Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu

Tóm tắt Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu: ...ác nhóm khách du lịch, các cơ sở tư nhân chủ yếu kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống.  Sự phối hợp giữa các ngành, các địa bàn đôi lúc chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ, nhất là đối với các tuyến điểm tham quan du lịch. Sự nhận thức và tham gia của nhân dân về kinh tế du lịch chưa cao. ... xảy ra tình trạng lốc xoáy, ăn xin, cướp giật. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh du lịch. Qua ý kiến của các chuyên gia cho rằng cảnh quan sân chim Lập Điền khá hấp dẫn, môi trường trong lành, sự phong phú của các loài chim khá cao. Nơi đây có nhiều loài chim sinh sống...yến du lịch vườn nhãn là đẹp. Vì đây là vườn nhãn cổ, khu vườn này có trên 100 tuổi, cả một khu vườn rộng trên 300 ha, có khung cảnh thoáng mát làm cho du khách có cảm giác thật dễ chịu, có nhiều loại nhãn rất đặc trưng như: nhãn tu huýt, nhãn xua bíc, nhãn thơm, nhãn xuồng cơm vàng, nhã...

pdf11 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
 Căn cứ vào số liệu trên ta có kết quả các chỉ 
tiêu khai thác, quản lý như sau: 
Nhìn vào kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai 
thác khách du lịch tại sân chim Lập Điền ta có tổng 
cộng 18.66 điểm tương đương với loại B. Điểm 
này cần đầu tư nhiều trong quản lý, khai thác. 
5.2.3 Biển - Nhà Mát 
 Qua thời gian nghiên cứu thu thập thông tin 
từ khách du lịch, nhà quản lý, cộng đồng địa 
phương đã đánh giá tuyến du lịch sinh thái biển - 
Nhà Mát như sau: 
Bảng 7: Kết quả các chỉ tiêu thu hút khách tại 
biển - Nhà Mát 
Chỉ tiêu Hệ số 
Điểm đánh giá 
Trung 
bình 
Tần 
số 
Độ lệch 
chuẩn 
Tính hấp dẫn 3 3,04 3 0,348 
Tính đa dạng sinh 
học 
3 2,16 2 0,510 
Tính tiện nghi 2 2,86 3 0,606 
Tính an toàn 1 2,94 3 0,470 
Kết quả Số điểm 
Loại B 24,26 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn cao học QTKD 
khóa XI - Đại học Cần Thơ của tác giả 
Nhìn vào kết quả trên cho thấy, tính hấp dẫn đạt 
3,04 điểm, có thảm thực vật đặc hữu, có khung 
cảnh rừng biển còn hoang sơ bình dị, tạo nên điểm 
tham quan khá hấp dẫn; tính đa dạng sinh học đạt 
2,16 điểm, thể hiện các loài sinh vật trong hệ sinh 
thái ở mức trung bình, cần tái tạo hoặc nhân rộng 
các loài có tính đa dạng sinh học cao; tính tiện nghi 
đạt 2,86 điểm, cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật 
tương đối tốt, nhưng một số đoạn đường còn xảy ra 
tình trạng ngập nước; tính an toàn đạt 2,94 điểm, 
thể hiện điểm tham quan này khá tốt, nơi đây đảm 
bảo an toàn về sinh thái, tình hình chính trị trật tự 
an toàn xã hội khá ổn định. 
