Dạy mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch

Tóm tắt Dạy mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch: ...lẻ đang có trong chương trình giáo dục Mĩ thuật hiện nay ở nước ta theo các quy trình như: - Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. - Vẽ biểu cảm. - Vẽ theo nhạc. - Xây dựng cốt truyện. - Mĩ thuật tạo hình 2D - 3D theo chủ đề. - Nghệ thuật sắp đặt hoạt cảnh/ biểu hiện và sắm ... giáo dục mĩ thuật TH” của Đan Mạch, nội dung các bài học có trong chương trình như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề tài, thường thức mĩ thuật vẫn giữ nguyên, chủ yếu là sắp lại nội dung chương trình học, tạo liên kết giữa các bài bằng cách sử dụng các PPGD theo quy trình....học thiếu sự liên kết và khả năng vận dụng bài học trước vào bài học sau rất ít. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới của Đan Mạch – dạy học theo quy trình thì các bài học có liên quan đến nhau sẽ được liên kết lại, tạo sự nối tiếp giữa các bài, bài học sau củn...

pdf8 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dạy mĩ thuật cho trẻ tiểu học theo dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học” (SAEPS) Việt Nam – Đan Mạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm ra 
giải pháp để khắc phục, hoàn thiện PPGD 
để có thể ứng dụng tốt hơn phương pháp 
này vào giảng dạy Mĩ thuật cho HS TH. 
2. Vài nét về phương pháp giảng 
dạy Mĩ thuật theo hướng đổi mới của 
Đan Mạch 
2.1. Quan điểm của SAEPS về phương 
pháp giảng dạy Mĩ thuật theo hướng đổi 
mới của Đan Mạch 
Theo SAEPS, HS được coi như 
những người đồng sáng tạo nên văn hóa 
và tri thức được thể hiện bằng suy nghĩ 
và sự sáng tạo của các em. Chính vì vậy 
PPGD Mĩ thuật mới tập trung vào các 
quy trình học tập, liên kết các bài học và 
kiến thức, giúp HS có thể trải nghiệm, 
khám phá, suy nghĩ và thể hiện được cảm 
xúc, trí tưởng tượng của mình. Các em 
dưới sự hướng dẫn và tổ chức hoạt động 
của GV sẽ trực tiếp tham gia và trải 
nghiệm các hoạt động, khi đó các em sẽ: 
- Tự mình sáng tác và thử chất liệu 
màu mình chọn. 
- Biểu đạt suy nghĩ và ý kiến của 
mình trong quá trình thực hiện tác phẩm 
cũng như tự tin tự trình bày các ý tưởng, 
cảm xúc đó với bạn bè, thầy cô. 
- Tự nhận thức, phân tích và đánh giá 
các lựa chọn, ý tưởng của mình. 
- Nhận thức cuộc sống vì các trải 
nghiệm thực tế cuộc sống sẽ giúp tạo cảm 
hứng và gợi cảm hứng biểu đạt, suy nghĩ, 
ý tưởng cho trẻ. 
Quan điểm xây dựng phương pháp 
này của SAEPS dựa trên các tư liệu và cơ 
sở lí luận khoa học [4, tr.2-10]: 
+ Mô hình về hình tháp học tập 
(Hình 1) lấy từ các phòng thí nghiệm 
quốc gia về đào tạo tại Bethel, Main 
(Mĩ), hình tháp này giải thích về khối 
lượng lĩnh hội (tri thức đọng lại) sau các 
quá trình học khác nhau. 
