Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương III: Hoạt động của quốc tế I, II và phong trào công nhân thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Tóm tắt Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương III: Hoạt động của quốc tế I, II và phong trào công nhân thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: ...ga còn tồn tại hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến cũ. Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến khống chế hầu như toàn bộ nền chính trị nước Nga. Do lệ thuộc quá nhiều vào tư bản nước ngoài, nước Nga là thành viên không bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp tư sả...nô dịch và thống trị các dân tộc khác. Tóm lại: Nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nó chính là sự kết hợp đủ mọi hình thức tàn khốc nhất của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến nông nô man rợ. V.I.Lênin đã gọi Nga là...ra tổ chức “Trăm Đen” làm công cụ để khủng bố các chiến sĩ cách mạng. Ngày 13/11/1905, Lênin về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Người đặc biệt nhấn mạnh là cần phải giành quyền lãnh đạo các Xô viết về tay Đảng Bônsêvích để hợp nhất cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang với chính quyền cách ...

pdf10 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại - Phần II, Chương III: Hoạt động của quốc tế I, II và phong trào công nhân thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, liên minh 
công nông, cách mạng không ngừng, ... được thảo luận sôi nổi. Nội bộ Quốc tế II chia 
làm 3 phái : 
™ Phái cơ hội, xét lại đứng đầu là Bestainer, Walkoln công khai phản đối quyền 
lãng đạo của đảng vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản và bác bỏ tư 
tưởng của Lênin về cách mạng không ngừng. 
™ Phái trung gian (phái giữa) đứng đầu là Cauxky cho rằng, giai cấp vô sản chỉ có 
thể giành được thắng lợi tạm thời vì giai cấp vô sản chưa phải là lực lượng 
chiếm đa số trong dân cư , chống lại bãi công chính trị. 
™ Phái Mácxít đứng đầu là Lênin, lãnh tụ của cách mạng Nga, có lý luận sắc bén, 
thực tế đấu tranh phong phú đã sáng tạo nguyên tắc Mácxít phản ánh trong việc 
lãnh đạo cách mạng Nga. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 28 
 Đại hội bất thường của Quốc tế II diễn ra ở Copenhagen (1912) thông qua bản 
tuyên ngôn kêu gọi công nhân quốc tế đoàn kết chống chiến tranh đế quốc đang đến 
gần. Tuy nhiên, các phần tử cơ hội, xét lại trong Quốc tế II đã không thực hiện lời tuyên 
ngôn đó, chiến tranh thế giới nổ ra và trên thực tế Quốc tế II đã bị phá sản. Lênin và 
những người cộng sản Nga đã thực hiện sáng tạo đường lối cách mạng theo nguyên lý 
chủ nghĩa Mác lãnh đạo cách mạng tháng 10 Nga thành công. 
 Tóm lại: Quốc tế II thành lập và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản 
chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai cấp vô sản lớn mạnh chưa từng thấy. Học 
thuyết Mác giành được thắng lợi lớn trong phong trào công nhân và hạn chế tác hại của 
chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên vai trò to lớn của Ăngghen 
và Lênin. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 29 
CHƯƠNG IV 
CUỘC CÁCH MẠNG DÂN CHỦ TƯ SẢN NGA 1905 - 1907 
1. TÌNH HÌNH NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG 
1.2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI 
- Sau cải cách nông nô 1861, nước Nga còn tồn tại hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị 
của chính quyền phong kiến cũ. Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến khống 
chế hầu như toàn bộ nền chính trị nước Nga. Do lệ thuộc quá nhiều vào tư bản nước 
ngoài, nước Nga là thành viên không bình đẳng của chủ nghĩa đế quốc. Giai cấp tư 
sản Nga chưa là một lực lượng chính trị mạnh và không hề có quyền lợi chính trị. 
- Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với những tàn dư của chế độ 
nông nô lạc hậu ngày càng trầm trọng. 
ƒ Giai cấp địa chủ phong kiến bị mất ¼ ruộng đất trong cải cách ruộng đất tỏ ra bất 
mãn và quay lại chống chính phủ Nga hoàng. Một bộ phận tư sản hoá thành lập 
Đảng “Xã hội Cách mạng” đề ra cương lĩnh không tưởng, phản động “ chủ nghĩa 
Dân tuý” chủ trương phát triển tư bản chủ nghĩa theo con đường tiểu nông, thoả 
hiệp cải lương, khủng bố cá nhân. 
