Đề cương Vật liệu cơ khí

Tóm tắt Đề cương Vật liệu cơ khí: ...nên nó rất cứng và giòn Câu 12: chuyển biến peclit thành austenite khi nung nóng  Nhiệt động của chuyển biến: - Tuân theo quy luật năng lượng tự do, khi nhiệt độ t>A1 thì có Gγγ - Tuân theo cơ chế khuếch tán từ tổ chức 2 pha sang tổ chức 1 pha - Có sự chuyển biến kiểu mạng từ lập phươn...ển giữa môi trường 1 sang môi trường 2, cần thợ giàu kinh nghiệm, áp dụng cho sx đơn chiếc và khó cơ khí tự động hoá trong quá trình tôi  Tôi phân cấp: ( đường c)  Thép được nung đến nhiệt độ tôi, giữ nhiệt trong 1 thời gian nhất định sau đó làm nguội trong môi trường thứ 2( không khí) 1...+δbền kéo+δbền uốn trong đó : - cơ tính :  độ bền thấp, tính dẻo rất thấp  độ bền kéo thấp, độ bền nén không ảnh hưởng  cơ tính của gang xám phụ thuộc vào tổ chức nền kim loại  để tăng cơ tính cho gang xám : dùng hợp kim hoá, dingf chất biến tính, nhiệt luyện - công dụng : được sử...

pdf18 trang | Chia sẻ: havih72 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề cương Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi 
 Nguyên lý: nung nóng rất nhanh bề mặt chi tiết đến t
o
 tôi còn bên trong lõi là không được nung rồi tiến hành 
làm nguội nhanh, nên chỉ có lớp bề mặt là được tôi 
 Đặc điểm: năng suất cao, thời gain ngắn nên rất kinh tế, chất lượng lớp tôi là tốt, giảm được cong vênh và 
biến dạng vủa chi tiết, dễ cơ khí hoá và tự động hoá. Nhược điểm là khó khăn khi tôi các chi tiết phức tạp, 
không kinh tế khi tôi với số lượng ít. 
Câu 17: các phương pháp ủ thép: 
 Định nghĩa: là phương pháp nhiêt luyện khi ta nung nóng thép đến nhiệt độ xác định và giữ nhiệt tại nhiệt 
độ này trong 1 thời gian xác định sau đó tiến hành làm nguội chi tiết với tốc độ chậm để nhận được các tổ 
chức trên giản đồ trạng thái Fe-C 
 Mục đích:\ 
- Tạo ra độ cứng thích hợp ho chi tiết để thực hiện gia công áp lực ở trạng thái nguội 
- Giảm hoặc khử hoàn toàn ứng suất dư 
- Làm đồng đều hoá thành phần hoá học 
- Làm nhỏ hạt tinh thể 
 Các phương pháp ủ thép: 
 ủ không có chuyển biến pha 
- ủ non( ủ thấp) 
 bp: thực hiện ở nhiệt độ 200 đến 600 nhiệt độ giữ nhiệt càng cao thì khử ứng suất dư càng triệt để, pp này 
không làm thay đổi độ cứng và kích thước hạt của thép 
 ủ ở nhiệt độ 200-300 thì khử được 1 phần us dư 
 ủ ở nhiệt độ 300 – 600 thì khử được hoàn toàn us dư 
 mục đích: để làm giảm hoặc khử bỏ hoàn toàn ứng suất dư bên trong vật đúc và các sp bằng thép đã qua gia 
công cơ 
- ủ kết tinh lại: 
 bp: với thép C thường ủ ở 600-700oC 
 mục đích: khôi phục lại tính dẻo, làm giảm độ cứng của thép bị biến dạng nguội 
 nhược điểm: do nhiệt độ ủ cao nên hạt tinh thể lớn gây ra giòn théo nên ít được dùng. 
