Đào tạo kiến trúc sư và các chuẩn mực trong xu hướng toàn cầu hóa

Tóm tắt Đào tạo kiến trúc sư và các chuẩn mực trong xu hướng toàn cầu hóa: ...ng năm trước đây, với từng mục tiêu và định hướng sản phẩm đầu ra, tỷ lệ và khối lượng môn học đồ án, cơ bản, cơ sở ngành và kỹ thuật xây dựng có độ vênh nhất định (hình 2). Tỷ lệ giữa các môn học theo mục tiêu từng đơn vị đào tạo chiếm tỷ trọng khác nhau rõ rệt. Ví dụ, tỷ trọng các môn học ...ơng trình đào tạo chuyên ngành kiến trúc, xu hướng “nén gọn” trong giảng dạy ngành kiến trúc được thực hiện giữa các cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới (CH Pháp, Singapore) hơn một thập kỷ qua. Trong đó, khoa Kiến trúc - đại học Quốc Gia Singapore là một trong những cơ sở đào tạo như vậy và ...ời, tiệm cận và sớm hòa nhập với quy trình đào tạo kiến trúc thế giới. 5.3. Thách thức “Thời gian” Độ dài thời gian đào tạo là yếu tố khác nhau giữa khối trường kỹ thuật (5 năm) và xã hội (4 năm). Hiện nay, ngành kiến trúc, hàm chứa đặc điểm kỹ thuật, không nằm ngoài khuôn khổ chung đó. Si...

pdf12 trang | Chia sẻ: Tài Phú | Ngày: 19/02/2024 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đào tạo kiến trúc sư và các chuẩn mực trong xu hướng toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào tạo KTS từ 2010 và 
đã có các lứa KTS ra trường với kết quả rất tốt (100% số sinh viên tốt nghiệp đều có 
việc làm). Hòa chung với xu hướng tiên phong của ĐHBK, ngành kiến trúc đã tiếp tục 
đổi mới kịp thời. Cụ thể, năm 2014 đã điều chỉnh chương trình đào tạo thí điểm theo 
nhu cầu thị trường, dùng phương pháp giảng dạy hiện đại CDIO, rút ngắn thời gian 
học, có lộ trình tiếp cận chuẩn kiểm định AUN và Canberra, cho phép vận hành khóa 
học 169 tín chỉ trong 4,5 năm. 
 ĐH Kiến trúc Hà Nội: ngoài những kết quả đạt được trong thời gian qua, 
có thể thấy chương trình đào tạo ngành (kiến trúc và quy hoạch xây dựng) còn tồn tại 
một số hạn chế như: các môn lý thuyết cung cấp kiến thức quá rộng - khó áp dụng thực 
tiễn; môn học thiếu tính hệ thống và phối hợp kết nối, môn học lý thuyết xa rời đối với 
các đồ án và thực hành; đồ án thiếu phương pháp luận; sinh viên học lý thuyết quá 
nhiều nên hạn chế khả năng phát triển tư duy vận dụng thực tiễn. 
 ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh: chương trình đào tạo của trường có thời 
lượng ít hơn so với trường xung quanh (ĐH Kiến trúc và ĐH Xây dựng Hà Nội). Hệ 
thống các môn học cơ sở và chuyên ngành nhìn chung khá tương đồng song hệ thống 
đồ án chuyên ngành quy hoạch ít hơn (chỉ có 5 đồ án). Tuy nhiên, chương trình đào 
tạo của trường phía Nam này có xu hướng đào tạo ra những sản phẩm “KTS” có tầm 
nhìn rộng và khái quát hơn là đào tạo ra KTS thiết kế như tại ĐH Kiến trúc Hà Nội. 