ƒ Giai cấp nông dân được giải phóng khỏi thân phận nông nô nhưng hầu hết không 
có tiền chuộc để nhận khẩu phần ruộng đất ít ỏi được chia vẫn phải lĩnh canh 
ruộng đất của địa chủ với những điều kiện cay nghiệt. Họ bị bần cùng hoá, bị phá 
sản và một bộ phận phải bán sức lao động để trở thành công nhân công, nông 
nghiệp. Giai cấp nông dân đòi hỏi cao về ruộng đất đã tích cực tham gia đấu tranh 
cách mạng để tiêu diệt quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ. 
ƒ Giai cấp tư sản và trí thức không có quyền lợi về chính trị, yếu về kinh tế bị tư sản 
mại bản và quý tộc tư sản tài chính chèn ép nên mâu thuẫn gay gắt với chính 
quyền phong kiến đòi đẩy mạnh hơn nữa cải cách xã hội. Một bộ phận thành lập 
Đảng “Dân chủ Lập hiến” chủ trương đấu tranh cải lương đòi tự trị địa phương, 
tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, phá hoại sự đoàn kết trong phong trào công nhân 
và các dân tộc vùng biên cương và lợi dụng phong trào quần chúng để đạt mục 
đích chính trị. 
ƒ Giai cấp công nhân Nga không ngừng lớn mạnh về số lượng (riêng công nhân cơ 
khí có 1,5 triệu người), sống khá tập trung và có tinh thần đấu tranh cách mạng rất 
cao. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào công nhân Nga phát triển 
mạnh mẽ dưới tác động của nhiều trào lưu tư tưởng. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại tràn 
vào Nga với chủ nghĩa “kinh tế” thông qua các tờ báo, văn kiện để làm chệch 
hướng đấu tranh của công nhân. 
Trong giai đoạn này, chủ nghĩa Mác ảnh hưởng vào Nga và nhanh chóng 
giành được ưu thế. Năm 1883, nhóm Mácxít đầu tiên ra đời “Giải phóng lao 
động” do Plekhanov lãnh đạo. Trong khi truyền bá chủ nghĩa Mác và chống lại tư 
tưởng của phái Dân tuý, ông lại sai lầm nghiêm trọng khi không đánh giá đúng 
mức vai trò của nông dân trong cách mạng vô sản. Sai lầm này làm xuất hiện 
quan điểm Mensevich trong Đảng Xã hội Dân chủ Nga sau này. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 30 
V.I.Lênin (1870 –1924) cũng tham gia tuyên truyền chủ nghĩa Mác từ sớm. 
Năm 1895, ông hợp nhất các tổ chức Mácxít của công nhân ở Peterburg thành 
“Hội những người đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, tiền thân của chính 
đảng vô sản Nga. Tháng 3-1898, tại Minxcơ, Đảng Công nhân Xã hội dân chủ 
Nga tuyên bố thành lập. Tuy nhiên, đây không được coi là đại hội thành lập Đảng 
vì ngay sau đó, toàn bộ Ban chấp hành trung ương đều bị bắt, Lênin lại đang bị 
đày ở Xibêri. 
Năm 1900, báo “Tia Lửa” của Lênin được xuất bản làm vũ khí tuyên truyền 
sắc bén. Tháng 7-1903, đại hội II của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga được 
triệu tập tại Luân Đôn. Đây được coi là đại hội thành lập Đảng. Đại hội đã thông 
qua cương lĩnh của Đảng và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cuộc 
cách mạng xã hội chủ nghĩa thành lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ trước mắt 
là đánh đổ chính phủ Nga hoàng thành lập nước cộng hoà, thi hành cải cách dân 
chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Đại hội đã thông qua điều lệ 
Đảng. Khi bầu cử Ban chấp hành trung ương, đã phân ra làm 2 phái : Đa số 
(Bônsêvích) theo Lênin và Thiểu số (Mensêvích) theo Máctốp. 
Sự thành lập Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có một ý nghĩa to lớn làm 
cơ sở cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thực hiện những nhiệm vụ của 
cuộc cách mạng vô sản. Đồng thời, nêu lên một mẫu mực cơ bản về cương lĩnh 
cách mạng và tổ chức đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. 
- Mâu thuẫn giữa các dân tộc bị chính phủ Nga hoàng áp bức với chính phủ Nga 
hoàng cũng ngày càng sâu sắc. Họ không ngừng nổi dậy đấu tranh đòi quyền tự trị. 