Qua đánh giá của các chuyên gia về tính thu hút 
khách, hầu hết các chuyên gia đều đánh giá cao về 
sự đặc sắc sinh cảnh rừng ngập mặn với nhiều loài 
thực vật, động vật đặc trưng như chim thú, lưỡng 
thê, bò sát và các loài cá đặc sản rất thuận lợi cho 
việc phát triển du lịch. Cho nên các chuyên gia 
nhận thấy tính đa dạng sinh học tại vùng biển – 
Nhà Mát khá cao, cho thang điểm 3 là phù hợp hơn 
so với thang điểm 2,16 mà thu được từ các mẫu 
phỏng vấn. Vì vậy, khi lập dự án quy hoạch cần 
khảo sát và đánh giá kỹ hơn về tính đa dạng sinh 
học tại điểm tham quan này. Để phát huy thế mạnh 
tiềm năng của điểm tham quan này cần nghiên cứu 
xây dựng các chòi thưởng ngoạn dọc theo bờ biển, 
bố trí một số nhà nghỉ hướng nhìn ra biển tạo cảm 
giác thiên nhiên hoang dã; đồng thời tổ chức cho 
khách câu cá ngay bờ hồ để có thêm dịch vụ giải trí 
thu hút khách đến tham quan. 
Nhìn vào kết quả các chỉ tiêu thu hút khách du 
lịch tại biển - Nhà Mát ta có tổng cộng là 24,26 
điểm tương đương với loại B. Điểm này có khả 
năng thu hút khách du lịch vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long. 
Qua thu thập thông tin từ mẫu phỏng vấn, ta có 
bảng các chỉ tiêu quản lý và khai thác khách như 
sau: 
Bảng 8: Kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai 
thác khách tại biển - Nhà Mát 
Chỉ tiêu Hệ số 
Điểm đánh giá 
Trung 
bình 
Tần 
số 
Độ lệch 
chuẩn 
Tính bền vững 3 2,86 3 0,572 
Tính liên kết 3 2,78 3 0,648 
Tính thời vụ 2 2,16 2 0,681 
Tính sức chứa 1 3,86 4 0,535 
Kết quả Số điểm 
Loại B 25,1 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn cao học QTKD 
khóa XI - Đại học Cần Thơ của tác giả 
Qua kết quả đánh giá trên, tính bền vững đạt 
2,86 điểm, cho thấy khả năng bền vững của khu 
vực này khá vững chắc, rừng không bị phá hoại, 
các loài động, thực vật có khả năng tự cân bằng 
sinh thái phù hợp với môi trường tự nhiên; tính liên 
kết đạt 2,78 điểm, có nhiều tuyến điểm du lịch tự 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014): 73-83 
 80 
nhiên trong vùng liên kết chặt chẽ với nhau, tạo 
nên một chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút được 
nhiều du khách tham quan; tính thời vụ đạt 2,16 
điểm, cho thấy thời gian triển khai hoạt động du 
lịch chưa phát huy hết tài nguyên sẵn có, trong khi 
đó cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật tương đối đồng 
bộ; sức chứa đạt 3,86 điểm, điểm tham quan này 
phản ánh khả năng và triển khai hoạt động du lịch 
rất lớn. Điều này rất thuận lợi cho việc mở rộng 
nhiều loại hình dịch vụ du lịch sau này. 
Qua ý kiến của các chuyên gia về chỉ tiêu quản 
lý và khai thác khách, vùng biển – Nhà Mát có diện 
tích lớn, rất thuận lợi cho việc nghỉ dưỡng, vui chơi 
giải trí, tổ chức các trò chơi trên biển, khu rừng 
ngập mặn có tầm nhìn thoáng đãng đẹp mắt, rất 
thích hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái, 
nhưng thời gian qua việc tổ chức các hoạt động du 
lịch tại tuyến du lịch này còn hạn chế, chưa khai 
thác hết tiềm năng du lịch. Do đó các nhà quản lý, 
các công ty du lịch cần tổ chức thêm nhiều loại 
hình du lịch có nét đặc trưng riêng, triển khai xây 
dựng một số khu vui chơi giải trí, nhằm thu hút 
khách tham quan các mùa trong năm. 
Căn cứ vào số liệu trên ta có kết quả các chỉ 
tiêu quản lý và khai thác như sau: 
Nhìn vào kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai 
thác khách du lịch tại biển - Nhà Mát ta có tổng 
cộng 25,1 điểm tương đương với loại B. Điểm này 
cần đầu tư nhiều trong quản lý, khai thác. 