Đối với các đơn vị đào tạo ngành kiến trúc khác, chương trình giảng dạy đều có 
sự đồng dạng nhất định - được xây dựng trên tinh thần cốt lõi của các trường lớn trong 
nước. Hơn nữa, tỷ trọng và liều lượng nội dung giảng dạy (hệ khung mềm) là các chỉ 
số có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu và hướng đi chung của ngành (tính 
khu vực) và riêng của từng trường (tính địa phương). Vì thế, sản phẩm đào tạo (KTS) 
của chúng ta (KTS trong nước, viết tắt - KTS.tn) rất khác so với các KTS được đào tạo 
trên thế giới (KTS nước ngoài, viết tắt - KTS.nn) bởi sự nhìn nhận về mục tiêu hướng 
tới, quan niệm chuẩn hóa và tiêu chí đối với người sẽ làm nghề kiến trúc - như được 
nêu dưới đây. 
4. QUAN ĐIỂM CHUẨN HOÁ KIẾN TRÚC SƯ THẾ GIỚI 
4.1. Hiến chương và hệ thống CDIO về đào tào KTS 
Theo chuẩn Canberra (2009), KTS khi ra trường phải nắm vững lĩnh vực sau: 
1. Áp dụng các kiến thức được đào tạo vào việc thiết kế, vận hành và cải 
thiện hệ thống phù hợp với đặc điểm môi trường. 
2. Hình thành và giải quyết các vấn đề kiến trúc tổng hợp và phức tạp. 
3. Hiểu rõ và giải quyết được các tác động về môi trường, kinh tế và xã hội 
của công trình kiến trúc. 
4. Có thể giao tiếp có hiệu quả với đối tác và cộng đồng. 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
42 
5. Khuyến khích quá trình trau dồi chuyên môn suốt đời và phát triển nghề 
nghiệp sau khi ra trường. 
6. Hoạt động phù hợp với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTS. 
Chuẩn CDIO được đưa ra thiên về yếu tố Tư duy và đặc tính Kỹ thuật trong 
môi năng động và chuyên nghiệp với các cấp độ khác nhau. Cụ thể ở 1 cấp độ (3) như 
sau: 
1. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc 
tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn. 
2. Có các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành giúp đủ năng lực sáng 
tạo, nhận thức và giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và thi công trong các 
công trình xây dựng, có khả năng tự học và tự nghiên cứu. 
3. Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm 
việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa. 
4. Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực 
khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu 
hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng. 
Để được công nhận đạt chuẩn trên, cơ sở đào tạo phải đăng ký với một trong 
các tổ chức có liên quan. Hiện nay, chúng ta chưa có đơn vị nào tham gia hệ thống 
kiểm định quốc tế nên các KTS chúng ta có phần thiệt thòi hơn trong quá trình hội 
nhập và xét cấp chứng chỉ KTS ASEAN (theo QĐ số 554/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng 
về ban hành Quy chế đánh giá Kiến trúc sư ASEAN, ngày 14/6/2011) giai đoạn tới. 
4.2. Xu hướng “Nén gọn” trong đào tạo KTS 
Thiết kế ngay nay như một hoạt động lồng ghép sáng tạo đa ngành - nhằm tạo 
nên sự khác biệt trong việc sử dụng vật liệu, kết cấu, công nghệ và các nguồn lực để 
đảm bảo sự cân bằng và phát triển hài hòa [13].Với tốc độ phát triển nhanh diễn ra trên 
toàn cầu, xu hướng rút gọn - cô đọng chương trình đào tạo chuyên ngành kiến trúc, xu 
hướng “nén gọn” trong giảng dạy ngành kiến trúc được thực hiện giữa các cơ sở đào 
tạo uy tín trên thế giới (CH Pháp, Singapore) hơn một thập kỷ qua. 
Trong đó, khoa Kiến trúc - đại học Quốc Gia Singapore là một trong những cơ 
sở đào tạo như vậy và tiến hành đào tạo KTS - hệ đại học trong 4 năm. Ở mỗi năm 
học, sinh viên tập trung vào chủ đề chuyên sâu nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo, đó 
là: 
Năm nhất: năm khởi đầu cho những khám phá và tự học việc theo tiến trình. 