 ủ có chuyển biến pha 
- ủ hoàn toàn: 
 bp: nhiệt độ nung phải > nhiệt độ A3 và Am để đạt được tổ chức hoàn toàn là Aus, trong thực tế thường 
dùng cho thép trước cùng tích với %C>0,3%, với T=A3+(20÷30)oC 
 mục đích: để làm nhỏ hạt tinh thể, làm giảm độ cứng và tăng độ dẻo dai để dập nguội và gia công cắt gọt 
chi tiết 
11 
- ủ không hoàn toàn: 
 trong thực tế thường dùng cho thép cùng tích và sau cùng tích 
 bp: nhiệt độ ủ: T=ACm+(20÷30
o
C) 
 mục đích : để đạt độ cứng thích hợp để gia công cắt gọt và chuẩn bị tổ chức để tôi tiếp theo 
- ủ khuếch tán 
 bp : là nug nóng thép đến nhiệt độ cao (1100÷1150) giữ nhiệt trong nhiều giờ (từ 10-15h) 
 mục đích : để các nguyên tử khuếch tán mạnh nhằn đồng đều hoá thành phần tổ chức 
 nhược điểm : do nung ở nhiệt độ cao nên hạt tinh thể to gây ra giòn thép nên thường dùng ủ trước khi gia 
công áp lực, nếu không phải ủ hoàn toàn để làm nhỏ hạt tinh thể 
- ủ đẳng nhiệt : 
 bp : ủ ở nhiệt độ A3+(20÷30)oC hay A1+(20÷30)oC sau khi làm nguội nhanh xuống dưới nhiêt độ A1-
100oC tiến hành giữ nhiệt lâu rồi làm nguội ngoài không khí 
 mục đích : để ủ thép hợp kim, có tính ổn định của Austenit quá nguội lớn 
Câu 18 : Các phương pháp ram thép 
 định nghĩa : là phương pháp nhiệt luyện để nung nóng thép đến nhiệt độ tôi<nhiệt độ A1 sau đó giữ nhiệt 1 
thời gian rồi tiến hành làm nguội trong không khí 
 mục đích : 
- làm giảm hoặc khử bỏ hoàn toàn ứng suất dư 
- tạo ra tổ chức ổn định có độ dẻo dai cao nhưng vẫn đảm bảo độ cứng, độ bền phù hợp với điều kiện làm 
việc cụ thể của chi tiết 
 các phương pháp ram thép : 
- ram thấp: nhiệt độ nung vào khoảng 150 đến 250oC 
 tổ chức đạt được là Mactenxit ram 
 tính chất : độ cứng giảm ít từ 1 đến 3 HRC, ứng suất dư giảm ít 
 ứng dụng : để ram các giao cụ cần độ cứng cao như dao tiện, dao phay 
- ram trung bình : 
 nhiệt độ nung từ 300 đến 450oC 
 tổ chức đạt được là truttit ram 
 tính chất : độ cứng giảm còn khoảng 45HRC, ứng suất dư giảm mạnh, độ dẻo dai tăng, giới hạn đàn hồi 
tăng mạnh 
 ứng dụng : để ram các chi tiết cần độ đàn hồi cao nhơ loxo, nhíp 
- ram cao : 
 nhiệt độ nung từ 500 đến 600oC 
 tổ chức đạt được là sotbit ram 
 tính chất : độ cứng giảm mạnh còn 35HRC, độ bền giảm ít, độ dẻo dai tăng mạnh, ứng suất dư bị triệt tiêu 
 ứng dụng : để ram các chi tiết cần độ bền dẻo, chịu ứng suất va đập như trục khuỷu, trục truyền lực 
Câu 19 : phương pháp hoá nhiệt luyện và phương pháp thấm C 
 phương pháo hoá nhiệt luyện : 
 định nghĩa : là phương pháp nhiệt luyện làm bão hoà các bề mặt chi tiết bằng cách khuếch tán 1 hay nhiều 
nguyên tố hoá học, từ đó làm thay đổi tổ chức thành phần và tính chất lớp bề mặt 
 mục đích : 
- làm tăng độ cứng bề mặt chi tiết, để chống mài mòn 
- làm tăng độ bền mỏi để chống phá huỷ mỏi 
12 
- nâng cao tính chống ăn mòn điện hoá và hoá học 
 quá trình công nghệ chia làm 3 giai đoạn : 
- giai đoạn 1 :phân hoá : sự phân tích phân tử nguyên tố hoá học cần khuếch tán thành nguyên tử hoạt 
- giai đoạn 2 : hập thụ : các nguyên tử hoạt ở trên được hấp thụ vào bề mặt chi tiết, tạo lớp có nồng độ 
nguyên tử thấm cao 
- giai đoạn 3 : khuếch tán :các nguyên tử hoạt có nồng độ cao khuếch tán vào bên trong chi tiết,tạo ra lớp có 