5.2.4 Vườn nhãn 
Qua thời gian nghiên cứu thu thập thông tin 
từ khách du lịch, nhà quản lý, cộng đồng địa 
phương đã đánh giá tuyến du lịch sinh thái vườn 
nhãn như sau: 
Bảng 9: Kết quả các chỉ tiêu thu hút khách tại 
vườn nhãn 
Chỉ tiêu Hệ số 
Điểm đánh giá 
Trung 
bình 
Tần 
số 
Độ lệch 
chuẩn 
Tính hấp dẫn 3 3,00 3 0,286 
Tính đa dạng sinh 
học 
3 2,04 2 0,450 
Tính tiện nghi 2 2,18 2 0,560 
Tính an toàn 1 2,98 3 0,428 
Kết quả Số điểm 
Loại B 22,46 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn cao học QTKD 
khóa XI - Đại học Cần Thơ của tác giả 
Qua kết quả đánh giá trên cho thấy tính hấp dẫn 
đạt 3 điểm, thể hiện vẻ đẹp của cảnh quan sinh thái 
miệt vườn, nhưng chưa đạt điểm tối đa, do đó cần 
có kiến trúc cảnh quan môi trường để tạo khung 
cảnh hấp dẫn hơn; tính đa dạng sinh học đạt 2,04 
điểm, cho thấy tính đa dạng sinh học ở mức trung 
bình, cần tạo thêm nhiều giống nhãn và trồng thêm 
nhiều loại cây ăn trái để đáp ứng nhu cầu khách 
tham quan suốt năm; tính tiện nghi đạt 2,18 điểm, 
khu vực này chưa có khách sạn, chỉ có một số nhà 
trọ, nên làm hạn chế việc nghỉ ngơi của du khách; 
tính an toàn đạt 2,98 điểm, khả năng an toàn tương 
đối cao, nhưng bên cạnh đó cần chú ý đến công tác 
vệ sinh môi trường và cống thoát nước. 
Các chuyên gia đều cho rằng cảnh quan sinh 
thái tuyến du lịch vườn nhãn là đẹp. Vì đây là vườn 
nhãn cổ, khu vườn này có trên 100 tuổi, cả một khu 
vườn rộng trên 300 ha, có khung cảnh thoáng mát 
làm cho du khách có cảm giác thật dễ chịu, có 
nhiều loại nhãn rất đặc trưng như: nhãn tu huýt, 
nhãn xua bíc, nhãn thơm, nhãn xuồng cơm vàng, 
nhãn huế, nhãn da bò, hương thơm vị ngọt đầy 
sức hấp dẫn. Nhưng tính đa dạng sinh học chưa 
phong phú, cần nghiên cứu trồng thêm một số loại 
cây ăn trái phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tạo ra 
nhiều cây ăn trái đặc trưng. Cơ sở vật chất kỹ thuật 
chưa đạt yêu cầu, cần đầu tư thêm một số quầy 
kiosque bán quà lưu niệm, thiết kế lại một số hàng 
quán trông có thẩm mỹ, đầu tư thêm một số nhà 
nghỉ có đầy đủ tiện nghi trong khu vực vườn nhãn 
để phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng hưởng 
không khí trong lành của vườn nhãn và gió biển. 
