Đề cương ài giảng môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Trương Thị Thu Hạnh

Tóm tắt Đề cương ài giảng môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Trương Thị Thu Hạnh: ...ng diện đạo đức: + Là chế độ xã hội bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội; + Tôn trọng con người, chăm lo đến lợi ích, nhu cầu của cá nhân, đề cao năng lực của cá nhân. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không vì thế mà phủ nhận, xem nhẹ vai trò cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, ch...mạnh của giai cấp vô sản. Điều này do địa vị kinh tế của giai cấp vô sản trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa quy định; do tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản quyết định. Sức mạnh của giai cấp vô sản sẽ định hướng và làm nòng cốt trong việc thực h... trọng dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với dân, phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của dân. Chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt. - Coi trọng nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hoá chính trị và tính tích cực ...

doc119 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương ài giảng môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Trương Thị Thu Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thương dân, vì nước quên mình, đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng.
Hai là, nâng cao dân trí.
Nâng cao sự hiểu biết về các lĩnh vực hoạt động của mỗi người (chính trị, kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, thực tiễn Việt Nam và thế giới...) nhằm phục vụ cho mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách tốt đẹp về đạo đức, lối sống... hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.
 Từ những chức năng trên của văn hoá, Hồ Chí Minh xác định người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá cũng là những chiến sĩ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, 
1.3. Tính chất của nền văn hóa mới.
- Theo Hồ Chí Minh, việc xây dựng nền văn hóa mới được đặt ra như một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Đó là xây dựng nền văn hóa dân chủ mới.
 - Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (năm 1951), Hồ Chí Minh khẳng định phải "xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng".
Tính chất dân tộc của nền văn hóa còn được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng những khái niệm khác như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, để nhấn mạnh hơn nữa đến cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của văn hóa dân tộc.
Tính khoa học, tính đại chúng là phù hợp với trào lưu phát triển của tư tưởng hiện đại; Nay nước ta được độc lập, tinh thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hợp với khoa học và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. 
- Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng, vấn đề này đã được điều chỉnh lại: nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. 
Dù có những thay đổi, điều chỉnh trong cách diễn đạt thì tính chất tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng vẫn bao hàm trong đó tính dân tộc, khoa học, tính hiện đại, tính nhân văn, tính đại chúng.
Hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tiên tiến là khoa học, hiện đại, là xã hội chủ nghĩa, là biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước. 
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá.
2.1. Văn hoá giáo dục.
Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã giành nhiều công sức phân tích, phê phán sâu sắc nền giáo dục phong kiến, thực dân. Từ đó chuẩn bị cho việc xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam độc lập sau này.
- Phê phán nền giáo dục phản khoa học, phản giáo dục dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Xây dựng nền giáo dục mới:
+ Mục tiêu: thực hiện cả 3 chức năng của văn hoá bằng giáo dục 
+ Xây dựng hệ thống trường lớp với chương trình, nội dung thật khoa học, phù hợp với những bước phát triển của đất nước.
+ Phương thức: học ở mọi nơi, mọi lúc; học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.
+ Bảo đảm tính đảng trong nội dung giáo dục. 
2.2. Văn hoá nghệ thuật.
Văn hoá nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn nghệ.
- Văn nghệ là mặt trận, nghệ sỹ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng con người mới, xã hội mới. 
- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống nhân dân, chiến sĩ văn nghệ phải “thật hoà mình với quần chúng”.
- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới, xứng đáng với đất nước và dân tộc. Tác phẩm phải có nội dung chân thật và phong phú, hình thức trong sáng và vui tươi, có tác dụng bổ ích đối với quần chúng, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
2.3. Văn hoá đời sống.
Đời sống mới bao gồm cả đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới (Tác phẩm Đời sống mới, 1947).
- Đạo đức mới: Cần, kiệm, liêm, chính.
- Lối sống mới (phong cách sống): cách ăn, mặc, ở, đi lại, sinh hoạt, ứng xử, cách làm việc.
+ Lối sống có lý tưởng, có đạo đức.
+ Lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. 
- Nếp sống mới: thuần phong mỹ tục. 
+ Kế thừa, phát triển những thuần phong mỹ tục của dân tộc.
+ Cải tạo những phong tục tập quán cũ lạc hậu.
+ Bổ sung những cái mới tiến bộ mà trước chưa có.
* Biện pháp: kiên trì, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng tuyên truyền giáo dục, làm gương. Bắt đầu từ từng người cho đến gia đình, tập thể, phố phường, vùng miền, xã hội.
IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HOÁ HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY.
1. Thực trạng con người Việt Nam hiện nay.
Trong thực tế đời sống xã hội ở nước ta hiện nay bên cạnh những người lao động chân chính còn có bộ phận tham nhũng, làm ăn phi pháp làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân vào Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến các giá trị cao đẹp của chế độ xã hội của chúng ta. 