nồng độ thấm cao,gọi là chiều dày lớp thấm kí hiệu là δ 
 phương pháp thấm C : 
 định nghĩa : là quá trình làm bão hoà C vào bề mặt chi tiết thép cacbon thấp(0,1 đến 0,25%) để làm tăng 
nồng độ cacbon (~1,2%) sau đó tiến hành tôi và ram thấp 
 mục đích :làm tăng độ cứng ở bề mặt chi tiết để chống mài mòn, chịu mỏi tốt, còn trong lõi vẫn là dẻo dai 
để chịu va đập tốt 
 công nghệ thấm C : 
- nhiệt độ thấm : thường từ 900-950oC trong đó 
 với thép hợp kim có tinh thể nhỏ : nhiệt độ vào khoảng 930-950 
 với thép hợp kim bình thường và thép cacbon nhiệt độ vào khoảng 900-920 
- thời gian thấm :tuỳ thuộc vào chiều dày lớp thấm, nhiệt độ và môi trường thấm 
- môi trường thấm : thường thấm ở thể rắn và thể khí 
- chất thấm ở thể rắn bao gồm : 
 than gỗ chiếm từ 80-90% 
 chất xúc tác BaCO3, Na2CO3 
 chất bán dính : dầu nặng 3% 
tiến hành trộn đều và xếp lần lượt chúng với chi tiết thấm, cho vào lò nung đến nhiệt độ thấm, xảy ra 3 giai 
đoạn 
 gd 1 : tạo ra nguyên tử cacbon hoạt 
 gd2 : hấp thụ C vào bề mặt chi tiết 
 gd 3 : khuếch tán C vào bên trong tạo ra lớp có %C cao 
- chất thấm ở thể khí :dùng các chất có chứa C như CH4 hoặc dầu hoả cho vào trong lò cùng với chi tiết cần 
thấm rồi nung đến nhiệt độ thấm cũng xảy ra 3 giai đoạn như trên 
 so sánh : 
- với chất thấm ở thế khí :chất lượng lớp thấm tốt hơn có thể điều chỉnh thời gian thấm ngắn hơn từ 2-4h, dễ 
dàng cơ khí hoá tự động hoá và điều kiện lao động nhẹ nhàng 
- với chất thấm ở thể rắn : khó điều chình %C thời gian thầm dài, khó cho quá trình cơ khí và tự động hoá 
Câu 20 :các loại gang điển hình : 
 gang trắng : 
- định nghĩa : là gang mà trong thành phần tổ chức có Xê màu trắng được tạo ra từ giản đồ trạng thái Fe-C 
- phân loại : từ giản đồ trạng thái Fe-C chia làm 3 loại : 
 gang trắng trước cùng tích :P+XêII+LêII 
 gang trắng cùng tích : LêII 
 gang trắng sau cùng tích : Lê+XêI 
- kí hiệu : không có 
- cơ tính : 
 có độ cứng rất cao lên tói 650 HRC 
13 
 có khả năng chịu mài mòn và chịu nhiệt tốt 
 vì quá cứng nên không thể gia công cắt gọt được nên phải ủ 
- công dụng : làm các chi tiết chịu mài mòn như trục cán, lưỡi cày 
 gang xám : là gang trong tổ chức có graphit với các hình dạng khác nhau nhọn ở hai đầu 
- phân loại : 
 gang xám pherit : α+Gtấm 
 gang xám pherit peclit : α+P+Gtấm 
 gang xám peclit : P+Gtấm 
- kí hiệu : Gx+δbền
kéo+δbền
uốn
trong đó : 
- cơ tính : 
 độ bền thấp, tính dẻo rất thấp 
 độ bền kéo thấp, độ bền nén không ảnh hưởng 
 cơ tính của gang xám phụ thuộc vào tổ chức nền kim loại 
 để tăng cơ tính cho gang xám : dùng hợp kim hoá, dingf chất biến tính, nhiệt luyện 
- công dụng : được sử dụng phổ biến để chế tạo các chi tiết làm bằng gang chịu lực và chịu mài mòn : như vỏ 
máy, bánh đà, xecmang 
 gang cầu : là gang có graphit hình cầu do được dùng Mg để cầu hoá graphit 
- phân loại : chia làm 3 loại : 
 gang cầu pherit : α+Gcầu 
 gang cầu pherit peclit : α+P+Gcầu 
 gang cầu peclit : P+Gcầu 
- kí hiệu : Gc+σbền
kéo+δ 
trong đó : 
- cơ tính : có độ bền, độ dẻo cao có thể gia công cơ khí được do graphit dạng hình cầu nên ít xảy ra hiện 
tượng tập trung ứng suất khi chịu tải . 