Trên cơ sở công nghệ, nhận diện các ý tưởng và khái niệm, sinh viên được yêu cầu 
hiểu biết và áp dụng mô thức hình học, nguyên tắc thiết kế cơ bản, từ vựng ngôn ngữ 
kiến trúc. Khám phá hình thức kết cấu, công trình và mối quan hệ giữa các vật liệu, 
công nghệ và những nguyên tắc thiết kế. Phát triển ý tưởng không gian, tạo hình và 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
43 
chiến lược. Quan trọng hơn cả, sinh viên được đào tạo phương pháp can thiệp từ quá 
trình nhận thức vào phát triển môi trường bền vững một cách có trách nhiệm. 
Năm hai: tập trung vào giải quyết các vấn đề liên quan tới khu ở bằng sự can 
thiệp thông minh và sáng tạo trong những hoàn cảnh khó khăn. Phương pháp bản vẽ, 
mô hình, chế tạo cấu kiện, khả năng trình bày và diễn họa kiến trúc được thực hiện 
công phu. 
Năm ba: tập trung vào năng lực thiết kế kiến trúc, công nghệ và ứng đáp đô thị. 
Sinh viên được trao cho những cơ hội phát triển kỹ năng liên quan tới ngữ cảnh và 
không gian thiết kế, lồng ghép đa dạng kỹ thuật tạo nên hình thức kiến trúc ứng với 
đặc điểm vùng nhiệt đới. 
Năm tư: sinh viên được yêu cầu khám phá chủ đề kiến trúc đầy tham vọng và 
phức tạp. Họ thiết kế ý tưởng kiến trúc từ góc nhìn kỹ thuật và công nghệ; khám phá 
giải pháp ứng dụng thích hợp, thay thế các loại vật liệu và kết cấu; đồng thời, nghiên 
cứu các chiến lược liên quan trước khi nhận đề tài tốt nghiệp. 
Với tiêu chí và hướng đào tạo chuyên ngành kiến trúc có đặc tính “Sáng tạo - 
Kỹ thuật” trên thế giới cho thấy, sinh viên được định hướng chuyên môn sâu bằng 
phương pháp đào tạo chuyên biệt ngay từ khi vào trường - hơn là việc trang bị kiến 
thức lý thuyết dàn trải (theo hệ khung cứng nhắc) - ít gắn với thực tế sáng tác và thiết 
kế kiến trúc ở một số nơi. Cho nên, việc tăng cường hàm lượng chuyên ngành kiến 
trúc, so với các môn học khác - ít liên quan, cần được cân nhắc, xem xét và có sự điều 
chỉnh thích hợp để sớm tạo dựng nên những lứa KTS tầm cỡ quốc tế và khu vực. 
5. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO NGÀNH KIẾN TRÚC TRONG NƯỚC 
5.1. Mục tiêuđào tạo KTS trong “Thế giới biến đổi” 
Từ các yếu tố Nội - Ngoại lực, mục tiêu đào tạo KTS cần sớm thích nghi với 
chiến lược phát triển đô thị toàn cầu và quốc gia để làm cơ sở đào tạo KTS có “tài, tâm 
và tầm”, đó là: có lối tư duy sâu rộng và sức sáng tạo khoa học, đầy đủ kỹ năng giao 
tiếp và kiến thức; Am hiểu chuyên môn, văn hoá - xã hội và có ý thức tự trau dồi; Vận 
dụng linh hoạt kiến thức được trang bị; Thích ứng và có khả năng hợp tác bền vững, 
làm việc nhóm năng động - trách nhiệm - chuyên nghiệp với đồng nghiệp trong nước 
và quốc tế. Trên cơ sở đó, một số hướng dịch chuyển tiên tiến cho từng giai đoạn, như: 
(i) nội dung đánh giá đầu vào; (ii) thời gian đào tạo; (iii) cơ hội tiềm năng, được luận 
bàn dưới đây. 