Hình 1. Mô hình về hình tháp học tập 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Tống Ngọc Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
163 
Theo hình tháp này, HS nắm được 
nhiều kiến thức nhất (75%) khi tự thực 
hành, tự trải nghiệm và (90%) khi dạy lại, 
chỉ lại kiến thức cho người khác hay áp 
dụng ngay kiến thức vừa học, từ đó cho 
thấy việc học tập bằng trải nghiệm và 
ứng dụng sáng tạo dẫn tới tiếp thu nhiều 
tri thức hơn, đây là chủ đích chính của 
PPGD Mĩ thuật theo hướng đổi mới của 
Đan Mạch. Theo SAEPS, quá trình tiếp 
nhận thẩm mĩ chỉ thực hiện được khi HS 
tự trải nghiệm các hoạt động sáng tạo mĩ 
thuật, các em tự học trong quá trình các 
em làm và học lần nữa khi các em trao 
đổi, thể hiện ý tưởng với giáo viên, với 
bạn bè khi biểu đạt suy nghĩ và ý tưởng 
của mình. Có như vậy, các kiến thức, tri 
thức thẩm mĩ mà các em thu được sẽ 
được ghi nhớ sâu hơn, khả năng phân tích 
và đánh giá, thể hiện của các em cũng 
được nâng cao hơn. 
Bên cạnh Mô hình về hình tháp học 
tập, PPGD Mĩ thuật theo quy trình còn 
dựa vào học thuyết về trí tuệ con người 
của Howard Gardner và lí thuyết về các 
kiểu học của vợ chồng nhà nghiên cứu 
Dunn (Mĩ). Hai học thuyết này cùng 
khẳng định rằng: dựa vào các hình thức 
trí tuệ khác nhau mà chúng ta có các kiểu 
học khác nhau. PPGD Mĩ thuật dựa vào 
các học thuyết đó đặt mục tiêu xây dựng 
quá trình hoạt động học tập phù hợp (vì 
ưu thế trí tuệ của trẻ em khác nhau dẫn 
đến các kiểu học tập khác nhau). GV là 
người quan sát, nắm bắt các ưu thế, kiểu 
học tập của HS khác nhau để từ đó linh 
động xây dựng hoạt động giảng dạy sao 
cho các em có thể phát huy khả năng học 
tập của mình. Để làm được điều này, GV 
cũng cần dựa vào những khả năng, thế 
mạnh của mình để tìm ra các phương 
hướng xây dựng bài giảng và tổ chức 
hoạt động tốt nhất cho HS. 
2.2. Khái quát nội dung PPGD Mĩ 
thuật theo hướng đổi mới của Đan 
Mạch 
Các PPGD Mĩ thuật mới của Đan 
Mạch là sự tích hợp và liên kết các bài 
giảng dạy Mĩ thuật riêng lẻ đang có trong 
chương trình giáo dục Mĩ thuật hiện nay 
ở nước ta theo các quy trình như: 
- Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu 
chuyện. 
- Vẽ biểu cảm. 
- Vẽ theo nhạc. 
- Xây dựng cốt truyện. 
- Mĩ thuật tạo hình 2D - 3D theo chủ 
đề. 
- Nghệ thuật sắp đặt hoạt cảnh/ biểu 
hiện và sắm vai. 
- Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu 
diễn. 
Hiện tại, chương trình giảng dạy Mĩ 
thuật tại bậc TH ở nước ta đang chia ra 
thành các khối lớp từ 1 đến 5, mỗi khối 
lớp có chương trình tương đối giống nhau 
về nội dung cơ bản nhưng mức độ kiến 
thức và kĩ năng cung cấp nâng dần lên 
qua các bài học, chủ đề. Tuy nhiên, các 
bài học này tại mỗi khối lớp là những bài 
riêng rẽ như vẽ nét thẳng, vẽ hình tam 
giác, vẽ tự do (lớp 1) [1]; vẽ hoa, lá hay 
vẽ tranh các con vật quen thuộc (lớp 4) 
[2]; vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí 
theo chủ đề (lớp 5) [2]. 
Các quy trình sẽ kết hợp một số bài 
học khác nhau tạo thành một quy trình 
học mà vấn đề, kết quả ở bài học này sẽ 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
164 
dẫn tới bài học kế tiếp theo mức độ kiến 
thức và hoạt động sáng tạo, tiếp nhận 
thẩm mĩ tăng dần. Ví dụ như các bài mĩ 
thuật có trong chương trình sách giáo 
khoa sẽ được kết hợp, tạo sự liên kết với 
nhau. Ví dụ, Vở tập vẽ lớp 1 có các bài: 
- Bài 2: Vẽ nét thẳng 
- Bài 4: Vẽ hình tam giác 
- Bài 8: Vẽ hình vuông và hình chữ 
nhật 
- Bài 17: Vẽ tranh Ngôi nhà của em 
Vận dụng quy trình mĩ thuật tạo 
hình 2D – 3D để kết hợp các bài học 
riêng lẻ này lại với nhau một cách hợp lí. 
