Đánh giá tác dụng ức chế enzym xathine oxidase in vitro của cây nở ngày đất (Gomphrena celosiodes Mart.)

Tóm tắt Đánh giá tác dụng ức chế enzym xathine oxidase in vitro của cây nở ngày đất (Gomphrena celosiodes Mart.): ...đất được tiến hành các phản ứng hóa học đặc trưng để xác định sự có mặt của flavonoid. Phản ứng Cyanidin: cho vào ống nghiệm nhỏ 1mL dịch chiết. Thêm một ít bột magie kim loại. Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3-5) giọt. Để yên vài phút rồi quan sát. Phản ứng với kiềm: cho vào ống nghiệm n...ngày đất lên hoạt độ enzym xanthin oxidase in vitro Giá trị phần trăm ức chế I (%) của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết ở nồng độ khác nhau từ cây Nở ngày được trình bày ở bảng 2 và hình 1. Bảng 2. Khả năng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro của dịch chiết toàn phần ...tác dụng ức chế trên enzym xanthine oxidase (XO) sản xuất hydrogen peroxide và anion superoxide trong quá trình oxy hóa hypoxanthine thành xanthine, sau đó xanthine thành acid uric [11, 12]. Kong và cộng sự (2002) đã có nghiên cứu chỉ ra rằng,việc ức chế hoạt động enzyme XO không chỉ g...

pdf6 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá tác dụng ức chế enzym xathine oxidase in vitro của cây nở ngày đất (Gomphrena celosiodes Mart.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XO xúc tác cho phản ứng oxy hóa hypoxanthin thành xanthin và phản ứng oxy hóa xanthin 
thành acid uric. Đây là hai phản ứng trong giai đoạn cuối cùng của quá trình chuyển hóa các base 
purin trong cơ thể. Do đó, các chất ức chế enzym XO làm giảm sinh tổng hợp acid uric đã được sử 
dụng để phòng và điều trị bệnh gút. Trong nghiên cứu này, cây Nở ngày đất (Gomphrena 
celosiodes Mart.) được chiết bằng phương pháp siêu âm sử dụng dung môi ethanol 80% và các 
phân đoạn dịch chiết thu được bằng cách sử dụng các dung môi n-hexane, ethyl acetate (EtOAc) 
và n-butanol (n-BuOH). Dịch chiết toàn phần và các phân đoạn được đánh giá tác dụng ức chế 
enzym XO trên in vitro. Kết quả cho thấy phân đoạn dịch chiết n-BuOH có tác dụng chống oxy 
hóa cao nhất (IC50: 27,39 ± 0,31µg/mL), sau đó là phân đoạn dịch chiết EtOAc (IC50: 33,36 ± 
0,51µg/mL) và dịch chiết ethanol toàn phần (IC50: 47,37 ± 0,26 µg/mL) thấp nhất là phân đoạn 
n-hexan (IC50: 81,59 ± 0,21µg/mL). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phân đoạn n-BuOH và phân 
đoạn EtOAc từ cây Nở ngày đất có tiềm năng trong phòng và điều trị bệnh gút. 
Từ khóa: Gút, Nở ngày đất, xanthine oxidase, in vitro, dịch chiết phân đoạn. 