Căn cứ vào số liệu trên ta có kết quả các chỉ 
tiêu thu hút khách du lịch như sau: 
Nhìn vào kết quả các chỉ tiêu thu hút khách du 
lịch tại vườn nhãn ta có tổng cộng là 22,46 điểm 
tương đương với loại B. Điểm này có khả năng thu 
hút khách du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Qua thu thập thông tin từ mẫu phỏng vấn, ta có bảng 
các chỉ tiêu quản lý và khai thác khách như sau: 
Bảng 10: Kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai 
thác khách tại vườn nhãn 
Chỉ tiêu Hệ số 
Điểm đánh giá 
Trung 
bình 
Tần 
số 
Độ lệch 
chuẩn 
Tính bền vững 3 2,78 3 0,737 
Tính liên kết 3 2,86 3 0,606 
Tính thời vụ 2 2,14 2 0,700 
Tính sức chứa 1 2,74 3 0,694 
Kết quả Số điểm 
Loại B 23,94 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn cao học QTKD 
khóa XI - Đại học Cần Thơ của tác giả 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014): 73-83 
 81 
Qua kết quả đánh giá trên, tính bền vững đạt 
2,78 điểm, thể hiện tính bền vững khu vườn nhãn 
khá cao, tài nguyên du lịch tồn tại khá vững chắc, 
điều này rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch lâu 
dài; tính liên kết đạt 2,86 điểm, cho thấy khả năng 
liên kết với các điểm du lịch trong vùng khá tốt, do 
vườn nhãn nằm gần các điểm du lịch biển, rừng 
ngập mặn, sân chim, nên việc liên kết các tuyến du 
lịch trong vùng thành một chương trình du lịch liên 
hoàn thu hút khách tham quan nhiều hơn; tính thời 
vụ đạt 2,14 điểm, cho thấy thời gian triển khai hoạt 
động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng du 
lịch của vườn nhãn, do đó cần đầu tư các điểm vui 
chơi giải trí, khai thác tốt loại hình du lịch lễ hội để 
hoạt động du lịch diễn ra liên tục trong năm; sức 
chứa đạt 2,74 điểm, khả năng sức chứa tương đối 
lớn, nhưng cần phải tổ chức quy hoạch để thấy 
cảnh quan vườn nhãn có quy mô hơn. 
Nhìn chung các chuyên gia đồng ý với cách 
đánh giá trên, nhưng bên cạnh đó cần phải nghiên 
cứu xây dựng phòng trưng bày hình ảnh thể hiện 
cuộc sống sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh, Hoa, 
Khmer tại vùng đất này. Đồng thời khảo sát chọn 
giống trồng thêm một số loại nhãn mới cho năng 
suất cao hơn, vì hiện nay vườn nhãn đã quá già, có 
nhiều cây bị nhiễm bệnh, cho năng suất thấp, làm 
giảm hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến việc kinh 
doanh lâu dài của chủ vườn. Mặt khác, để vườn 
nhãn thêm phần sinh động hơn, tạo vẽ mỹ quan cho 
khu vực vườn nhãn, cần trồng thêm một số cây 
kiểng có giá trị, làm nơi sinh hoạt và tổ chức các 
hội thi cho những người yêu thích chim cảnh, cá 
cảnh. Để thu hút du khách nhiều hơn, nên tổ chức 
ăn, nghỉ tại trong vườn, đưa loại hình đàn ca tài tử 
vào chương trình tham quan. Có như thế mới có 
khai thác hết tiềm năng du lịch tại đây. 
Căn cứ vào số liệu trên ta có kết quả các chỉ 
tiêu khai thác, quản lý như sau: 
Nhìn vào kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai 
thác khách du lịch tại vườn nhãn ta có tổng cộng 
23,94 điểm tương đương với loại B. Điểm này cần 
đầu tư nhiều trong quản lý, khai thác. 
