Đề cương chi tiết Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Tóm tắt Đề cương chi tiết Kinh tế chính trị Mác - Lênin: ...ra một hàng hoá, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hoá ấy. Đó cũng chính là giá trị xã hội chứ không phải là giá trị cá biệt của hàng hoá. 2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ...ịa chủ sở hữu ruộng đất. Địa chủ thu địa tô chênh lệch I bằng cách cho thuê ruộng đất với giá cả khác nhau. Ruộng đất tốt giá cao hơn trung bình, ruộng đất trung bình cao hơn ruộng đất xấu, ruộng đất ở gần thị trường cao hơn ruộng đất ở xa thị trường. - Địa tô chênh lệch II là địa tô thu đượ...à nước chiếm 14,1% hợp tác xã 5,8%, tư nhân 80,1%; hơn 1.200 làng nghề, trong đó 2/3 là làng nghề truyền thống. Năm 2004, tổng giá trị các ngành nghề ở nông thôn đạt 60.000 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gần 500 triệu USD và giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu lao động. 48 - Hiện có hàng ...

pdf68 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương chi tiết Kinh tế chính trị Mác - Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bảo lợi ích, nhu cầu trực tiếp cho người lao động thì còn 
phải biết góp phần đảm bảo cuộc sống chung cho cả cộng đồng trong hiện tại cũng 
như tương lai. 
- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, phân phối lao động được thực hiện trong 
thành phần kinh tế nhà nước và một phần trong thành phần kinh tế tập thể vì: 
+ Do các thành phần kinh tế này dựa trên công hữu tư liệu sản xuất nên mọi 
người đều có quyền và nghĩa vụ lao động như nhau, vì vậy cần lấy lao động cống hiến 
làm căn cứ để phân phối. 
+ Còn có sự khác biệt giữa những người lao động về thái độ lao động, tính chất 
và trình độ lao động cho nên dù cùng công việc, cùng thời gian nhưng đưa lại kết quả 
khác nhau (tốt, xấu, nhiều, ít .v.v..). Vì thế, không thể phân phối bình quân, nếu làm 
như vậy sẽ triệt tiêu động lực nâng cao năng suất lao động. 
+ Lực lượng sản xuất tuy đã phát triển nhưng chưa đến mức đủ để phân phối 
theo nhu cầu, do đó, phải thực hiện phân phối theo lao động. 
- Tác dụng: 
 60
+ Kích thích tính tích cực của người lao động; bởi vì, ai đóng góp nhiều, tốt sẽ 
có thu nhập cao và ngược lại, từ đó người lao động ra sức học tập nâng cao trình độ 
văn hoá, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật .v.v... Thúc đẩy sản xuất phát triển. 
+ Góp phần giáo dục thái độ, tinh thần và kỹ luật lao động, đấu tranh chống kẻ 
chây lười, thiếu trách nhiệm. 
- Phân phối theo lao động tuy đã đảm bảo sự công bằng nhưng chưa hoàn toàn 
bình đẳng vì: 
+ Mỗi một người lao động có thể lực, trí lực khác nhau nên đóng góp của họ 
không thể giống nhau. 
+ Mỗi một người lao động có hoàn cảnh bản thân và gia đình khác nhau nên 
đóng góp khác nhau, do đó phân phối không giống nhau. 
Trong xã hội, ngoài những người lao động đang có việc làm, có thu nhập, còn 
những người già yếu, tàn tật, trẻ em chưa thể tham gia lao động, nếu chỉ phân phối 
theo lao động thì họ sẽ không được chăm sóc nuôi dưỡng. 
Do vậy, bên cạnh hình thức phân phối theo lao động cần bổ sung hình thức 
phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội. 
5.2. Vị trí, tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu 
nhập cá nhân trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam 
5.2.1. Vị trí của vấn đề phân phối thu nhập 
- Phân phối là một khái niệm rộng, tuỳ theo góc độ xem xét mà có những nội 
dung phân phối khác nhau như phân phối tổng sản phẩm; tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu 
dùng, theo lao động, theo giá trị tài sản hoặc vốn .v.v... 
- Mỗi phương thức sản xuất khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Phân 
phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định, 
chẳng hạn, dưới hình thức sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thì sản 
phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu và chi phối của các nhà tư bản; dưới hình thức tập thể 
về tư liệu sản xuất thì sản phẩm làm ra thuộc về tập thể. 
- Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Sản xuất quyết định 
phân phối, có sản xuất thì mới có phân phối, sản xuất được nhiều thì có nhiều cái để 
phân phối và ngược lại. Tuy nhiên, phân phối cũng có tác động trở lại đối với sản xuất, 
nếu phân phối hợp lý, đảm bảo lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia vào quá trình 
sản xuất thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và ngược lại, nếu phân phối không hợp lý, 
không đảm bảo lợi ích kinh tế hài hoà sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, chủ sở 
hữu không tích cực bỏ vốn để đầu tư sản xuất hoặc người lao động không tích cực lao 
động. Vì thế, phân phối có vị trí quan trọng nó có thể trở thành động lực của sự phát 
triển hoặc kìm hãm sự phát triển. Quan hệ phân phối là cái đảm bảo cuối cùng để quan 
hệ sở hữu từ hình thức pháp lý đến thực hiện về mặt kinh tế trong thực tế. 
 61
5.2.2. Tính tất yếu khách quan của nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân 
trong thời kỳ quá độ ở nước ta 
Xuất phát từ yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan và từ đặc điểm kinh tế 
- xã hội nước ta, trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta phải thực hiện nhiều hình 
thức phân phối thu nhập cá nhân. Đó là một tất yếu khách quan vì: 
* Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, có nhiều chế độ sở hữu 
khác nhau về tư liệu sản xuất. 
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Mỗi thành phần kinh tế là 
một kiểu quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở một hình thức sở hữu nhất định. Tương ứng 
với mỗi thành phần kinh tế, mỗi hình thức sở hữu là một hình thúc phân phối thu nhập 
cá nhân nhất định. Mặc dù, các thành phần kinh tế ở nước ta không tồn tại biệt lập mà 
đan xen vào nhau và hợp thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, xong chừng 
nào còn tồn tại những hình thức sở khác nhau thì sự phân phối thu nhập cá nhân chưa 
thể thực hiện theo một hình thức thống nhất mà phải thực hiện theo nhiều hình thức. 
Chỉ có như vậy, mới giải phóng được năng lực sản xuất, khai thác triệt để mọi tiềm 
năng kinh tế của đất nước. 
* Trong nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều phương thức kinh doanh khác 
nhau 
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ 
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mỗi thành phần kinh tế có phương thức 
sản xuất kinh doanh riêng. Ngay trong thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu tư 
liệu sản xuất cũng có các phương thức kinh doanh khác nhau, do đó, phương thức hình 
thành thu nhập cá nhân ở đây cũng khác nhau. 
* Cơ chế thị trường cũng đòi hỏi phải thực hiện nhiều hình thức phân phối 
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, sự điều phối, sắp xếp hợp lý 
các yếu tố của nền sản xuất tất nhiên phải được tham gia vào quá trình phân phối như 
thông qua thị trường mà tập trung vốn và điều phối vốn, vận dụng việc phát hành cổ 
phiếu hoặc trái phiếu để lấy lời... 
Điều đó, cũng góp phần vào việc hình thành phương thức phân phối thu nhập cá 
nhân theo nhiều hình thức. 
* Từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cá nhân 
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước kém phát triển, việc 
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cá nhân cũng là một điều tất yếu. Tuy nhiên, 
từng bước thực hiện công bằng xã hội, trong phân phối thu nhập là mục tiêu của sự 
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. 
Đã đạt được mục tiêu đó cần thực hiện các biện pháp sau: 
Một là: Phát triển lực lượng sản xuất 
Phân phối không chỉ phụ thuộc vào quan hệ sở hữu mà còn phụ thuộc vào trình 
độ phát triển của nền sản xuất. Điều kiện tiên quyết đối với nước ta là phải phát huy 
 62
mọi tiềm năng vật chất, tinh thần để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, thực hiện 
thành công công nghiêp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có như vậy, mới tạo được năng 
suất lao động cao, sản phẩm dồi dào phong phú... tạo điều kiện vật chất để thực hiện 
ngày càng đầy đử sự công bằng xã hội trong phân phối. 
Hai là: Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất 
Trong giai đoạn hiện nay, cần quan tâm giải quyết những vấn đề cơ bản sau: 
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, chống chủ nghĩa bình quân và thu 
nhập bất hợp lý, bất chính 
Cần tiếp tục cải tiến triệt để chế độ tiền lương. Làm cho tiền lương phải thực sự 
là thu nhập dựa trên lao động cống hiến của mỗi người. Tiền lương phải là nguồn thu 
nhập chính của người lao động, đồng thời cần phải nghiêm trị những kẻ có thu nhập 
bất chính, xoá bỏ sự chênh lệch bất hợp lý về thu nhập giữa các vùng, miền, ngành... 
