Giáo trình Sản phụ khoa - Những nét cơ bản của môn phụ sản

Tóm tắt Giáo trình Sản phụ khoa - Những nét cơ bản của môn phụ sản: ... tố: bản thân các sợi cở tử cung đã sinh sôi nẩy nở hàng loạt, các mạch máu, kể cả động mạch, tĩnh mạch và mao mạch đều tăng lên và cương tụ. Cuối cùng, cũng như toàn bộ cơ thể và các cơ quan khác thuộc bộ phận sinh dục, tử cung giữ nước rất nhiều. Cơ tử cung to lên còn nhờ ở sự hình thành các sợ..., kiểu thế CCTT gặp ở các bà mẹ có khung chậu bình thường, thành bụng còn chắc (đẻ ít), bộ phận sinh dục không có dị dạng, còn thai nhi, ối, rau cũng bình thường. - Đẻ ngôi chỏm kiểu thế CCTT cũng qua 3 giai đoạn: đẻ đầu, đẻ vai và đẻ mông và cũng gồm có 4 thì: lọt, xuống, quay, sổ cho từng giai ...ầu. Về sau sữa tiết ra sẽ đặc hơn, ngọt hơn, đó là sữa mẹ bình thường. 2.4. Các hiện tượng khác. - Cơn rét run: ngay sau đẻ, sản phụ có thể lên cơn rét run, đó là cơn rét run sinh lý, mạch, nhiệt độ, huyết áp vẫn bình thường. - Bí đại tiểu tiện: sau đẻ, sản phụ có thể bí đại tiểu tiện do nhu độn...

pdf76 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Giáo trình Sản phụ khoa - Những nét cơ bản của môn phụ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chăm sóc các bà mẹ khi sinh con
ở nhà. Tuy nhiên phần lớn trong số họ chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân, vì vậy việc đào tạo để nâng
cao kiến thức cho bà đỡ vườn hiện nay đang là một trong những nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản
tại cộng đồng đặc biệt là ở các nước thuộc thế giới thứ 3 và đã làm cho vai trò cũng như những hoạt
động của bà đỡ vườn đã thay đổi nhiều.
Trong thực tế, ở nước ta, các bà đỡ vườn đã có một vai trò rất tích cực trong chăm sóc các sản
phụ đẻ tại nhà đặc biệt là ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa hoặc là vùng thiểu số mà một số phong
tục, tập quán hoặc do địa lý ngăn cản hoặc hạn chế người phụ nữ đến với cán bộ y tế hoặc là các cơ sở
y tế.
Tuy rằng bản thân bà đỡ vườn không thể ngăn cản được cái chết một khi biến chứng đã xảy
ra, nhưng họ có thể đóng góp tích cực vào công tác LMAT. Đào tạo bà đỡ vườn về thực hành đỡ đẻ
sạch, đúng kỹ thuật và an toàn, xử lý thích hợp cuộc chuyển dạ, phát hiện sớm những biến chứng,
chuyển viện kịp thời sẽ góp phần cứu sống được nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thực tế trong những
năm qua, ở những địa phương mà các bà đỡ vườn được đào tạo chu đáovà được cung cấp gói đỡ đẻ
sạch, họ đã xử trí tốt những trường hợp đẻ tại nhà, góp một phần không nhỏ trong vấn đề LMAT.
Tên bài: VÔ KHUẨN TRONG SẢN KHOA
Bài giảng: lý thuyết
Thời gian giảng: 01 tiết
Địa điểm giảng bài: giảng đường
Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải
1. Nhắc lại các định nghĩa: vô khuẩn, khử khuẩn, tiệt khuẩn.
2. Nêu được một số đặc điểm sản khoa có liên quan đến vô khuẩn.
3. Mô tả được cơ chế lây nhiễm cho người bệnh.
4. Nêu đượccác phương pháp áp dụng cho thai phụ để đề phòng nhiễm khuẩn
5. Nêu được một số phương pháp áp dụng cho nhân viên y tế và dụng cụ để đề phòng nhiễm khuẩn.
Nội dung chính:
Vô khuẩn là toàn bộ các biện pháp, kỹ thuật nhằm bảo vệ cơ thể tránh khỏi mọi sự lây nhiễm của
vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, đơn bào....