5.2. Sự dịch chuyển từ thi “Năng khiếu” sang tuyển “Tài năng” 
Với mục tiêu đào tạo KTS có hệ thống tư duy tốt và khả năng thích nghi cao, 
công tác đánh giá chất lượng đầu vào cần có bước tịnh tiến đến các nội dung có thể 
chọn lọc được những ứng viên có phẩm chất đáp ứng được mong muốn và mục tiêu đề 
ra. Ngoài các môn thi bắt buộc Toán - Lý, để có thể thi Vẽ Mỹ thuật như hiện nay, thí 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
44 
sinh sẽ phải được luyện kỹ năng vẽ tại các nơi khác nhau. Cho nên, năng khiếu và kỹ 
năng vẽ của sinh viên khi ra trường thường có độ vênh so với chuẩn mực. Trong khi 
đó, kỹ năng vẽ chỉ là một giải pháp cụ thể hoá tư tưởng của người làm kiến trúc và cần 
thiết cho một số giai đoạn. 
Qua bài vẽ mỹ thuật (thiên về kỹ thuật thể hiện), chúng ta khó đưa ra được 
những đánh giá toàn diện từng thí sinh trong lĩnh vực Sáng tạo - Kỹ thuật. Điều băn 
khoăn này được thủ khoa ĐH Kiến trúc Hà Nội nêu ra: môn Vẽ, ngoài có năng khiếu, 
các em học sinh còn thiếu kỹ năng tư duy cũng như khả năng làm bài[2]. Hơn nữa, 
sinh viên đôi khi được đào tạo lại theo chuẩn từng trường. Qua đó cho thấy sự lãng 
phí: nguồn lực và tài nguyên khi phải thay đổi những gì sinh viên đã được rèn luyện 
trước đó. Do đó, kết quả và sản phẩm KTS của các đơn vị đào tạo sẽ khó trọn vẹn. 
Khác với chúng ta, một số trường tiến tiến trên thế giới đã thay đổi cách đánh 
giá nội dung tuyển sinh đầu vào. Nội dung môn thi yêu cầu thí sinh phải thể hiện được 
đầy đủ phẩm chất “Tài năng” của thí sinh, bao gồm 2 phần: 
1. Khả năng tư duy và hùng biện của thí sinh. 
2. Khả năng tổ chức, thể hiện không gian hình khối vật thể kỹ thuật - 3D 
(dimensions) bằng sự khéo léo của đôi tay gắn với cách thức diễn giải logic và thuyết 
phục hội đồng chấm thi. 
Rõ ràng, giai đoạn này chưa đặt nặng yêu cầu về kỹ năng vẽ bởi sau khi nhập 
học họ sẽ được học vẽ mỹ thuật bài bản và chuyên sâu theo tiêu chuẩn của Trường. 
Kết quả cho thấy, KTS của họđều có khả năng vẽ tốt; quan trọng hơn, là thể thể hiện 
chính xác những suy nghĩ, tư duy vượt trội và diễn giải thuyết phục từ: Ý tưởng kiến 
trúc cho tới giải quyết các vấn đề Kỹ thuật thực tế một cách tổng thể, toàn diện và 
chuyên nghiệp.Tham chiếu với chúng ta, môn thi năng khiếu cần có hướng tinh chỉnh 
từ “Năng khiếu:Vẽ mỹ thuật” sang “Tài năng: Tư duy biện luận - tổ hợp hình khối”. 
Nếu được như vậy, môn thi “Tài năng” sẽ giúp chúng ta chọn lọc được những sinh 
viên có tài; tìm ra các nhân tố nổi trội; đồng thời, tiệm cận và sớm hòa nhập với quy 
trình đào tạo kiến trúc thế giới. 