1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ 
Kinh tế công, nông, thương nghiệp Nga phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 
Mặc dù còn nhiều tàn dư của quan hệ nông nô, nhưng với sự giải phóng sức lao động, 
nền kinh tế Nga vẫn có những bước tăng trưởng như những nước khác ở châu Âu. 
Quá trình tích luỹ tư bản và tập trung sản xuất đã hình thành nhiều công ty độc 
quyền, lũng đoạn các ngành kinh tế. Tuy là một nước lạc hậu về kinh tế và bị lệ thuộc 
vào tư bản nước ngoài (năm 1900, tư bản nước ngoài chiếm 48,9% cổ phần trong ngành 
chế biến kim khí và chế tạo máy, 87,7% công nghiệp khai thác mỏ, con nợ của tư bản 
Pháp...) nhưng tư bản Nga vẫn chú ý xuất khẩu tư bản sang các nước ở viễn Đông, Ban 
căng để thu lại lợi nhuận từ sự nô dịch và thống trị các dân tộc khác. 
Tóm lại: Nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là nơi tập trung những mâu 
thuẫn gay gắt nhất của chủ nghĩa đế quốc. Nó chính là sự kết hợp đủ mọi hình thức tàn 
khốc nhất của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến nông nô man rợ. V.I.Lênin đã gọi 
Nga là “đế quốc phong kiến quân sự”. Phong trào đấu tranh cuả nhân dân Nga đang sôi 
sục, Nước Nga đang đứng trước một cơn bão táp cách mạng. 
2. QUÁ TRÌNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 
2.1. CUỘC CÁCH MẠNG BÙNG NỔ 
Đầu thế kỷ XX, những mâu thuẫn trong xã hội Nga phát triển đến đỉnh điểm. Cuộc 
khủng hoảng kinh tế thế giới 1900-1903 tác động vào nước Nga càng làm cho đời sống 
của các tầng lớp nhân dân lâm vào cảnh cùng cực. Cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-
1905) đã đẩy nước Nga vào một cuộc khủng hoảng toàn diện. Để có được khoản chiến 
phí, chính phủ Nga hoàng đã tăng cường bóp nặn nhân dân bằng cách tăng thuế và vay 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 31 
nợ nước ngoài. Để tăng cường lực lượng quân đội, Nga hoàng đã ra lệnh tổng động 
viên, rút phần lớn công nhân ra khỏi nhà máy, xí nghiệp làm dấy lên cao trào phản chiến 
ở khắp mọi nơi. 
Từ cuối năm 1904, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đã diễn ra khắp 
toàn quốc mà đi đầu là giai cấp công nhân. Tiêu biểu cho các phong trào này là cuộc bãi 
công chính trị của công nhân dầu mỏ Bacu dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Bônsêvích, 
cuộc tổng đình công của 15 vạn công nhân Peterburg. Trước tình hình đó, Sở mật thám 
Peterburg đã ra lệnh cho linh mục Gapon đứng ra thành lập “Tổng hội thợ thuyền các 
nhà máy Nga” âm mưu đẩy công nhân vào một cuộc đấu tranh mang tính chất manh 
động và dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. 
Gapôn đưa ra một đề nghị khiêu khích là vào ngày chủ nhật (9-1-1905), toàn thể 
công nhân Peterburg sẽ tập trung kéo đến cung điện Mùa Đông dâng lên Nga hoàng lá 
đơn thỉnh nguyện. Uỷ ban Bônsêvích đã vạch trần âm mưu ấy và kêu gọi công nhân 
Nga hãy cảnh giác vũ trang lật đỗ chính phủ Nga hoàng. Uỷ ban yêu cầu bổ sung kiến 
nghị đòi tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, triệu tập hội nghị lập hiến, bình 
đẳng trước pháp luật, ngày làm 8 giờ, giao ruộng đất cho nông dân... Trong khi đó, phái 
Mensêvích lại gieo rắc trong công nhân lòng tin vào chính phủ Nga hoàng. 
Ngày chủ nhật (9-1-1905), hơn 14 vạn công nhân tay không vũ khí mang tượng 
thánh, chân dung Nga hoàng, đơn thỉnh nguyện, cờ và biểu ngữ tiến đến cung điện Mùa 
Đông. Nga hoàng đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình làm hơm 
1000 người chết, 9000 người bị thương. Ngày 1 - 5 - 1905 được lịch sử nước Nga gọi là 
“ngày chủ nhật đẫm máu”. Hành động tàn ác, dã man của chính phủ Nga hoàng đã gây 
nên một làn sóng đấu tranh sôi nổi khắp thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của những người 
Bônsêvích, chỉ trong tháng 1-1905 đã có hơn 44 vạn công nhân tham gia đấu tranh hơn 
cả 10 năm trước cộng lại. 