- công dụng : được sử dụng để chế taọ các chi tiết chịu lực lớn, chịu tải trọng va đập, chịu mài mòn như trục 
cán, trục khuỷu động cơ, bánh răng 
 gang dẻo : là gang có graphit tập trung thành từng cụm, được ủ từ gang trắng trước cùng tích 
- phân loại : 
 gang dẻo pherit :α+ Gcụm 
 gang dẻo pherit peclit : α+P+ Gcụm 
 gang dẻo peclit :P+Gcụm 
- kí hiệu : Gz + σbền
kéo+δ 
trong đó :.. 
- cơ tính : có tính chất cơ học tương đối cao, tính dẻo rất cao => có thể gia công áp lực tốt : rèn, dập 
- công dụng : chế tạo các chi tiết chịu lực, va đập có thành mỏng, hình dạng phức tạp 
Câu 21 : Thép cacbon 
 định nghĩa : là hợp kim của Fe và C, trong đó hàm lượng C<2,14%, ngoài ra còn có tạp chất khác trong giới 
hạ cho phép như Mn, Si, S, P, 
 phân loại : 
- theo tổ chức tế vi : 
 thép trước cùng tích(%C<0,8%) : α 
14 
 thép cùng tích (%C=0.8%) : P=(α+ XêI) 
 thép sau cùng tích (%C>0.8%) : P+XêII 
- theo phương pháp khử oxy để luyện thép : 
 thép sôi : khử oxy không triệt để 
 thép lặng : khử oxy triệt để 
 thép nửa lặng : trung gian giưa 2 loại trên 
- theo chất lượng thép 
 thép chất lượng đặc biệt cao: %S<=0,015%, %P<=0,025% 
 thép chất lượng cao: %S<=0,025%, %P<=0,025% 
 thép chất lượng tốt: %S<=0,04%, %P<=0,035% 
 thép thường: %S<=0,06%, %P<=0,07% 
- phân loại theo công dụng: 
 thép kết cấu 
 thép dụng cụ 
 thép cán nóng thông dụng(thép xây dựng) 
 kí hiệu và công dụng: 
- thép cán nóng thông dụng: 
 phân nhóm A: kí hiệu theo TCVN: CT+σbền 
công dụng: dùng chủ yếu trong xây dựng, một phần trong cơ khí không qua nhiệt luyện 
 phân nhóm B: quy định về thành phần hoá học 
kí hiệu: BCT+ σbền 
công dụng: làm các kết cầu yêu cầu gia công nóng như rèn 
 phân nhóm C: quy định về cả thành phần cấu tạo lẫn cơ tính 
kí hiệu: CCT+ σbền 
công dụng: dùng trong các kết cấu phải hàn 
- thép kết cấu: 
 kí hiệu các mác thép theo TCVN là C+chỉ số phần vạn cacbon trung bình 
- thép dụng cụ: để chế tạo các dụng cụ dao cụ 
Câu 22: Thép hợp kim 
 định nghĩa: là hợp kim của sắt và cacbon và đưa them vào các nguyên tố hợp kim khi luyện với hàm lượng 
nhất định để thay đổi tổ chức có tính chất phù hợp với yêu cầu sử dụng như Cr, Ni, Mn, Si, 
 phân loại: 
 theo tổ chức tế vi 
- sau khi ủ: 
 thép trước cùng tích: P+pherit α 
 théo cùng tích: P 
 thép sau cùng tích: P+XêII 
Thép ledeburit có: Lê+P+cacbit 
Thép Aus chì có γ 
Thép pherit chir có α 
- sau khi thường hoá : 
 thép peclit có tổ chức P 
15 
 thép Mactenxit có tổ chức M 
 thép Aus có tổ chức là γ 
 theo nguyên tố hợp kim :lấy nguyên tố hợp kim chủ yểu đặt tên cho thép 
 theo tổng lượng nguyên tố hợp kim : 
- thép hợp kim thấp : tổng lượng nguyên tố hợp kim <2,5% 
- thép hợp kim tb : tổng lượng nguyên tố hợp kim từ 2,5-10% 
- thép hợp kim cao : tổng lượng nguyên tố hợp kim >10% 
 theo công dụng : 
- thép cán nóng hợp kim thông dụng( thép xd) thường dùng trong các kết cấu xây dựng 
- thép kết cấu hợp kim (thép chế tạo máy) dùng để chế tạo chi tiết máy 
- thép dụng cụ hợp kim được sử dụng để chế tạo dụng cụ dao cụ 
- thép hợp kim đặc biệt : có các tính chất lý hoá đặc biệt như théo chịu nhiệt, théo không gỉ 