* Đánh giá chung về tài nguyên du lịch sinh 
thái tỉnh Bạc Liêu 
Tổng kết chung trong tỉnh Bạc Liêu có 4 điểm 
tài nguyên du lịch sinh thái được xếp loại như sau: 
Bảng 11: Đánh giá các điểm tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu 
STT 
Tên tuyến điểm 
TNDLST 
Loại 
TNDLST 
Đánh giá khả 
năng thu hút 
khách 
Đánh giá 
quản lý và 
khai thác 
Đánh 
giá tổng 
hợp 
1 
Sân chim Bạc Liêu 
(thị xã Bạc Liêu) 
HST Sân chim A A A 
2 
Sân chim Lập Điền 
(huyện Đông Hải) 
HST Sân chim B B B 
3 
Biển - Nhà Mát 
(thị xã Bạc Liêu) 
HST rừng ngập mặn, 
cảnh quan bãi biển 
B B B 
4 
Vườn Nhãn 
(xã Hiệp Thành) 
Cảnh quan miệt vườn B B B 
Nguồn: Kết quả nghiên cứu luận văn cao học QTKD khóa XI - Đại học Cần Thơ của tác giả 
Đánh giá khả năng thu hút khách; đánh giá 
quản lý và khai thác khách A,B,C: Dựa vào Bảng 3 
đến Bảng 10 kết quả các chỉ tiêu thu hút khách và 
kết quả các chỉ tiêu quản lý và khai thác khách. 
Ngoài các tài nguyên du lịch sinh thái nêu trên, 
các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc 
nghệ thuật là một trong những nơi thu hút nhiều 
khách du lịch. Để góp phần làm chương trình du 
lịch thêm đa dạng phong phú, khai thác triệt để 
tiềm năng du lịch sẵn có, thì cần phải kết hợp nhiều 
loại hình du lịch trong cùng một chuyến đi. Trong 
đó, nguồn du lịch tài nguyên nhân văn không thể 
không khai thác, điều này có ý nghĩa quan trọng, 
làm tăng sức lôi cuốn du khách, tạo ra hình ảnh du 
lịch Bạc Liêu mang một nét đặc thù riêng nhằm 
làm thỏa mãn nhu cầu tham quan du lịch. 
6 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 
Với hệ sinh thái đất ngập nước, rừng ngập mặn 
khu bảo tồn thiên nhiên sân chim, vườn nhãn, tính 
độc đáo hoạt động du lịch nói chung và du lịch 
sinh thái nói riêng, để thúc đẩy mạnh mẽ việc thu 
hút khách nội địa và quốc tế đến Bạc Liêu theo tôi 
cần có một số kiến nghị: 
 Nhà nước cần ban hành các quy định, chính 
sách, xây dựng cơ chế thông thoáng nhằm tạo 
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các 
tổ chức cá nhân tham gia đầu tư và kinh doanh du 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014): 73-83 
 82 
lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh. Cần có các chương 
trình hoạt động xuyên suốt, kéo dài trong nhiều 
năm bằng các cơ chế thích hợp nhằm thúc đẩy 
thực hiện các hoạt động du lịch phát triển nhanh và 
bền vững. 
 Cộng đồng địa phương là thành phần trực 
tiếp và gián tiếp tham gia vào lực lượng lao động 
và cung ứng các dịch vụ du lịch sinh thái. Vì vậy 
cần có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh sự tham 
gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động như 
kinh doanh các loại hình dịch vụ ăn uống, nhà 
nghỉ, giải trí, vận chuyển hoặc sử dụng nhà dân 
làm dịch vụ lưu trú, tạo điều kiện cho du khách 
thâm nhập đời sống thực tế của cư dân nơi đây. 
Đồng thời cũng cần thúc đẩy sự tham gia và tăng 
cường vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương 
trong các chương trình đào tạo, đầu tư phát triển du 
lịch sinh thái, nhằm phát huy và khai thác tối đa 
tiềm năng du lịch sinh thái của địa phương. 
 Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư 
vào du lịch bằng cách giảm giá thuê đất, ưu đãi tín 
dụng (đơn giản các thủ tục thế chấp, tăng tỷ lệ vốn 
vay trên trị giá tài sản thế chấp, kéo dài thời hạn 
được vay vốn...) hoàn thiện môi trường đầu tư theo 
chiều hướng hấp dẫn, thống nhất và ổn định, thủ 
tục hành chính gọn nhẹ. 