Mục tiêu đặt ra về mặt nhận thức mĩ 
thuật của HS đi từ thấp tới cao: 
Hoạt động 1. HS tự quan sát, nhận 
xét các hình khối đơn giản xung quanh 
mình, sau đó tự thực hiện vẽ, nặn các 
hình đó. 
Hoạt động 2. Từ các hình khối quan 
sát được, bé vẽ, nặn, sắp xếp tạo thành 
các hình đơn giản như ngôi nhà -> khung 
cảnh xung quanh. 
Hoạt động 3. Thể hiện bằng lời nói, 
mô tả cảm xúc, ý tưởng của mình qua tác 
phẩm. 
Như vậy các đường nét, hình khối 
cơ bản các HS học được ở bài 2 (vẽ nét 
thẳng) sẽ giúp thực hiện bài 4 (vẽ tam 
giác) và bài 8 (vẽ hình vuông, hình chữ 
nhật). Từ kết quả hoạt động ở bài 2, 4, 8, 
các HS sẽ quan sát, phân tích và thực 
hiện hoạt động tiếp theo ở bài 17 (Vẽ 
tranh Ngôi nhà của em). 
Hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ trên 
có thể thực hiện bằng cách xây dựng hoạt 
động cho từng cá nhân HS hay từng 
nhóm HS, tùy vào điều kiện học tập, kiểu 
học tập và năng lực của từng HS. Khi 
thực hiện quy trình, mức độ nhận thức, 
phân tích và biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ 
của bé đi từ thấp tới cao, dần phát triển 
hơn. Ban đầu HS chỉ nhận thức được 
những hình cơ bản nhưng sau đó, đã có 
thể sử dụng những hình cơ bản để tự 
mình xây dựng ngôi nhà của riêng mình, 
theo suy nghĩ của mình. Đặc biệt là bé 
thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của 
mình qua tác phẩm. Sự giao tiếp trong 
quá trình học theo các phương pháp mới 
với bạn bè, thầy cô cũng giúp bé nâng 
cao sự tự tin, khả năng giao tiếp của 
mình. 
Trên đây chỉ là một ví dụ của việc 
kết hợp xây dựng một quy trình mĩ thuật. 
Chúng ta có thể linh hoạt điều chỉnh, xây 
dựng kết hợp các bài học theo quy trình 
sao cho phù hợp nhất với mục tiêu kiến 
thức mà ta đặt ra. 
Trong tất cả các quy trình này, vai 
trò của người giáo viên (GV) là người 
hướng dẫn, tổ chức, tạo môi trường học 
tập an toàn, tự tin, đầy hứng khởi để HS 
tự mình tham gia khám phá. Nói cách 
khác, GV là người điều khiển, lập kế 
hoạch từng hoạt động trong quy trình để 
dẫn dắt các em vào bài học bằng các 
phương pháp và hình thức khác nhau 
như: vấn đáp, kể chuyện, hoạt động tích 
hợp nhiều môn học, đi thực tế Khi đó, 
HS nghe theo sự hướng dẫn chung và sau 
đó tự mình tham gia vào các hoạt động 
trong một quy trình để dần dần thực hiện 
sản phẩm mĩ thuật, từ đó học tập và rèn 
luyện kĩ năng, tri thức, thể hiện suy nghĩ, 
phát huy sự sáng tạo cho riêng mình. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Tống Ngọc Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
165 
Thông qua cách học theo quy trình, 
GV đánh giá HS liên tục thông qua mỗi 
hoạt động trong một quy trình và khuyến 
khích HS tự đánh giá. Lúc đó, HS cũng 
nhìn nhận khả năng và trách nhiệm của 
mình đối với sự tiến bộ trong công việc 
của cá nhân hay của nhóm. 