1. Đặt vấn đề  
Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên 
quan đến tình trạng tăng acid uric máu, biểu 
hiện bởi các cơn viêm khớp cấp tái diễn lặp đi 
lặp lại liên quan đến tinh thể urat kết tinh, bệnh 
thận do gút, sỏi thận, sự lắng đọng của natri urat 
(tophi) ở sụn, gân, màng hoạt dịch và những mô 
khác của cơ thể [1]. Tăng acid uric máu được 
xác định khi nồng độ acid uric máu trên 7,0 
mg/dL đối với nam và trên 6,0 mg/dL đối với 
nữ [2]. Nguyên nhân gây tăng acid uric máu có 
_______ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-979018711. 
Email: dangkimthu048@gmail.com 
 https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4080 
thể do tăng sản xuất, giảm thải trừ acid uric 
hoặc cả hai. Xanthin oxidase là một enzym có 
vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp acid 
uric. Enzym này xúc tác phản ứng oxy hóa 
hypoxanthin thành xanthin và phản ứng oxy 
hóa xanthin thành acid uric [2]. Đây là hai phản 
ứng trong giai đoạn cuối của quá trình chuyển 
hóa các base purin trong cơ thể. Do đó, các chất 
ức chế enzym XO làm giảm sinh tổng hợp acid 
uric từ các base purin và là một trong những 
nhóm thuốc quan trọng được sử dụng để phòng 
và điều trị các bệnh liên quan tới tăng acid uric 
máu,trong đó có bệnh gút. 
Flavonoid là các polyphenol thường gặp 
trong các dược liệu, có hoạt tính sinh học như 
chống oxy hóa, gây độc tế bào, chống ung thư, 
Đ.K. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19 15
chống xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, 
kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, hạ 
huyết áp [3]. Các hợp chất flavonoid còn ức chế 
hoạt tính của một số enzym như Ca2+-ATPase, 
phosphodiesterase, lipooxygenase, 
cyclooxygenase, tyrosin kinase, aldose 
reductase và cả enzym xanthin oxidase [3]. Do 
đó, việc nghiên cứu các dược liệu chứa 
flavonoid sẽ mang lại nguồn nguyên liệu tiềm 
năng để tìm ra các chất ức chế enzym XO. 
Cây Nở ngày đất có tên khoa học là 
Gomphrena celosiodes Mart., họ Dền 
(Amranthaceae). Người ta đã tìm thấy các hợp 
chất phenolic, flavonoid, saponin, sterol, terpen, 
tannin và coumarins trong thành phần hóa học 
của cây Nở ngày đất [4]. Nhiều nghiên cứu 
cũng đã chỉ ra khả năng chống oxy hóa, khả 
năng ức chế cao đối với lipid peroxidation của 
acid linoleic [4, 5]. Tại một số vùng người dân 
đã sử dụng cây Nở ngày đất để điều trị bệnh 
gút. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu 
khoa học nào được công bố về tác dụng điều trị 
bệnh gút cũng như khả năng ức chế enzym XO 
của cây Nở ngày đất. Do đó, đề tài được thực 
hiện để đánh giá tác dụng của cây Nở ngày đất 
lên enzym XO nhằm góp phần sàng lọc tìm 
kiếm các dược liệu có khả năng phòng và điều 
trị bệnh gút. 
2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Nguyên liệu 
Nguyên liệu là cây Nở ngày đất được thu 
hái tại Quảng Ngãi vào tháng 7 năm 2016. Mẫu 
tiêu bản được lưu tại Khoa Y Dược, Đại học 
Quốc gia Hà Nội. Mẫu thực vật được Bộ môn 
Dược liệu & Dược học cổ truyền, Khoa Y Dược 
giám định tên khoa học là Gomphrena 
celosiodes Mart., họ Dền (Amranthaceae). 
2.2. Hóa chất 
Enzym xanthin oxidase (từ sữa bò, 1 U/mg 
protein, 7,6 mg protein/mL, Sigma Aldrich), 
Xanthin (>99%), Allopurinol (Sigma Aldrich); 
Natri dihydro phosphate, dinatri hydro 
phosphate, acid hydrochloric, natri hydroxyd 
(Trung Quốc). Các dung môi:ethanol, n-hexan, 
ethyl acetate, n-butanol, dimethyl sulfoxyd 
(DMSO)(Trung Quốc). 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần và 
các phân đoạn dịch chiết 
Dược liệu gồm toàn bộ rễ lá và hoa cây Nở 
ngày đất phơi khô sơ chế, đem 500g dược liệu 
ngâm chiết siêu âm bằng dung môi ethanol 80% 
ở 40oC trong vòng 2 giờ, lặp lại 3 lần. Lọc các 
dịch chiết của ethanol qua giấy lọc, gộp dịch lọc 
và cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu 
được cao chiết tổng ethanol (30 g). Cao chiết 
được phân tán vào nước cất tỷ lệ 1:1 và chiết 
phân bố lần lượt bằng các dung môi có độ phân 
cực tăng dần n-hexan, ethyl acetat và 
n-Butanol (mỗi dung môi 3 lần, mỗi lần 300 
mL). Các phân đoạn được cất loại dung môi 
dưới áp suất giảm thu được thu được phân đoạn 
tương ứng là n-hexan, EtOAcvà n-BuOH. 