 Tổ chức lập quy hoạch phát triển du lịch 
sinh thái văn hóa tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tiềm 
năng du lịch sẵn có. Từ đó ban hành các chính sách 
ưu tiên cần thiết nhằm hỗ trợ cho các dự án phát 
triển du lịch kịp thời. 
 Phải tập trung xúc tiến quy hoạch chi tiết 
phát triển các khu du lịch sinh thái để làm cơ sở 
cho các dự án đầu tư. Trong quá trình quy hoạch 
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên gia quy 
hoạch du lịch với các ban ngành liên quan, chính 
quyền địa phương và cộng đồng dân cư, để đảm 
bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh, khu 
vực và quốc gia. 
 Nhà nước cần tập trung đầu tư kết cấu hạ 
tầng tại các địa bàn trọng điểm có tiềm năng phát 
triển du lịch như nâng cấp toàn bộ tuyến đường từ 
kinh tư đến sân chim Lập Điền, xây dựng tuyến 
giao thông từ khu Nhà Mát đến huyện Đông Hải; 
phát triển hệ thống điện lưới hạ thế đến các tuyến 
điểm du lịch; mở rộng và nâng cấp dịch vụ bưu 
chính viễn thông phủ khắp địa bàn; phát triển các 
dịch vụ truyền thông đa phương tiện; hoàn thiện 
các công trình kết cấu hạ tầng tại các khu vực giải 
trí, nghỉ dưỡng, hệ thống đường bộ trong các khu 
vực tham quanđể tạo điều kiện cho du khách đi 
lại dễ dàng và đủ tiện nghi sinh hoạt. 
 Địa phương có tài nguyên du lịch nên chủ 
động huy động các nguồn vốn từ dân cư địa 
phương để nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ 
du lịch. Khi du lịch phát triển dân địa phương 
thuộc nhóm người sẽ hưởng lợi đầu tiên. 
7 KẾT LUẬN 
Bạc Liêu là một nằm trong tiểu vùng du lịch 
Tây Nam Bộ, thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông 
Cửu Long, Bạc Liêu có vai trò quan trọng trong 
phát triển du lịch của vùng nói riêng và của cả 
nước nói chung. Tỉnh Bạc Liêu nằm trên trục quốc 
lộ 1A, giao thông đi lại thuận tiện cả đường bộ và 
đường thủy. Nét đặc thù của tỉnh là có nhiều hệ 
sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng 
ngập mặn, các cửa sông ven biển - Nhà Mát, với 
khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng cả nước như sân 
chim Bạc Liêu, vườn nhãn, đồng thời tỉnh cũng có 
những tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nhất 
định trong phát triển du lịch. 
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bạc 
Liêu là rất lớn, do tỉnh có nhiều cảnh quan thiên 
nhiên, tính đa dạng sinh học như sân chim, vườn 
nhãn, bãi biển, rừng ngập mặn và tài nguyên nhân 
văn. Việc phát triển du lịch sinh thái là tạo ra nhiều 
việc làm có thu nhập cho người dân địa phương, 
nhằm tôn tạo và phát huy các cảnh quan thiên 
nhiên và môi trường trong sự phát triển bền vững. 