3. Áp dụng PPGD Mĩ thuật theo 
hướng đổi mới của Đan Mạch tại Việt 
Nam 
3.1. Một số vấn đề khi áp dụng PPGD 
Mĩ thuật theo hướng đổi mới của Đan 
Mạch tại Việt Nam 
Theo Dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ 
thuật TH” của Đan Mạch, nội dung các 
bài học có trong chương trình như vẽ 
theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh theo đề 
tài, thường thức mĩ thuật vẫn giữ 
nguyên, chủ yếu là sắp lại nội dung 
chương trình học, tạo liên kết giữa các 
bài bằng cách sử dụng các PPGD theo 
quy trình. Dù đã được thử nghiệm tại 
nhiều địa phương nhưng bước đầu khi áp 
dụng giảng dạy thử tại các trường trên 
toàn quốc đã có một số vấn đề phát sinh 
mà chúng ta cần lưu ý, chẳng hạn như ít 
trường áp dụng PPGD theo quy trình này 
hoặc có giảng dạy thì cũng chưa thực sự 
hiệu quả. Nguyên nhân của vấn đề này 
thường là: 
- Điều kiện cơ sở vật chất, môi 
trường học tập chưa phù hợp. Các lớp 
học với sĩ số đông, khuôn viên trường 
hẹp, phòng học nhỏ đã dẫn đến nhiều 
khó khăn trong việc tổ chức các hoạt 
động trong lớp học. Ví dụ như phương 
pháp vẽ theo nhạc, hoạt động đầu tiên là 
HS nghe nhạc và di chuyển đồng thời vẽ 
theo nhịp nhạc mà HS cảm nhận. Tuy 
nhiên lớp học đông khiến cho việc chia 
nhóm thực hiện đã khó, khi thực hiện 
hoạt động còn khó hơn vì các em HS 
không đủ không gian để thỏa sức vung 
tay theo nhạc. 
- Mặc dù đã được thử nghiệm một 
thời gian dài từ năm 2002 đến 2014 [6] 
nhưng thời gian phổ biến để áp dụng trên 
toàn quốc lại khá ngắn và chưa phổ cập 
toàn diện các vấn đề. Các GV vẫn quen 
với cách dạy cũ và chưa tìm được cách 
linh động tổ chức các hoạt động dạy học 
theo phương pháp mới cho HS. Bên cạnh 
đó, GV cũng có phần ngại thay đổi 
chương trình học, thay đổi các bài học 
mà vẫn theo đó dạy từng bài riêng lẻ, có 
chăng lồng ghép một chút cách thức thực 
hiện vào bài học với hi vọng tạo chút ít 
không khí mới lạ cho bài học. Tuy nhiên 
việc đấy hoàn toàn không phải là mục 
tiêu của phương pháp này. 
- Hiện tại ngoài tài liệu dành cho GV 
được phát khi tham gia tập huấn chương 
trình “Dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật 
TH” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra, vẫn 
chưa có thêm tài liệu nào khác hỗ trợ 
giáo viên tự mình nghiên cứu về phương 
pháp mới này. Thông tin trên trang web 
chính của dự án SAEPS cũng như tài liệu 
tham khảo, chương trình tập huấn, số liệu 
thống kê, diễn đàn, thảo luận cũng ít 
được cập nhật, điều này làm hạn chế sự 
cố gắng tìm hiểu của GV, những người 
quan tâm đến dự án và phương pháp mới. 