Định tính flavonoid trong dịch chiết ethanol 
toàn phần và các phân đoạn dịch chiết từ cây 
Nở ngày đất. 
Dịch chiết ethanol toàn phần và các phân 
đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất được tiến 
hành các phản ứng hóa học đặc trưng để xác 
định sự có mặt của flavonoid. 
Phản ứng Cyanidin: cho vào ống nghiệm 
nhỏ 1mL dịch chiết. Thêm một ít bột magie kim 
loại. Nhỏ từng giọt HCl đậm đặc (3-5) giọt. Để 
yên vài phút rồi quan sát. 
Phản ứng với kiềm: cho vào ống nghiệm 
nhỏ 1 mL dịch chiết,thêm vài giọt dung dịch 
NaOH 10%. Thấy tủa,thêm 1 mL nước cất,tủa 
bị tan và màu dung dịch đậm hơn. 
Phản ứng với FeCl3: cho vào ống nghiệm 
nhỏ 1 mL dịch chiết. Thêm vài giọt dung dịch 
FeCl3 5% thấy xuất hiện tủa xanh đen. 
Phản ứng diazo hóa: cho vào ống nghiệm 
nhỏ1 mL dịch chiết. Thêm vào đó 2 mL dung 
dịch NaOH 10%. Đun cách thủy đến sôi rồi để 
Đ.K. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19 
16
nguội. Cho vài giọt thuốc thử diazo thấy xuất 
hiện đỏ gạch. 
Đánh giá tác dụng ức chế enzym xanthin 
oxidase in vitro của dịch chiết toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất. 
Nguyên tắc: Dựa trên phương pháp của 
Tadataka Noro và cộng sự (1983) có điều chỉnh 
để phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm [6]. 
Nguyên tắc định lượng dựa trên phản ứng sau: 
Xanthin + H2O + O2 Acid uric + H2O2
Xanthin oxidase
Hoạt độ xanthin oxidase được xác định 
thông qua lượng acid uric tạo thành được đo ở 
bước sóng 295 nm ở 37oC, pH 7,5 hoặc 8,0. 
Một đơn vị enzym được định nghĩa là tổng 
lượng enzym sản xuất ra 1 µmol acid uric trong 
mỗi phút ở nhiệt độ 37ºC. 
Cách tiến hành: 
Chuẩn bị mẫu thử: Cao toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết của cây Nở ngày đất được 
pha trong DMSO tạo thành dung dịch gốc có 
nồng độ 10 mg/mL. Sau đó dung dịch gốc 
nàyđược pha loãng bằng dung dịch đệm 
phosphate thành các nồng độ 5 µg/mL,10 
µg/mL, 25 µg/mL, 50 µg/mL, 100µg/mL. 
Tiến hành thí nghiệm: Hỗn hợp phản ứng 
gồm: 100µl dung dịch mẫu thử, 300µl dung 
dịch đệm phosphat 50Mm có pH = 7.5, 100µl 
dung dịch enzyme XO (0,2 U/mL trong dung 
dịch đệm phosphat (pha ngay trước khi tiến 
hành phản ứng), 100µL nước cất. Hỗn hợp này 
được ủ ở 37oC trong 15 phút,sau đó thêm 200µl 
xanthin (0,15mM) trong dung dịch đệm rồi ủ 
tiếp 30 phút. Dừng phản ứng bằng cách thêm 
200µl HCl 0,5M. Hỗn hợp phản ứng được đem 
đo độ hấp thụ bằng máy đo quang phổ ở bước 
sóng 295nm. Mẫu chứng được tiến hành tương 
tự nhưng dung dịch thử được thay bằng dung 
dịch đệm. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. 