 kí hiệu : theo TCVN : số 1+ chữ +số 2 
trong đó : số 1 : chỉ phần vạn cacbon tb 
 chữ : kí hiệu nguyên tố hợp kim 
 số 2 : chỉ phần vạn nguyên tố hợp kim, nếu <= 1 thì không ghi 
cuối kí hiệu nếu có chữ A thì loại thép nàu xẽ tốt hơn thép không có chữ A 
 ưu điểm : 
- có độ bền cao hơn hẳn thép C 
- có tính chịu nhiệt tốt 
- có tính chất lý hoá đặc biệt là không gỉ, chịu mài mòn, 
 nhược điểm : 
- dễ bị nứt khi gia công áp lực 
- dễ gây phá huỷ giòn 
Câu 23 : 
 đặc tính của nhôm (Al) 
- có kiểu mạng lập phương tâm mặt 
- có khối lượng riêng nhỏ 2,7g/cm3 
- có tính chống ăn mòn cao do tạo được lớp oxit bên ngoài ngay tại điều kiện thường 
- có tính dẫn điện, nhiệt tốt 
- có nhiệt độ nóng chảy thấp cỡ 660oC, nên không thể làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao 
- độ bền tương đối thấp, tính dẻo cao 
- tính công nghệ đúc kém, dễ co ngót, khả năng điền đầy khuôn kém 
 các loại hợp kim nhôm điển hình : 
- hợp kim nhôm đúc : nằm bên phải đường CC’ 
 loại này có tính đúc tốt, để chế tạo các chi tiết qua nguyên công đúc 
 cơ sở là hợp kim nhôm Silic được gọi lá các silumin có 2 loại 
+ silumin đơn giản : thành phần gồm Al+(10-13)%Si dùng để đúc các chi tiết hình dạng phức tạp chịu tải 
trọng nhẹ 
+ silumin phức tạp : ngoài Al và Si còn có thêm Cu, Mg 
- hợp kim nhôm biến dạng : nằm bên trái đường CC’, đây là loại hợp kim có tính dẻo cao dễ dàng cho việc gia 
công áp lực như rèn, dập chia làm 2 loại : 
16 
 hk nhôm biến dạng không hoá bền được bằng nhiệt luyện :nằm bên trái điểm D. từ giản đồ ta thấy ơt nhiệt 
độ thường hay khi nung nóng ở trạng thái rắn chỉ có tổ chức 1 pha tức là không có chuyển biến pha, vì vậy 
khi nhiệt luyện không làm thay đổi tính chất. Loại này có độ bền không cao, tính dẻo cao, có khả năng chống 
ăn mòn ở nhiệt độ thấp tốt dùng làm các chi tiết về dập như khung, vỏ oto, toaxe 
 hợp kim nhôm biến dạng hoá bền được bằng nhiệt luyện : bên phải điểm D đến C’ . Khi nung nóng hay làm 
nguội đều có chuyển biến pha, được dùng để làm các chi tiết quan trọng trên oto, hợp kim đặc trung cho loại 
này là duyara là hợp kim nhôm gồm 2 nguyên tố là Al+Cu+Mg trong đó %Cu là 4%, %Mg là 3% còn lại là 
Al và tạp chất 
kí hiệu : +số chỉ %Mg 
duyara dùng để chế tạo khung và thah dẫn điều khiển trên oto 
Câu 24 : đặc tính của đồng (Cu) 
- có màu đỏ, có kiểu mạng lập phương tâm mặt nên dễ bị biến dạng và có khả năng hoá bền mạnh 
- có khối lượng riêng lớn cỡ 8,9g/cm3 
- có tính dẫn điện, dẫn nhiệt cao, nhiệt độ nóng chảy cao 1083oC 
- có khả năng biến dạng dẻo tốt như dập, cán, kéo 
- có tính công nghệ tốt 
- có tính ổn định cao, chống ăn mòn tốt 
 hợp kim đồng : 
 đặc tính : 
có cơ tính cao; tính ổn định hoá học tốt; tính công nghệ tốt; dẫn điện, nhiệt tốt; ít ma sát 
 đồng thau : chia làm 2 loại : 
- đồng thau đơn giản chỉ có thành phần là Cu+Zn 
Kí hiệu: LCuZn+ chỉ số % của Zn 
- đồng thau phức tạp: ngoài Cu, Zn còn có thành phần khác như Sn, Pb, Al, Ni, loại này có đặc tính chống 
ăn mòn cao trong nước máy, không khí nhưng có nhược điểm là có khuynh hướng tự nứt vì sau biến dạng 
dẻo thường tồn tại ứng suất dư. 