2. Xây dựng con người Việt Nam mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá.
 Các mục tiêu cần tiếp tục phấn đấu thực hiện: 
- “Nhân dân có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hoá khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.CTQG, H.1996, tr.81
 (Đại hội VIII)
- Đại hội IX xác định Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, nêu mục tiêu phấn đấu về con người như sau: “Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân...” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.CTQG, H.2001, tr.159
. Cụ thể:
* Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống:
- Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- Giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.
- Xây dựng nếp sống giản dị, lành mạnh.
* Về nhân văn: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, quý trọng con người, tinh thần nhân ái, khoan dung Hồ Chí Minh.
* Về văn hoá: 
- Có thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh những tri thức của thời đại về văn hoá, khoa học, công nghệ... Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới.
- Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, xây dựng nền văn hóa với hai tính chất tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc sẽ làm cho văn hóa Việt Nam trở thành một nền văn hóa ngang tầm thời đại, phục vụ tích cực cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời đóng góp làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của nhân loại. Đó cũng chính là thực hiện quan điểm của Hồ Chí Minh về sự phát triển biện chứng của văn hóa, cũng như quan điểm kế thừa và phát triển trong văn hóa. 
Tư tưởng đạo đức, nhân văn, văn hoá của Hồ Chí Minh, con người Hồ Chí Minh là tiêu thức phấn đấu trong xây dựng con người Việt Nam, xã hội Việt Nam hôm nay và mai sau.
Nội dung ôn tập: 
1. Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
2. Phân tích những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng ấy vào xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn hiện nay?
 3. Phân tích nội dung tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh?
 4. Phân tích tính chất, chức năng của nền văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
 5. Trình bày các yêu cầu xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
BÀI 8 
MẤY VẤN ĐỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG 
HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
(04: 02 - 02)
Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và khẳng định.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc đổi mới mà còn có giá trị bền vững, lâu dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai.
I. HỌC TẬP, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH MỚI, ĐIỀU KIỆN MỚI PHẢI THEO TẤM GƯƠNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH.
1. Bối cảnh mới, điều kiện mới 
1.1. Đặc điểm của tình hình thế giới hiện nay:
* Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã có bước phát triển nhảy vọt, dẫn tới những thay đổi to lớn:
- Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ mà hai đặc trưng cơ bản là xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
- Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối.
- Trong cuộc cạnh tranh để phát triển, xu hướng liên kết, hợp tác đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều cấp độ trên nhiều lĩnh vực giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. 
* Cục diện chính trị thế giới có sự thay đổi căn bản.
- Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu làm thay đổi căn bản cục diện chính trị thế giới. 
- Các quốc gia đang phát triển đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình, chống lại sự can thiệp, áp đặt và xâm lược từ bên ngoài.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang tiếp tục tự điều chỉnh, còn có khả năng phát triển nhất định do nắm và tận dụng được các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, song vẫn không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn cơ bản vốn có.
Như vậy, các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới, biểu hiện dưới những hình thái và mức độ khác nhau, vẫn tồn tại, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, lúc hoà hoãn, lúc gay gắt. Lịch sử thế giới đã, đang và sẽ còn trải qua những bước quanh co, song loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử. 
* Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố quốc tế vẫn đang còn diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tính chất phức tạp ngày càng tăng. Cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình và phát triển, vì độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội vẫn tiếp tục phát triển.
1.2. Tình hình Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới.
- Đường lối đổi mới của Đảng ta: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại: “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 119
.
- Đánh giá tổng quát: Những thành tựu to lớn và quan trọng... làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên rất nhiều. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường... Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường - phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là cơ hội lớn.
Đồng thời, đất nước ta phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ (chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tụt hậu xa hơn về kinh tế; quan liêu, tham nhũng; diễn biến hoà bình) đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; Việt Nam vẫn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế.
Vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chúng ta là nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, vững vàng trước biến động quốc tế.
Tóm lại, chúng ta đứng trước một tình hình có thuận lợi và có khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Trong điều kiện đó, chúng ta phải vận dụng tư tưởng và phương pháp Hồ Chí Minh để “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nắm lấy vận hội, đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thách thức.
2. Mấy quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận 
- Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn 
+ Nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội (nắm cái chung, toàn cục).
+ Vận dụng lý luận và thực tiễn chung ấy vào điều kiện cụ thể của đất nước.
+ Làm rõ quy luật, tiếp tục khái quát lý luận và phát hiện quy luật đặc thù, trên cơ sở đó định ra đường lối, phương châm, bước đi cụ thể, thích hợp với điều kiện Việt Nam và bối cảnh quốc tế. 
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: 
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không phải ở câu chữ mà ở tinh thần cơ bản, ở nội dung cốt lõi, đích thực được thể hiện nhất quán trong tư tưởng và cuộc đời của Người. 