Khử khuẩn là những thao tác có kết quả tạm thời trong từng lúc cho phép loại trừ hay tiêu diệt hầu
hết các vi sinh vật hay làm bất hoạt các virus, nhưng không diệt được nha bào.
Tiệt khuẩn là phương pháp nhằm tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn kể cả nha bào và virus.
Hàng năm, trên toàn thế giới có trên 500000 bà mẹ mang thai bị tử vong vì các lý do khác nhau.
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong cho bà mẹ mang
thai. Tình trạng nhiễm khuẩn lại càng xảy ra trầm trọng, nặng nề ở các nước còn gặp nhiều khó khăn
về kinh tế. Hơn nữa đây là một nguyên nhân tử vong có thể tránh được. Có rất nhiều trường hợp, chỉ
vì thiếu sót nhỏ trong khâu vô khuẩn đã dẫn tới các tử vong đáng tiếc. Mặc dù có nhiều kháng sinh
mới, rất tốt, nhưng công tác vô khuẩn ngày càng được chú ý, quan tâm. Có thể nói rằng đa số các
trường hợp nhiễm khuẩn trong sản khoa là các bệnh lý do thầy thuốc gây nên. Vô khuẩn là một vấn
đề rất cơ bản. Thực hiện vô khuẩn chính là thực hiện y học dự phòng. Đầu tư vào công tác vô khuẩn
là mang lại lợi nhuận cao nhất. Vô khuẩn trong sản khoa có những đặc điểm riêng.
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN KHOA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VÔ KHUẨN
Trong thời gian mang thai, đáp ứng miễn dịch của người mẹ có xu hướng giảm đi để giúp cho thai
tồn tại thuận lợi trong cơ thể người mẹ. Đó là mặt tích cực của vấn đề. Nhưng chính điều đó đã làm
cho cơ thể người mẹ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Sức đề kháng của người mẹ càng giảm đi
nếu bị mất máu nhiều trước, trong và sau khi đẻ.
Trong khi chuyển dạ và sau đẻ, cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm
nhập vào trong buồng tử cung. Sự xâm nhập vào buồng tử cung càng thuận lợi nếu có nhiễm khuẩn
sẵn có ở âm đạo, nếu có các can thiệp không bảo đảm vô khuẩn vào buồng tử cung. Từ buồng tử
cung, các mầm bệnh có thể lan rộng ra bằng các con đường bạch huyết, đường máu, đường lân cận .
Đặc biệt, mầm bệnh có thể lan theo hai vòi trứng, đi vào ổ phúc mạc, gây ra nhiễm khuẩn ổ phúc mạc.
Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp
vào tuần hoàn của người mẹ gây nên hình thái nhiễm khuẩn nặng nhất với tỷ lệ tử vong cao, đó là
nhiễm khuẩn huyết.
Các tổ chức còn sót lại trong buồng tử cung như rau, tổ chức thai là môi trường thuận lợi cho vi
khuẩn phát triển, để từ đó nhiễm khuẩn lan rộng.
Trong sản khoa các thủ thuật đường dưới luôn luôn mang theo nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn, nhất
là các thủ thuật can thiệp trực tiếp vào buồng tử cung qua đường âm đạo.
Trên đây là một số điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn xảy ra trong sản khoa. Đó cũng là những
lý do làm cho vô khuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng. Mọi cán bộ y tế công tác trong ngành sản khoa
đều phải ý thức được tầm quan trọng của vô khuẩn và phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn
trong khi làm việc.
2.CƠ CHẾ LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI BỆNH
Trong thời gian nằm chữa bệnh trong bệnh viện, người bệnh luôn luôn phải đương đầu với nhiều
nguy cơ bị lây nhiễm. Lây nhiễm cho người bệnh có thể thực hiện qua các con đường sau:
- Nhiễm khuẩn từ ngoài vào: mầm bệnh từ môi trường bên ngoài (không khí, nước, bụi...) xâm
nhập vào cơ thể người bệnh. Gần gũi hơn, các mầm bệnh từ quần áo, dụng cụ y tế (kim tiêm, bơm
tiêm, dao, kéo, găng tay...) không được khử khuẩn tốt đi vào người bệnh.
- Nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện: các mầm bệnh được lây lan từ người bệnh này sang người
bệnh khác thông qua đồ dùng, sinh hoạt hàng ngày, thông qua dụng cụ y tế không được khử trùng tốt,
thông qua bàn tay không sạch sẽ của nhân viên y tế... Trong nhiều trường hợp, nếu không tuân thủ tốt
các quy định vô khuẩn thì chính nhân viên y tế là người đã giúp mang mầm bệnh từ người bệnh này
sang người bệnh khác.
- Tự nhiễm khuẩn: các mầm bệnh có sẵn trên cơ thể người bệnh, ví dụ khi thông đái mà không
thực hiện sát khuẩn tốt thì có thể gây nhiễm khuẩn bàng quang bằng các vi khuẩn đã có sẵn trên người
bệnh.
3. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ
Điều trước tiên là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện vô khuẩn trong công việc
hàng ngày. Quần áo công tác phải sạch sẽ, luôn luôn được giặt sạch. Mỗi khi làm các thủ thuật, phẫu
thuật đều phải đội mũ, đeo khẩu trang đúng qui cách. Mũ phải bảo đảm che kín hết tóc, khẩu trang
phải che kín cả miệng và mũi. Các móng tay luôn luôn được cắt ngắn. Rửa tay là một động tác rất
quan trọng. Rửa tay để phòng tránh sự chuyển tải mầm bệnh đến các khu vực chưa bị ô nhiểm bằng
cách loại bỏ hầu hết các vi sinh vật bám trên tay của nhân viên y tế. Rửa tay là kỹ thuật đơn giản và
quan trọg nhất để đề phòng nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Lưu ý trước khi rửa tay cần phải
tháo đồng hồ và tất cả đồ trang sức đeo ở trên tay.
- Rửa tay thông thường với xà phòng và nước sạch, lau khô sau khi rửa. Rửa tay thông thường
được thực hiện trước khi cho bệnh nhân uống thuốc, giữa các chăm sóc không đòi hỏi vô khuẩn, trước
khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh...
- Rửa tay có thuốc sát khuẩn được thực hiện cho tất cả mọi người trước khi rời khỏi nơi làm việc,
sau khi làm việc với đồ vải, đồ vật bẩn, trước mọi chăm sóc vô khuẩn, sau một chăm sóc nhiễm
khuẩn...
- Rửa tay phẫu thuật được áp dụng cho tất cả mọi người tham gia vào phẫu thuật hay một số thủ
thuật như mở nội khí quản, bộc lộ tĩnh mạch, đặt ống thông tĩnh mạch rốn...
4. ĐỐI VỚI THAI PHỤ
4.1. Trong thời gian mang thai
Thai phụ đóng vai trò quyết định. Thai phụ phải tuân thủ những phép vệ sinh trong thai nghén,
không tắm rửa trong ao hồ, nơi nước bẩn. Hàng ngày thực hiện vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục
ngoài, nhất là sau khi đại, tiểu tiện. Chúng ta luôn nhớ rằng trong khi có thai, thai phụ dễ bị viêm
nhiễm âm đạo và dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện lâm sàng của
nhiễm khuẩn không điển hình hay không có biểu hiện lâm sàng. Các nhiễm khuẩn này cần được chẩn
đoán và điều trị sớm, tránh để kéo dài gây các hậu quả nặng nề. Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng
toàn thân bằng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ xung thêm sắt để tránh thiếu máu.
4.2. Trong khi chuyển dạ
Sản phụ nên được tắm rửa sạch sẽ trước khi đi đẻ. Bộ phận sinh dục ngoài cần được cạo lông, làm
vệ sinh sạch sẽ. Mọi sản phụ đều được thụt tháo phân trước khi vào phòng đẻ, trừ những trường hợp
sắp đẻ. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, nên đóng khố vô khuẩn. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ đẻ,
hạn chế tối đa thăm trong, mỗi khi thăm trong phải mang găng vô khuẩn, sát khuẩn âm hộ trước khi
thăm khám. Nên bố trí phòng đẻ cách ly cho những sản phụ bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
4.3. Sau khi đẻ
Sau khi đẻ sản phụ nên vận động sớm, tránh nằm lâu tạo điều kiện cho bế sản dịch, nhiễm khuẩn.