Chính du lịch sinh thái là cách tốt nhất trong khai 
thác tiềm năng sẵn có, nhưng cần phải quy hoạch 
và có phương châm đúng đắn, không làm cạn kiệt 
nguồn tài nguyên. Ngân sách thu được sẽ giúp cho 
các tuyến du lịch có kinh phí làm tốt công tác bảo 
tồn và phát triển, đồng thời đóng góp cho ngân 
sách địa phương. Một vấn đề cấp thiết cần phải 
thực hiện song song với phát triển du lịch sinh thái 
đó là vấn đề bảo vệ môi trường. Vì vậy, các cơ 
quan quản lý địa phương và các cấp lãnh đạo của 
tỉnh thường xuyên tuyên truyền sâu rộng đến các 
tầng lớp dân cư để nâng cao nhận thức của người 
dân, giúp cho công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu 
quả. Thêm vào đó, việc phát triển du lịch sinh thái 
tỉnh Bạc Liêu, cần duy trì những nét sinh hoạt tự 
nhiên đẹp vốn có của người dân nơi đây, các lễ hội 
dân gian, các làng nghề truyền thống, các chương 
trình ca múa nhạc dân tộc mang tính nghệ thuật 
cao. Đồng thời có kế hoạch phát triển các loại hình 
dịch vụ du lịch như các trò chơi giải trí, trung tâm 
mua sắm, cửa hàng bán đồ lưu niệm, đầu tư hệ 
thống nhà nghỉ, nhà hàng khách sạn đầy đủ tiện 
nghi. Có như vậy mới tạo được nét đặc thù và sức 
hút riêng cho mình. Từ những tiềm năng sẵn có, 
cùng với sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của 
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 30 (2014): 73-83 
 83 
các cấp chính quyền, chắc chắn du lịch sinh thái 
Bạc Liêu sẽ trở thành một trong những điểm du 
lịch sinh thái hấp dẫn nhiều du khách trong và 
ngoài nước đến tham quan. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Watkin, J. (2003) The evolution of 
ecotourism in EastAfrica: from an idea to an 
industry. IIED Wildlife and Development 
Series No.15, International Institute for 
Environment and Development, London, UK. 
2. Nyaupane, G.P. & Thapa, B. (2004). 
Evaluation of ecotourism: a comparative 
assessment in the Annapurna conservation 
area project, Nepal. Journal of Ecotourism 
3(1): 20–45. 
3. Fennell, D. (2002b) Ecotourism: where 
we’ve been; where we’re going. Journal of 
Ecotourism 1(1): 1–6. 
4. Lim, C., & McAleer, M. (2005). 
Ecologically sustainable tourism 
management. Environmental Modeling & 
Software, 20(11), 1431–1438. 
5. Boo, E. (1991). Making ecotourism 
sustainable: Recommendations for planning, 
development, and management. In T. 
Whelan (Ed.), Nature tourism: Managing 
for the environment (pp. 187–199). 
Washington: Island Press. 
6. Ceballos-Lascura´in, H. (1996). Tourism, 
ecotourism and protected areas: The state of 
nature-based tourism around the world and 
guidelines for its development. Gland, 
Switzerland, and Cambridge, UK: IUCN. 
7. Ross, S., & Wall, G. (1999). Ecotourism: 
Towards congruence between theory and 
practice. Tourism Management, 20(1), 123–132. 
8. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu, Trường 
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
9. Lưu Thanh Đức Hải (2005), nghiên cứu 
marketing, Trường Đại học Cần Thơ. 
10. Trần Văn Thành (2005), định hướng quy 
hoạch du lịch sinh thái vùng Đồng bằng 
sông Cửu Long. 
11. Phan Huy Xu và Trần Văn Thành (1998), 
Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên và 
định hướng khai thác du lịch sinh thái vùng 
Đồng bằng sông Cửu Long, Báo cáo khoa 
học đề tài cấp trường, Trường Đại học Dân 
lập Văn Lang TP. Hồ Chí Minh. 
12. Lê Huy Bá (2005), du lịch sinh thái, Nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
13. Phạm Trung Lương (2002), du lịch sinh thái, 
những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát 
triển ở Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục. 
14. Vũ Nguyên Tự (2000), thảm thực vật sân 
chim Bạc Liêu, Viện sinh học nhiệt đới 
Thành phố Hồ Chí Minh. 
15. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Bạc Liêu 
(2012), Những thông tin về du lịch Bạc Liêu. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_tuyen_diem_du_lich_sinh_thai_tinh_bac_lie.pdf