3.2. Một số hướng giải pháp để áp 
dụng tốt hơn PPGD Mĩ thuật theo 
hướng đổi mới của Đan Mạch tại Việt 
Nam 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
166 
PPGD Mĩ thuật theo hướng đổi mới 
của Đan Mạch ban đầu được nhận định là 
một phương pháp hiệu quả, kích thích sự 
sáng tạo và hứng thú học tập cũng như 
khả năng nhận thức thẩm mĩ của HS. Tuy 
nhiên, sau một thời gian ngắn áp dụng đại 
trà, đã xuất hiện một số vấn đề cần lưu ý 
như trên, chính vì vậy cần những phương 
hướng khắc phục để thời gian sau, chúng 
ta có thể thực hiện áp dụng hiệu quả 
phương pháp này vào giảng dạy Mĩ thuật 
bậc TH. Để làm được điều đó, trước hết 
chúng ta cần nhìn nhận một số vấn đề: 
a. Mục tiêu 
Mục tiêu của PPGD theo hướng đổi 
mới của Đan Mạch là tạo cảm hứng học 
tập cho HS bằng các hình thức hoạt động 
liên kết thành một quy trình. Qua đó, HS 
tự khám phá, suy nghĩ, sáng tạo. Từ đó 
giúp các em kích thích sự tương tác, suy 
nghĩ sáng tạo và phát triển nhận thức. 
Các em sẽ phát triển khả năng biểu đạt 
cảm xúc, giao tiếp hình ảnh, khám phá và 
hiểu được văn hóa thị giác. Mục tiêu này 
rất khác với mục tiêu của chương trình 
giáo dục mĩ thuật từ trước đến giờ là 
nâng cao kiến thức mĩ thuật và kĩ năng 
thực hành, giáo dục thẩm mĩ, phát triển 
khả năng quan sát và tư duy hình tượng 
[3]. Hay nói đơn giản là mục tiêu giáo 
dục mĩ thuật chúng ta hiện tại là tập trung 
vào phát triển kĩ năng, kiến thức mĩ thuật 
còn mục tiêu giáo dục mĩ thuật của 
phương pháp mới hướng đến là sự sáng 
tạo và sự tự nhận thức, phát triển nhận 
thức. Vì mục tiêu của hai phương pháp 
khác nhau dẫn đến nội dung của hai 
phương pháp này cũng khác nhau. 
b. Nội dung 
Như đã nói, mục tiêu của chương 
trình mà chúng ta vẫn giảng dạy là cung 
cấp kiến thức, nâng cao kĩ năng và tư duy 
hình tượng, chính vì vậy các PPGD tập 
trung vào thực hành nâng cao kĩ năng, 
truyền đạt kiến thức mĩ thuật Các bài 
học được chia ra riêng rẽ theo từng đề tài 
như vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, bài thường 
thức mĩ thuật Ưu điểm của phương 
pháp này là truyền đạt, cập nhật kiến thức 
thẩm mĩ nhưng hạn chế là khả năng ứng 
dụng và sáng tạo không cao. Các bài học 
kế tiếp nhau không có sự nối tiếp về nội 
dung, bài học thiếu sự liên kết và khả 
năng vận dụng bài học trước vào bài học 
sau rất ít. Tuy nhiên, nếu sử dụng phương 
pháp dạy học theo hướng đổi mới của 
Đan Mạch – dạy học theo quy trình thì 
các bài học có liên quan đến nhau sẽ 
được liên kết lại, tạo sự nối tiếp giữa các 
bài, bài học sau củng cố làm rõ hơn cho 
bài học trước, HS cũng từ đó phát triển 
được suy nghĩ, nhận thức liên tục qua 
mỗi bài, HS nhìn thấy ngay tính ứng 
dụng của bài trước trong bài sau. Hơn 
nữa, với PPGD Mĩ thuật mới, các hình 
thức hoạt động mà các HS tham gia được 
mở rộng; sự giao lưu, học tập, trải 
nghiệm và thể hiện của HS chú trọng 
nhiều hơn; HS không bị hạn chế cảm xúc, 
suy nghĩ, ý tưởng hay rập khuôn theo các 
khuôn mẫu đã được định sẵn nữa. 