Tầng sinh môn được làm vệ sinh nhiều lần trong ngày (không dưới 2 lần) với nước sạch, thấm khô
sau khi rửa sạch. Sau mỗi lần đại hay tiểu tiện đều được rửa sạch và thấm khô. Sản phụ có thể tự làm
vệ sinh cho bản thân mình. Quần áo được thay luôn và giặt sạch. Hai tuyến vú cần được lau và giữ
sạch, cho trẻ bú sớm và hết từng vú một để tránh các biến chứng cho vú.
5. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ
5.1. Phòng đẻ cần được bố trí ở nơi cao ráo, sách sẽ, xa các nguồn ô nhiễm, có các phương tiện
tránh bụi có hiệu quả (1g bụi chứa 1500000 vi khuẩn). Diện tích đủ rộng, bên trong không nên bày
quá nhiều thứ gây khó khăn mỗi khi làm vệ sinh. Sàn nhà phải được lát gạch để có thể cọ rửa dễ dàng.
Sàn nhà phải được lau 2 lần mỗi ngày, lau ướt, không dùng chổi để quét. Lau ướt là một cách làm
nhanh chóng, có hiệu quả và vệ sinh, không làm cho bụi tung lên. Trần nhà được làm vệ sinh mỗi quý
một lần. Tường nhà được cọ rửa hàng tháng. Cần có giầy dép sạch sẽ để đi riêng trong phòng đẻ.
Trong điều kiện của chúng ta, người nhà sản phụ không được vào trong phòng. Các bàn đẻ cần được
bố trí ngăn cách với nhau. Sau mỗi một trường hợp đẻ, phải lau bàn đẻ sạch sẽ, chậu hứng dịch và
máu phải được đổ đi ngay.
5.2. Nguồn nước
Cung cấp đủ nước cho bệnh viện hoặc cơ sở y tế có nghĩa là nước bảo đảm tiêu chuẩn an toàn và
đủ số lượng để chăm sóc bệnh nhân và cho các hoạt động khác của bệnh viện nhằm duy trì môi
trường bệnh viện an toàn và hạn chế khả năng lây lan bệnh tật. Trong sản khoa nhu cầu xử dụng nước
lại càng lớn. Người ta ước tính rằng mỗi giường bệnh cần trung bình 300 đến 350 lít nước mỗi ngày.
5.3. Dụng cụ
Toàn bộ dụng cụ đều phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy cách, được xử dụng ngay hay
lưu giữ trong các hộp kín để ở nơi không có bụi. Cọ rửa dụng cụ là bước quan trọng hàng đầu trong
quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn vì nó loại bỏ toàn bộ bụi, các chất bẩn. Nếu không cọ rửa đúng kỹ
thuật thì việc khử khuẩn, tiệt khuẩn sẽ không thu được kết quả. Các chất bẩn dính trên dụng cụ là nơi
ẩn náu của vi khuẩn để tránh không bị tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn, đồng thời làm giảm hoạt
hoá của các hoá chất sát khuẩn. Khử khuẩn được tiến hành trên các dụng cụ tiếp xúc với màng (dụng
cụ hô hấp), các dụng cụ không tiệt khuẩn được như các ống nội soi và các dụng cụ không cần tiệt
khuẩn (bô, vịt). Tiệt khuẩn được áp dụng cho tất cả các đồ vật được đưa vào tiếp xúc trực tiếp với
máu hoặc các vùng vô khuẩn của cơ thể và một số dụng cụ đưa vào các khoang không vô khuẩn như
chai sữa, vú chai sữa hoặc băng gạc. Có nhiều phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn, vì vậy phải lựa
chọn phương pháp thích hợp cho từng loại dụng cụ.
Bảng 1: Một số phương pháp khử khuẩn
- Đun sôi: nước phải được đun sôi liên tục trong thời gian 30 phút (lưu ý đây không phải là
phương pháp tiệt khuẩn), không còn được áp dụng ở trong bệnh viện.