Tác dụng ức chế hoạt động của enzym XO 
được tính theo công thức: 
Trong đó: OD chứng: Độ hấp thụ của mẫu 
chứng 
OD thử: Độ hấp thụ của mẫu thử 
Giá trị ức chế enzym XO IC50 của các mẫu 
thử được tính dựa vào đồ thịliều dùng và phần 
trăm ức chế. 
Xử lý số liệu: 
Các số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê 
sử dụng phần mềm SigmaPlot 10 (Systat 
Software Inc, Mỹ). Số liệu được biểu diễn dưới 
dạng X ± SD (X: giá trị trung bình; SD: độ lệch 
chuẩn). 
Giá trị IC50 được tính dựa vào đồ thị và 
phương trình biểu diễn nồng độ và giá trị ức 
chế enzym XO của dịch chiết toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Định tính flavonoid trong dịch chiết 
ethanol toàn phần và các phân đoạn dịch chiết 
Kết quả định tính flavonoid trong dịch chiết 
dược liệu được trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Kết quả định tính flavonoid trong dịch chiết ethanol toàn phần 
và các phân đoạn dịch chiết của cây Nở ngày đất 
 Phân đoạn 
 Phản ứng 
EtOH n-hexan EtOAc n-BuOH 
Phản ứng Cyanidin + + + + ++ +++ 
Phản ứng với kiềm + + + + + +++ 
Phản ứng với FeCl3 + + + + + +++ 
Phản ứng diazo hóa + _ + ++ 
Ghi chú: (+) phản ứng dương tính. (-) phản ứng âm tính
Đ.K. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19 17
Nhận xét: Từ kết quả định tính ở bảng 1 cho 
thấy trong cây Nở ngày đất có chứa thành phần 
flavonoid. Trong đó, flavonoid có trong dịch 
chiết n-BuOH cho các phản ứng định tính 
dương tính rõ nhất sau đó là dịch chiết ethanol 
toàn phần và dịch chiết EtOAc. Dịch chiết 
n-hexan cho phản ứng định tính flavonoid 
không rõ ràng. 
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết toàn 
phần và các phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày 
đất lên hoạt độ enzym xanthin oxidase in vitro 
Giá trị phần trăm ức chế I (%) của dịch 
chiết toàn phần và các phân đoạn dịch chiết ở 
nồng độ khác nhau từ cây Nở ngày được trình 
bày ở bảng 2 và hình 1. 
Bảng 2. Khả năng ức chế enzym xanthin oxidase in vitro của dịch chiết toàn phần 
và các phân đoạn dịch chiết cây Nở ngày đất ở các nồng độ khác nhau 
Nồng độ 
(µg/mL) 
Phân 
đoạn 
I (%) IC50 (µg/mL) 
5 µg/mL 10 µg/mL 25µg/mL 50 µg/mL 100 µg/mL 
Chứng 0 0 0 0 0 - 
EtOH 8,69 ± 0,67 15,85 ± 1,15 30,24 ± 1,32 51,05 ± 0,94 78,66 ± 1,12 47,37 ± 0,26 
n- Hexan 4,24 ± 0,94 10,35 ± 0,61 23,75 ± 0,73 36,75 ± 0,87 56,23 ± 1.02 81,59 ± 0,21 
EtOAc 12,77 ± 0,86 20,54 ± 0,76 39,55 ± 0,92 62,51 ± 1,21 86,57 ± 0,93 33,36 ± 0,51 
BuOH 12,47 ± 1,17 25,57 ± 1,29 45,68 ± 1,03 68,37 ± 1,11 88,56 ± 0,74 27,39 ± 0,31 
J 
Hình 1. Khả năng ức chế enzym xanthin oxidase 
in vitro của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn 
dịch chiết Nở ngày đất ở các nồng độ khác nhau. 