Việc hiểu rõ sự khác biệt về mục 
tiêu và nội dung thực hiện của PPGD Mĩ 
thuật hiện tại và PPGD Mĩ thuật theo 
hướng đổi mới của Đan Mạch giúp định 
hướng những vấn đề và giải pháp cho 
những vấn đề đó. Tuy nhiên, các vấn đề 
hiện tại liên quan khá rộng không chỉ về 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Lê Tống Ngọc Anh 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
167 
phía GV giảng dạy mà còn về phía nhà 
trường, chương trình đào tạo Vậy nên, 
chúng ta cần linh động thay đổi theo từng 
phía cụ thể, theo đó: 
 Về chương trình và nội dung đào 
tạo 
- Nội dung chương trình học mĩ thuật 
bậc TH cũ cung cấp những kiến thức, kĩ 
năng mĩ thuật cần thiết khá phù hợp với 
lứa tuổi TH cũng như khá ổn định so với 
các môn học khác nên khi áp dụng PPGD 
theo hướng đổi mới của Đan Mạch, 
chúng ta không cần thay đổi nội dung 
chương trình. Tuy nhiên, theo phương 
pháp mới, các bài học sẽ được sắp xếp lại 
theo một quy trình phù hợp. Việc sắp xếp 
sao cho hợp lí các bài học để tập trung 
phát triển tư duy sáng tạo mĩ thuật cho trẻ 
không phải là việc ghép một vài bài học, 
ghép nội dung học lại là được mà cần xác 
định mục tiêu kiến thức đạt được của mỗi 
bài, mỗi quy trình bài học. Từ đây, chúng 
tôi xin kiến nghị rằng cần xác định và sắp 
xếp hoàn thiện mục tiêu giáo dục mĩ 
thuật ở bậc TH theo hướng đổi mới của 
Đan Mạch thông qua sắp xếp lại nội dung 
các bài học trong chương trình. Mục tiêu 
giáo dục mĩ thuật ở bậc TH không chỉ 
đơn thuần gói gọn ở bậc TH mà còn cần 
nhìn xa hơn về khả năng và mục tiêu giáo 
dục mĩ thuật các bậc cao hơn. Điều đó có 
nghĩa là lấy người học (trẻ) làm trọng 
tâm để từ đó xác định mục tiêu giáo dục 
mĩ thuật ngày càng theo hướng phát triển 
và xuyên suốt các cấp học. Như vậy tư 
duy thẩm mĩ và sáng tạo của trẻ sẽ được 
liên tục. 
- Cần phổ biến, phổ cập mục tiêu 
giáo dục mĩ thuật mới ở bậc TH cho toàn 
thể cơ quan giáo dục liên quan, các giáo 
viên nói chung và giáo viên mĩ thuật nói 
riêng bằng các hình thức cụ thể như: tập 
huấn PPGD, cung cấp sách (SGK mới) 
và tài liệu hướng dẫn, tư liệu liên quan 
đến PPGD này. 
 Về đội ngũ GV 
- GV chủ động tích cực tham gia các 
hoạt động tập huấn và rèn luyện chuyên 
môn để trang bị thêm kiến thức và nâng 
cao phương pháp sư phạm. 
- GV cần linh động tổ chức các hoạt 
động dạy học bằng cách liên kết các bài 
học thành quy trình, tạo sự kết nối giữa 
các bài học, lấy người học làm trọng tâm. 
- GV cũng cần tìm hiểu thêm nhiều 
tư liệu, nâng cao kiến thức để có thể linh 
hoạt xây dựng bài học và nhận biết sự 
phát triển nhận thức của trẻ thông qua các 
hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ, từ đó có 
hướng điều chỉnh hợp lí, phù hợp cho 
HS. 
- Hiện tại, ngoài tài liệu hướng dẫn 
dành cho Giáo viên và sách giáo khoa 
vẫn chưa có nhiều tư liệu về giảng dạy 
Mĩ thuật bậc TH nên các GV có thể cùng 
nhau chia sẻ những kinh nghiệm giảng 
dạy theo phương pháp đổi mới, từ đó rút 
ra những bài học để từ đó giúp đỡ nhau 
hoàn thiện công tác giảng dạy bộ môn Mĩ 
thuật tại trường TH. 