- Ngâm trong cồn 70 hay 90 trong thời gian 10 phút.
- Viên Presept (dichloroisocyam urate) viên 2,5 g pha trong 10 lít nước, ngâm trong thời gian 60
phút.
- Formaldehyt: thời gian 30 phút.
- Cidex ngâm trong thời gian 15 phút.
- Idophor (Betadine) trong 30 phút.
- Phenol 1 - 2% trong 30 phút.
Bảng 2: Nhiệt độ, áp suất và thời gian cần thiết để tiệt khuẩn
các loại dụng cụ bằng hơi nóng ẩm.
Dụng cụ Nhiệt độ Áp suất (kg) Thời gian sau khi đạt
nhiệt độ và áp suất
(phút)
Đồ vải 120 o C 7 kg 30
Cao su 120 o C 7 kg 15
Gói dụng cụ ngoại khoa 120 o C 7 kg 30
Dụng cụ ngoại khoa không gói
120 o C 7 kg 15
Thủy tinh 120 o C 7 kg 15
Công tác khử khuẩn và tiệt khuẩn phải được kiểm tra theo dõi bằng nuôi cấy vi khuẩn. Các dụng cụ
đã tiệt khuẩn mà quá thời hạn chưa xử dụng vẫn phải tiệt khuẩn lại. Nồi hấp và thức ăn cho trẻ được
pha chế trong bệnh viện phải được kiểm tra bằng nuôi cấy vi khuẩn thường quy. Các dụng cụ hấp cần
có chất chỉ thị màu để cho biết là dụng cụ đã được đi qua chu kỳ hấp sấy (bột lưu huỳnh, băng chỉ thị
màu...). Đối với sữa chọn ngẫu nhiên 1 ml trong lô sữa đã pha chế để gửi đi xét nghiệm. Số vi khuẩn
đếm được ở mức chấp nhận là 25/ml. Khi số lượng vi khuẩn vượt quá mức chấp nhận cần xem lại quy
trình kỹ thuật pha chế.
Nói tóm lại thực hiện triệt để vô khuẩn đã giúp cho chúng ta tránh được các tai biến nhiễm khuẩn
đáng tiếc, bảo đảm an toàn trong điều trị.
Phương pháp giảng dạy: thuyết trình, tích cực, có tranh minh họa
Phương pháp đánh giá: bộ câu hỏi lượng giá
Tài liệu học tập:
- Bài giảng sản phụ khoa tập I, Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Hà Nội.
- Giáo trình phát tay
Tên bài: U NANG BUỒNG TRỨNG
Bài giảng: lý thuyết
Thời gian giảng: 02 tiết
Địa điểm giảng bài: giảng đường
MỞ ĐẦU
U nang buồng trứng là những u có vỏ bọc ngoài trong có chứa chất dịch gặp trong mọi lứa
tuổi. U nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt gây khó chịu tại chỗ, gây suy yếu chức năng sinh
sản, đôi khi gây suy nhược cơ thể hoặc có thể gây tử vong do các biến chứng tắc ruột hoặc bí tiểu.
Các khối u buồng trứng cơ năng như u tế bào hạt, hay u vỏ gây dậy thì sớm do tiết ra lượng
Oestrogen dủ làm phát triển vú, xuất hiện lông mu, cơ quan sinh dục phát triển mặc dù thiếu sự rụng
trứng. Do đó ở các em gái dậy thì sớm nếu sờ thấy buồng trứng to lên cần phải xem xét cẩn thận các
khối u buồng trứng bất thường.
I. NANG CƠ NĂNG:
Là những nang nhỏ chứa dịch, có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào nhưng hay gặp ở tuổi dậy thì và
tiền mãn kinh. Thường là những nang nhỏ, trên lâm sàng khó phát hiện, nhưng nếu khối u có kích
thước từ 5-6 cm thì có thể sờ thấy, thường gặp ở tuổi mãn kinh, do đó bệnh nhân cần phải được theo
dõi cẩn thận. Nang thường biến mất sau vài vòng kinh, nếu nang tồn tại trên 60 ngày với kinh nguyệt
bình thường thì phải coi chừng là u thực thể.