Nhận xét: Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy tác 
dụng ức chế XO của dịch chiết toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất tăng 
dần theo nồng độ. Dịch chiết ethanol toàn phần 
từ cây Nở ngày đất thể hiện tác dụng ức chế 
enzymXO in vitro với giá trị IC50 tính được là 
47,37 ± 0,26 µg/mL. Trong các phân đoạn dịch 
chiết từ cây Nở ngày đất, phân đoạn 
n-BuOH thể hiện tác dụng ức chế enzym XO in 
vitro mạnh nhất với I% ở nồng độ cao nhất 100 
µg/mL là 88,56 ± 0,74 %, giá trị IC50 tính được 
là 27,39 ± 0,31µg/mL. Tiếp theo là phân đoạn 
EtOAc với giá trị I% đạt 86,57 ± 0,93 % ở nồng 
độ cao nhất 100 µg/mL, giá trị IC50 tính được là 
33,36 ± 0,51µg/mL. Phân đoạn n-hexan thể 
hiện tác dụng ức chế enzym XO in vitro yếu với 
giá trị IC50 tính được là 81,59 ± 0,21µg/mL. 
Song song với các mẫu thử, tiến hành tương tự 
với mẫu chứng dương allopurinol cho thấy tác 
dụng ức chế enzym XO in vitro của allopurinol 
thể hiện qua giá trị IC50 là 3,370 ± 0.24µg/mL 
(Hình 2). 
Hình 2. Khả năng ức chế enzym xanthin oxidase 
in vitro của Allopurinol. 
4. Bàn luận 
Khả năng ức chế enzyme xanthin oxidase in 
vitro của dịch chiết toàn phần và các phân đoạn 
dịch chiết từ cây Nở ngày đất được xác định 
Đ.K. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19 
18
dựa vào giá trị IC50. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi đã chỉ ra rằng dịch chiết ethanol toàn 
phần và các phân đoạn n-hexan, phân đoạn 
EtOAc, phân đoạn n-BuOH từ cây Nở ngày đất 
thể hiện tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase 
in vitro với IC50 lần lượt là 47,37 ± 0,26 µg/mL; 
81,59 ± 0,21µg/mL; 33,36 ± 0,51µg/mL; 27,39 
± 0,31µg/mL. Điều này chứng tỏ, trong cao 
chiết ethanol và các phân đoạn cao chiết n-
hexan, cao chiết EtOAc và cao chiết n-BuOH 
đều chứa chất có hoạt tính ức chế enzyme XO. 
Trong đó, hàm lượng các chất có hoạt tính ức 
chế enzyme XO có mặt nhiều nhất trong phân 
đoạn cao chiết n-BuOH và phân đoạn EtOAc. 
Điển hình là các hợp chất flavonoid, được đánh 
giá là có khả năng ức chế hoạt động của enzym 
XO và hoạt tính chống oxy hóa cao. 
Nghiên cứu này đã chỉ ra sự có mặt của 
flavonoid trong dịch chiết toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất thông 
qua kết quả định tính các phản ứng hóa học đặc 
trưng để xác định sự có mặt của flavonoid. Có 
thể nhận ra rằng, hàm lượng flavonoid tương 
đối cao trong dịch chiết ethanol toàn phần và 
các phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất, 
đặc biệt flavonoid được xác định có mặt ở nồng 
độ cao nhất trong phân đoạn n-BuOH do thể 
hiện phản ứng mãnh liệt nhất trong các phản 
ứng hóa học đặc trưng đã tiến hành thí nghiệm. 
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng,flavonoid có mặt 
rộng rãi trong nhiều thực phẩm đồ uống có 
nguồn gốc thực vật [7]. Một số flavonoid được 
biết đến như các chất chống oxy hóa mạnh bởi 
chúng đã thể hiện hoạt tính oxy hóa các gốc tự 
do và ion hóa ion kim loại [8, 9]. Ngoài hoạt 
tính chống oxy hóa, đã có báo cáo chỉ ra 
flavonoid còn có tác dụng ức chế enzym khác 
nhau như cyclooxygenase và lipoxygenase [10]. 