- Ngăn ngừa sự chệnh lệch quá đáng về mức thu nhập cá nhân và sự phân hoá 
xã hội thành hai cực đối lập. 
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta, một mặt thừa nhận sự chênh lệch 
về mức thu nhập giữa các tập thể và cá nhân, nhưng mặt khác, cần phải ngăn ngừa 
mức chênh lệch thu nhập quá đáng, phân hoá xã hội thành hai cực đối lập, vì điều đó 
sẽ dẫn đến mâu thuẫn đối kháng, xung đột xã hội, không thực hiện được mục tiêu xây 
dựng chủ nghĩa xã hội. 
- Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. Nhà nước 
không những khuyến khích mọi người làm giàu một cách hợp pháp mà còn tạo điều 
kiện và giúp đỡ bằng mọi biện pháp, điều đó đòi hỏi mọi người phát huy tài năng lao 
động và tiềm năng hiện có để xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Mặt khác, đòi hỏi 
mọi thành viên trong xã hội thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng về xoá đói , 
giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động bảo trợ xã hội....góp phần nâng cao đời sống 
vật chất, tinh thần cho nhân dân. 
6. Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 
6.1. Các hình thức kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay 
Kinh tế đối ngoại có các hình thức chủ yếu sau: 
6.1.1. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất 
Bao gồm gia công, xây dựng xí nghiệp chung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá 
sản xuất quốc tế. 
- Nhận gia công: Đây là hình thức tận dụng nguồn lao động trong nước để gia 
công hàng hoá cho nước ngoài. Hình thức này có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết 
việc làm và tận dụng máy móc hiện có, phù hợp với điều kiện các ngành có hàm lượng 
lao động cao, đồng thời qua đó mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và 
thế giới. 
 63
- Xây dựng những xí nghiệp chung với sự hùn vốn và công nghệ từ nước ngoài. 
Xí nghiệp chung hay hỗn hợp là kiểu tổ chức xí nghiệp công, thương nghiệp, 
dịch vụ và tổ chức tài chính - tín dụng. Các xí nghiệp này thường được tổ chức dưới 
hình thức công ty cổ phần với trách nhiệm hữu hạn tương ứng với số vốn đóng góp 
của các thành viên. Ở nước ta hiện nay, hình thức này đóng vai trò rất quan trọng. 
- Hợp tác sản xuất quốc tế trên cơ sở chuyên môn hoá: 
Hợp tác sản xuất quốc tế có thể diễn ra theo các hợp đồng hoặc hiệp định ký kết 
giữa các bên, hoặc cũng có thể được hình thành do kết quả của cạnh tranh, hoặc do đầu 
tư và lập các chi nhánh của các công ty ở các nước. Hợp tác chuyên môn hoá có thể 
trong cùng một ngành (bộ phận, chi tiết sản phẩm) hoặc khác ngành. 
6.1.2. Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức 
Trao đổi tài liệu - kỹ thuật, thiết bị, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, 
chuyển giao công nghệ.... Việc hợp tác khoa học kỹ thuật thường diễn ra theo ba 
hướng : Ra nước ngoài để nghiên cứu, mời các chuyên gia đến nước ta để hợp tác 
nghiên cứu; mua phát minh, sáng chế. 
Đối với các nước đang phát triển như nước ta thì việc hợp tác khoa học kỹ thuật 
có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đó là điều kiện thiết yếu để rút ngắn khoảng cách với các 
nước tiên tiến. 
6.1.3. Ngoại thương 
Là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ (hàng hoá hữu hình và vô hình) giữa các quốc 
gia. Đối với quốc gia đang phát triển như nước ta thì ngoại thương có tác dụng to lớn 
sau: 
- Góp phần làm tăng của cải và sức mạnh tổng hợp mỗi nước. 
- Là động lực của sự tăng trưởng kinh tế quốc dân. 
- Điều tiết thừa, thiếu của mỗi nước. 
- Nâng cao trình độ công nghệ và ngành nghề trong nước. 
- Tạo điều kiện mở rộng việc làm cho người lao động trong nước. 
Nội dung của ngoại thương gồm: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá hữu hình 
và vô hình, gia công tái sản xuất, xuất khẩu tại chỗ. Trong đó, xuất khẩu là hướng ưu 
tiên và là trọng điểm của hoạt động ngoại thương. 
Ở nước ta để đẩy mạnh ngoại thương cần hướng vào giải quyết các vấn đề sau: 
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. 
