Đề cương ôn luyện Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tóm tắt Đề cương ôn luyện Tư tưởng Hồ Chí Minh: ... cách mạng cảu HCM, đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của VN, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Câu 6: Phân tích tư tưởng HCM về giải phóng dân tộc? dân tộc Việt Nam muốn dành thắng...năng chính trị của Nhà nước tiêu vong,v.v... Những đặc trưng cơ bản nói trên của chủ nghĩa xã hội là những phán đoán khoa học đã được Mác và Ăngghen nêu lên trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu phát triển nhất vào cuối thế kỷ XIX. Dù sa.... - Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, cần phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhưng chủ yếu phải lấy nguồn lực bên trong làm gốc, có phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước mới sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Min...

doc22 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương ôn luyện Tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước mới sử dụng tốt, có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh: chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng; phải " đem tài dân, sức dân,của dân làm lợi cho dân".
	- Tiềm lực của hơn 80 triệu dân ta với sức lực, của cải, trí tuệ, tài năng...thật là to lớn. Làm thế nào để khơi dậy mạnh mẽ nguồn nội lực đó? Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, ta phải phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân , tạo nên không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Muốn thế, phải nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hoá chính trị, trau dồi bản lĩnh công dân, cung cấp thông tin đúng đắn cho người dân, phải thực hiện cơ chế " dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", tạo cho người dân có điều kiện tham gia giám sát công việc của Nhà nước.
	- Đồng thời phải thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, trên cơ sở lấy liên minh công- nông-trí thức làm nòng cốt,tranh thủ sự đóng góp, ủng hộ của tất cả những ai tán thành đổi mới vì mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
	3 - Đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
	- Công cuộc đổi mới của nhân dân ta diễn ra vào lúc cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển mạnh, xu thế toàn cầu hoá đang ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc.
	- Chúng ta phải ra sức tranh thủ tối đa mọi cơ hội tốt do xu thế nói trên tạo ra, phát huy hiệu lực và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phải có cơ chế,chính sách tốt để thu hút vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư nhằm khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên ngoài ( vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại), thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
	- Tuy nhiên, cũng phải thấy, nói chung không có viện trợ lớn nào hoàn toàn vô tư, không kèm theo những điều kiện nhất định. Vì vậy, tranh thủ hợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, kêu gọi toàn dân sẵn sàng đem nhân lực,vật lực, tài lực để tăng cường sức mạnh quốc gia.
	- Giao lưu, hội nhập đồng thời phải không ngừng trau dồi bản lĩnh và bản sắc văn hoá dân tộc , đặc biệt cho thanh niên. Chỉ có bản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ mới tạo ra bộ lọc tốt để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có sức đề kháng tốt để chống lại mọi yếu tố văn hoá độc hại từ bên ngoài tràn vào.
	4 - Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
	- Để phát huy được quền làm chủ của người dân, trước hết cán bộ Đảng và Nhà nước, những người thừa hành công vụ phải trong sạch, liêm khiết, phải thực sự là người đầy tớ trung thành và tận tuỵ của dân như Bác Hồ mong muốn. Dù Đảng và Nhà nước có đường lối, chính sách đúng đắn, nhưng đội ngũ cán bộ thừa hành không tận tuỵ, mẫn cán, lại sách nhiễu, tham nhũng, cửa quyền...thì chẳng những họ không làm cho đường lối, chính sách đó đi được vào người dân, mà có khi còn trở thành nguyên nhân trực tiếp gây nên những điểm nóng, có thể dẫn tới những bùng nổ xã hội không thể xem thường.
	- Vì vậy, bài học vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công giáo dục, nhắc nhở chúng ta là phải không ngừng chăm lo tăng cường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng vơi dân, muốn thế phải quyết tâm làm trong sạch bộ máy Nhà nước, loại trừ những phần tử thoái hoá biến chất, làm cho Nhà nước ta thực sự là " của dân, do dân, vì dân". Chính tệ quan liêu,tham nhũng, mất dân chủ, tác phong hách dịch, cửa quyền, lối sống xa hoa, lãng phí, thiếu đạo đức...của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền đã gây nên những vụ bất bình trong dân,làm đổ vỡ niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội.
	- Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá cũng đang kích thích lòng ham muốn vật chất và lối sống tiêu dùng trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Hiện nay, nước ta còn rất nghèo, làm chưa đủ ăn, chưa đủ trả nợ, Bác Hồ nói: sản xuất mà không tiết kiệm thì " như gió vào nhà trống, không lại hoàn không". Vì vậy, tiết kiệm không chỉ là một nếp sống đạo đức, nó là một chính sách kinh tế. Những kẻ xa hoa, lãng phí đều dẫn đến xâm phạm tài sản của nhân dân, do đó nó còn là vấn đề chính trị. Phải làm cho khẩu hiệu " cần kiệm xây dựng nước nhà" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đi vào đời sống, trở thành một nét đẹp của văn hoá Việt Nam.
Câu 10:
1 - Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại, đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
	a. Nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại.
	- Theo Lênin: có biết mình đang sống ở thời đại lịch sử nào, có những đặc điểm cơ bản gì, xu hướng vận động của nó ra sao, những đặc điểm chủ yếu của bối cảnh lịch sử thời đại ấy,v.v...thì mới có được sự lựa chọn đúng, hành động đúng, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại.
	- Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không phải vì nhân dân ta thiếu anh hùng, các lãnh tụ của phong trào kém nhiệt huyết mà chủ yếu là do không nhận thức được đặc điểm mới của thời đại nên vẫn tiến hành theo cách làm cũ, vì thế mà đã bị thất bại. Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh tuy cũng đã đi ra nước ngoài, nhưng do mục đích và cách đi không đúng nên đã không kịp nắm bắt được bản chất của thời đại. Kết quả là: người thì " dầu dãi đất khách", người thì " lạc lối trời Âu".
	- Rất kính trọng và khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường đã thất bại của cha anh. Người đi ra nước ngoài để tìm sự mách bảo của thời đại. Do mục đích đi đúng: tìm đường cứu nước; do cách đi đúng: trong tư cách người lao động, sát cánh với giai cấp vô sản và nhân dân các dân tộc bị áp bức, Hồ Chí Minh đã sớm đến được với cánh tả của cách mạng Pháp, gặp được Luận cương của Lênin, tán thành Quốc tế thứ III, nhờ con mắt xa rộng và có tầm bao quát lịch sử và thời đại mà Nguyễn Ái Quốc đã khám phá ra con đường cách mạng chưa từng có trong cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc-con đường cách mạng vô sản, con đường gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
	Hồ Chí Minh viết: " Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụ thuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Do đó mà trước hết nảy ra khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung".
	- Từ đó mà khơi dậy được toàn bộ sức mạnh trí tuệ, tài năng của dân tộc và của thời đại đưa tới thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam mở ra cao trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong thế kỷ XX.
	- Chính nhờ có thế giới quan của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhờ nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại và những kinh nghiệm đấu tranh mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã có khả năng dự đoán trước thời cuộc.
	- Cũng chính nhờ nắm bắt được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mà Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã không mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí, không bị đổ vỡ, thất bại.
	- Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, trật tự cũ đã thay đổi, trật tự mới chưa hình thành. Tình hình thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng những yếu tố bất trắc và những thay đổi khôn lường. Nếu không muốn mắc phải những sai lầm chủ quan, duy ý chí, không muốn lâm vào đổ vỡ, thất bại...chúng ta cũng phải noi gương Hồ Chí Minh, phải luôn nắm bắt chính xác đặc điểm và xu thế diễn biến của tình hình, trên cơ sở đó mà xác lập chủ trương, đuờng lối, chính sách đúng đắn.
	b. Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
	- Sau khi nắm bắt được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã làm tất cả để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người đã viết: "Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả".
	- Hồ Chí Minh xác định: cách mạng Việt Nam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, tức là thực hiện giải phóng dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần cùng cách mạng thế giới đánh đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	Nói cách khác: Hồ Chí Minh bao giờ cũng đặt cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng của mỗi nước trong tình hình nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới và tác động qua lại giữa chúng.
	Do vậy, vấn đề dân tộc phải gắn với vấn đề giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn với cách mạng vô sản, vấn đề thuộc địa là vấn đề quốc tế.