+ Nhận thức hay vận dụng câu nói của Hồ Chí Minh phải đặt trong bối cảnh cụ thể: nói với ai, nhằm mục đích gì, do hoàn cảnh nào mà nói như vậy để hiểu được ý nghĩa đích thực của nó, không suy diễn làm sai lệch quan điểm, tư tưởng của Người.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của một thời kỳ lịch sử cụ thể, nên cũng chịu sự chế ước của điều kiện lịch sử cụ thể.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống: 
+ Toàn diện: Yêu cầu xem xét mọi mặt đời sống xã hội; quá khứ - hiện tại - tương lai; truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; cá nhân, tập thể, cộng đồng; thời, thế, lực; thiên thời, địa lợi, nhân hoà; nhận thức, tư tưởng, tình cảm; đức và tài; lý luận và thực tiễn; nói và làm...
+ Hệ thống, nhất quán: đặt các yếu tố trong hệ thống, các tư tưởng cụ thể đều xuất phát và phục vụ cho mục tiêu, hạt nhân cốt lõi: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Quan điểm kế thừa và phát triển:
+ Kế thừa và phát triển những nguyên lý, nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp Hồ Chí Minh trong điều kiện mới của đất nước, trong bối cảnh thời đại hiện nay.
Yêu cầu của quan điểm kế thừa và phát triển là phải trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Hồ Chí Minh; trung thành với logic phát triển tư tưởng của Người. 
Như vậy, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh là kiên trì con đường và mục tiêu Người đã chỉ dẫn, là vận dụng tinh thần và phương pháp Hồ Chí Minh để phát hiện ra những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, tìm ra những luận điểm mới, cách làm mới phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới. Đó chính là kế thừa trung thành và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
1. Phương hướng: Nắm vững quan điểm thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm giải quyết đúng đắn những vấn đề do cách mạng nước ta đặt ra. 
2. Một số nội dung có ý nghĩa cấp bách ở thời điểm hiện nay:
* Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Ra sức phát triển chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc (quy mô và chất lượng); bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
* Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi chủ trương, chính sách phải hướng vào dân, dựa vào dân.
- Đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân.
- Chăm lo phát triển nguồn lực con người.
- Mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ, bồi dưỡng ý thức làm chủ của người dân.
* Củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đưa chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh lên một tầm cao và một chiều sâu mới.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam. 
- Giải quyết mềm dẻo, khoa học vấn đề tôn giáo.
* Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Về Đảng:
- Đấu tranh loại trừ các phần tử cơ hội ra khỏi Đảng, khỏi vị trí công tác, khỏi vị trí lãnh đạo.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
- Hoàn thiện cơ chế bầu cử: công khai, dân chủ.
- Bảo đảm quyền được thông tin của đảng viên.
- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện.
Về Nhà nước: 
- Tiếp tục cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thực hiện chức năng công quyền: quản lý chủ yếu bằng hoạch định chính sách, xây dựng thể chế pháp luật, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật.
- Cán bộ viên chức nhà nước phải đáp ứng cả về đạo đức và tài năng; phải qua thi tuyển, thi chuyển ngạch nghiêm túc.
- Rèn luyện đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm, ứng xử theo gương sáng đạo đức, văn hoá Hồ Chí Minh./.
Nội dung ôn tập: 
1. Phân tích tính toàn diện, hệ thống của tư tưởng Hồ Chí Minh?
 2. Phân tích những quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận trong nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh?
 3. Trình bày phương hướng và nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta?
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hồ Chí Minh (1995-1996), Toàn tập, 12 tập, Nxb CTQG, Hà Nội.
Hồ Chí Minh (1993 –1996), Biên niên tiểu sử, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội..
Võ Nguyên Giáp (chủ biên, 1997)), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
Phạm Văn Đồng (1998), Nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Văn Giàu - Trần Bạch Đằng (1990), Vĩ đại một con người, Nxb Long An.
Trần Văn Giàu (1997), Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Văn Giàu (1997), Thành công của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), tập 1, 2, 3, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội.
Đặng Xuân Kỳ (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đinh Xuân Lâm - Lê Mậu Hãn (1994), Góp phần tìm hiểu tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Phùng Hữu Phú (Chủ biên, 1997), Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Đình Huỳnh (chủ biên, 1993), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
Song Thành (1997), Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Lê Sỹ Thắng (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội, Nxb CTQG, Hà Nội.
Thành Duy (chủ biên, 1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nxb CTQG, Hà Nội.
Chương trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Đỗ Huy (1997), Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hoá Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (1995), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề quốc tế, Nxb CTQG, Hà Nội.
Trần Văn Trà (1994), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh , Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Trịnh Nhu - Vũ Dương Ninh (1996), Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Lê Hữu Nghĩa (chủ biên, 2000), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội.
Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1990), Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Bộ Tư pháp (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Viện KHPL, Hà Nội.
Nguyễn Đình Lộc (1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nxb CTQG, Hà Nội.
Mạch Quang Thắng (1995), Một số chuyên đề về môn học Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
Đinh Xuân Lý (Chủ biên, 2003), Một số chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. CTQG, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docde_cuong_ai_giang_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_truong_thi_thu_ha.doc