+ Chính sách nhập khẩu phải hướng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
CNH, HĐH, phục vụ chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập 
khẩu những mặt hàng có thể sản xuất có hiệu quả ở trong nước. 
+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chính sách thương mại tự do và chính 
sách bảo hộ thương mại. 
 64
Cần kết hợp hai xu hướng: tự do hoá thị trường với bảo hộ thị trường trong 
nước để vừa thúc đẩy tự do thương mại vừa khai thác có hiệu quả thị trường thế giới. 
+ Hình thành tỉ giá hối đoái một cách chủ động, hợp lí. 
Đây là quan hệ tỷ giá giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Tỷ 
giá hối đoái là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng trong việc trao đổi kinh tế, 
đặc biệt đối với việc xuất nhập khẩu. 
6.1.4. Đầu tư quốc tế 
Là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại, nó là một quá trình mà 
trong đó hai hay nhiều bên (quốc gia, vùng lãnh thổ...) cùng góp vốn để xây dựng và 
triển khai một dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. 
Đầu tư Quốc tế đối với các nước nhận đầu tư có tác dụng tăng thêm nguồn vốn, 
công nghệ mới, trình độ quản lý tiên tiến, tạo thêm việc làm... tuy nhiên cũng có hạn 
chế như: làm gia tăng sự phân hoá giữa các giai tầng trong xã hội, cạn kiệt nguồn tài 
nguyên, ô nhiễm môi trường và tăng tính lệ thuộc vào bên ngoài. Có hai loại đầu tư 
quốc tế: 
- Đầu tư trực tiếp (FDI) là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng 
quản lý vốn đầu tư thống nhất với nhau, người có vốn đầu tư tham gia trực tiếp điều 
hành và chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận. FDI 
thường được thực hiện: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng; xí nghiệp liên doanh; 
xí nghiệp 100% vốn nước ngoài; hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao 
(BOT). 
- Đầu tư gián tiếp: Là loại hình đầu tư mà quyền sỡ hữu tách rời quyền sử dụng 
vốn. Người sở hữu vốn chỉ thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay hoặc lợi tức cổ phần. 
Bộ phận quan trọng trong đầu tư gián tiếp là viện trợ phát triển chính thức (ODA); 
ODA bao gồm các khoản hỗ trợ hoàn lại và không hoàn lại cũng như các khoản tín 
dụng ưu đãi khác. 
6.1.5. Tín dụng quốc tế 
Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà nước, với các tổ chức kinh tế xã hội, các cá 
nhân ở trong nước với các chính phủ, các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, trong đó có 
cả ngân hàng thế giới và ngân hàng khu vực. 
- Tăng nguồn vốn cho các ngành sản xuất kinh doanh, nhờ đó các Tín dụng 
quốc tế dưới các hình thức: vay nợ bằng tiền, vàng, công nghệ, hàng hoá. Ưu điểm là 
vay nợ để có vốn đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng...và những khu 
vực khác đầu tư vốn lớn nhưng thu hồi chậm. 
6.1.6. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế 
- Du lịch quốc tế là ngành kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động: tổ 
chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu 
đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi, lưu trú, tham quan, giải trí, mua hàng lưu niệm....của du 
khách. 
 65
Nước ta có các lợi thế: cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hoá, môi trường sinh 
thái; các loại hình hoạt động đặc thù mang tính dân tộc và truyền thống của Việt Nam. 
- Vận tải quốc tế: 
Vận tải quốc tế được sử dụng các phương thức: Đường biển, sắt, ô tô, hàng 
không....trong đó vận tải biển có vai trò quan trọng nhất. 
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài và tại chỗ. 
Hiện nay nhu cầu lao động các nước phát triển là rất lớn trong lúc đó tỷ lệ tăng 
dân số ở các nước này có xu hướng giảm và nhất là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế bởi 
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhiều ngành vẫn cần nhiều lao động như xây 
dựng, khai mỏ, dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp lắp ráp ô tô....Việt Nam có 
nguồn lao động dồi dào, việc xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi ích trước mắt và 
lâu dài. 
- Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác: Ngoài các dịch vụ trên, còn có các 
dịch vụ như: Bảo hiểm, thông tin, bưu điện, kiều hối, ăn uống, tư vấn.... 
* Ý nghĩa của hình thức đầu tư quốc tế đối với phát triển nước ta: 
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo 
hướng hiện đại, thực hiện các chương trình, mục tiêu có hiệu quả. 
- Giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ 
lao động, người lao động có cơ hội tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới. 