1. Nang bọc noãn:
Kích thước nang thường từ 3-8 cm hoặc lớn hơn, do nang De Graff không vỡ vào ngày qui
định.
- Triệu chứng: không rõ ràng, đôi khi biểu hiện ra máu hoặc xoắn nang hoặc gây ra chu kỳ kinh
dài, hoặc ngắn. Khi nang to gây đau tiểu khung, đau khi giao hợp.
- Chẩn đoán phân biệt với: viêm vòi trứng, lạc nội mạc tử cung, nang hoàng thể, khối u khác.
- Xử trí: thường nang biến mất tự nhiên trong khoảng 60 ngày, không cần điều trị.
Dùng thuốc tránh thai tạo vòng kinh nhân tạo.
Nếu nang tồn tại trên 60 ngày với chu kỳ kinh đều thì phải xem xét có khả năng không phải
nang cơ năng. Nên soi ổ bụng, chọc hút nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm cũng còn là vấn đề cần
bàn cãi vì nếu u là thực thể thì tế bào khối u có thể rơi vào khoang bụng làm lan tràn khối u.
2. Nang hoàng thể:
Có hai loại nang hoàng thể: nang tế bào hạt và nang tế bào vỏ.
2.1. Nang hoàng thể tế bào hạt: là nang cơ năng, gặp sau phóng noãn, các tế bào hạt trở nên
hoàng thể hoá.
- Triệu chứng:
Đau vùng chậu, gây vô kinh hoặc muộn kinh dễ nhầm với chửa ngoài tử cung, có thể xoắn
nang, vỡ nang gây chảy máu phải soi ổ bụng hoặc mở bụng để cầm máu.
2.2. Nang hoàng thể vỏ: loại nang này không to, hay gặp ở hai bên buồng trứng, dịch trong nang
co màu vàng rơm. Loại nang này thường gặp trong buồng trứng đa nang, chửa trứng, chorio hoặc quá
mẫn trong kích thích phóng noãn.
- Xử trí: nang thường biến mất sau điều trị như nạo trứng, điều trị chorio.
2.3. Buồng trứng đa nang (Stein-Leventhal syndrom):
Gặp ở hai bên buồng trứng, gây vô kinh, vô sinh, thiểu kinh, 50% có mọc râu và béo phì .
Buồng trứng đa nang hay gặp ở những trường hợp có rối loạn có liên quan đến vùng dưới đồi.
Biểu hiện bằng vỏ buồng trứng bị sừng hóa, bề mặt trắng ngà nên gọi là hình con sò, nhiều
nang nhỏ nằm dưới lớp vỏ dày.
- Chẩn đoán: dựa vào khai thác tiền sử, khám thực thể, xét nghiệm LH tăng cao, theo dõi nhiệt độ
cơ thể không có phóng noãn.
Chẩn đoán xác định qua siêu âm và soi ổ bụng.
- Điều trị: Chlomifen 50-100 mg trong 5-7 ngày kết hợp Pregnyl 5000 đơn vị gây phóng noãn, đôi
khi phải cắt góc buồng trứng.
II. U NANG BUỒNG TRỨNG THỰC THỂ:
1. U nang biểu mô buồng trứng: chiếm 60-80% tất cả các loại u nang gồm: u nang nước, u nang
nhày, lạc nội mạc tử cung, u tế bào sáng, u Brenner, u đệm buồng trứng.
1.1. U nang nước:
Vỏ mỏng, cuống dài, chứa dịch trong, to, đôi khi choán hết ổ bụng,là khối u lành tính, có thể
có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài vỏ nang. Nếu có nhú dễ ác tính.
- Triệu chứng: gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay được phát hiện ở tuổi 20-30.
- Khám tiểu khung thấy khối u.
- Xử trí: mổ cắt bỏ nang.
1.2. U nang nhày:
Chiếm khoảng 10-20% các loại u biểu mô, 85% là lành tính.
Cấu tạo vỏ nang gồm 2 lớp: tổ chức xơ và biểu mô trụ. U nang gồm nhiều thuỳ trong chứa
dịch vàng, kích thước to nhất trong các u buồng trứng.
- Xử trí: mổ cắt bỏ u nang.