5.3. Thách thức “Thời gian” 
Độ dài thời gian đào tạo là yếu tố khác nhau giữa khối trường kỹ thuật (5 năm) 
và xã hội (4 năm). Hiện nay, ngành kiến trúc, hàm chứa đặc điểm kỹ thuật, không nằm 
ngoài khuôn khổ chung đó. Sinh viên theo học ngành này của chúng ta, theo đề án mở 
ngành đào tạo của ĐH Bách khoa TP. HCM (2009), phải hoàn tất 179 tín chỉ trong10 
học kỳ của 5 năm học. 
Nghiên cứu mở rộng cho thấy, một số Quốc gia phát triển đã nhận thấy rõ giá 
trị “Thời gian là vàng” nên có những điều chỉnh khung thời gian đào tạo chuyên ngành 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
45 
kiến trúc, ở bậc đại học, từ 5 năm xuống 4 năm. Việc rút ngắn thời gian đào tạo cung 
cấp cho KTS khi ra trường có nhiều lợi thế trong một thế giới biến đổi và xu hướng 
phát triển đô thị toàn cầu. Đồng thời, lứa KTS mới ra trường có cơ hội tham gia 
chương trình Thạc sỹ 1 năm kế tiếp. Như vậy, các KTS này đã vươn tới trình độ cao 
và học vị Thạc sỹ, được coi như thế hệ “KTS+”, sau 4+1 năm học tập liên tục và chắc 
chắn có trình độ tốt hơn KTS các nước xung quanh theo hệ thống 5+2 (3) năm học tại 
thời điểm tốt nghiệp. 
Thực tế, xuất phát điểm của các KTS+ đó cao hơn chúng ta một bậc - đã tạo nên 
sức hấp dẫn của chương trình đào tạo. Về mặt tâm lý của chủ đầu tư và người sử dụng 
lao động, các KTS.nn có phần được trọng dụng hơn so với đội ngũ KTS.tn. Nhiều dự 
án lớn, KTS.nn thường được giao và thực hiện công việc chính - xem như “phần ngọn 
màu mỡ nhất”; trong khi KTS.tn dường như luôn đi sau - triển khai công việc kỹ thuật 
phức tạp - như những “phần gốc khó xử” – luôn đòi hỏi nhiều sự đầu tư song hiệu quả 
kinh tế đem lại chưa cao. 
Với xu thế trên, những chiến lược chuyển đổi theo hướng “nén gọn, cô đọng 
chương trình giảng dạy” và “rút ngắn thời gian đào tạo”, sẽ đem lại cho sinh viên và 
cơ sở đào tạo thêm cơ hội; xã hội thêm nguồn lực để sớm thích nghi với những thách 
thức biến đổi đô thị - kiến trúc toàn cầu. Từ đó, để sản phẩm KTS của chúng ta có 
những bước khởi đầu nhỉnh và cao hơn so với các trường xung quanh, đặc biệt trong 
môi trường xây dựng và phát triển đô thị 10 năm tới. 
5.4. Cơ hội tiềm năng và định hướng chuyên Ngành 
Từ chiến lược phát triển kinh tế toàn cầu Rio+ 20, phát triển đô thị xanh và bền 
vững, ưu tiên phát triển Kiến trúc xanh, giải pháp - công nghệ liên quan và chất lượng 
môi trường được sẽ từng bước được cụ thể hoá tại Việt Nam. Mặt khác, tiêu chí KTS 
thế giới (Hiến chương Canberra Accord, 2008) đòi hỏi sự hoàn thiện và tính chuyên 
nghiệp ngày càng cao hơn. Vì vậy, những yếu tố Ngoại lực sớm ảnh hưởng và dẫn dắt 
chương trình đào tạo KTS theo xu hướng: (1) kiến trúc xanh; (2) đô thị bền vững và; 
(3) thành phố thân thiện con người (hình 3) - được nhận ra như những cơ hội tiềm 
năng cho chương trình đào tạo KTS. 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
46 
Hình 3:Mô hình đào tạo thích ứng với định hướng phát triển hình thái kiến trúc 
Ngoài ra, để đưa ra những định hướng chuyên Ngành hiệu quả và khả thi cần 
lưu tâm một số điểm, đó là: 
 Nắm bắt và nhận diện đầy đủ yếu tố Nội - Ngoại lực. 