- Đóng góp một phần ngân sách nhà nước và có xu hướng đóng góp tăng lên 
hàng năm. 
6.2. Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế đối ngoại 
6.2.1. Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế đối ngoại 
Để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại có hiệu quả cần phải đảm bảo những 
nguyên tắc cơ bản, những nguyên tắc đó vừa phản ánh những thông lệ quốc tế vừa 
phải tuân thủ những yêu cầu để ngày càng củng cố chế độ chính trị của đất nước. 
Những nguyên tắc đó là: 
* Nguyên tắc bình đẳng: 
Đây là nguyên tắc có ý nghĩa nền tảng cho việc thiết lập và lựa chọn đối tác 
trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước. 
Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu: 
+ Phải coi mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là một quốc gia độc lập có chủ 
quyền. 
+ Phải coi mỗi quốc gia là thành viên trong thị trường quốc tế. Vì vậy, các quốc 
gia đó phải có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, quyền bình đẳng trong quan hệ 
quốc tế. 
 66
* Nguyên tắc cùng có lợi: 
Nguyên tắc này là cơ sở kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa 
các quốc gia với nhau. Trong nền kinh tế thị trường, nguyên tắc bình đẳng giữa các 
quốc gia sẽ không thực hiện được nếu các quốc gia tham dự không cùng có lợi ích 
kinh tế. Nguyên tắc này được cụ thể hoá thành những điều khoản làm cơ sở để ký kết 
các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế của các nước với nhau. 
* Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của 
mỗi quốc gia 
Trong cộng đồng quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập đều có 
chủ quyền về mặt kinh tế, chính trị xã hội và địa lý. 
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc cùng có lợi, 
vì xét cho cùng thì cùng có lợi về mặt kinh tế sẽ tạo ra cơ sở để cùng có các lợi ích 
khác. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi bên trong các bên phải thực hiện các yêu cầu sau: 
- Tôn trọng các điều khoản trong các Nghị định thư và trong hợp đồng kinh tế 
đã ký kết. 
- Không đưa ra những điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau. 
- Không được dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào nội bộ của quốc gia 
để can thiệp vào đường lối chính trị của các quốc gia đó. 
* Nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN 
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt 
Nam. Trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại không phải chỉ có lợi ích kinh tế 
mà còn phải xử lí tốt mọi quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Mở rộng kinh tế đối ngoại 
nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc tế chủ yếu về vốn, công nghệ, kinh 
nghiệm quản lý nhằm phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả nhằm 
thực hiện mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 
 Các nguyên tắc nói trên trong quan hệ kinh tế quốc tế được nhiều nước thừa 
nhận. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, thường gặp nhiều khó khăn nhất là xử lí 
quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển, các nước khác nhau chế 
độ chính trị. Vì vậy, mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại phải kiên trì giữ 
tính nguyên tắc, mục tiêu, vừa phải linh hoạt khôn khéo trong sách lược để nắm lấy 
thời cơ phát triển kinh tế. 
Các nguyên tắc nói trên có mối quan hệ biện chứng, xa rời hoặc thực hiện 
không đồng bộ, không triệt để các nguyên tắc đó sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động kinh tế 
đối ngoại và xa rời mục tiêu dẫn đến chệch hướng XHCN. 
6.2.2. Quá trình thực hiện các nguyên tắc nói trên là quá trình vừa hợp tác vừa 
đấu tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế 
Hợp tác trong quan hệ kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của thời 
đại, do tác động thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại; lực lượng 
sản xuất phát triển, phân công lao động cao, chuyên môn hoá sâu sắc; mỗi nước cần 
 67
phát huy lợi thế của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác, mở rộng hợp tác 
trong quan hệ kinh tế quốc tế, các nước sẽ tận dụng được những thành tựu mà nhân 
loại tạo ra. 
Tất cả điều trên có thể có được thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên. 
Song, phải đấu tranh trong quá trình thực hiện vì: 
- Về kinh tế: Bảo đảm sự độc lập, tự chủ không bị lệ thuộc một chiều, phát huy 
nội lực của bản thân nền kinh tế của đất nước. Cần tạo sự ổn định về kinh tế để phát 
triển, đây cũng là môi trường quan trọng để thu hút nguồn lực bên ngoài. 
- Về chính trị: Đấu tranh để đảm bảo thể chế chính trị theo định hướng XHCN 
của đất nước mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. 
- Về xã hội: Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, 
hội nhập nhưng không hoà tan./. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_chi_tiet_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin.pdf