2.2. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN CAO TRÀO 
Sự kiện ngày chủ nhật đẫm máu đã vạch trần bộ mặt của chính phủ Nga hoàng và 
dạy cho giai cấp công nhân Nga về tính chiến đấu của mình. Đại hội lần thứ III của 
Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày 27/4/1905 tại Luân 
Đôn chỉ có những người Bônsêvích tham dự. Đại hội đã đề ra khẩu hiệu của cuộc cách 
mạng là lật đổ chính phủ Nga hoàng thành lập nước cộng hoà dân chủ, tịch thu ruộng 
đất của địa chủ chia cho dân cày, thực hiện ngày làm việc 8 giờ. Đại hội cũng đề ra 
nhiệm vụ trước mắt là lãnh đạo công nhân tiến hành khởi nghĩa vũ trang và tham gia 
chính phủ để thực hiện triệt để những nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản... 
Ngày 1/5/1905, hơn 20 vạn công nhân luyện kim ở Bacu đã biểu tình và xung đột 
vũ trang với quân đội và cảnh sát. trong khi đó, công nhân và nông dân khắp nước Nga 
liên tục nổi dậy đấu tranh vũ trang chống chính phủ Nga hoàng. Nông dân nổi dậy ở 87 
quận, giết địa chủ, đốt các văn tự, khế ước phong kiến.Đáng chú ý là phong trào đấu 
tranh vũ trang ở các tỉnh như Pêtécbua, Matxcơva, Vácxava, Riga, Bacu. Ngày 
4/6/1905, binh lính trên chiến hạm Pôtemkin ở hải cảng Ôđétxa đã làm cuộc binh biến. 
Điều này chứng tỏ công cụ của chính phủ Nga hoàng đã bị lung lay và khả năng binh 
vận đã xuất hiện. Từ ngày 22 đến ngày 24/6/1905, 70 ngàn công nhân ở Lốt, 
Vôdơnétrenxcơ đã khởi nghĩa vũ trang và lập ra Xô viết đầu tiên ở Nga. 
Tháng Muời năm 1905 nổ ra một cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân toàn 
Nga mà quyết liệt nhất là cuộc bãi công của hơn 1 triệu công nhân bưu điện , điện lực 
và đường sắt. Toàn bộ nước Nga bị tê liệt, Nga hoàng run sợ vội vàng cử Vitơ làm Thủ 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 32 
tướng chính phủ và triệu tập “Hội nghị Đuma Nhà nước có quyền lập pháp không tư 
vấn”. Chính phủ Vitơ ra tuyên ngôn 17/10, hứa hẹn ban bố một số quyền tự do dân chủ. 
Giai cấp tư sản, Đảng Xã hội cách mạng, phái Mensêvích vội vàng tuyên bố Nga hoàng 
đã đầu hàng nhân dân và kêu gọi ngừng đấu tranh ủng hộ Chính phủ lập hiến. Trên thực 
tế, chính phủ Nga hoàng chỉ ân xá bọn tội phạm hình sự để chúng lập ra tổ chức “Trăm 
Đen” làm công cụ để khủng bố các chiến sĩ cách mạng. 
Ngày 13/11/1905, Lênin về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Người đặc biệt nhấn 
mạnh là cần phải giành quyền lãnh đạo các Xô viết về tay Đảng Bônsêvích để hợp nhất 
cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang với chính quyền cách mạng thành cơ quan dân 
chủ chuyên chính của giai cấp vô sản và nhân dân. Người lập kế hoạch khởi nghĩa vũ 
trang giành chính quyền vào tháng Chạp năm 1905 ở Pêtécbua và Mátxcơva. Theo đúng 
kế hoạch, ngày 7 tháng Chạp năm 1905, cuộc khởi nghĩa vũ trang đã diễn ra ở 
Mátxcơva dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Bônsêvích. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt 
trong 9 ngày và bị dìm trong biển máu. Nguyên nhân thất bại là do thiếu kinh nghiệm 
đấu tranh vũ trang, thiếu vũ khí, thiếu sự phối hợp thống nhất trong toàn quốc, thiếu sự 
phối hợp với binh lính và nông dân. 