 Cụ thể hóa định hướng chiến lược đào tạo của Trường và Ngành. 
 Soát xét lại chương trình đã thực hiện và chất lượng sinh viên đào tạo 
(điểm mạnh, yếu điểm). 
 Điều chỉnh mục tiêu và khung chương trình đào tạo KTS, KTS+ và sự 
cân bằng giữa KTS.nn với KTS.tn. 
 Lập và vi chỉnh kế hoạch thực hiện (bao gồm các hoạt động liên quan 
đào tạo, hoàn thành mục tiêu) theo giai đoạn: ngắn hạn (2 năm), trung hạn (5 năm) và; 
tầm nhìn dài hạn (10 - 15 năm). 
 Phân tầng - nhóm nhằm thúc đẩy và giám sát quá trình triển khai thực 
hiện (có điều chỉnh khi cần thiết). 
 Khẩn trương xây dựng môn học - có tính đột phá và làm mũi nhọn - toát 
lên đặc trưng riêng của chương trình đào tạo ngành Kiến trúc cấp Trường và Khu vực. 
 Kiện toàn bộ máy; hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyên biệt cho Ngành; 
chuẩn bị các nguồn lực dồi dào và sự hỗ trợ cần thiết từ các cấp, tư vấn thiết kế, cơ sở 
sản xuất và đơn vị đào tạo chung quanh. 
 Lồng ghép, cô đọng và nén gọn nội dung - môn học lý thuyết tối đa - để 
từ đó có thể mô phỏng hóa từng phần lý thuyết - khuyến khích sinh viên sử dụng công 
nghệ tương tác đa chiều một cách hiện đại và thực tế nhất. 
Chắc chắn, việc nén gọn, tăng cường nội dung thực hành (studio, workshop, site 
visit, exchange study, đồ án và bài tập nhóm, tham gia các cuộc thi sáng tác - thiết kế 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
47 
kiến trúc, dự án thiết kế và nghiên cứu công trình, thực tập và khảo sát chuyên ngành) 
sẽ làm gia tăng khối lượng công việc và áp lực cho người dạy và người học. Tuy 
nhiên, khả năng làm việc của sinh viên các trường kỹ thuật nói chung và ĐH Bách 
khoa TP. HCM nói riêng là một trong những thế mạnh tiềm năng. Cho nên, lợi thế này 
cần được phát huy - để lứa KTS đầu tiên được rèn luyện thêm phần yêu nghề - năng 
động có sáng tạo vượt trội và chuyên nghiệp vào những năm tới. 
6. KẾT LUẬN 
Chiến lược kinh tế toàn cầu “tăng trưởng xanh”, chương trình phát triển đô thị 
Quốc gia và định hướng phát triển Kiến trúc xanh, bền vững và gần gũi với con người 
sẽ là những ưu tiên trong những năm tới. Để cụ thể hoá các chiến lược đó, vai trò và 
năng lực của người làm kiến trúc được quan tâm đặc biệt để sớm giải quyết được các 
vấn đề đô thị và cải thiện chất lượng cuộc sống trước những biến đổi đô thị toàn cầu và 
Việt Nam. Xem xét quan điểm và đánh giá nội dung đào tạo KTS thế giới, trong nước 
cùng các chuẩn mực (CDIO, Canberra), phân tích yếu tố Nội lực - Ngoại lực liên quan 
công tác đào tạo KTS, là cơ sở cho một số tiếp cận nâng cao năng lực KTS. Hơn nữa, 
nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo KTS, Chính phủ, Bộ Giáo dục - 
Đào tạo, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các trường thực hiện việc nâng cao năng lực đào tạo 
KTS ngay từ khâu đào tạo - nghiên cứu gắn với công tác thiết kế, quy hoạch và xây 
dựng đô thị. Cuối cùng, một số hướng tiếp cận - theo tầng bậc: Nén gọn, Tài năng, 
Thời gian và Cơ hội, là một phần nội dung cần được quan tâm trong công tác đổi mới 
chương trình đào tạo KTS giai đoạn sắp tới./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. A. Đào (2013), Chính phủ quản lý chặt việc phát triển các đô thị mới. VNMedia. 