1.3. Lạc nội mạc tử cung:
Thường phát hiện được qua soi ổ bụng hoặc trong phẫu thuật 10-25% do tuyến nội mạc tử
cung phát triển ra ngoài tử cung, hay gặp ở buồng trứng
Cấu tạo vỏ nang mỏng, trong, chứa dịch màu chocolate, khối u thường dính, dễ vỡ khi bóc
tách.
- Chẩn đoán: biểu hiện các triệu chứng đau hạ vị, đau bụng khi hành kinh, đau khi giao hợp.
Khám tiểu khung phát hiện khối u.
1.4. Khối u tế bào sáng (Mesonephroid tumour) giống u lạc nội mạc tử cung. Chỉ chẩn đoán xác
định được bằng giải phẫu bệnh.
1.5. Khối u Brenner: 80% là lành tính.
- Khám tiểu khung: phát hiện khối u, mật độ khối u có chỗ mềm chỗ cứng, bổ ra có màu vàng
hoặc trắng.
2. U nang bì (Dermoid cyst):
Chiếm tỷ lệ 25% khối u buồng trứng. Hay gặp là teratom, khối u chứa tổ chức phát sinh từ tế
bào mầm. Trong nang chứa các tổ chức như răng, tóc, bã đậu. U nang bì thường lành tính nhưng cũng
có thể trở thành ác tính. Hay được phát hiện ở lứa tuổi 20-30 tuổi. Khoảng 20% phát triển ở cả hai bên
buồng trứng.
- Triệu chứng: thường không có triệu chứng. Phát hiện khi mổ lấy thai hoặc chụp X-quang thấy
răng trong khối u.
- Điều trị: phẫu thuật là phương pháp tối ưu. Nếu nang nhỏ nên cắt bỏ phần u, để lại phần buồng
trứng lành.
III. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:
Biến chứng hay gặp là:
1. Xoắn nang: hay gặp ở khối u có kích thước nhỏ, cuống dài, không dính, xoắn nang có thể xảy ra
khi đang mang thai, hoặc trong khi chuyển dạ.
- Triệu chứng: đau đột ngột, dữ dội, vã mồ hôi, choáng, nôn.
- Xử trí: mổ cấp cứu.
2. Vỡ nang: xảy ra sau khi nang bị xoắn.
3. Nhiễm khuẩn nang: xảy ra khi xoắn nang. Nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các tạng xung
quanh. Biểu hiện lâm sàng giống viêm nội mạc tử cung.
4. Chèn ép tiểu khung: khối u chèn ép vàotrực tràng, bàng quang. Nang to, tiến triển trong nhiều
năm choán hết ổ bụng, chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây phù, tuần hoàn bàng hệ, cổ chướng.
5. Chảy máu trong nang: do xoán nang
6. Có thai kèm u nang buồng trứng:
Được chẩn đoán qua khám thai định kỳ hoặc qua siêu âm.
Có thể gặp bất kỳ loại nang nào, nhưng hay gặp là nang hoàng thể hay u nang bì, ít khi gặp
nang ác tính. Nếu tiên lượng sợ xoắn nang mổ càng sớm càng tốt. Nếu mổ sớm trong 3 tháng đầu thời
kỳ thai nghén dễ gây sảy thai, do đó nên mổ vào thời gian sau 16 tuần vì lúc này rau thai đã tiết đủ
progesteron để nuôi dưỡng thai, hơn nữa, nếu là nang hoàng thể thì lúc này cũng đã giảm kích thước
hoặc không phát triển nữa, do đó không cần thiết phải mổ.
Nếu u phát triển sau 16 tuần thì nên mổ ngay, trừ khi chỉ phát hiện được trong thời kỳ cuối
thai nghén.
34. Nhiễm khuẩn đường sinh sản Lê Thị Thanh Vân 284
35. Chửa trứng Nguyễn Viết Tiến 290
36. U nguyên bào nuôi Nguyễn Viết Tiến 300
37. Chửa ngoài tử cung Đặng T. Minh Nguyệt 306
38. Nhiễm khuẩn hậu sản Ngô Văn Tài 312

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_san_phu_khoa_nhung_net_co_ban_cua_mon_phu_san.pdf