 Đồng thanh: gồm Cu và các nguyên tố khác trừ Zn gồm: 
- Đồng thanh thiếc: thành phần gồm Cu+Sn, có cơ tính cao, tính chống ăn mòn trong nước biển tốt, khả năng 
điền đầy khuôn cao nên thường dùng để đúc nghệ thuật. 
Kí hiệu: theo TCVN: BCuSn+chỉ số %Sn 
- Đồng thanh nhôm: thành phần gồm Cu+Al, có cơ tính tổng hợp cao, có khả năng chống chịu mài mòn, có 
giới hạn chịu mỏi tương đối lớn, có khả năng chống chịu nước biển vì có lớp oxit nhôm bảo vệ. 
Kí hiệu: theo TCVN: BCuAl+số chỉ %Al 
- Đồng thanh chì: thành phần gồm Cu+30%Pb được sử dụng để làm ổ trượt 
Kí hiệu: BCuPb+số chỉ %Pb 
Câu 25: Vật liệu bột 
 Khái niệm: là bột kim loại, hợp kim ở dạng rời rạc, có kích thước nhỏ cỡ µm đến mm, nguyên liệu ban đầu 
là kim loại ở dạng bột. Bằng phương pháp cơ lý hoá, bột kim loại sẽ được ép thành sơ bộ thành khối sau đó 
thiêu kết ở nhiệt độ = 2/3 nhiệt độ nóng chảy của kim loại đó trong vòng 15-120 phút 
 Đặc điểm: 
 Ưu điểm: 
- Tiết kiệm nguyên liệu vì có hệ số sử dụng nguyên liệu là cao 
- Thành phần sản phẩm khống chế dễ dàng từ khâu chọn vật liệu 
17 
- Bảo đảm tính đồng đều về kích thước tổ chức và tính chất 
- Có thể tạo ra vật liệu có độ hạt siêu nhỏ và phân bố đều 
- Có thể tạo ra một số sản phẩm đặc biệt mà các phương pháp khác không làm được 
- Nguyên công chế tạo đơn giản 
 Nhược điểm: 
- Khó chế tạo sản phẩm kích thước lớn 
- Giá thành sản phẩm cao 
 Phân loại và công dụng: 
 Vật liệu bột kết cấu: 
- Vật liệu bột trên cơ sở của sắt và thép: 2 yếu tố quyết định đến chất lượng của chi tiết là khối lượng riêng và 
thành phần hoá học. Khi khối lượng riêng tang thì giới hạn bền kéo, độ cứng, độ bền mòn, modun đàn hồi, 
độ dãn dài tương đối đều tang. Thép bột ép có cơ tính đạt gần bằng thép nấu chảy và có thể tiến hành nhiệt 
luyện thép bột như tôi, ủ, 
- Vật liệu bột trên cơ sở của đồng và hợp kim đồng: dùng để chế tạo bạc xốp tự bôi trơn và màng lọc 
- Vật liệu bột trên cơ sở của nhôm và hợp kim nhôm: dùng để chế tạo các chi tiết làm việc ở nhiệt độ từ 300-
500
o
C 
 Vật liệu bột làm bằng hợp kim xốp và thấm: là loại vật liệu bột sau khi thiêu kết có độ xốp chiếm 15-35% về 
thể tích, các lỗ rỗng phân bố đều và thông với nhau ra bề mặt ngoài, nên dùng làm bạc xốp tự bôi trơn và 
màng lọc 
 Loại bạc xốp tự bôi trơn: là loại bạc xốp được chế tạo từ vật liệu bột sau đó đem tẩm dầu trong môi trường 
chân không ở 70oC. Khi làm việc, trục quay gây ra ma sát với bạc làm bạc nóng lên, dầu sẽ được tiết ra từ 
các lỗ rỗng xốp để bôi trơn bề mặt làm việc, khi ngừng làm việc, trục sẽ ngừng quay làm nhiệt độ dầu dần 
giảm xuống, dầu sẽ được hút vào các lỗ rỗng xốp của bạc. Có các loại: 
- Loại brong thiếc(10%Sn): có độ xốp về thể tích là 25%, loại này sẽ làm việc suốt đời không cần phải thêm 