	- Mặt khác, khi gắn cách mạng dân tộc với cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh những đặc điểm riêng về lịch sử-xã hội, chính trị, kinh tế của mỗi dân tộc; những đặc điểm riêng giữa phương Đông và phương Tây để vạch ra chiến lược đấu tranh cho phù hợp.
	- Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc đối với cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh chỉ ra: cách mạng thuộc địa là " một cái cánh" của cách mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc phải cùng phối hợp với cách mạng vô sản để giết " con đỉa hai vòi".
	- Điểm mới và sâu sắc của Hồ Chí Minh là đã chứng minh được bọn đế quốc không chỉ áp bức, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc mà còn thống trị, bóc lột nhân dân lao động và vô sản nước mình, chống lại phong trào cách mạng thế giới. Cho nên: nếu không có sự kết hợp sức mạnh của mỗi dân tộc với sức mạnh của nhân dân thế giới thì không thể giành thắng lợi được.
	Tóm lại, đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung của cách mạng thế giới là một tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối. Trong Di chúc, Hồ Chí Minh viết: " Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".
	2 - Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
	3 - Giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức mình là chính,tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
	4 - Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng " làm bạn với tất cả các nước dân chủ".
	III - PHÁT HUY BÀI HỌC KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ HIỆN NAY.
	1 - Bối cảnh quốc tế hiện nay.
	- Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới đầy biến động, trật tự cũ đã thay đổi, trật tự mới chưa hình thành. Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc và thay đổi khó lường. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vùng Đông Nam Á là nơi có sự đan xen về lợi ích và mâu thuẫn giữa các cường quốc trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là về chủ quyền lãnh thổ và an ninh ở biển Đông.
	- Việt Nam tiến hành đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế vào lúc chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, hệ thống giá trị xã hội chủ nghĩa tạm thời suy yếu, hệ thống giá trị tư bản chủ nghĩa có điều kiện lan tràn. Lợi dụng tình hình đó, các lực lượng đế quốc và phản động đang đẩy mạnh cuộc tiến công bằng "diễn biến hoà bình" dưới nhiều hình thức nhằm làm suy yếu, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng vai trò giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
	- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, thúc đẩy xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, gắn liền với cạnh tranh gay gắt, mở ra thời cơ cho các nước có thể phát triển nhanh, thực hiện con đường rút ngắn, đồng thời cũng tạo ra nguy cơ tụt hậu nhanh chóng.
	- Đảng ta xác định: nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
	- Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, chúng ta cần quán triệt và vận dụng tốt những quan điểm có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
2 - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay.
	a.Tiếp tục xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới 
	- Phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta vẫn luôn xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới, Việt Nam tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
	- Đảng ta và nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một đóng góp thiết thực vào đổi mới chủ nghĩa xã hội, vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân thế giới.
	- Hiện nay, cuộc đấu tranh " ai thắng ai" giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản trên phạm vi quốc tế vẫn đang tồn tại. Mục tiêu bất biến của chúng ta vẫn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nếu chúng ta không nhận thức sâu sắc điều này, nếu chập chờn, dao động thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ không thể tiến hành thắng lợi mà độc lập dân tộc cũng không giữ vững được, đất nước sẽ rơi vào mất ổn định và sự nghiệp đổi mới cũng sẽ không thể thành công.
b. Luôn luôn nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính.
- Hồ Chí Minh luôn luôn nêu cao nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, chủ trương tận lực phát huy sức mạnh dân tộc-sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân...chỉ có trên cơ sở sức mạnh bên trong chúng ta mới có thể tranh thủ và tận dụng được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các lực lượng bên ngoài, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng mỗi thời kỳ.
- Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện nay, chúng ta phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế, nhưng phải trên cơ sở độc lập, tự chủ, phát huy đầy đủ các yếu tố nội lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là chính, bao gồm nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống ( lịch sử và văn hoá). Nếu không độc lập, tự chủ, không phát huy đầy đủ nội lực thì không thể đứng vững và đi lên một cách vững chắc, lâu bền và cũng không thể hội nhập kinh tế quốc tế một cách bình đẳng.