Ở Pêtécbua, phái Mensêvích khống chế quyền lãnh đạo các Xô viết nên cố tình phá 
hoại công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở đây đã không 
diễn ra như kế hoạch. Tuy nhiên, phong trào vẫn diễn ra ở nhiều nơi khác như Nam 
Cápcadơ do Xtalin lãnh đạo, ở Xêvaxtôphôn, Crônxtát, Ucraina, Léttôni, Gioócgi, Phần 
Lan, Balan, Xibêri... 
2.3. CUỘC CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN THOÁI TRÀO 
Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa tháng Chạp, phong trào khởi nghĩa vũ trang bước 
vào giai đoạn thoái trào. Năm 1906 chỉ còn hơn 1 triệu người tham gia đấu tranh. Ngày 
27/6/1906, Nga hoàng triệu tập kỳ họp thứ nhất của Đuma Nhà nước (ĐuMa I) để khởi 
thảo Hiến pháp. Đảng Dân chủ lập hiến đề nghị cải cách chính trị nhằm bóp chết cách 
mạng. Đại biểu nông dân chiếm 25% đề nghị dự thảo pháp luật ruộng đất nhằm tiêu diệt 
quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất. Đề nghị 
của nông dân đưa ra trong khi 50% số huyện của nước Nga đang diễn ra đấu tranh làm 
cho Nga hoàng hoảng sợ tuyên bố giải tán Đuma I vào ngày 8/6/1906 và cử Stôcưphen 
Bộ trưởng Bộ nội vụ lên làm Thủ tướng để thi hành chính sách tàn bạo của chế độ độc 
tài quân sự. 
Năm 1907 còn hơn 74 vạn người tham gia đấu tranh. Ngày 20/2/1907, Nga hoàng 
triệu tập cuộc họp Đuma lần thứ hai, đại biểu nông dân và công nhân đòi bãi bỏ xác 
lệnh 9/11/1916. Tức là không phải nộp tiền chuộc khi được chia ruộng đất. Ngày 
3/6/1907, Nga Hoàng ra lệnh giải tán Đuma II và bắt 65 đại biểu Đảng công nhân Xã 
hội Dân chủ đầy đi Xibêri. Việc giải tán Đuma II đánh dấu sự thất bại của cuộc cách 
mạng Dân chủ tư sản Nga 1905 – 1907. 
3. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ 
3.1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI 
Về chủ quan: 
 Giai cấp công nhân Nga chưa đủ mạnh, Đảng công nhân Xã hội dân chủ Nga thiếu 
sự đoàn kết thống nhất. Những tư tưởng của Lênin và những người Bônsêvích bị bọn 
Mensêvích phá hoại nghiêm trọng làm cho giai cấp công nhân không phát huy hết vai 
trò lãnh đạo lôi kéo các tầng lớp nhân dân lao động tham gia. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 33 
Các cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân diễn ra không đồng đều về thời gian và 
không gian. 
Quyền lãnh đạo cách mạng ở một số nơi còn rơi và tay Mensêvích nên cuộc đấu 
tranh bị cô lập. 
Các cuộc đấu tranh của nông dân còn mang tính tự phát nên họ chưa ý thức được về 
vai trò đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản. 
Phong trào chưa lôi kéo được một bộ phận binh lính trong quân đội Nga hoàng. 
Về khách quan: 
Cuộc cách mạng diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa đế quốc đang phát triển nên các 
nước đế quốc hoảng sợ và rảnh tay can thiệp dập tắt phong trào. 
3.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ 
Đối với nước Nga, đây là cuộc cách mạng dân chủ nhân dân đầu tiên đã làm cho giai 
cấp công nhân và nhân dân lao động Nga giác ngộ cao hơn rất nhiều về chính trị thấy rõ 
bộ mặt của Nga hoàng và thái độ của giai cấp tư sản cũng như vai trò lãnh đạo của giai 
cấp vô sản, chứng tỏ nông dân lao động là lực lượng cách mạng to lớn, uy tín của Lênin 
và Đảng Bônsêvích ngày càng lớn. 
Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ tư sản làm suy yếu chế độ Nga 
hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. 
Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. 
Đối với thế giới, mở đầu cho một giai đoạn bão táp cách mạng mới, ảnh hưởng sâu 
rộng đến phong trào công nhân các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân 
tộc thế giới. 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 34 
CHƯƠNG V 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 
1. NGUYÊN NHÂN VÀ TÍNH CHẤT 
1.1. NGUYÊN NHÂN 
Nguyên nhân sâu xa: chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ 
nghĩa làm cho mâu thuẫn của nó ngày càng phát triển gay gắt: mâu thuẫn giữa đế 
quốc với đế quốc, giữa giai cấp vô sản với tư sản, giữa đế quốc với thuộc địa. 
Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, một sinh viên Xecbi là Prinxip, đảng viên 
một tổ chức sinh viên ái quốc đã ám sát hai vợ chông viên đại công kế vị Áo – 
Hung. Lợi dụng việc đó, Đức, Áo – Hung liền tiến hành cuộc chiến tranh với Xecbi 
mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. 
1.2. TÍNH CHẤT. 
Đây là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, kế 
tục chính sách cướp bóc nô dịch nhân dân thuộc địa phản ánh cuộc khủng hoảng của 
chủ nghĩa tư bản 
2. QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN 
2.1. GIAI ĐOẠN I 
Cuộc chiến tranh bùng nổ từ ngày 28/7/1914, chiến sự diễn ra ở hai mặt trận: phía 
Tây và phía Đông. 
Ở mặt trận phía Tây, quân Đức tập chung 70 sư đoàn tấn công nước Pháp qua Bỉ. 
Trái với dự đoán của Pháp, quân Bỉ đã kìm chân Đức làm cho quân Đức chỉ chiếm được 
Bỉ và 10 quận Đông – Bắc nước Pháp. Ở mặt trận này, hai bên Pháp - Đức ở vào thế 
giằng co dọc chiến tuyến dài tới 800 km. 
Ở mặt trận phía Đông, gồm có 25 sư đoàn quân Đức và quân Áo - Hung. Quân Nga 
dành được ưu thế và chiếm được một phần Đông Phổ. 
Đến cuối năm 1914, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức bị phá sản 
2.2. GIAI ĐOẠN II 
Năm 1915, chiến sự diễn ra ác liệt ở mặt trận Nga, liên quân Đức - Áo - Hung đẩy 
quân Nga ra khỏi Đông Phổ. Cuối năm 1915, Ý tham gia phe hiệp ước. Quân liên minh 
đánh bại Xécbi và lập một trục tuyến từ Đức đến Thổ Nhĩ Kỳ. So sánh lực lượng hai 
bên ngang bằng. 
Năm 1916, quân Đức chuyển mặt trận sang phía Tây. Phe Hiệp ước mở ba cuộc tấn 
công lớn đẩy quân Đức vào thế phòng ngự bị động. 
2.3. GIAI ĐOẠN CUỐI 
Đầu năm 1917, Đức tiến hành cuộc chiến tranh bằng tàu ngầm để phong toả hải 
quân Anh. Tháng 4/1917, Mỹ tuyên chiến với Đức. Thế trận nghiêng về phe hiệp ước. 
Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nước Nga tuyên bố rút khỏi cuộc chiến. Năm 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 
Đề cương bài giảng Lịch sử thế giới cận đại 35 
1918, Cách mạng Đức bùng nổ. Ngày 29/9/1918, Bungari tuyên bố đầu hàng; ngày 
30/10/1918, Thổ Nhĩ Kỳ đầu hàng. Ngày 1/11/1918, Đức ký hiệp ước đình chiến. 
Ngày 2/11/1918, Áo - Hung tuyên bố đầu hàng; ngày 9/11/1918, nền cộng hoà Đức 
tuyên bố thành lập. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. 
PHẦN II 
LỊCH SỬ CẬN ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG 
CHƯƠNG I 
NHẬT BẢN 
1. TIỀN ĐỀ CỦA CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN 
1.1. KINH TẾ 
Về nông nghiệp: 
Quan hệ ruộng đất phong kiến vẫn tồn tại đậm nét. Đất đai nằm trong tay các 
Đaimiô. Nông dân lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho Đaimiô. Quan hệ này tương đối 
giống quan hệ ruộng đất ở Tây Âu trung cổ. 
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tác động phá vỡ tính chất tự nhiên của nền 
kinh tế nông nghiệp. Nhiều vùng chuyên canh hàng nông phẩm: dâu, bông, chè, gạo 
xuất hiện đẩy nhanh sự giao lưu hàng hoá. Trong nông nghiệp xuất hiện chế độ làm thuê 
và sự phá sản của nông dân góp phần bổ sung lực lượng lao động ở thành thị. Tô tiền là 
Th.s. Bùi Văn Hùng Khoa Lịch Sử 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_lich_su_the_gioi_can_dai_phan_ii_chuong_i.pdf