Một số flavonoid được chứng minh đã thể hiện 
tác dụng ức chế trên enzym xanthine oxidase 
(XO) sản xuất hydrogen peroxide và anion 
superoxide trong quá trình oxy hóa 
hypoxanthine thành xanthine, sau đó xanthine 
thành acid uric [11, 12]. 
Kong và cộng sự (2002) đã có nghiên cứu chỉ 
ra rằng,việc ức chế hoạt động enzyme XO không 
chỉ giảm nồng độ acid uric trong máu, mà còn 
giảm sự sản xuất các gốc tự do [13]. Sự ức chế 
hoạt động enzym XO được xem như là một cơ 
chế chống oxy hóa của các hợp chất polyphenol. 
Nhiều nghiên cứu về enzym XO chứng minh 
rằng, hoạt động của enzym XO là nguyên nhân 
dẫn tới sự tạo ra nhiều gốc tự do. Nên việc bổ 
sung các chất ức chế enzym XO vừa có tác dụng 
ức chế tạo thành acid uric ngăn ngừa bệnh gút, 
vừa có tác dụng ngăn chặn lại stress oxy hóa là 
nguyên nhân gây tổn thương tế bào và mô trong 
cơ thể [14, 15]. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng 
tôi tiến hành đánh giá khả năng ức chế enzym XO 
của cây Nở ngày đất bởi đây là một dược liệu rẻ 
tiền, dễ kiếm và kết quả nghiên cứu đã mở ra 
hướng mới cho việc sử dụng Nở ngày đất làm 
nguồn dược liệu tiềm năng để nghiên cứu các chất 
ức chế XO, nhất là các chất từ phân đoạn n-BuOH 
và phân đoạn EtOAc. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu đã đánh giá được tác dụng ức 
chế enzym XO của dịch chiết toàn phần và các 
phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày đất. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết ethanol toàn 
phần từ cây Nở ngày đất ức chế enzyme XO in 
vitro với giá trị IC50 là 47,37 ± 0,26 µg/mL. 
Trong các phân đoạn dịch chiết từ cây Nở ngày 
đất, phân đoạn n-BuOH và phân đoạn EtOAc 
thể hiện tác dụng ức chế XO mạnh với giá trị 
IC50 lần lượt là 27,39 ± 0,31µg/mL và 33,36 ± 
0,51 µg/mL. Phân đoạn n-hexan thể hiện tác 
dụng ức chế enzym XO yếu với IC50 tính được 
là 81,59 ± 0,21µg/mL. Kết quả này gợi ý cho 
việc nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học 
của phân đoạn dịch chiết n-BuOH và phân đoạn 
dịch chiết EtOAc để phân tách được hoạt chất 
tinh khiết có tiềm năng trong phòng, điều trị 
bệnh gút. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chilappa, C.S., et al., Gout and hyperuricemia. 
Comprehensive therapy, 2010. 36: p. 3-13. 
Đ.K. Thu và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 33, Số 2 (2017) 14-19 19
[2] de Oliveira, E.P. and R.C. Burini, High plasma uric 
acid concentration: causes and consequences. 
Diabetology & metabolic syndrome, 2012. 4(1): p. 
12. 
[3] Nagao, A., M. Seki, and H. Kobayashi, Inhibition of 
xanthine oxidase by flavonoids. Bioscience, 
biotechnology, and biochemistry, 1999. 63(10): p. 
1787-1790. 
[4] Aydemir, T., et al., Effects of antioxidant vitamins A, 
C, E and trace elements Cu, Se on CuZn SOD, 
GSH‐Px, CAT and LPO levels in chicken 
erythrocytes. Cell biochemistry and function, 2000. 
18(2): p. 109-115. 