- Cơ sở của sức mạnh nội lực, theo quan điểm của Hồ Chí Minh trước hết là sức mạnh chính trị. Đây là sức mạnh tổng hợp bao gồm sức mạnh của chế độ chính trị, đường lối chính trị, giáo dục ý thức chính trị, văn hoá chính trị, lực lượng chính trị. Trong đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng đường lối chính trị và lực lượng chính trị là sức mạnh đại bài viết, Người lại nhấn mạnh " tóm lại phải đoàn kết".
	Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh phải đoàn kết, đoàn kết hơn nữa; đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa; đoàn kết rộng rãi, đoàn kết rộng rãi hơn nữa; đoàn kết thật thà trên dưới; đoàn kết nội bộ; đoàn kết toàn dân; đoàn kết chủ-thợ; đoàn kết từ trong Đảng ra ngoài quần chúng; đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới; đoàn kết lương-giáo; đoàn kết giữa các dân tộc trong nước, giữa đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; đoàn kết quốc tế;v.v...
	- Hồ Chí Minh nói đoàn kết là " nhiệm vụ hàng đầu"; " đoàn kết rất quan trọng"; có lúc Người nhấn mạnh " đoàn kết là điểm mẹ, điểm này thực hiện được tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt",v.v...
	- Trong quá trình tìm đường cứu nước khi đang ở nước ngoài, việc đầu tiên Hồ Chí Minh nghĩ tới là đoàn kết, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế. Về tới Tổ quốc, việc đầu tiên Người tiến hành là xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết toàn dân. Trong suốt gần 40 năm trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người thường xuyên quan tâm đến đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế.
	Như vậy, có thể khẳng định rằng đoàn kết, đại đoàn kết là một tư tưởng xuyên suốt, nhất quán của Hồ Chí Minh.
	b. Đại đoàn kết-một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
	- Tổng kết lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: " Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn".
	- Tổng kết cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Người cũng rút ra một bài học lớn: " Đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, đoàn kết quốc tế để thế giới ủng hộ, giúp đỡ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng".
	Đầu năm 1951, phát biểu tại Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, Hồ Chí Minh chỉ rõ: " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".
	- Như vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết càng rộng rãi, đoàn kết càng chặt chẽ thì thắng lợi càng to, thành tích càng lớn. Lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nói riêng chứng minh sự khẳng định này của Người là hoàn toàn đúng.
	Tóm lại, vị trí của vấn đề đoàn kết được Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Theo Người, đoàn kết, đại đoàn kết là mộ trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; đoàn kết càng rộng rãi, càng chặt chẽ thì thắng lợi càng lớn, thành tích càng to.
	2 - Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
	a. Phải tin vào dân, dựa vào dân.
	Đây là một nguyên tắc cơ bản trong chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, các khái niệm dân, nhân dân có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc.
Xây dựng nội lực chính trị phải gắn với xây dựng sức mạnh nội lực trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, quốc phòng.
Chỉ có phát huy cao độ các nguồn nội lực, trước hết là nguồn lực con người, chúng ta mới có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, mới bảo vệ được độc lập, chủ quyền khi hội nhập với thế giới.
	c.Tiếp tục chủ động thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá,cải thiện và mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị với tất cả các nước,các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các vấn đề tranh chấp, tồn tại bằng hoà bình ,thương lượng.
	- Trước bối cảnh của tình hình thế giới hiện nay, để đứng vững và phát triển, chúng ta phải xử lý khéo léo các mối quan hệ, nghĩa là phải chủ động thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá; cải thiện và mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước có chế độ xã hội và con đuờng phát triển khác nhau. Càng giữ vững được độc lập, tự chủ càng có điều kiện để đa dạng hoá, đa phương hóa. Ngược lại, càng thực hiện có hiệu quả đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại càng củng cố được độc lập, tự chủ.
	- Cơ sở khách quan của đa dạng hoá, đa phương hoá là sự trùng hợp về lợi ích ( lâu dài hoặc trước mắt), do đó có thể tham gia liên kết cả về kinh tế thương mại, chính trị và an ninh. Mục tiêu của ta tham gia liên kết là nhằm thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển; nhưng không để các hình thức liên kết này trói buộc, hạn chế việc ta triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ.
	Thực hiện tốt đường lối đối ngoại đó sẽ tạo thế đứng lâu dài và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_luyen_tu_tuong_ho_chi_minh.doc