 Về các cơ quan liên quan như các 
trường, các cơ sở, ban ngành giáo dục 
- Các trường cần hỗ trợ cơ sở vật 
chất phù hợp, tạo điều kiện tổ chức các 
hoạt động giảng dạy theo phương pháp 
mới như: bổ sung hỗ trợ trang thiết bị dạy 
học, sắp xếp phân chia lớp học hợp lí... 
Bên cạnh đó, trường cũng có thể hỗ trợ 
Ý kiến trao đổi Số 6(71) năm 2015 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
168 
công tác tập huấn và nâng cao trình độ 
đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên 
mĩ thuật nói riêng. 
- Các cơ sở và ban ngành giáo dục 
cần có những chính sách hỗ trợ dự án 
giáo dục mĩ thuật bậc TH thông qua việc 
hỗ trợ tạo điều kiện cho các trường, các 
lớp phát triển dự án hay thường xuyên tổ 
chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến 
thức và tạo cơ hội giao lưu học hỏi giữa 
các GV. Các sở và ban ngành cần thông 
tin tích cực, nhanh chóng và cụ thể về dự 
án này để mọi người từ các trường, GV, 
HS và cha mẹ HS hiểu rõ hơn về ưu điểm 
của dự án và phương pháp mới. 
4. Kết luận 
Dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật 
TH” với các phương pháp xây dựng triển 
khai trên nền tảng nội dung chương trình 
giáo dục mĩ thuật hiện tại với cách thức 
liên kết các bài học thành một quy trình 
bằng các PPGD đổi mới của Đan Mạch. 
Nếu những giải pháp trên được áp dụng 
hiệu quả với sự kết hợp thực hiện của các 
cơ quan ban ngành giáo dục, nhà trường 
và GV, sẽ giúp giải quyết trước mắt 
những vấn đề hiện tại và từ đó hướng đến 
mục tiêu, chương trình, phương pháp 
giáo dục mĩ thuật tốt hơn, toàn diện hơn 
cho tương lai. Cần hiểu rằng mĩ thuật là 
một hình thức ngôn ngữ mà trẻ biết từ rất 
sớm, rất nhiều trẻ có thể vẽ, sáng tạo mĩ 
thuật đơn giản để thể hiện hình ảnh, cảm 
xúc và suy nghĩ của mình nên phát triển 
giáo dục mĩ thuật cho trẻ cũng là hình 
thức giáo dục phát triển tư duy nhận thức 
hiệu quả. 
Mong rằng với tất cả nhiệt tình, tâm 
huyết, cố gắng của những nhà giáo nói 
chung và GV mĩ thuật nói riêng, sự giúp 
đỡ của các đoàn thể, dự án Hỗ trợ giáo 
dục Mĩ thuật TH sẽ mang lại những thành 
quả lớn lao, nâng cao giáo dục thẩm mĩ 
toàn diện cho mọi người đặc biệt là HS 
bậc TH, và góp phần phát triển sự nghiệp 
giáo dục cả nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Vở tập vẽ 1, 2, 3, Nxb Giáo dục. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Mĩ thuật 4, 5, Nxb Giáo dục. 
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật, Tài liệu 
đào tạo giáo viên, Nxb Giáo dục. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự án hỗ trợ Giáo dục mĩ thuật Tiểu học Việt Nam – 
Đan Mạch (SAEPS), Tài liệu dành cho giáo viên, Nxb Giáo dục. 
5. Võ Trường Linh (2013), “Thực trạng kĩ năng dạy vẽ của giáo viên ở một số trường 
mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học 
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, (45), tr.190-193. 
6. Website dự án “Hỗ trợ giáo dục mĩ thuật tiểu học” (SAEPS), 
project.com/, Truy cập ngày 29/4/2015. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 29-4-2015; ngày phản biện đánh giá: 20-5-2015; 
ngày chấp nhận đăng: 05-6-2015) 

File đính kèm:

  • pdfday_mi_thuat_cho_tre_tieu_hoc_theo_du_an_ho_tro_giao_duc_mi.pdf