dầu mỡ, được dùng làm bạc của các máy hút bụi, xe máy, oto, 
- Loại trên cơ sở thép sắt: để tang khả năng chịu tải, dùng làm bạc trên cơ sở sắt, sắt đồng+bột graphit. Có khả 
năng bôi trơn tương đương brong thiếc nhưng khả năng chịu tải cao hơn, máy không bị kẹt ngay cả khi trời 
băng giá 
- Loại trên cơ sở hợp kim nhôm nhẹ, rẻ nhưng công nghệ chế tạo phức tạp, chịu tải kém, dùng thay thế cho 
các loại bạc trên cơ sở nhựa hữu cơ 
- Loại bạc xốp làm việc ở nhiệt độ cao: đó là bạc của hợp kim bột Ni-Si hay Mo, W, Co, được dùng trong 
các tuốc pin phản lực 
 Màng lọc: dùng để tách các hạt rắn lẫn trong dung dịch lỏng, khí, tách hỗn hợp long trong không khí, 
trộn khí vào trong chất lỏng 
- Cấu tạo: được sx từ vật liệu bột có dạng hình cầu kích thước đều nhau, có đường kính nhỏ, các hạt tinh 
thể có độ xốp từ 35-40%, đường kính trung bình của lỗ xốp = 1/16 đường kính nhỏ nhất của hạt tinh thể 
- Các loại: có thể là brong, thép không gỉ, các kim loại hiếm, các hợp kim có tính chống oxy hoá cao được 
chế tạo thành các chi tiết dạng ống, dạng bình có thành mỏng, có tính thẩm thấu kết hợp với tính chịu 
nhiệt, tính cứng và độ bền trước sự thay đổi của nhiệt độ trong môi trường làm việc 
18 
Câu 1: Khái niệm và phân loại vật liệu trong kĩ thuật cơ khí.1 
Câu 2: Mạng tinh thể lập phương tâm khối.1 
Câu 3: Mạng tinh thể lập phương tâm mặt.1 
Câu 4: Mạng tinh thể lục giác xếp chặt..2 
Câu 5: Các dạng sai lệch trong mạng tinh thể2 
Câu 6: Giai đoạn hồi phục và kết tinh lại2 
Câu 7: Phương hướng nâng cao độ bền của vật liệu...3 
Câu 8: Các phương pháo thử cơ tính của vật liệu3 
Câu 9: Khái niệm về sự kết tinh và cấu tạo tổ chức của thỏi đúc.4 
Câu 10: Giản đồ trạng thái của hệ hệ hợp kim 2 nguyên5 
Câu 11: Cấu tạo và các tổ chức trên giản đồ trạng thái Fe-C.5 
Câu 12: Chuyển biến Peclit thành Austenit khi nung nóng..6 
Câu 13: Chuyển biến Austenit thành Peclit khi làm nguội chậm..7 
Câu 14: Chuyển biến Austenit thành Mactenxit khi làm nguội nhanh..7 
Câu 15: Chuyển biến khi ram thép8 
Câu 16: Định nghĩa, mục đích và các phương pháp tôi thép..9 
Câu 17: Định nghĩa, mục đích và các phương pháp ủ thép.10 
Câu 18: Định nghĩa, mục đích và các phương pháp ram thép11 
Câu 19: Phương pháp hoá nhiệt luyện và phương pháp thấm C11 
Câu 20: Định nghĩa, phân loại, cơ tính, kí hiệu và công dụng của các loại gang điển 
hình.12 
Câu 21: Định nghĩa, phân loại, kí hiệu và công dụng của thép C..13 
Câu 22: Định nghĩa, phân loại, kí hiệu và công dụng của thép hợp kim14 
Câu 23: Đặc tính của Al và các loại hợp kim Al điển hình..15 
Câu 24: Đặc tính của Cu và các loại hợp kim Cu điển hình16 
Câu 25: Khái niệm, đặc điểm, phân loại và công dụng của vật liệu bột16 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_vat_lieu_co_khi.pdf