[5] Yıldırım, A., et al., Comparison of antioxidant and 
antimicrobial activities of Tilia (Tilia argentea Desf 
ex DC), sage (Salvia triloba L.), and Black tea 
(Camellia sinensis) extracts. Journal of Agricultural 
and food chemistry, 2000. 48(10): p. 5030-5034. 
[6] Noro, T., et al., Inhibitors of xanthine oxidase 
from the flowers and buds of Daphne genkwa. 
Chemical and Pharmaceutical Bulletin, 1983. 
31(11): p. 3984-3987. 
[7] Herrmann, K., Flavonols and flavones in food 
plants: a review. International Journal of Food 
Science & Technology, 1976. 11(5): p. 433-448. 
[8] Van Acker, S.A., et al., Structural aspects of 
antioxidant activity of flavonoids. Free Radical 
Biology and Medicine, 1996. 20(3): p. 331-342. 
[9] Cotelle, N., et al., Scavenger and antioxidant 
properties of ten synthetic flavones. Free Radical 
Biology and Medicine, 1992. 13(3): p. 211-219. 
[10] Formica, J. and W. Regelson, Review of the biology 
of quercetin and related bioflavonoids. Food and 
chemical toxicology, 1995. 33(12): p. 1061-1080. 
[11] McCord, J.M., Oxygen-derived free radicals in 
postischemic tissue injury. New England Journal of 
Medicine, 1985. 312(3): p. 159-163. 
[12] Nishino, T., et al., Conversion of xanthine 
dehydrogenase into oxidase and its role in 
reperfusion injury. 1997, Portland Press Limited. 
[13] Kong, L., et al., Aesculin possesses potent 
hypouricemic action in rodents but is devoid of 
xanthine oxidase/dehydrogenase inhibitory activity. 
Planta medica, 2002. 68(02): p. 175-178. 
[14] Van Hoorn, D.E., et al., Accurate prediction of 
xanthine oxidase inhibition based on the structure of 
flavonoids. European journal of pharmacology, 
2002. 451(2): p. 111-118. 
[15] Cotelle, N., Role of flavonoids in oxidative stress. 
Current topics in medicinal chemistry, 2001. 1(6): p. 
569-590. 
Evaluation of Xanthine Oxidase Inhibitory Activities 
in vitro of Gomphrena CelosiodesMart 
Dang Kim Thu1, Vu Thi Hoa1, Chu Ngoc Khanh2, Bui Thanh Tung1 
1VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
2Phu Tho college of Medicine and Pharmacy, 2201 Hung Vuong Avenue, 
Gia Cam, Viet Tri City, Phu Tho Province, Vietnam 
 Abstract: Xanthine oxidase (XO) is an enzyme that has an improtant role in the synthesis of uric acid. 
XO is an enzyme allowscatalyzing the hydroxylation of hypoxanthine to xanthine and xanthine to uric acid. 
These are two reactions in the final stage of metabolism of the purines in the body. Offal, XO enzyme 
inhibitors reduce biosynthesis of uric acid have been used to prevent and treat gout. In this study, 
Gompherena celosiodes is extracted by ultrasonic with ethanol 80 % (EtOH)solvents and fractionated with 
n-hexane, ethyl acetate (EtOAc) and n-butanol (n-BuOH) solvents. These fractions were evaluated 
xanthine oxidase inhibitory activities in vitro. The results show that n-BuOH fraction from roots bark had 
the strongest XO enzyme inhibitory activity (IC50: 27,39 ± 0,31µg/mL), followed by EtOH fraction (IC50: 
47,37 ± 0,26 µg/mL) and EtOAc fraction (IC50: 33,36 ± 0,51µg/mL) and the lowest is n-hexan fraction 
(IC50: 81,59 ± 0,21µg/mL). The research results indicated that the n-BuOH fraction and the EtOAc fraction 
from tree-hatched soil have a potential in the prevention and treatment of gout. 
Keywords: Gout, Gomphrena celosiodes,xanthine oxidase,in vitro, fraction extracted. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tac_dung_uc_che_enzym_xathine_oxidase_in_vitro_cua.pdf
Ebook liên quan