Việt Nam. 
2. A. Hoàng (2013), Lớp luyện thi đại học miễn phí của thủ khoa Kiến trúc. InfoNet. 
Việt Nam. 
3. B. Mai (2012), Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh tại các thành phố ven biển. Nhân 
dân. Hà Nội, Việt Nam. 
4. Canberra Accord - Rules and Procedures, Effective April 23, 2009. 
5. E. Simon, G. Arthur and E. Stanley: Urban Pattern, 6th ed., Van Nostrand Reinhold, 
New York. US. 
6. H. Thành (2013), Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 65 năm thành lập. VOV. 
Việt Nam. 
7. Internet (2016): vietstock.vn/2016/01/nam-2016-ty-le-do-thi-hoa-phan-dau-dat-
368-763-454322.htm 
Hội thảo “Đào tạo Kiến trúc & các ngành Thiết kế, Xây dựng trong xu hướng toàn cầu hóa “ 
_________________________________________________________________________________________ 
48 
8. N.V. Tất (1998), Đào tạo Kiến trúc sư đang lâm vào khủng hoảng. Ashui. Hà Nội, 
Việt Nam. 
9. N.T.Đ. Anh (2013), Kiến trúc sư phải đóng quá nhiều vai. SGTT. Việt Nam. 
10. N. T. Chinh (2012), Những trở ngại về tăng trưởng xanh ở các quốc gia đang phát 
triển. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, Việt Nam. 
11. N. Toàn (2013), UN- Habitat giúp Bộ Xây dựng phát triển đô thị xanh, bền vững. 
Môi trường ngành xây dựng. Hà Nội, Việt Nam 
12. N.T. Thành, T.Q. Thái (2012), Những vấn đề trong đào tạo kiến trúc trên thế giới. 
Tạp chí kiến trúc. Việt Nam. 
13. NUS (2011), NUS DESIGN, Department of Architecture, School of Design and 
Environment, National University of Singapore. Singapore. 
14. N. Tại, P. Đ. Tuyển (2010): Kiến trúc công nghiệp, Tập 1. Nhà xuất bản xây dựng. 
Hà Nội, Việt Nam. 
15. Đ.N.Nghiêm (2016). Internet: www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-
truc/phan-loai-phan-cap-do-thi-o-viet-nam-thuc-trang-va-yeu-cau-doi-moi.html 
16. L. Kielgast (2013), The cities of the future are people-friendly cities. Gehl 
Architects Denmark.dk. 
17. X. Thân (2012), Phát triển đô thị Việt Nam còn tự phát. VOV online. Việt Nam. 
18. S. Kennedy (2009), G20 kêu gọi một nền kinh tế “xanh” trong thời kỳ suy thoái. 
Bayvut. 
19. Q. Ánh (2013), Việt Nam sẽ phát triển các mô hình đô thị tiến tiến. Báo Xây dựng. 
Việt Nam. 
20. United Nations (2012), A guidebook to the Green Economy. UN Sustainable 
Development Knowledge Platform. US. 
21. UIA-UNESCO, Charter for Architectural Education, Revised Version 2005. 
22. T. Nhã (2013), Hướng mở cho Kiến trúc sư Việt. DNSG Online. Việt Nam. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_kien_truc_su_va_cac_chuan_muc_trong_xu_huong_toan_ca.pdf