chính một số 
nước trên thế giới, Nxb Tư Pháp, 2004. 
 đánh giá, khen thưởng, xử lý kỷ luật... 
 Nhân lực khoa học xã hội Số 5-2013 14 
khoa học, công nghệ, các quốc gia rất chú 
trọng tới đào tạo, bồi dưỡng viên chức, có 
thể lập hẳn thành chiến lược cấp nhà nước 
như Singapore hay Trung Quốc, hoặc 
khuyến khích tự bồi dưỡng và tạo mọi cơ 
chế tốt nhất như Mỹ hay Pháp, đích đến 
cuối cùng là khuyến khích, tạo điều kiện 
và tạo kỷ luật để viên chức khoa học, công 
nghệ xác định học tập là suốt đời; 
- Đánh giá viên chức khoa học, công 
nghệ không chung chung mà rất cụ thể, 
và chủ yếu chú trọng kết quả sản phẩm, 
đề cao việc công bố rộng rãi những kết quả 
khoa học như là thước đo chủ yếu về năng 
lực của viên chức khoa học, công nghệ và 
bổ nhiệm, khen thưởng thành tích dựa 
trên những đánh giá đó. 
Từ những kết quả nghiên cứu so sánh 
trên là căn cứ để chúng ta khẩn trương 
tiến hành xây dựng mới Quy chế đánh giá 
viên chức khoa học, công nghệ thay cho 
Quy chế hiện hành, nhằm đưa thể chế 
quản lý viên chức khoa học, công nghệ 
đồng bộ với Luật Viên chức năm 2010 và 
Luật Khoa học công nghệ. Khi xây dựng 
Quy chế cần chú ý đến đặc thù của công 
tác khoa học, công nghệ để quy định cụ 
thể về tiêu chuẩn đánh giá, vì thực tiễn 
cho thấy việc đánh giá lượng công việc của 
viên chức khoa học theo định kỳ hàng 
năm không đơn giản, các công trình khoa 
học, phát minh, sáng chế không chỉ kéo 
dài một năm mà có thể nhiều năm, thậm 
chí có những công trình qua nhiều năm 
thai nghén, chuẩn bị mới có kết quả, có 
thể rất nhiều lần thất bại rồi mới đạt được 
thành công. Do vậy, chúng ta cần nghiên 
cứu và quy định cách đánh giá theo tiến 
độ và kết quả, đồng thời kết hợp với xét ưu 
tiên và có đặc cách cho các nhà khoa học 
một cách linh động. Phối hợp với Quy chế 
đánh giá, cơ quan chủ quản cũng cần xây 
dựng cơ chế đăng tải thông tin chi tiết các 
công trình khoa học và ứng dụng của nó 
để viên chức khoa học, công nghệ có cơ chế 
tự đánh giá mình và đồng nghiệp, từ đó 
kích thích tính cạnh tranh lành mạnh. Dù 
đánh giá theo tiêu chí nào, đối với các nhà 
khoa học, kết quả công bố khoa học là tiêu 
chí chính xác nhất để đánh giá sự đóng 
góp của họ cho sự nghiệp chung, vì vậy 
không thể bỏ qua tiêu chí này khi đánh 
giá viên chức khoa học, công nghệ. 
TàI LIệU THAM KHảO 
1. Luật Viên chức 2010. 
2. Luật Khoa học và Công nghệ. 
3. Viện Khoa học pháp lý: Luật Hành 
chính một số nước trên thế giới, Nxb Tư 
Pháp, H, 2004. 
4. Douglass C.North: Institution, Institutional 
Change and Economic Performance, Cambridge 
University press,1990. 
5. Trung tâm Thông tin khoa học và 
công nghệ quốc gia: Khoa học và công 
nghệ thế giới, 2005. 
6. Nguyễn Cửu Việt: Luật Hành chính, 
Nxb Chính trị quốc gia, 2008. 
7. Giới thiệu Bộ máy nhà nước Hợp 
chủng quốc Hoa Kỳ, 2010, Tài liệu do 
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí 
Minh cung cấp. 
8. Quy chế số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 
về đánh giá cán bộ, công chức. 
9. Quyết định số 03/2008/QĐ-BKHCN 
ngày 19/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa 
học và Công nghệ ban hành Quy chế đánh 
giá viên chức ngành khoa học, công nghệ. 
10. www.cphud.danang.gov.vn 
11. www.mfa.gov.sg 
12. www.vn.china-embassy.org/vn/ 
13. www.hochiminh.usconsulate.gov 
14. www.nature.com/news ngày 22/10/2012. 
15. www.lanl.gov 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_khen_thuong_xu_ly_ky_luat_vien_chuc_khoa_hoc_cong_n.pdf